Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.19 KB, 10 trang )

KHÁI QUÁT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN CỦA
VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

IUCN Loại II (vườn quốc gia)

Vườn quốc gia Cát Bà nhìn từ đỉnh Cao Vọng
Địa điểm: miền Bắc Việt Nam
Gần thành phố: Hải Phòng
Tọa độ: 20°47′50″B, 107°4′15″Đ
Diện tích: 152,00 km²
Thành lập: 1986
Vườn quốc gia Cát Bà là khu rừng đặc dụng của Việt Nam, khu dự
trữ sinh quyển thế giới. Vườn quốc gia Cát Bà thuộc huyện Cát Hải,
Hải Phòng.

Lược sử

VQG Cát Bà thành lập ngày 31/3/1986 theo quyết định số 79/CP của
Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (nay là chính phủ). Gồm các hệ sinh
thái biển, hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Vị trí địa lý


Bản đồ quần đảo Cát Bà, vùng rừng quốc gia Cát Bà được khoanh
màu xanh đậm


VQG Cát Bà nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 35 hải lý về
phía đông. Có tọa độ địa lý:
20°43′50″-20°51′29″ vĩ bắc. 106°58′20″-107°10′50″ kinh đông. Bắc


giáp xã Gia Luận. Đông giáp vịnh Hạ Long. Tây giáp thị trấn Cát Bà và
các xã Xuân Đàm, Trân Châu, Hiền Hào.

Diện tích

Tổng diện tích tự nhiên của vườn là 15.200 ha. Trong đó có 9.800 ha
là rừng núi và 5.400 ha là mặt nước biển.

Điều kiện tự nhiên


Đường vào khu vực rừng quốc gia Cát Bà

Địa hình

Toàn bộ VQG Cát Bà gồm một vùng núi non hiểm trở có độ cao <500
m, trong đó đa phần là nằm trong khoảng 50-200 m. Đảo Cát Bà chủ
yếu là núi đá vôi xen kẽ nhiều thung lũng hẹp chạy dài theo hướng
Đông Bắc-Tây Nam.

Địa chất

Đá mẹ chủ yếu của đảo là đá vôi.

Đất đai

VQG Cát Bà gồm có 5 nhóm đất chính:
 Nhóm đất trên núi đá vôi: Đó là loại đất phong hóa màu nâu đỏ
hoặc nâu vàng phát triển trên đá vôi và sa thạch, tầng đất >50
cm, pH = 6,5-7. Phân bố dưới tán rừng, rải rác trong vườn.

 Nhóm đất đồi feralit màu nâu vàng hoặc nâu nhạt phát triển
trên sản phẩm đá vôi ít chua hay gần trung tính. Trong nhóm
đất này còn có loại feralit màu trắng xám hay mầu nâu vàng
phát triển trên diệp thạch sét chua vùng đồi trọc, tầng đất
mỏng, cấu tượng xấu, nhiều đá lẫn, dất khô dời rạc.
 Nhóm đât thung lũng cạn phát triển trên đá vôi hoặc sản phẩm
đá vôi, tập trung ở các thung lũng, được rừng tự nhiên che phủ.
 Nhóm đất thing lũng ngập nước, phát triển chủ yếu do quá
trình bồi tụ, mùa mưa thường ngập nước, tầng đất mặt trung
bình hoặc mỏng.
 Nhóm đất bồi tụ ngập mặn do sản phẩm bồi tụ ở cửa sông, phát
triển trên vung ngập mặn ở Cái Viềng, Phù Long.
Tài nguyên sinh vật

Thực vật


Đơn ưu cây Và nước tại khu vực ao ếch-phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt

Rừng ở đây có một kiểu chính là kiểu rừng mưa nhiệt đới thường
xanh, nhưng do điều kiện địa hình, đất đai và chế độ nước nên ở đây
có một số kiểu rừng phụ: rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn ven
đảo, rừng ngập nước ngọt trên núi. Rừng ở đây cũng có nhiều kiểu
sinh thái rừng cá biệt như quần hợp Kim giao (tại khu vực gần đỉnh
Ngự Lâm); đơn ưu Và nước (khu vực Ao Ếch).

Thành phần thực vật có 741 loài khác nhau, nhiều loại cây gỗ quý
như trai lý, lát hoa, lim xẹt, dẻ hoa, kim giao, gõ trắng, chò đãi, trên
thế giới chỉ có ở dãy núi Himalaya, thực vật ngập mặn 23 loài, rong

biển 75 loài, thực vật phù du 199 loài.

Động vật

Trên khu vực Vườn có Có 282 loài trong đó 32 loài thú, 78 loài chim,
20 loài bò sát và lưỡng ngư, 11 loài ếch nhái. Đặc biệt có loài voọc
Cát Bà (tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân
loài poliocephalus) tức voọc đầu vàng (một số tài liệu gọi nhầm là
voọc đầu trắng, tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus phân
loài leucocephalus chỉ có ở Trung Quốc) là loài đặc hữu hẹp của Cát
Bà, hiện tại chỉ còn 66 cá thể, chỉ còn phân bố ở các núi ven bờ biển
(theo số liệu cung cấp của chi cục kiểm lâm VQG Cát Bà, năm 2007).
Động vật phù du 98 loài, cá biển 196 loài, san hô 177 loài.

Cát Bà - xa mà gần
Mặc dù là một huyện đảo thuộc Hải Phòng, muốn tới phải đi
bằng tàu, nhưng Cát Bà đang ngày càng thu hút nhiều khách du
lịch, bởi sức hấp dẫn của biển, của rừng


Cách đây 10 năm, hành trình đến Cát Bà khá vất vả. Ngoài hơn
100km đường bộ từ Hà Nội xuống Hải Phòng, khách phải lênh đênh
trên chuyến tàu chợ mất gần 4 tiếng nữa, vượt hơn 30 hải lý từ cảng
Hải Phòng ra Cát Bà.

Hoang sơ Cát Bà

Đến đảo, nhà nghỉ, khách sạn rất hiếm hoi, đường điện còn đang kéo
dở dang. Ưu tiên khách lắm, nhà khách của UBND huyện mới chạy
vài tiếng máy nổ cho quạt quay, đèn sáng khi chập tối. Bù lại, khách

có thể tìm thấy nhiều thứ thú vị ở Cát Bà. Không chỉ có bãi biển,
nắng, gió, mà còn có núi, vườn quốc gia và khu sinh quyển…

Với 366 đảo lớn, nhỏ, quần đảo Cát Bà có nhiều điều thú vị để bạn
thỏa sức khám phá. Một trong những điểm hấp dẫn là, để ra bãi biển,
bạn phải luồn qua hang. Hang xuyên qua núi, đủ tối để không nhìn rõ
mặt người, đủ đem lại cảm giác âm u, kỳ bí cho những người thành
thị. Vượt qua quãng u tối, bạn sẽ tới được bãi biển đẹp hoang sơ,
nước trong, cát mịn…

Bãi biển hoang sơ của Cát Bà hấp dẫn nhiều du khách Cát Bà giờ đã
thay đổi nhiều, đường ra đảo giờ có tàu cao tốc đi hơn 1h đồng hồ là
đến nơi. Hệ thống hạ tầng với đường giao thông, bến bãi, điện, nhà
hàng, khách sạn chợ đều đã được đầu tư hiện đại. Hai khu resort đã
được đầu tư ở nơi có địa thế đẹp, lúc nào cũng chật kín khách. Nhiều
dự án nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, sân golf đang được xây dựng…
Nếu không muốn đi tàu cao tốc ra đảo, bạn có thể nhờ người địa
phương và các hướng dẫn viên thiết kế một lịch trình thú vị. Đi tàu
thuỷ từ bến Hạ Long, tha hồ ngắm cảnh Vịnh. Cập bến đầu bên kia
đảo Cát Bà, đi ô tô xuyên qua rừng quốc gia, khám phá một Cát Bà
rừng xanh ngút ngát với nhiều hang động đẹp, hoang sơ.

Nhiều bãi biển và hang động kỳ thú

Dân du lịch chuyên nghiệp cho rằng, Cát Bà là một cụm du lịch thiên
nhiên, sinh thái không thể tách rời. Thuê một chiếc tàu du lịch, bạn
có thể đi khắp vịnh Lan Hạ, ghé vào hơn 100 bãi tắm lớn nhỏ khác
nhau, những bãi tắm cực đẹp như: Cát Cò 1, Cát Cò 2, Bãi Đá Bằng,
Bãi Bến Bèo, Bãi Cô Tiên Thậm chí có thể vòng sang vịnh Hạ Long,
cũng chỉ mất 4 đến 6h để tha hồ ngắm cảnh và ghé thăm những bãi

tắm không tên, những hang động kỳ thú còn chưa được đưa vào
danh sách khai thác. Ngay ở đảo Cát Bà, bạn cũng có thể đi thăm
động Trung Trang, động Hoa Cương, động Thiên Long, nơi hứa hẹn
nhiều phát hiện lý thú.

Ở Cát Bà đã phát hiện được nhiều di tích khảo cổ học thuộc thời kỳ
đồ đá mới, những di tích văn hoá Hạ Long và dấu vết người Việt cổ.
Ngày nay, Cát Bà trở thành vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế
giới. Biển Cát Bà có tới 300 loài cá, 500 loài thân mềm và giáp xác,
trong đó nhiều loại có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất hàng mỹ
nghệ quý như đồi mồi, tôm rồng, trai ngọc, san hô, vỏ trai, ốc biển

Vườn Quốc gia Cát Bà với diện tích 15.200m2 vừa có rừng, vừa có
biển với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Địa hình rừng Cát Bà đa
dạng, chủ yếu là núi đá vôi tạo nên nhiều hang động. Ở độ cao trung
bình 150m, nơi này có nhiều đèo nhỏ như đèo Đá Lát, đèo Eo Bùa,
đèo Khoăn Cao và những con suối lớn quanh năm róc rách nước
chảy như suối Thuồng Luồng, suối Treo Cơm, suối Việt Hải

Rừng Cát Bà thuộc loại rừng nhiệt đới với hệ thực vật lên tới 620
loài, nhiều loài có giá trị như Chó Đãi, Trai Lý, Lát Hoa, Đinh, Kim
Giao Động vật ở Cát Bà cũng rất phong phú với 20 loài thú, 69 loài
chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư, đặc biệt có loài Voọc đầu trắng
thường sống ở các vách đá cheo leo ven biển - đây là một loài thú rất
quí hiếm chỉ còn thấy ở Cát Bà.
Một khu đô thị mới đang hình thành ở Cát Bà. Người Hà Nội rủ nhau
ra đây đầu tư bất động sản. Những khu đô thị, nhà biệt thị, chung
cư… đã kín chỗ, trong tương lai gần, sân bay sẽ xuất hiện, kéo Cát Bà
gần lại với đất liền. Cát Bà sẽ trở thành “khu đất vàng” vùng Đông
Bắc.


×