Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nghiên cứu tình hình viêm da tiếp xúc ở thợ làm tóc tại thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.92 KB, 40 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm thuộc trong các bệnh da dị ứng
thƣờng gặp trong chuyên ngành da liều, đó là một tình trạng bệnh lý khá phổ
biến, bệnh không những xảy ra ở các nƣớc phát triển mà bệnh cũng rất thƣờng
gặp ở nƣớc đang phát triển. Tần suất bị bệnh viêm da tiếp xúc ở các nƣớc phát
triển chiếm tỷ lệ cao. Ở Việt Nam chiếm một tỷ lệ 5 - 20% so với các bệnh khác.
Theo Lachariae (1995) đã tiến hành điều tra trên 3.300 bệnh nhân nữ từ 18 tuổi
trở lên thấy có 51% do có nhạy cảm với mỹ phẩm, 10% có dị ứng và 30% là
bình thƣờng [2] định nghĩa viêm da tiếp xúc là những biểu hiện tổn thƣơng da
trên một bệnh nhân có cơ địa dị ứng đặc trƣng bởi những dấu hiệu lâm sàng của
hiện tƣợng quá mẫn muộn với sự tham gia của tế bào T đặc hiệu [1]. Ở Việt
Nam viêm da tiếp xúc với mỹ phẩm thƣờng ở thợ làm tóc và phụ nữ làm đẹp.
Tuy vậy cho đến nay chƣa có một thống kê chính thức về tiếp xúc với mỹ phẩm
của thợ làm tóc, trên bình diện lớn. Bệnh viêm da tiếp xúc biểu hiện bằng các
triệu chứng ngứa sần đỏ, mụn nƣớc, có thể tái đi tái lại nhiều lần trong năm hoặc
khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng [13].
Bệnh viêm da tiếp xúc có thể do một trong các yếu tố nội sinh và ngoại
sinh gây ra, các yếu tố này thì nguyên nhân đan xen nhau phối hợp tác động gây
nên một loại bệnh biểu hiện trên lâm sàng, có thể thấy nhiều tổn thƣơng cùng
một lúc hoặc lần lƣợt bệnh có tính chất tái phát mạn tính, có yếu tố về tiền sử gia
đình đa số trƣờng hợp lâm sàng thay đổi. Cơ chế bệnh sinh của viêm da tiếp xúc
do mỹ phẩm rõ ràng do có tác nhân bên ngồi rõ rệt. Tuy nhiên điều trị cịn gặp
nhiều khó khăn, bệnh viêm da tiếp xúc có một số biến đổi những chỉ số sinh học
và miễn dịch, trong đó đặc trƣng IgE huyết thanh.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm chƣa thật hồn tồn sáng
tỏ, đến nay chƣa có cơng trình nghiên cứu nào trên thế giới nói rõ về vấn đề tác

1


hại của mỹ phẩm đối với thợ làm tóc một cách rõ ràng. Viêm da tiếp xúc xảy ra


trên các yếu tố môi trƣờng, di truyền vv...
Điều tra tất cả các thợ làm tóc trong gia đình đều có ngƣời bị các bệnh dị
ứng khác (Hen, viêm mũi dị ứng, mày đay) vv... Viêm da tiếp xúc đƣợc biểu
hiện bằng một hội chứng cơ địa dị ứng, hen, viêm mũi dị ứng.
Để góp phần hạn chế tác hại của bệnh có một số tác giả đã nghiên cứu về
viêm da dị ứng do thuốc của Nguyễn Văn Đoàn (1991 - 1995) [6] những thay
đổi bạch cầu ái toan và IgE của Nguyễn Thị Lai vào năm 2000 [13] cho đến nay
vẫn chƣa có đề tài nào nghiên cứu rõ ràng về bệnh viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm
ở thợ làm tóc do đó chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu sự liên quan của
viêm da tiếp xúc ở thợ làm tóc. Qua đó tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa và
kiến nghị, tên đề tài: "Nghiên cứu tình hình viêm da tiếp xúc ở thợ làm tóc tại
thành phố Huế" nhằm hai mục đích:
1. Xác định tỷ lệ viêm da tiếp xúc của thợ làm tóc tại thành phố Huế.
2. Tìm hiểu các yếu tố có liên quan đến tỷ lệ viêm da tiếp xúc ở thợ làm
tóc tại thành phố Huế.

2


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Viêm da tiếp xúc là bệnh da thƣờng gặp tỷ lệ chiếm từ 1,5 - 4,5% dân số,
là nguyên nhân quan trọng làm mất khả năng lao động và sinh hoạt cá nhân xuất
độ lên đến 15% ở các nhóm nguy cơ cao nhƣ: thợ làm tóc, thợ xây, nơng dân,
thợ xe máy, ơ tơ, ngƣời làm vệ sinh ...
Viêm da tiếp xúc chiếm khoảng 20% bệnh nhân đến khám tại phòng
khám da liễu, gần 30% các bệnh nghề nghiệp tại CHLB Đức là viêm da tiếp xúc,
70% thuộc loại kích thích [2].
Về lâm sàng: bệnh cấp tính, ở vùng da hở giới hạn tƣơng ứng với vùng

tiếp xúc, có tiền sử tiếp xúc, loại trừ ngun nhân theo đƣờng khơng khí thƣờng
gây bệnh ở cổ, cánh tay.
Các dị nguyên thƣờng gặp: son môi, kem bôi mặt, thuốc làm tóc, đồng hồ
đeo tay, thuốc sơn móng tay, kháng sinh tại chỗ ...
Chẩn đoán viêm da tiếp xúc thƣờng dùng test áp đặc điểm đặc biệt của
viêm da tiếp xúc và viêm da thể tạng là IgE tăng cao [2].
1.1. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ VIÊM DA TIẾP XÚC
Viêm da là bệnh da phổ biến có trên khắp thế giới và là bệnh thƣờng thấy
nhất. Khoảng 10% dân số trên thế giới mắc bệnh viêm da ở Việt Nam bệnh viêm
da chiếm 25% trong tổng số các bệnh ngồi da. Tỷ lệ tăng ở nhóm nƣớc thuộc
vùng nhiệt đới, trên thế giới tỷ lệ này cũng thay đổi từ 17% (HyLạp) đến 20%
(Anh) [2].
Theo tài liệu của Lachariae (1995) điều tra trên 3.300 bệnh nhân nữ từ 18
tuổi trở lên thấy 51% da nhạy cảm với mỹ phẩm, 10% có dị ứng 30% bình
thƣờng [11].
1.2. ĐỊNH NGHĨA

3


Viêm da tiếp xúc là một trạng thái viêm lớp nơng của da cấp tính hay mạn
tính, tiến triển từng đợt, hay tái phát lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ da
mụn nƣớc và ngứa, nguyên nhân phức tạp (nội giới, ngoại giới) bao giờ cũng có
vai trị "thể địa dị ứng" về mơ học có hiện tƣợng xốp bào (Spongiosis). Viêm da
tiếp xúc là bệnh tiến triển cấp tính hoặc mạn tính hay tái phát điều trị cịn khó
khăn [8].
1.3. HÌNH THÁI VÀ SINH LÝ DA
1.3.1. Sinh lý da
Da là một bộ phận của cơ thể con ngƣời, mang đủ tính chất sinh lý, sinh
hố, miễn dịch là cơ quan lớn nhất có nhiều chức năng nhất. Nhiều tác giả gọi da

nhƣ là một tuyến của cơ thể, da có nhiều chức phận, chức năng bảo vệ điều hồ
thân nhiệt dự trữ và chuyển hố, bài tiết và hấp thu, tạo sừng và hắc tố, cảm giác,
đáp ứng miễn dịch, ngoại hình. Da cịn liên quan mật thiết với các bộ phận khác
của cơ thể là nơi phản ánh tình trạng các cơ quan nội tạng, tuyến nội tiết, biểu
hiện những bệnh nhiễm độc, nhiễm khuẩn dị ứng. Viêm da có thể là cấp tính,
bán cấp tính hay mạn tính biểu hiện lâm sàng rất đa dạng nhƣng nói chung bao
giờ cũng có đặc tính sau:
Về lâm sàng có ngứa, có mụn nƣớc sắp xếp thành từng mãng giới hạn
không rõ tiến triển thành từng đợt dai dẳng hay tái phát.
- Về giải phẫu bệnh lý có thƣơng tổn thuộc loại xốp bào.
- Hai yếu tố cơ bản phát sinh ra viêm da là cơ địa dị ứng và tác nhân kích
thích ở trong hay ngồi vào cơ địa ấy. Cả hai yếu tố thay đổi nhiều hay ít tuỳ
từng trƣờng hợp [2].
1.3.2. Căn nguyên sinh bệnh
Qua nhiều cơng trình nghiên cứu ở các nƣớc trên thế giới và qua theo dõi
lâm sàng ngƣời ta xác nhận đƣợc những điều kiện thuận lợi làm cho bệnh viêm
da phát triển và những thay đổi trong cơ thể trƣớc và sau khi phát bệnh. Trên
thực tế bệnh viêm da có khí xuất hiện ở một số ngƣời do tiếp xúc với các hoá

4


chất trực tiếp trong sản xuất, sử dụng. Điều đó chứng tỏ rằng những yếu tố kích
thích trên da của mơi trƣờng bên ngồi giữ vai trị quan trọng trong việc xuất
hiện bệnh gây viêm da. Nhƣng không nên nghĩ rằng chỉ có yếu tố kích thích bên
ngồi là ngun nhân cơ bản và độc nhất, trong những ngƣời tiếp xúc với hố
chất cũng chỉ có một số ngƣời bị bệnh cịn đa số thì bình thƣờng. Nếu ngun
nhân gây bệnh là các yếu tố kích thích do tiếp xúc thì lẽ ra bệnh sẽ xuất hiện trên
nhiều ngƣời. Sự thực khơng đúng nhƣ thế chỉ có một số ít ngƣời bị bệnh, mặc
dầu điều kiện làm việc và chất tiếp xúc hồn tồn giống nhau. Vì vậy, ngun

nhân khác làm phát sinh bệnh viêm da tiếp xúc là tính đặc biệt của cơ thể bệnh
nhân, tức là cơ địa. Không phải bất cứ ai hễ tiếp xúc với chất kích thích bên
ngồi (cịn gọi là dị ngun) đều bị bệnh. Chỉ những ngƣời có cơ địa dễ cảm ứng
với các chất đó mới mắc bệnh. Chỉ những ngƣời có cơ địa dễ cảm ứng với các
chất đó mới mắc bệnh. Cơ địa có thể có tính chất gia đình, di truyền. Điều tra
tiền sử những bệnh bị viêm da do tiếp xúc thấy đa số cơ địa có tiền sử dị ứng,
gia đình đã có ngƣời mắc bệnh châm, mày đay, hen suyễn v.v... Nhiều cơng
trình nghiên cứu về cơ địa cho thấy những biến đổi trong cơ thể những ngƣời bị
bệnh viêm da: rối loạn chuyển hoá các chất, rối loạn các chức năng nội tạng, nội
tiết, thần kinh v.v...
- Các yếu tố kích thích bên ngồi gây viêm da đã đƣợc phát hiện ngày
càng nhiều. Có thể là các loại thuốc. Trong số đó loại hay gây phản ứng nhất là:
Lƣu huỳnh, Thuỷ Ngân, các thuốc gây tên, Sunfamid, Clo, Penicilin,
Streptomycin ...
- Những hoá chất gây bệnh dị ứng do nghề nghiệp nhƣ: Xi măng, thuốc
nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn tu, dầu mỡ, than đá, phân bón hố học,
thuốc trừ sâu.
- Những yếu tố trong sinh hoạt nhƣ: quần áo, đồ dùng, dày dép, cao su,
nilơng, bút máy, kem bơi mặt, thuốc nhuộm tóc, thuốc uốn tóc, làm đầu ...

5


- Một số loại cây hay gây phản ứng nhƣ: cây sơn, cây các tần, cây đay, tía
tơ dại, cỏ hoang v.v...
Nhƣ vậy yếu tố bên ngoài và cơ địa (là yếu tố bên trong cơ thể) kết hợp
chặt chẽ tạo nên một cơ chế dị ứng là cơ sở chủ yếu trong sự phát sinh và phát
triển bệnh viêm da tiếp xúc.
Trong các yếu tố cơ địa ngƣời ta nói nhiều đến vai trị thần kinh nhƣ đã
đƣợc chứng tỏ bằng các nhận xét và cơng trình nghiên cứu, tính chất đặc biệt

của hệ thần kinh ở một số riêng biệt cũng là nguyên nhân xuất hiệu bệnh viêm
da do tiếp xúc.
Cơ thể của chúng ta tiếp thu và phản ứng đối với các kích thích. Tồn bộ
cơ thể hoặc từng bộ phận, từng tổ chức riêng rẽ có phản ứng. Khi tiếp nhận
những kích thích da cũng trả lời bằng các phản ứng. Các kích thích đó khơng
những từ bên ngoài mà ở bên trong cơ thể (qua đƣờng tiếp xúc và đƣờng tinh
thần) sẽ tạo nên ở một số ngƣời những phản ứng trên da. Các phản ứng này có
thể biểu hiện bằng những triệu chứng của bệnh viêm da do tiếp xúc, những
ngƣời có dị ứng ở da thƣờng khác với những ngƣời bình thƣờng là có tăng các
phản ứng hoặc nói một cách khác là tăng cảm ứng đối với các kích thích, mới
đầu da chỉ tăng cảm ứng với một bệnh nào đó về sau nếu khơng đƣợc điều trị sẽ
có thể tăng cảm ứng với chất khác. Nghiên cứu do bệnh nhân bị viêm da dị ứng
thấy có những thay đổi về tính chất dẫn điện, về cảm giác đau và cảm giác sợ, về
khả năng điều nhiệt, khả năng chống đỡ của da đối với tác dụng của acid, kiềm
và nhiều chức năng khác ... những thay đổi đó xảy ra trƣớc khi phát ra các
thƣơng tổn ngoài da và tiếp tục trong quá trình phát triển bệnh vì tất cả các chức
năng của cơ thể đều do sự điều khiển của hệ thần kinh nên sự thay đổi chức
năng của da trong bệnh viêm da tiếp xúc nhƣ đã nêu ở trên đều chịu ảnh hƣởng
của các yếu tố thần kinh. Ngƣời ta tìm thấy bệnh viêm da tiếp xúc thƣờng phát
triển ở những ngƣời mà do nguyên nhân nào đó, sự điều khiển của hệ thống thần
kinh đối với sự chuyển hoá các chất ở da bị rối loạn, những tính chất sinh lý,

6


sinh hố của da khơng giữa đƣợc mức bình thƣờng hoặc nói chung có sự rối
loạn ảnh hƣởng dinh dƣỡng của hệ thần kinh đối với da. Điều đó có thể xảy ra
do nhiều nguyên nhân trong nhiều trƣờng hợp thất xuất hiện bệnh viêm da tiếp
xúc do tác dụng lâu dài với các yếu tố kích thích, tác dụng lặp đi lặp lại quá sức
chịu đựng của bề mặt do bảo vệ kết hợp với các sang chấn về mặt tinh thần gây

nên viêm da tiếp xúc [10].
1.3.3. Cơ chế bệnh sinh
Viêm da tiếp xúc là cơ chế dị ứng muộn. Dị nguyên tiếp xúc trực tiếp trên
mặt da. Chui qua da vào tổ chức dƣới da nhờ sự gắn với tế bào Langeshans của
tổ chức nội bì. Chúng vận chuyển các thơng tin về dị ngun nhanh chóng di tản
từ lớp thƣơng bì đến các hạch lympho vùng. Tại đây các thông tin về dị nguyên
đƣợc truyền cho các tế bào lympho T ký ức. Từ các thông tin đặc hiệu này mà
đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đƣợc hình thành với sự sản xuất rất
nhiều lymphokin từ tế bào Lympho T mẫn cảm các tế bào lympho T sẽ nhanh
chóng di chuyển về vùng da có dị nguyên. Các lymphokin từ tế bào lympho mẫn
cảm sẽ kích thích, hoạt hố, kết dính, hố ứng động đối với các tế bào khác nhƣ
bạch cầu đơn nhân trung tính di chuyển đến nơi có dị ngun theo đƣờng ống
ngực rồi vào máu và cuối cùng đến tổ chức dƣới da. Sự thâm nhiễm các tế bào
đƣợc thu hút từ mạch máu đến tổ chức dƣới da đã tạo nên tổn thƣơng chức học
điển hình của viêm da dị ứng tiếp xúc [1].
Phản ứng của Jones và của Motes gây nên bằng cách tiêm trong da một
liều nhỏ protein kết tụ hoặc liên kết với các kháng thể. Phản ứng này xảy ra sớm
hơn phản ứng Turberculin một chút (tối đa 24g) không lắng đọng kháng thể và
bổ thể. Dạng này phản ứng quá mẫn có thể quan sát trong vết đốt côn trùng
chẳng hạn.
Dạng quá mẫn cảm này đƣợc định nghĩa về mặt lâm sàng bởi một phản
ứng dị ứng ở một vị trí tiếp xúc với kháng nguyên. Dạng quá mẫn này thƣờng do

7


các hupten nhƣ các kim loại nặng (niken, Chrome) các chất hoá học tự nhiên
hoặc các chất tổng hợp.
Ở đây ta nghiên cứu các loại mỹ phẩm gây viêm da tiếp xúc nhƣ: thuốc
uốn tóc, thuốc nhuộm tóc, làm đầu, kem bôi mặt, các loại mỹ phẩm làm đẹp ...

Hapten đột nhập qua da dƣới dạng liên kết ổn định Protein của màng tế
bào đặc biệt ngay ở nấc tế bào langerhans của biểu bì, thơng thƣờng các phân tử
phản ứng này là một tiền hapten sẽ chuyển hoá thành hapten trong những tế bào
biểu bì. Trong thời gian mẫn cảm những tế bào Langerhans cƣ trú từ da đến các
hạch lympho rồi cuối cùng trở thành tế bào lympho T nhận diện phức hợp MHC
- Peptid (hapten).
Q trình kích ứng diễn ra khoảng 1-2 tuần là thời gian mà các tế bào
lympho đặc hiệu đi vào tuần hoàn máu và bạch huyết [11].
1.3.4. Biểu hiện cơ chế tổn thƣơng
Sau khi dƣa một hapten nhƣ thế vào vùng da chỗ khác của vị trí mẫn cảm,
các tế bào đơn nhân da tăng nhanh các tuyến mồ hôi, tuyến bã, các nang lịng và
bắt đầu thâm nhiễm vào biểu bì. Phản ứng này đạt tốc độ dƣới da khoảng 48 72g. Đại thể nó đƣợc đặc trƣng bởi ban đỏ, phù bong nƣớc có thể dẫn đến rỉ dịch,
xét nghiệm vi thể tổ chức cho thấy sự gia tăng các tế bào đơn phân với chủ yếu
tế bào TCD4+ và một ít lympho TCD8+, tế bào Langerhans. Những tế bào T
đƣợc hoạt hố tại chỗ bởi kháng ngun trình diện tế bào Langerhans, sẽ chế tiết
IL-2, IL-3, GM-CSF và chất là IFNað và TNFað hai Cytokin này sẽ gây nên sự
bộc lộ các phân tử kết dính liên kết tế bào và các phân tử HLA-DR bởi tế bào
sừng. Những tế bào rừng này hoạt hoá cũng bài tiết IL-1, IL-6, GM-CSF góp
phần vào sự hoạt hố tế bào lympho T. Các tế bào nội mơ của da cũng có thể
bộc lộ các phân tử kết dính và tạo điều kiện di trú hoạt hoá các tế bào T [11].
1.3.4. Lâm sàng
Hình thể bệnh viêm da do tiếp xúc ở thợ làm đầu thƣờng gây nên do cảm
ứng của da đối với các chất tiếp xúc trực tiếp nhƣ: hoá chất nhuộm tốc, thuốc

8


uốn tóc, dầu gội đầu, kem dƣỡng tóc, keo xịt tóc, gel bơi trơn, xà phịng, sơn
đánh móng tay chân ... Viêm da tiếp xúc thƣờng có đặc tính khu trú ở những
vùng da hở nhƣ mu bàn tay, cẳng tay, bàn chân, mặt và cổ biểu hiện với các tổn

thƣơng sau:
+ Ngứa

+ Bong vảy

+ sẩn đỏ

+ Khô bong vảy

+ Mụn nƣớc

+ Nứt da

+ Viêm tấy

+ Mụn mủ

+ Phù nề

+ Chàm hòa [7]

Các biểu hiện này qua thăm khám lâm sàng thấy xảy ra nhiều nhất ở lƣng
bàn tay, lòng bàn tay sau đó là kẻ tay móng tay và ở những vị trí khác (chƣơng 3
kết quả nghiên cứu).
1.3.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da tiếp xúc
Để chẩn đoán viêm da tiếp xúc dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Hanifin
và RajKa đề xuất năm 1979 các triệu chứng và cơ chế của viêm da tiếp xúc
giống với viêm da dị ứng. Trong viêm da tiếp xúc các tổn thƣơng chủ yếu là tại
chỗ tiếp xúc vì thế ta có tiêu chuẩn sau.
Triệu chứng chính:

+ Ngứa
+ Thể bệnh và sự khu trú điển hình của tổn thƣơng
+ Sự viêm da mãn tính và sự tái phát theo kiểu mãn tính.
+ Có tiền sử bản thân hoặc gia đình về cơ địa (Hen dị ứng, viêm mũi dị
ứng, dị ứng da, dị ứng với mỹ phẩm, mày đay, chàm, viêm da tiếp xúc ...)
- Triệu chứng phụ
+ Khô da
+ Bệnh da vảy cá
+ Tăng IgE huyết thanh
+ Bệnh khởi phát sớm

9


+ Khuynh hƣớng nhiễm trùng da (tụ cầu, herpes) sự giảm miễn dịch tế
bào.
+ Viêm da không đặc hiệu ở tay và chân
+ Viêm kết mạc tái nhiễm
+ Nếp dƣới hốc mắt của Dennic - Morgan
- Sự nhiễm sắc tố ở hốc mắt
+ Ngứa khi ra mồ hôi
+ Dị ứng với mỹ phẩm
+ Sự tăng viêm quanh nang lông
+ Dị ứng thức ăn
+ Sự tiến triển bệnh ảnh hƣởng bởi nhân tố môi trƣờng và cảm xúc.
Bệnh nhân đƣợc chẩn đốn khi có ít nhất 3 triệu chứng chính cộng với ít
nhất 3 triệu chứng phụ [1].
Tiêu chuẩn chẩn đốn của Williams
- Tiêu chuẩn chính: ngừa
- Tiêu chuẩn phụ: kèm thêm 3 triệu chứng trong các triệu chứng sau đây.

+ Tiền sử có bệnh lý da ở các nếp lằn da
+ Có tiền sử bản thân bệnh hen phế quản và viêm mũi dị ứng,
+ Khô da trong thời gian trƣớc đó
+ Có tổn thƣơng chàm hồ ở các nếp gấp
+ Bệnh bắt đầu trƣớc 2 tuổi
=> Phƣơng pháp này đơn giản, dễ thực hiện [1].

10


CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG
2.1.1. Các đối tƣợng và lý do chọn đối tƣợng
- Các đối tƣợng đƣợc chọn ngẫu nhiên thợ làm tóc tại các phƣờng thuộc
thành phố Huế, đƣợc khám và phỏng vấn từ ngày 15 tháng 5 năm 2006 đến ngày
10 tháng 6 năm 2007.
- Lý do chọn đối tƣợng
Sở dĩ đối tƣợng mà chúng tôi chọn để nghiên cứu là thợ làm tóc bởi vì tỷ
lệ xuất hiện do dị ứng với hố mỹ phẩm, thuốc uốn tóc, làm đầu thấy ngày càng
gia tăng, các đề tài nghiên cứu ít đề cập đến vấn đề này, đây là vấn đề chúng ta
cần quan tâm bởi nhu cầu làm đẹp của chúng ta ngày càng cao cùng với sự phát
triển của nền kinh tế, khi nhu cầu làm đẹp tăng thì việc sử dụng các mỹ phẩm
nhƣ: kem làm trắng da mặt, đắp mặt, uốn tóc, nhuộm tóc, keo xịt tóc, kem lột da
mặt vv ... ngày càng nhiều, vì thế các hãng sản xuất hoá mỹ phẩm cũng tranh
nhau cho ra đời hàng loạt sản phẩm quảng cáo rầm rộ trên thơng tin đại chúng
(đài phát thanh truyền hình, các panơ áp phích). Cũng có nhiều loại mỹ phẩm
khơng rõ nguồn gốc xuất xứ, ngƣời sử dụng không hiểu đƣợc tác dụng phụ của
hố mỹ phẩm, sử dụng theo thói quen, cảm tính, vì thế tỷ lệ dị ứng do tiếp xúc

với mỹ phẩm tăng lên đặc biệt với các hoá chất làm đầu nhƣ:
+ Thuốc nhuộm tóc
+ Thuốc uốn tóc
+ Keo xịt tóc
+ gel bơi trơn
+ Kem lột da mặt

11


Các yếu tố tiếp xúc lặp đi lặp lại nhiều lần quá trình tiếp xúc và thời gian
tiếp xúc lâu dài với mỹ phẩm của thợ làm đầu do làm nhiều cho khách. Nên đây là
các yếu tố dẫn tới các tổn thƣơng của ngƣời thợ làm tóc. Để có thêm các kiến thức
hỗ trợ và xác định viêm da tiếp xúc với tác nhân gây viêm da đó là hoá mỹ phẩm
đang đƣợc sử dụng đối với thợ làm tóc tại các phƣờng thuộc thành phố Huế.
Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu về vấn đề này đó là "Nghiên cứu
tình hình viêm da tiếp xúc của thợ làm tóc tại thành phố Huế".
2.1.2 Cỡ mẫu chọn
Bao gồm 200 thợ làm tóc tại các phƣờng thuộc thành phố Huế.
2.1.3 Tiêu chuẩn chọn
Tất cả thợ làm tóc có thời gian làm việc > 6 tháng [12]
2.1.4 Cách chọn
Chọn ngẫu nhiên không phân biệt tuổi giới đại diện cho quần thể nghiên
cứu ở các tiệm hớt tóc tại 4 phƣờng thuộc thành phố Huế.
- Trƣờng An
- Phƣớc Vĩnh
- Tây Lộc
- Phú Hậu
Kết quả thu đƣợc tổng số thợ làm tóc trong diện điều tra là 200 thợ làm
tóc mẫu nghiên cứu là 200 thợ làm tóc.

Cơng thức tính cỡ mẫu: Cỡ mẫu đƣợc tính nhƣ sau:
2
N = Z
2

p(1  p)
 96
C2

Trong đó:
N: là cỡ mẫu
+ p là tỷ lệ dƣơng tính dự đốn là 15%.
+ Ġ tƣơng ứng độ tin cậy là 96%

12


+ C là sai số cho phép là khoảng cách sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ p thu
đƣợc từ mẫu và tỷ lệ cho quần thể.
+ Nhƣ vậy có mẫu tối thiểu la 196%.
2.2. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN VIÊM DA TIẾP XÚC [1]
Viêm da tiếp xúc đều có quá trình tiến triển lâm sàng qua 4 giai đoạn
+ Ngứa nhiều, có ban đỏ rải rác, phủ lớp thƣợng bì
- Giai đoạn: Hình thành các bọng nƣớc
- Giai đoạn rỉ nƣớc: Bội nhiễm gây ra tổn thƣơng chốc lở
- Giai đoạn đóng vảy
+ Tiến triển lâu dài hình thành mảng liken hoá
2.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm da tiếp xúc theo Hanifin và Rajka.
- Tiêu chuẩn chính: cần có đủ 3 trong 4 tiêu chuẩn sau đây
+ Ngứa

+ Hình thái và vị trí tổn thƣơng điển hình
+ Tiến triển mạn tính và tái phát
+ Tiền sử bản thân và gia đình có cơ địa dị ứng
- Tiêu chuẩn phụ: cần có tối thiểu 3 tiêu chuẩn phụ
+ Viêm da dị ứng ở tay, chân
+ Có xu hƣớng nhiễm trùng da
+ Có các triệu chứng nặng lên khi xúc động
+ Viêm kết mạc tái phát
+ Có xu hƣớng nhiễm trùng ở da
+ Khơ da
+ Có vảy, dày sừng
+ Dị ứng thức ăn
+ IgE toàn phần tăng cao (> 2000UI/ml, chiếm tỷ lệ 20%)
Ngồi ra chúng ta cịn dựa vào tiêu chuẩn chẩn đốn theo Williamr
- Tiêu chuẩn chính: Ngứa

13


- Tiêu chuẩn phụ: Kèm 3 triệu chứng trong các tiêu chuẩn sau đây
+ Tiền sử có bệnh lý ở da
+ Có tiền sử bản thân: bệnh hen, viêm mũi dị ứng
+ Khơ da trong thời gian trƣớc đó
+ Có tổn thƣơng
Đối với phƣơng pháp này chẩn đoán đơn giản hơn và dễ áp dụng.
2.2.2. Một số phƣơng pháp chẩn đoán đặc hiệu
Tuỳ bản chất của các dị nguyên chúng ta có thể dùng phƣơng pháp sau để
chẩn đốn tìm dị nguyên trong viêm da tiếp xúc
+ Định lƣợng IgE toàn phần: nồng độ IgE toàn phần rất cao trong các
bệnh lý dị ứng cũng nhƣ các bệnh lý da dị ứng.

+ Test lấy da (Rick test)
+ Phản ứng phân huỷ tế bào Mast hoặc tiểu bạch cầu đặc hiệu nhằm phát
hiện kháng thể hoặc kháng nguyên đặc hiệu thông qua mức độ vỡ của các tế bào
ở trên.
Việc xác định dị nguyên gây bệnh viêm da tiếp xúc ngƣời ta sử dụng test
áp: đây là kỹ thuật đơn giản, an tồn cho kết quả chính xác, dị ngun nghi ngờ
đƣợc hoà trong Vaselin áp trên da trong một loại đĩa nhỏ. Sau 24 - 48h mở ra
kiểm tra tại vùng đó nếu dƣơng tính sẽ thấy trên da tại vùng đó có dị nguyên đỏ,
ngứa, sẩn phù, ranh giới rõ ràng có thể có mụn nƣớc. Ngƣời ta có thể đọc 48h
sau lần đọc thứ nhất có nghĩa là 96h sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Hệ thống
đĩa đựng dị nguyên một lúc
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tiến hành phƣơng pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Phân nhóm tuổi
+ 16 - 25 tuổi
+ 26 - 35 tuổi
+ > 36 tuổi

14


- Phân nhóm thời gian xuất hiện bệnh viêm da do tiếp xúc với mỹ phẩm
+ 6 tháng - 1 năm
+ 1 năm đến 3 năm
+ > 3 năm
- Phân nhóm theo vị trí xuất hiện tổn thƣơng da theo tiêu chuẩn phụ của
Harifin và Raj Ka
- Phân nhóm chẩn đốn theo Williams.
- Phân nhóm theo phƣơng pháp chẩn đốn đặc hiệu
- Khai thác tiền sử cá nhân, thời gian khởi phát bệnh viêm da tiếp xúc, có

các yếu tố liên quan thuận lợi nhƣ:
+ Thời tiết
+ Thức ăn
+ Nhiễm khuẩn
+ Bệnh dị ứng kèm theo: hen, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn, dị ứng
thuốc, mày đay ...
- Khai thác tiền sử dị ứng của gia đình
+ Ơng
+ Bà
+ Cha
+ Mẹ
+ Anh chị em ruột
Có mắc các bệnh dị ứng nhƣ sau: hen, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn, dị
ứng thuốc, mày đay ...
- Thăm khám lâm sàng trực tiếp xác định vị trí tổn thƣơng loại hình tổn
thƣơng của viêm da tiếp xúc.
2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.4.1. Địa điểm nghiên cứu
Bao gồm 200 thợ làm tóc tại 4 phƣờng thuộc thành phố Huế.

15


- Trƣờng An
- Phƣớc Vĩnh
- Tây Lộc
- Phú Hậu
2.4.2. Thời gian nghiên cứu
Trong thời gian từ ngày 15 tháng 5 năm 2006 đến ngày 10 tháng 6 năm
2007 (tháng 4,5 mới tiến hành điều tra).

2.5. CÁC KỸ THUẬT THỰC HIỆN
- Tiếp xúc trực tiếp với thợ làm tóc và khám
+ Tiền sử của bản thân
+ Tiền sử về gia đình
+ Quá trình diễn tiến của bệnh viêm da tiếp xúc
+ Thăm khám tổn thƣơng trên lâm sàng tại các cơ sở của thợ làm tóc
+ Phân loại viêm da tiếp xúc với mỹ phẩm
+ Dựa vào bộ câu hỏi lập phiếu điều tra
+ Xác định nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc, các yếu tố liên quan đến
diễn tiến của bệnh: tinh thần, nhiễm trùng, yếu tố di truyền, dị ứng thức ăn,
kháng nguyên, sự kích thích, dị ứng thức ăn, kháng nguyên, sự kích thích tác
động trực tiếp vào da bằng ánh sáng, các loại hoá chất.

Strest

Yãúu täú di truưn

Viãm da tiãúp xục

Nhiãùm trng

16

Dë ỉïng thỉïc àn

Khạng ngun

Kêch thêch da bàòng



2.5.1. Quy trình thực hiện các bƣớc tiến hành
Đến trực tiếp tại các cơ sở của thợ làm tóc hỏi tất cả các ngƣời thợ có thời
gian làm việc > 6 tháng.
- Hỏi về tiền sử
- Hỏi về bệnh sử
- Thời gian mắc bệnh
- Các vị trí tổn thƣơng
- Tính chất tổn thƣơng
+ Viêm da đỏ
+ Viêm da có sấn
+ Viêmd a bọng nƣớc
- Tổn thƣơng theo thời gian tiến triển của bệnh viêm da tiếp xúc.
+ Viêm da cấp: nền da đỏ, phù, chảy nƣớc
+ Viêm da bán cấp: da cịn đỏ, ít phù nền, hết chảy nƣớc
+ Viêm da mạn: viêm da cấp tính (dai dẳng khơng khỏi thì sau đó trở
thành viêm da mạn tính, da đỏ có vảy ngứa, thỉnh thoảng bị chảy nƣớc nên tồn
tại lâu và do gải nhiều thì da sẽ dày lên, nếp lằn da ăn sâu xuống, tức là liken
hóa
2.6. CÁC THUẬT TOÁN THỐNG KÊ SỬ DỤNG
- Số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê y học
- Tính tỷ lệ %
- So sánh (?
- Chọn ? = 0,05
- Xử lý số liệu bằng phần mềm: Epi-info.6.02

17


Excell-2003


18


CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1. Phân bố giới ở mẫu nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố giới
Số ngƣời

%

Nam

30

15

Nữ

170

85

Tổng

200

100


Giới

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ phân bố theo giới
Nữ chiếm tỷ lệ cao 85%, nam chiếm tỷ lệ 15%.

19


Bảng 3.2. Phân bố trình độ học vấn ở mẫu nghiên cứu
Trình độ học vấn

Số ngƣời

%

Cấp 1

44

22

Cấp 2

117

58,5

Cấp 3


39

19,5

Tổng

200

100

Biểu đồ 3.2. Phân bố trình độ học vấn ở mẫu nghiên cứu
- Chủ yếu là cấp 2 chiếm 58,5%, cấp 1 chiếm 22%, cấp 3 chiếm 19,5%.
Bảng 3.3. Phân bố nhóm tuổi theo giới
Giới

Nam

Nữ

p

Tuổi

n

%

n

%


16-25

10

8,9

102

91,1

26-35

7

11,5

54

> 36

13

48,1

Tổng

30

15


Tổng số
n

%

<0,05

112

56

88,5

<0,05

61

30,5

14

51,9

> 0,05

27

13,5


170

85

< 0,01

200

100

20


T lãû

91,1

100

88,5

%
80
60

48,1

51,9
Nam


40
20

Nỉỵ
8,9

11,5

0

Nhọm
16-25

26-35

>35

tøi

Biểu đồ 3.3. Phân bố nhóm tuổi theo giới
Nhóm tuổi chiếm đa số khoảng 16 - 35 chiếm 86,5% trong đó nhóm 16 25 tuổi chiếm tỷ lệ 56%, ở nhóm tuổi 16 - 35 tỷ lệ nữ lớn hơn nam. Nhóm tuổi >
36 tỷ lệ nam nữ tƣơng đƣơng nhau.
3.2. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ VIÊM DA TIẾP XÚC
3.2.1. Tỷ lệ viêm da tiếp xúc trên mẫu nghiên cứu
Bảng 3.4. Tỷ lệ viêm da tiếp xúc
Viêm da
Viêm da tiếp xúc
Không viêm da tiếp xúc
Tổng số


n
34
166
200

%
17
83
100

Bảng 3.4. Tỷ lệ viêm da tiếp xúc
Tỷ lệ thợ làm đầu bị viêm da tiếp xúc chiếm 17%.
3.2.2. Tỷ lệ viêm da tiếp xúc và phân bố tỷ lệ viêm da theo giới
Bảng 3.5. Tỷ lệ viêm da theo giới
Giới

Nam

Nữ

21

Tổng


Viêm da

n

%


n

%

n

%

Viêm da tiếp xúc

3

10

31

18,2

34

17

Không viêm da tiếp xúc

27

90

139


81,8

166

83

Tổng số

30

100

170

100

200

100

p > 0,05

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ viêm da theo giới
Viêm da tiếp xúc ở nam, chiếm 10%.
Viêm da tiếp xúc ở nữ chiếm 18,2%
Sự khác biệt giữa nam và nữ khơng có ý nghĩa thống kế ( p > 0,05)

22



3.2.3. Tỷ lệ viêm da tiếp xúc phân bố theo nhóm tuổi
Bảng 3.6. Tỷ lệ viêm da theo nhóm tuổi
Viêm da

Viêm da

Khơng viêm da

tiếp xúc

tiếp xúc

Tuổi

Tổng số
p

n

%

n

%

16-25

21


18,8

91

81,2

26-35

7

11,4

54

> 36

6

22,2

Tổng

34

17

T lãû 90
%

n


%

< 0,01

112

56

88,6

< 0,01

61

30,5

21

77,8

< 0,01

27

13,5

166

83


< 0,01

200

100

88.6

81.2

77.8

80
70
60
50
40
30

22.2

18.8

20

11.4
Nhọm

10


tøi

0
16-25

26-35
Viãm da tiãúp xục

>35
Khäng viãm da tiãúp xục

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ viêm da theo nhóm tuổi
Viêm da tiếp xúc chiếm tỷ lệ cao ở nhóm tuổi > 36 chiếm 22,2% và 16 25 tuổi chiếm 18,8% ở nhóm tuổi 25 - 36 thấp hơn 11,9.
- Sự khác biệt giữa viêm da tiếp xúc và không viêm da tiếp xúc có ý
nghĩa thống kê theo nhóm tuổi ( p < 0,01)
3.2.4. Tỷ lệ viêm da tiếp xúc phân bố theo thời gian làm việc
Bảng 3.7. Viêm da tiếp xúc phân bố theo thời gian
Viêm da

Viêm da

Không viêm

23

p

Tổng số



tiếp xúc

Thời gian

da tiếp xúc

làm việc

n

%

n

%

6 tháng-1 năm

6

17,1

29

82,9

1- 3 năm

9


15,2

50

> 3 năm

19

17,9

34

17

Tổng

%

< 0,01

35

17,5

84,8

< 0,01

59


29,5

87

82,1

< 0,01

106

53

166

83

< 0,01

200

100

82.9

T lãû 90
%

n


84.8

82.1

80
70
60
50
40
30

17.1

17.9

15.2

20

Nhọm

10

tøi

0
< 1 nàm

1- 3 nàm
Viãm da tiãúp xuïc


> 3 nàm
Khäng viãm da tiãúp xuïc

Biểu đồ 3.7. Viêm da tiếp xúc phân bố theo thời gian
Viêm da tiếp xúc xuất hiện với tỷ lệ cao ở những ngƣời đi làm thời gian
dài > 3 năm chiếm 17,9% và mới đi làm < 1 năm chiếm 17,1%. Thời gian trung
bình 1 - 3 năm chiếm 15,2%.
- Sự khác biệt giữa viêm da tiếp xúc và khơng viêm da tiếp xúc có ý nghĩa
thống kê theo thời gian làm việc ( p < 0,01)
3.2.5. Tỷ lệ viêm da tiếp xúc và các bệnh dị ứng khác kèm theo
Bảng 3.8. Các bệnh dị ứng khác và viêm da tiếp xúc
Bệnh kèm theo
Mày đay
Viêm mũi dị ứng

Viêm da tiếp xúc
(n = 34)
n
%
25
73,5
22
64,7

24

Không viêm da tiếp
xúc (n = 166)
n

%
6
3,6
9
5,4

p

< 0,05
< 0,05


Hen
19
55,8
7
4,2
< 0,05
Dị ứng thuốc
14
41,2
2
1,2
< 0,05
Dị ứng thức ăn
8
23,5
11
6,6
< 0,05

Viêm mắt dị ứng
3
8,9
1
0,6
> 0,05
Mày đay chiếm 73,5%, viêm mũi dị ứng 64,7%, hen 55,8%, và thấp nhất
là viêm mắt dị ứng 8,9% (có > 2 hai loại bệnh trên một bệnh nhân).
p < 0,05 nên tỷ lệ viêm mũi dị ứng và hen với viêm da tiếp xúc và không
bị viêm da tiếp xúc có ý nghĩa thống kê.
3.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
3.3.1. Tính chất tổn thƣơng viêm da tiếp xúc
Bảng 3.9. Tính chất tổn thƣơng
Tính chất tổn thƣơng
n
Ngứa
26
Sẩn đỏ
23
Mụn nƣớc
14
Viêm tấy
6
Khô bong vảy
6
Nứt da
5
Bong vảy
1
Tổn thƣơng viêm da tiếp xúc ngứa chiếm tỷ lệ cao


%
76,5
67,6
41,2
17,6
17,6
14,7
2,9
76,5% sấn đỏ 67,6%,

mụn nƣớc 41,2% tổn thƣơng khác xuất hiện tỷ lệ thấp hơn.
Bảng 3.10. Vị trí tổn thƣơng viêm da tiếp xúc
Vị trí tổn thƣơng

18

52,9

Lịng bàn tay

20

58,8

Kẻ tay

16

44,1


Bờ móng

16

44,1

Móng tay

14

41,2

Ngón chân
Chân

%

Mu bàn tay
Tay

Số ngƣời

4

11,8

Mu bàn chân

4


11,8

Lòng bàn chân

2

5,9

25


×