Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CAO THẮNG - VỊ "KỸ SƯ QUÂN GIỚI" ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.64 KB, 6 trang )



195
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 60, 2010


CAO THẮNG - VỊ "KỸ SƯ QUÂN GIỚI" ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM
Nguyễn Tất Thắng
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Cao Thắng - một danh tướng của nghĩa quân Hương Khê - Hà Tĩnh đã có nhiều đóng
góp cho phong trào yêu nước ở Hà Tĩnh nói riêng và phong trào Cần Vương chống thực dân
Pháp cuối thế kỷ XIX nói chung. Vai trò của ông được thể hiện trong việc tổ chức xây dựng căn
cứ, tập hợp lực lượng, tích trữ lương thực và đặc biệt là việc chế tạo và sản xuất vũ khí. Dưới
tài năng của ông, nghĩa quân Hương Khê đã có được loại súng trường kiểu 1874 hiện đại nhất
của Pháp, điều đó khiến ngay cả các kỹ sư quân giới của Pháp cũng phải kinh ngạc.
Việc chế tạo thành công súng bộ binh theo kiểu hiện đại của Pháp có một ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với nghĩa quân Hương Khê, nó tạo ra một thế và lực mới cho nghĩa quân,
đồng thời vũ khí mới cũng khiến cho quân địch phải dè chừng e ngại khi giáp chiến với nghĩa
quân. Do đó Cao Thắng xứng đáng được ghi nhận là "vị kỹ sư quân giới đầu tiên của Việt
Nam".
Bài viết nhằm chuyển tải tới người đọc những thông tin về thân thế, sự nghiệp và đặc
biệt là những đóng góp hết sức quan trọng của vị tướng trẻ tuổi Cao Thắng (trong việc chế tạo
thành công loại súng trường 1874 của Pháp) đối với phong trào Cần Vương Hà Tĩnh nói riêng
và phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của dân tộc ta nói chung nửa sau thể kỷ XIX.

Theo gia phả của dòng họ Cao ở xã Sơn Lễ (huyện Hương Sơn), Cao Thắng hay
còn gọi là Cao Tất Thắng sinh năm Giáp Tý (1864) tại xóm Nhà Nàng, thôn Yên Đức,
xã Tuần Lễ, tổng An Ấp (nay là xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) trong gia
đình gốc nông dân. "Khi Cao Thắng cất tiếng khóc chào đời thì cũng là lúc thực dân
Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ(1962): Gia Định - Định Tường - Biên Hòa


và đang ra sức dùng vũ lực buộc triều đình nhà Nguyễn phải thực thi những điều khoản
hết sức nặng nề" [1 - 162].
Lớn lên trong hoàn cảnh đó, gia đình lại vốn nghèo túng nên Cao Thắng không
được học hành chu đáo. Tuy vậy, Cao Thắng vẫn sớm tỏ ra là một cậu bé thông minh và
có chí khí hơn người.
Năm 1874, khi Cao Thắng lên 10 tuổi thì trên quê hương Hà Tĩnh đang bùng lên
cuộc khởi nghĩa long trời lở đất mà lịch sử gọi là cuộc khởi nghĩa Cờ Vàng năm Giáp
Tuất. Dưới sự lãnh đạo của văn thân yêu nước, đứng đầu là Trần Quang Cán, nhân dân


196
đã đứng lên với tinh thần "Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây" để bảo vệ non sông
đất nước trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và thái độ bạc nhược hèn yếu của
triều đình Huế. Dù nhỏ tuổi song trước khí thế của phong trào, Cao Thắng đã hăng hái
gia nhập nghĩa quân Trần Quang Cán, làm nhiệm vụ thông tin liên lạc.
Cuộc khởi nghĩa năm Giáp Tuất (1874) thất bại, triều đình Huế đã cấu kết chặt
chẽ với thực dân Pháp trả thù hèn hạ những người tham gia phong trào. Cao Thắng vì
còn nhỏ, đặc biệt lại được giáo thụ Phan Đình Thuật (anh ruột Phan Đình Phùng) bảo
lãnh nên tha.
Năm 1881, "trước âm mưu cưỡng đoạt ruộng đất mới khai phá của cường hào
Phan Loan (Quảng Loan), Cao Thắng cầm đấu bà con đấu tranh không nhượng bộ, sau
đó bị bắt giam ở lao Hà Tĩnh trong hai năm 1884 - 1885)" [2 - 47]. Tháng 11/1885,
hưởng ứng Dụ Cần Vương của Hàm Nghi và những người chủ chiến, Lê Ninh đã phát
động khởi nghĩa, ông đưa quân đánh chiếm thành Hà Tĩnh, phá nhà lao, giải thoát cho
nhưng người bị bắt, trong đó có Cao Thắng. Được giải thoát giữa lúc không khí chống
Pháp đang sôi sục cả nước, Cao Thắng thấy được ước mơ của mình từ mười năm về
trước giờ đây như được chắp thêm cánh. Ông vội trở về quê cùng với em trai của mình
là Cao Nữu và bạn học là Nguyễn Đình Kiểu mộ quân khởi nghĩa, lấy mảnh đất Hương
Sơn quê hương làm địa bàn hoạt động.
Cao Thắng đã từng nghe về lòng yêu nước và chí cương trực của Phan Đình

Phùng về hợp sức chiến đấu ở bên cạnh cụ Phan. Ngay sau khi nghe tin căn cứ khởi
nghĩa của Lê Ninh ở làng Trung Lễ bị tấn công, Cao Thắng cũng nhận được tin quân
Pháp đã phá được căn cứ khởi nghĩa của Phan Đình Phùng ở làng Đông Thái. Cụ Phan
phải lao đao hết đưa quân lánh ở núi Mồng Gà (Hương Sơn), lại lui về căn cứ ở làng
Phụng Công (Đức Thọ) để củng cố lực lượng. Sớm ý thức được sức mạnh đoàn kết giữa
các lực lượng với nhau để đấu tranh nên trong khi Lê Ninh (Đức Thọ), Nguyễn Chanh,
Nguyễn Trạch (Can Lộc), Nguyễn Huy Thuận (Thạch Hà) đang hồ hởi với những
thắng lợi buổi đầu bằng những hoạt động riêng rẽ thì Cao Thắng lại đưa quân hợp lực
chiến đấu bên cạnh cụ Phan Đình Phùng (1886).
Việc Cao Thắng gia nhập nghĩa quân của Phan Đình Phùng đã mang lại cho
phong trào nhiều chuyển biến tốt đẹp. Tin tưởng ở lòng trung thành và tài thao lược của
Cao Thắng, cụ Phan đã giao cho Cao Thắng chức "Quản cơ", chỉ huy toàn bộ nghĩa
quân. Kể từ đó Cao Thắng bắt tay vào tạo thế chiến lược, lập căn cứ, tổ chức quân đội,
tự chế tạo ra vũ khí để chuẩn bị cho trận quyết chiến về sau. Phan Đình Phùng đã đánh
giá không nhầm về tài năng quân sự của Cao Thắng. Chỉ không đầy một năm, kể từ khi
Cao Thắng gia nhập nghĩa quân Phan Đình Phùng, với tài năng của mình, ông đã đóng
góp một phần không nhỏ giúp cho cuộc khởi nghĩa do chính cụ Phan khởi xướng từ chổ
gần như tan vỡ sau lần thất thủ "Đại đồn Đông Thái" (1885), dần dần được phục hồi trở
lại vào những tháng cuối năm 1886. Trên cơ sở hai quân đội của Phan Đình Phùng và
Cao Thắng đã được hợp nhất, phong trào chống Pháp của nhân dân Hà Tĩnh chuyển


197
sang một bước ngoặt mới, có dấu hiệu trở thành một cuộc khởi nghĩa lớn. Chính vì lẽ
đó, nên không phải không có lí khi có nhà sử học đã nhấn mạnh rằng:" Cao Thắng đã
thổi bùng lên đống tro ấm cho ngọn lửa cứu nước bùng cháy" [3 - 207].
Song song với việc xây dựng căn cứ, tập hợp lực lượng, tích trữ lương thực, việc
chế tạo và sản xuất vũ khí được nghĩa quân Hương Khê tiến hành một cách khẩn trương.
Dưới sự chỉ huy của Cao Thắng, một mặt ông kêu gọi động viên nhân dân tích cực ủng
hộ nghĩa quân, mặt khác ông phát huy tinh thần sáng tạo và tự lực cánh sinh của nghĩa

quân, khắc phục mọi điều kiện thiếu thốn để đúc súng đạn.
"Muốn tăng cường sức chiến đấu cho lực lượng vũ trang, thì nhất thiết phải
không ngừng cải tiến vũ khí" [4 - 92]. Theo Cao Thắng, muốn thắng giặc, chỉ có tinh
thần dũng cảm và hy sinh thôi thì chưa đủ mà cần phải có vũ khí tốt và nhiều. Nhưng
sản xuất vũ khí theo kiểu truyền thống của ta lúc đó thì không thể chọi nổi với giặc nên
Cao Thắng chủ trương phải cướp súng của giặc để lấy mẫu mà đúc. Để thực hiện ý định
đó, Cao Thắng tổ chức một trận phục kích tiêu diệt một toán lính giặc đi từ Nghệ An lên
đồn Phố (nay thuộc huyện lỵ Hương Sơn), cướp được 17 khẩu súng, mấy trăm viên đạn
và nhiều tiền bạc. Lấy được súng về, ông cùng với mấy trăm anh em thợ rèn từ hai làng
rèn nổi tiếng là Trung Lương và Vân Chàng (thuộc huyện Can Lộc - Hà Tĩnh) mày mò
nghiên cứu để tự sản xuất. Các bộ phận của khẩu súng loại 1784 (loại súng trang bị cho
bộ binh mới nhất của Pháp lúc đó) được tháo ra xem xét cẩn thận, rồi họ bắt đầu đúc.
Với kỹ thuật lạc hậu như lò, bể và nguyên liệu thiếu thốn, việc đúc súng vô cùng gian
khổ. Nhưng với sự ủng hộ của nhân dân, các nguyên liệu bằng kim khí như nồi, mâm
đồng, kèn đồng, sắt vụn, cày cuốc hư hỏng các nơi đều được tập trung về căn cứ. Hàng
ngày tại căn cứ của nghĩa quân, mấy trăm lò, bể thợ rèn hoạt động nhộn nhịp như trong
một công xưởng. "Mới đầu việc đúc súng nhiều lần thất bại, nhưng với một quyết tâm
lớn và trải qua nhiều lần rút kinh nghiệm, làm đi làm lại, cuối cùng Cao Thắng đã
thành công. Sau mấy năm trời lao động gian khổ, dưới sự điều khiển của ông, thợ rèn
đã làm được 350 khẩu súng kiểu 1784, chẳng khác gì súng địch" [5 - 12,13]. Đào Trinh
Nhất trong cuốn "Phan Đình Phùng" từng viết về việc Cao Thắng chế tạo súng như sau:
" Mấy lần đúc đầu đều hư hỏng cả, ông (chỉ Cao Thắng - TG) lại bắt phá hết ra mà rèn
đúc lại. Rèn đi đúc lại mãi mới được. Công việc đúc súng này làm luôn trong mấy tháng
ròng rã, được cả thảy 350 súng giống y như súng Tây" [6 - 112]. Từ đó việc đúng súng
được làm từng loạt. Những kho vũ khí lớn như Khe Rèn, đồn Cơn Khế, ở Đại Hàm đã
chứa hàng trăm khẩu súng loại 1874 của Pháp kể cả đạn dược. Việc chế tạo thành công
súng trường 1874 đã làm cho nghĩa quân vô cùng phấn khởi, tin tưởng ở sự thắng lợi.
Trong bài "Vè Quan Đình" đã có đoạn mô tả việc Cao Thắng chế được súng Tây:
"Súng ta chế được vừa xong
Đem ra bắn thử nức lòng lắm thay

Bắn cho triệt giống quân Tây
Cậy nhiều súng ống phen này hết khoe" [7 - 46].


198
Mặt khác sự kiện nghĩa quân thành công trong việc chế tạo súng đã làm cho
quân Pháp hết sức ngạc nhiên và khâm phục. Đại uý Pháp Gosselin - người từng dự
nhiều cuộc đánh dẹp ở Nghệ Tĩnh, về sau viết trong cuốn "Nước Nam": "Tôi có đem
nhiều khẩu súng đó về Pháp xem thì nó giống đủ mọi vẻ như súng của các xưởng binh
khí nước ta chế tạo, đến nỗi tôi đưa cho các quan binh Pháp thử xem các ông cũng
sửng sốt lạ lùng" [8 - 313].
Rõ ràng việc chế tạo súng bộ binh theo kiểu 1784 thành công là một công trình
mang ý nghĩa tập thể mà trước hết thuộc về những người thợ rèn hai làng Trung Lương
và Vân Tràng, tuy nhiên Cao Thắng có một vai trò quan trọng và quyết định mang lại
thành công đó. Không ai có thể phủ nhận tài năng, vai trò của Cao Thắng đối với cuộc
khởi nghĩa Hương Khê nói chung và việc chế tạo sản xuất vũ khí nói riêng. Đánh giá về
tài năng của Cao Thắng, tác phẩm Quân dân Việt Nam chống Tây có đoạn viết: "Ông
Cao Thắng nghĩ ra cách chế tạo ra súng theo lối Tây phương quả là tài tình và ông trở
thành kỹ sư quân khí đầu tiên của Việt Nam" [9 - 270]. Gần đây trên tạp chí Nghiên cứu
lịch sử, G.S. Đinh Xuân Lâm giới thiệu bài Vè Cao Thắng, có câu:
" Khen tài hoạ được nơi mô
Đúc được súng ống in đồ như Tây" [10 - 75].
Đối với nghĩa quân làm ra súng chưa phải là việc khó khăn nhất. Vấn đề khó
khăn hơn là chế tạo đạn. Sau nhiều lần mày mò chế tạo và thử nghiệm, nghĩa quân cũng
tự chế tạo được đạn cho mình, song một khó khăn mới lại nảy sinh là thiếu thuốc nổ.
Trong hoàn cảnh chưa có thể làm ra nhiều thuốc nổ để dùng, cụ Phan quyết định cho
người sang Xiêm, Lào để mua, dù đường đi gặp rất nhiều khó khăn, lại bị địch tìm đủ
cách bao vây. Nhờ tinh thần gan dạ của một người phụ nữ tên là cô Tám - con ông
Hoàng Phúc, một lãnh tụ khởi nghĩa ở miền Trung - nghĩa quân đã có nhiều lần mua
được thuốc súng từ nước ngoài mang về.

Việc chế tạo thành công súng bộ binh theo kiểu hiện đại của Pháp có một ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với nghĩa quân Hương Khê, nó tạo ra một thế và lực mới
cho nghĩa quân, đồng thời vũ khí mới cũng khiến cho quân địch phải dè chừng e ngại
khi giáp chiến với nghĩa quân. G.S. Đinh Xuân Lâm nhận xét về ý nghĩa của việc chế
tạo thành công vũ khí mới của nghĩa quân Hương Khê như sau: "Sau nhiều tháng trời
kiên trì tìm tòi, nghiên cứu, cuối cùng Cao Thắng và các bạn chiến đấu của ông đã
thành công, và sau đó ông cho sản xuất hàng loạt súng kiểu mới này. Thành công này
đã làm cho nghĩa quân phấn chấn tin tưởng vào thắng lợi của mình, họ không còn e
ngại khi phải đối đầu trực diện với quân Pháp " [11 - 56].
Ngày 21 - 11 - 1893, trong lúc đang chỉ huy một cánh quân tấn công sang phía
Nghệ An, Cao Thắng bị thương nặng và mất tại căn cứ khi mới 29 tuổi. Cao Thắng hy
sinh, nghĩa quân Phan Đình Phùng mất đi một người chỉ huy mưu lược và dũng cảm.
Ông xứng đáng là nhà tổ chức, nhà chỉ huy quân sự tài giỏi. Đặc biệt ông còn là nhà


199
nghiên cứu, cải tiến và sáng chế vũ khí thông minh, nhà "kỹ sư quân giới xuất sắc của
dân tộc ta trong phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX" [12 - 21].

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Bội Châu. Tráng sĩ Cao Thắng, Nxb Nghệ An, (2007).
2. Đinh Xuân Lâm, Phan Trọng Báu, Cao Thắng với phong trào yêu nước chống Pháp
xâm lược cuối thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 164, 9,10/1975.
3. Trần Văn Giàu, Chống xâm lăng, Nxb Xây dựng, Hà Nội, (1956).
4. Võ Nguyên Giáp, Đường lối quân sự của Đảng ta là ngọn cờ trăm trận trăm thắng
của chiến tranh nhân dân ở nước ta. Nxb Sự thật, Hà Nội, (1970).
5. Phòng văn hóa - Cục tuyên huấn, Phan Đình Phùng. Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
(1960).
6. Đào Trinh Nhất. Phan Đình Phùng, TI,II,III, Nxb Tân Việt, Sài Gòn, (1906).
7. Nhiều tác giả. Vè yêu nước chống đế quốc Pháp xâm lược. Nxb Văn học, Hà Nội,

(1971).
8. Gosselin, L
'
Empire d
'
An nam, Nxb Confagnxe, Pari, 1910.
9. Nhiều tác giả. Quân dân Việt Nam chống Tây xâm (1847 - 1945), Nxb Tân Việt, Sài
Gòn, (1971).
10. Đinh Xuân Lâm, Vè Cao Thắng. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, (288), 1996.
11. Đinh Xuân Lâm, Tìm hiểu thêm về phong trào Cần vương Hà Tĩnh 1885 – 1896. Tạp
chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4, 1993. P C.
12. Phan Canh - Đào Đức Chương. Thi ca Việt Nam thời Cần Vương 1885 - 1900, Nxb
Văn học, Hà Nội, (1997).

CAO THANG - THE FIRST MILITARY ENGINEER OF VIETNAM
Nguyen Tat Thang
College of Pedagogy, Hue University
SUMMARY
Cao Thang - the famous general of Huong Khe – Ha Tinh insuregence army, had many
contributions to the peace-loving movement in Ha Tinh in particular and Can Vuong movement
against French colonist in the latte 19 century in common. His role was shown in organizing
and building army base, gathering force, hoarding up food, and especially in manufacturing


200
weapons. With his talent, Huong Khe insurgent army used to have the kind of rifle almost
identical to French most modern rifle of 1874 type, which amazed many French army engineers
amazed at the time.
The success in manufacturing infantry rifle like the French modern type was of great
significance to Huong Khe insurgent army, which created new condition and strength for the

insurgent army; simultaneously these new weapons also made the enemy shy and careful when
fighting against the insurgent army. For this reason, Cao Thang was worth being considered as
“the first military engineer of Viet Nam”.

×