Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Hiệu quả chăm sóc phục hồi chức năng vận động kết hợp với châm cứu bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.01 KB, 36 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ nhiều thập kỷ nay tai biến mạch máu não (TBMMN) đã và đang là
một vấn đề thời sự cấp bách đối với các nước phát triển và đang phát triển.
TBMMN có thể xảy ra đối với mọi tuổi, giới, không phân biệt nghề nghiệp,
địa dư, kinh tế, xã hội, sắc tộc. TBMMN là loại bệnh lý thường gặp do nhiều
nguyên nhân khác nhau, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba sau ung thư
và tim mạch [6].
TBMMN là một loại bệnh để lại nhiều di chứng và có thể làm giảm
hoặc mất khả năng vận động của con người, dẫn đến nhiều tàn tật nhất. Các di
chứng do TBMMN là gánh nặng không chỉ đối với người bệnh và gia đình họ
mà là gánh nặng của cộng đồng và toàn xã hội [3].
Theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới, người bệnh liệt nửa người do
TBMMN thuộc loại đa tàn tật vì ngồi khó khăn về vận động, họ cịn khó
khăn về nhìn, nghe, nói, nhận thức…Tỷ lệ di chứng rất cao, xét về nhu cầu
phục hồi chức năng ( PHCN), 92.6% người bệnh liệt nửa người do TBMMN
đang sống tại gia đình và cộng đồng vẫn có nhu cầu PHCN.
Hiện nay ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng,
TBMMN có xu hướng gia tăng. Ở miền Bắc và miền Trung theo Nguyễn Văn
Đăng tỉ lệ mới mắc (1989 -1994) là 28,25/100.000 dân. Ở miền Nam, theo Bộ
môn Thần kinh trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (1994 -1995) tỉ
lệ mới mắc là 161/100.000 dân [5].
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, việc chẩn
đoán TBMMN trở nên dễ dàng chính xác hơn, chăm sóc và điều trị tích cực hơn
từ giai đoạn đầu. Chính vì vậy, tỷ lệ tử vong do TBMMN đã giảm, như thế cũng
có nghĩa là tỉ lệ người bị di chứng và tàn tật do TBMMN cũng tăng lên. PHCN
vận động cho bệnh nhân ở giai đoạn sớm với nhiều phương thức là nhu cầu cấp

1


bách nhằm giảm bớt tối đa các di chứng và giúp cho bệnh nhân nhanh chóng trở


lại hịa nhập với cuộc sống gia đình và xã hội.
Theo kết quả điều tra về TBMMN của bộ môn thần kinh trường Đại học y
khoa Hà Nội (1997), khoảng 92% người bệnh liệt nửa người do TBMMN có di
chứng về vận động[4]. Việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân TBMMN giai đoạn
sớm giúp cho khả năng PHCN của bệnh nhân có cải thiện rõ rệt, trong đó cơng
tác chăm sóc PHCN có vai trò rất quan trọng [1].
Hiện nay trên Thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều phương pháp
PHCN vận động cho bệnh nhân như: dùng thuốc, châm cứu, chôn chỉ, vận động
trị liệu…..nhưng ít đề tài có sự phối hợp giữa Y học cổ truyền (YHCT) và Y
học hiện đại (YHHĐ).
Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả PHCN cho bệnh nhân TBMMN,
đặc biệt phối hợp giữa YHCT và YHHĐ, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Hiệu quả chăm sóc PHCN vận động kết hợp với châm cứu bệnh nhân liệt
nửa người do TBMMN ” nhằm mục tiêu:
Đánh giá tác dụng của phương pháp chăm sóc PHCN phối hợp với châm
cứu trên bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN giai đoạn sớm .
.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Dịch tễ học

1.1.1. Tình hình TBMMN trên thế giới và trong nước
- TBMMN trên thế giới:Theo thông báo của Tổ chức y tế thế giới năm
1979, cứ 100.000 dân mỗi năm có từ 127 đến 740 người bệnh bị TBMMN[8].
Theo hiệp hội Thần kinh học các nước Đông Nam á, Số bệnh nhân

TBMMN điều trị nội trú ở: Trung Quốc (40%), Triều Tiên (16%), ấn Độ (11%),
Philipin (10%), Inđônêxia (8%), Việt Nam (7%), Thái Lan (6%), Malaixia (2%)
[9].
- TBMMN ở Việt Nam
Theo nghiên cứu dịch tễ học năm 1995 của Nguyễn Văn Đăng và cộng sự
cho thấy tỷ lệ mắc toàn bộ là 115,92/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc mỗi năm là
28,25/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 27/100.000 dân [6].
1.1.2. Giới tính
Tỷ lệ TBMMN ở nam cao hơn nữ. Theo hiệp hội Thần kinh các nước Đông
Nam á tỷ lệ ở nam là 58%. Theo Nguyễn Văn Đăng tỷ lệ tai biến mạch máu não
của nam/ nữ là 1,48/1 [5] [6].
1.1.3. Tuổi
TBMMN có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở tuổi từ 60 đến
80. Tuổi trung bình thường bị là 71 theo Clarke (1998); 53,2 theo Broeks (1999)
và 62 theo hiệp hội Thần kinh các nước Đông Nam á. Theo Nguyễn Văn Đăng
nhóm dưới 50 tuổi bị TBMMN chiếm tỷ lệ thấp (9,5%) trong cộng đồng nhưng
chiếm tỷ lệ khá cao trong bệnh viện (36%) [5] [6].

3


1.2. Định nghĩa và phân loại TBMMN theo Y học hiện đại:
1.2.1. Định nghĩa TBMMN [7].
Theo tổ chức Y tế thế giới(Năm 1990): TBMMN là sự xảy ra đột ngột
các thiếu sót chức năng thần kinh thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24
giờ hoặc gây tử vong trong vòng 24 giờ, các khám xét loại trừ nguyên nhân
chấn thương. Định nghĩa này đã được Tổ chức Y tế thế giới thử nghiệm tại cộng
đồng, sai số dư là 5%).
1.2.2. Phân loại [1].
Các mạch máu não có thể bị nhiều loại tai biến khác nhau.

- Cơn co thắt mạch máu não( trên người bệnh đã có xơ cứng mạch
não): thường tương đối nhẹ, chóng qua khỏi.
- Xuất huyết não: vỡ động mạch não gây chèn ép các tổ chức não.
- Xuất huyết não- màng não: vỡ động mạch não gây chảy máu nãomàng não và có thể chảy máu ở các não thất.
- Nhũn não: động mạch não bị hẹp lại hay tắc do:
+ Thành mạch bị biến đổi(xơ vữa động mạch) làm cho lòng động mạch
bị hẹp lại hay tắc hẳn, thường gọi là chứng huyết khối.
+ Cục máu đông hay mảnh sùi từ các nơi khác chuyển đến làm tắc
mạch máu não, thường gọi là chứng nghẽn mạch.
Thực tế trên lâm sàng nhiều khi rất khó phân biệt các loại nói trên do
vậy thường dùng một khái niệm chung là”tai biến mạch máu não”.
1.2.3. Nguyên nhân[1].
- Do tăng huyết áp hoặc do vỡ các dị dạng mạch máu não: là nguyên
nhân thường gặp nhất trong việc gây ra TBMN ở Việt Nam, có thể chiếm tới
90% số người bệnh bị xuất huyết não.
- Nhũn não: thường do tắc một mạch máu của não, có thể do xơ vữa
động mạch hoặc tắc mạch do cục huyết khối.

4


1.2.4. Triệu chứng của TBMMN [1].
1.2.4.1. Triệu chứng lâm sàng:
TBMMN có rất nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau nên hình thái lâm
sàng cũng rất đa dạng, tuỳ theo nguyên nhân và mức độ chảy máu.
- Tiền triệu:
Nhức đầu, nhất là về ban đêm kèm theo có chóng mặt, mờ mắt. Ù tai,
buồn nôn, nôn mửa…
- Khởi phát
Thường đột ngột người bệnh ngã vật ra và hôn mê nặng ngay. Nhưng

cũng có người bệnh bắt đầu bằng nhức đầu dữ dội, ý thức thu hẹp, trong 1-2h
sau chuyển sang giai đoạn tồn phát.
- Giai đoạn tồn phát
Do có những tổn thương thực thể của hệ thần kinh nên người bệnh có
các triệu chứng:
+Rối loạn ý thức: tinh thần lơ mơ, u ám, bán hơn mê, hơn mê nơng
hoặc có người bệnh hơn mê sâu có khi vật vã, co giật.
+ Rối loạn ngơn ngữ: nói ngọng(bị nhẹ) hoặc khơng nói được(bị nặng)
+ Rối loạn cơ trịn: đái ỉa khơng tự chủ.
+ Rối loạn bó tháp: liệt nửa người phải hay trái do tổn thương não bên
đối diện. Các dấu hiệu bó tháp dương tính: Babinski, Hoffman.
+ Rối loạn thần kinh thực vật và rối loạn các trung tâm điều hoà nhiệt:
vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi, sốt cao hoặc ngược lại thân nhiệt hạ thấp, rối
loạn nhịp tim, huyết áp dao động.
- Dấu hiệu tổn thương các dây thần kinh sọ não:
+ Mồm méo, nhân trung bị lệch,chảy nước dãi về bên liệt
+ Sụp mi.
+ Lác mắt.

5


+ Khó nuốt hoặc khi nuốt bị sặc.
+ Có thể giãn đồng tử(trong xuất huyết nặng hoặc vùng thân não).
- Dấu hiệu màng não:
+ Cổ cứng (+)
+ Kernig (+)
1.2.4.2. Cận lâm sàng:
Ngoài các kỹ thuật kinh điển như chọc dịch não tuỷ để làm xét nghiệm,
điện não đồ, soi đáy mắt cịn có các kỹ thuật sau:

- Chụp cắt lớp vi tính não.
- Chụp cộng hưởng từ não
- Chụp cắt lớp bằng tia photon hoặc positron SPECT, rất tốn kém và
hiện nay đang trong giai đoạn thử nghiệm.
- Chụp xạ hình não(Angiosintigraphy).
- Chụp mạch não có thuốc cản quang - sử dụng kỹ thuật số hoá nền.
1.2.5. Tiến triển, biến chứng[1].
Người bệnh bị xuất huyết não thường 2/3 là tử vong, tử vong thường
xảy ra trong những giờ đầu hoặc cuối tuần đầu nếu như tình trạng người bệnh
bị hơn mê sâu , có sốt kéo dài, rối loạn nhịp thở, rối loạn tim mạch và huyết
áp. Nếu sau 10 ngày sẽ đỡ nguy hiểm hơn nhưng vẫn có thể tử vong do các
biến chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp tiết niệu cũng như các rối loạn nước
điện giải, rối loạn dinh dưỡng. Khi người bệnh qua được giai đoạn nguy kịch
nhưng về sau vẫn có thể tái phát, hầu hết để lại di chứng nặng nề. Nếu người
bệnh bị xuất huyết màng não có thể có hội chứng màng não.
1.2.6. Điều trị[1].
Xử trí đột quỵ là cơng việc quan trọng hàng đầu,cần phải sử dụng tất cả
các kỹ thuật hồi sức cấp cứu thấy cần để cấp cứu người bệnh.
- Đảm bảo hô hấp.

6


- Chống phù não.
- Duy trì huyết áp ổn định.
- Thuốc chống đơng.
- Thuốc làm tăng cường thêm tuần hồn não: Duxil, lucidril hoặc
nootropyl.
- Chăm sóc tích cực.
Vệ sinh dinh dưỡng đảm bảo phòng, chống loét.

+ Phục hồi chức năng: cần tiến hành sớm, kiên trì và đúng phương
pháp ngay khi bệnh đã qua lúc hiểm nghèo để hạn chế di chứng.
+ Tuỳ theo từng trường hợp có thể áp dụng cho ngưịi bệnh, có thể
châm cứu hoặc lý liệu pháp(xoa bóp, tập vận động dần những bài tập cụ thể).
1.3. TBMMN theo Y học cổ truyền [15]:
- TBMMN thuộc chứng trúng phong của YHCT được mô tả là bệnh nhân
đột nhiên chóng mặt, ngã ra cứng đờ, một bên người khơng cử động được, méo
mồm, nói ngọng, nặng thì bất tỉnh hơn mê khơng biết gì hoặc chết, hoặc khơng
chết, thơng thường gọi đó là chứng trúng phong.
- Ngun nhân của trúng phong theo YHCT là do ngoại phong và nội
phong nhưng chủ yếu là do nội phong là chính.
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Trúng phong kinh lạc: Mức độ nhẹ, da thịt tê dại, đi đứng nặng nhọc,
không hôn mê, bỗng nhiên thấy miệng mắt méo, tê liệt nửa người, rêu lưỡi trắng,
mạch huyền tế hoặc phù sác.
+ Trúng phong tạng phủ: Người bỗng lăn ra mê man bất tỉnh, nói ú ớ hoặc
khơng nói được, thở khị khè, miệng mắt méo lệch, tê liệt nửa người, nếu nặng
có thể tử vong, gồm có hai thể:
Chứng bế (hơn mê nông): Đột nhiên hôn mê bất tỉnh, thở mạnh, răng cắn
chặt hai tay nắm chặt, bí đại tiểu tiện, chân tay ấm, mạch hoạt mạnh.

7


Chứng thốt (hơn mê sâu): Mắt nhắm, miệng há, chân tay lạnh, tay duỗi,
thở khị khè, đại tiểu tiện khơng tự chủ, mạch tế khó bắt.
1.4. Chăm sóc và phục hồi chức năng[1 ][2 ]:
1.4.1. Mục đích:
- Ngăn chặn TBMMN tiếp tục tiến triển.
- Duy trì chức năng sống.

- Phịng các biến chứng.
- PHCN vận động hạn chế các di chứng.
- Giáo dục cho bệnh nhân và gia đình biện pháp chăm sóc và theo dõi khi
đã xuất viện.
Việc chăm sóc và phục hồi chức năng cần tồn diện, sớm tuỳ thuộc
vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn tiến triển cấp việc chăm sóc
chiếm vai trị quan trọng, phục hồi chức năng cũng đồng thời tiến hành
ngay sẽ giúp phòng ngừa và làm giảm các biến chứng cho bệnh nhân
trong cả thời kỳ cấp tính cũng về lâu dài.
1.4.2. Qui trình điều dưỡng
1.4.2.1:Nhận định
- Tình trạng bệnh nhân:
+ Ý thức: tỉnh, mê, điểm Glasgow
+ Tổng quan về da vùng mặt, niêm mạc.
+ Dấu hiệu sinh tồn.
+ Thể trạng , cân nặng.
- Tình trạng các cơ quan:
+Tình trạng hô hấp:

Tần số thở/phút, kiểu thở( thở ngực, thở

bụng), suy hơ hấp, bệnh nhân tự thở, thở có sự trợ giúp của máy thở hay qua
ống nội khí quản, mở khí quản.
+ Tim mạch:

Huyết áp cao hay thấp? Nhịp tim?

8



+ Tình trạng về thần kinh: Yếu hoặc liệt nửa người, mất hoặc rối loạn
cảm giác nửa người, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn về nuốt, liệt thần kinh sọ…
+ Tình trạng tiêu hố: tình trạng căng chướng bụng, khă năng nuốt,
người bệnh tự ăn hay nuôi dưỡng qua sonde dạ dày hoặc đường tĩnh mạch
+ Tình trạng bài tiết: Có đái ỉa tự chủ hay khơng, người bệnh được
đóng bỉm hay đặt sonde tiểu.Theo dõi lượng nước tiểu từng giờ hay 24 h…
+ Cơ, xương, khớp: Tình trạng teo cơ, cứng khớp, khả năng tự vận
động.
+ Hệ da: Tình trạng dị ứng, ban chẩn, lở loét và các dấu hiệu bất
thường.
+ Các vấn đề khác: Vệ sinh cá nhân, các hiểu biết về bệnh tật của
người nhà và người bệnh.
+ Tham khảo hồ sơ, bệnh án.
1.4.2.2. Chẩn đoán điều dưỡng: Một số chẩn đốn điều dưỡng có thể
gặp ở bệnh nhânliệt nửa người do TBMMN:
- Bệnh nhân rối loạn ý thức liên quan đến tổn thương não.
- Bệnh nhân chưa nói được liên quan tới liệt hầu họng.
- Liệt nửa người liên quan đến tổn thương ở não.
- Nguy cơ thiếu dinh dưỡng liên quan đến lượng thức ăn đưa vào.
- Nguy cơ loét điểm tỳ đè, nhiễm khuẩn do nằm bất động lâu ngày.
- Gia đình lo lắng liên quan đến thiếu kiến thức về bệnh.
1.4.2.3. Lập kế hoạch chăm sóc:
- Ngăn chặn tai biến tiếp tục tiến triển:
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn : Kết quả mong đợi các chỉ số trong giới
hạn bình thường.
+ Đánh giá tình trạng ý thức, tri giác: Kết qủa mong đợi người bệnh
dần ổn định ,tình trạng về thần kinh được cải thiện

9



+ Theo dõi dấu hiệu vận động: Kết qủa mong đợi người bệnh tự vận
động được.
+ Theo dõi dấu hiệu bài tiết:Đại tiểu tiện có tự chủ khơng, số lượng, số
lần, tính chất. Chú ý lượng nước tiểu trong 24 giờ.
Kết qủa mong đợi: Người bệnh đại tiểu tiện tự chủ, số lượng, tính chất bình
thường.
+ Các dấu hiệu bất thường khác: Kết qủa mong đợi người bệnh khơng
có các dấu hiệu bất thường.
- Can thiệp y lệnh:
Thuốc: Thuốc tiêm, truyền, thuốc uống...
Thực hiện các thủ thuật:Theo chỉ định.
Kết qủa mong đợi: Người bệnh được thực hiện y lệnh đúng, đủ, an toàn.
- Đảm bảo dinh dưỡng: 1500- 2000 Kcalo/ 24 giờ.
Cho bệnh nhân ăn 3 bữa chính, 3 bữa phụ, tăng cường các vitamin và khoáng
chất..
Kết qủa mong đợi: Người bệnh được đảm bảo đủ dinh dưỡng trong ngày.
-Phòng chống loét cho bệnh nhân:
Thay đổi tư thế cho người bệnh ít nhất 2h/1lần.
Người bệnh TBMMN phải nằm đệm chống loét ( đệm nước, hơi, phao chống
loét ).
- Vật lý trị liệu phục PHCN:
Bố trí giường nằm.
Các vị thế nằm đúng theo mẫu phục hồi.
Tập vận động thụ động nửa người bên liệt.
Kết quả mong đợi: Người bệnh không bị teo cơ, co rút, không bị loét…..
- Vệ sinh cá nhân:Vệ sinh răng miệng ngày 2 lần bằng nước muối sinh
lý và sau khi ăn, lau người bằng nước ấm, thay quần áo, ga trải giường 1 lần/

1

0


ngày và khi cần. Kết quả mong đợi: Người bệnh sạch sẽ, khơng có nguy cơ
nhiễm trùng …
1.4.2.4. Thực hiện kế hoạch:
- Theo dõi, kiểm soát tim mạch, thần kinh, các chỉ số sinh tồn.
- Theo dõi, kiểm soát các dấu hiệu khác:
+ Đảm bảo hơ hấp
+ Chăm sóc da:
+ Vệ sinh răng miệng
+ Chăm sóc về tiết niệu:
+ Chăm sóc về tiêu hố
- Can thiệp y lệnh
+ Khi có y lệnh người điều dưỡng cần thực hiện nhanh chóng, kịp thời.
Thực hiện các thuốc tiêm, truyền dịch, thuốc uống theo y lệnh. Vừa thực hiện
vừa theo dõi tác dụng phụ của thuốc đối với người bệnh
+ Thực hiện các thủ thuật: Theo chỉ định.
+ Phụ bác sỹ làm các thủ thuật.
+ Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng: Xét nghiệm sinh hố, cơng
thức máu, vi sinh.....
- Đảm bảo dinh dưỡng
+ Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu bệnh nhân có chướng bụng,
liệt ruột theo y lệnh
+ Chế độ ăn: Đủ lượng calo phù hợp với từng người bệnh.
Tăng cường thêm các loại VTM nhóm A,B,C bằng bơm nước hoa quả
Ăn nhạt nếu tăng huyết áp, suy tim, suy thận...
Đảm bảo bù đủ nước.

1

1


Nếu người bệnh nhẹ, không rối loạn chức năng nuốt thì động viên bênh
nhân ăn từ từ, ăn ít một, vừa ăn vừa theo dõi nếu có dấu hiệu sặc báo ngay
bác sỹ.
-

Phục hồi chức năng:

+ Đặt đúng tư thế:
Theo nhiều tác giả, ngay từ đầu và cả trong quá trình tập luyện PHCN,
khi nằm người bệnh cần phải được nằm ở vị thế đúng theo mẫu phục hồi để
phòng ngừa, chống lại hoặc làm giảm mẫu co cứng. Ngày nay nhiều chuyên
gia về PHCN còn cho rằng vị thế nằm đúng của người bệnh thậm trí cịn quan
trọng hơn cả tập thụ động đặc biệt với người bệnh liệt nửa người trong giai
đoạn đầu sau khi đột quỵ.
Có 3 tư thế đặt bệnh nhân nằm: Nằm nghiêng về phía bên liệt, nằm
nghiêng về phía bên lành và nằm ngửa.
Nằm nghiêng bên liệt: Không đè lên vai bên liệt. Khớp vai được đưa ra
trước, dạng và xoay ngoài. Khuỷu tay, cổ tay duỗi, bàn tay ngửa, ngón tay
duỗi và dạng.
Nằm nghiêng bên lành: Khớp vai và tay liệt đưa ra trước, có gối đỡ.
Khuỷu tay, cổ tay duỗi, các ngón tay duỗi và dạng.
Nằm ngửa:Đầu quay sang bên liệt, gối vừa phải. Đệm gối dưới vai bên liệt
để đưa khớp vai ra trước và không bị khép. Tay: Khuỷu tay, cổ tay duỗi, cẳng tay
ngửa, các ngón tay duỗi và dạng.

1
2



Hình 1.1: Đặt bệnh nhân nằm các tư thế đúng dùng với gối kê
+ Lăn trở: Người bệnh phải được thay đổi tư thế nằm thường xuyên 2
giờ/lần để phòng lt do đè ép, phịng lỗng xương, nhiễm khuẩn hơ hấp...
+ Tập luyện vận động: Chủ yếu là các bài tập theo tầm vận động khớp
để ngăn ngừa co rút, huyết khối và các biến chứng. Tuy nhiên có thể hướng
dẫn bệnh nhân một số bài tự tập phối hợp bên lành với bên liệt như: cài hai
tay gấp vai lên 180 độ, tập làm cầu... để tăng cường khả năng lăn trở tại
giường. Cho bệnh nhân ngồi dậy sớm ngay khi có thể. Hai phương pháp
thường được áp dụng:
Tập thụ động: Nhân viên Y tế hoặc gia đình (dưới sự hướng dẫn của nhân
viên Y tế) tập cho bệnh nhân
Tập chủ động (người bệnh tự tập): Có điều dưỡng hoặc người nhà hướng
dẫn.

1
3


Hỡnh 1.2: Tập thụ động theo tầm vận động khớp
- Giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và gia đình họ.
1.4.2.5. Lượng giá :
- Đánh giá kết quả chăm sóc hàng ngày.
- Nhận định tình trạng hiện tại sau khi chăm sóc, so sánh với kết quả
trước để có cơ sở xây dựng quy trình điêù dưỡng cho ngày tiếp theo.
1.5. Điều trị bằng phương pháp châm cứu.
- YHCT có rất nhiều phương pháp phục hồi chức năng vận động cho bệnh
nhân TBMMN như: châm cứu, điện châm, thủy châm, mãng điện châm, xoa bóp
bấm huyệt - tập vận động dưỡng sinh, khí cơng...[15].

- Ở nước ta từ nhiều năm nay trên cơ sở kế thừa y học cổ truyền, có nhiều
tác giả như Trần Thuý, Nguyễn Tài Thu, Vũ Thường Sơn, Tôn Chi Nhân,
Nguyễn Thị Kim Vinh ... đã sử dụng châm cứu trong điều trị phục hồi chức
năng vận động cho bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN mang lại kết quả rất
tốt [10][11][12][16].
- Châm cứu điều trị chứng trúng phong:
Nguyên tắc chọn huyệt:

1
4


“ Kinh mạch sở quá, chủ trị sở cập” tức là kinh lạc đi qua vùng nào thì
thì chữa bệnh vùng đó và “ tuần kinh thủ huyệt” tức là lấy ngay huyệt trên
đường kinh đi qua vùng bị bệnh. Như vậy sẽ sử dụng các huyệt tiêu biểu nằm
trên đường kinh đi qua phần tay chân bị liệt ngoài ra cịn sử dụng các huyệt
bổ tả tồn thân nhằm cân bằng âm dương của tạng phủ kinh lạc[11].

Hình 1.3. Mơ hình châm cứu.

1
5


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định TBMMN bằng y học hiện đại (lâm
sàng và cận lâm sàng).
- Bênh nhân bị TBMMN lần thứ nhất, không phân biệt về tuổi, giới, nghề nghiệp.

- Thời gian bị bệnh trên 1 tuần khi tai biến đã ổn định.
- Được điều trị tại Bệnh viện YHCT Bộ Công an từ tháng 8/2010 đến 12/
2010.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Bệnh nhân được chọn theo tiêu chuẩn của YHHD: TBMMN được chẩn
đoán dựa theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới năm 1990.
- Lâm sàng:
+ Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán TBMMN giai đoạn tai biến đã ổn
định: các kiếm khuyết thần kinh khơng tiến triển tiếp, có thể phối hợp điều trị
PHCN. Các chức năng hô hấp tuần hoàn đã được điều trị ổn định.
Hiện tại bệnh nhân có biểu hiện hội chứng thần kinh khu trú: giảm hoặc mất vận
động tự chủ nửa người ở các mức độ khác nhau.
+ Sau khi đã chọn bệnh nhân nghiên cứu theo tiêu chuẩn của YHHĐ.
Trong YHCT chúng tôi dựa theo triệu chứng kết hợp tứ chẩn: vọng, văn, vấn,
thiết để phân loại bệnh thuộc trúng phong kinh lạc, trúng phong tạng phủ.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân liệt nửa người do các nguyên
nhân:
- Chấn thương sọ não
- Bệnh lý về máu
- Tắc mạch não do khí

1
6


- U não
- Bệnh lý ở tim
Ngồi ra chúng tơi loại trừ các bệnh nhân TBMMN có kèm theo các bệnh: lao,
nhiễm HIV/AIDS, rối loạn tâm thần, bệnh nhân không thực hiện đúng yêu
cầu nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu:
Phương pháp thử nghiệm lâm sàng theo thiết kế dọc, có so sánh trước sau.
2.2.2. Cỡ mẫu:
- Cỡ mẫu:

n = 30

30 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được chăm sóc PHCN kết hợp
châm cứu trong thời gian 30 ngày.
- Bệnh nhân được thăm khám toàn diện và điều trị về nội khoa (theo mẫu
bệnh án thống nhất).
- Lúc vào được đánh giá theo độ liệt Rankin và thang điểm Orgogozo (có
bảng kèm theo).
2.2.3. Chất liệu nghiên cứu:
Bệnh nhân được áp dụng phác đồ: điều trị nội khoa, chăm sóc PHCN, châm cứu.
2.2.3.1. Chăm sóc: Theo quy trình điều dưỡng: 5 bước.
- Nhận định: Tình trạng bệnh nhân, các cơ quan, tham khảo hồ sơ bệnh án.
- Chẩn đoán điều dưỡng: Đưa ra chẩn đoán cập nhật hàng ngày.
- Lập kế hoạch chăm sóc hàng ngày nhằm:
+ Ngăn chặn tai biến tiếp tục tiến triển.
+ Can thiệp y lệnh.
+ Đảm bảo dinh dưỡng.
+ Phục hồi chức năng.
+ Vệ sinh cá nhân, giáo dục sức khoẻ.

1
7



- Thực hiện kế hoạch chăm sóc:
+ Theo dõi kiểm soát các chỉ số sinh tồn ngày 2 lần.
+ Can thiệp y lệnh .
+ Đảm bảo dinh dưỡng: 1500- 2000 Kcalo / 24h.
+ Phục hồi chức năng:
Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân:
Đật bệnh nhân nằm ngửa, nghiệng bên lành, nghiêng bên liệt đúng tư thế.
Lăn trở bệnh nhân 2 giờ một lần.
Tập luyện vận động 2 lần trong ngày theo các bài tập:
Tập theo tầm vận động khớp.
Tập phối hợp bên lành với bên liệt.
Tập thụ động trước rồi cho bệnh nhân tập chủ động.
2.2.3.2. Châm cứu:
- Kim châm cứu các loại do Việt Nam sản xuất từ thép khơng gỉ, dài 620 cm, đường kính 0,2 – 1mm.
- Máy điện châm M7 do viện châm cứu sản xuất.
- Bông, cồn sát trùng 70 độ, panh kẹp.
- Phác đồ châm cứu: Phác đồ châm cứu phục hồi di chứng của bệnh viện
Châm cứu Trung ương.
+ Ở tay:
Kinh Đại trường, Tam tiêu, Tiểu trường.
Các huyệt: Hợp cốc (4 GI) – Lao cung (8 MC) - Chi câu (6 TR) –
Ngoại quan( 5 TR) - Khúc trì (11 GI) – Thủ tam lý(10 GI) - Kiên ngung (15
GI) – Tý nhu (14 GI) - Kiên trinh (9 GI) – Cực tuyền (1 C) - Bát tà ( PC ) Giáp tích C3-7 ( theo tiết đoạn thần kinh)
+ Ở chân: Các huyệt: Trật biên (4 V) – Thừa phù ( 36 V) - Hoàn khiêu
(30 VB) - Lương khâu (34 E) - Thượng cự hư (37 E) - Giải khê (41 E) - Giáp

1
8



tích L1-5 - Tam âm giao (6 RP) - Huyết hải (10 RP) - Thận du (23 V) Dương lăng tuyền (36 VB) - Thái xung (3 F)
+ Ngoài các huyệt trên cần châm thêm:
Bách hội (20 VG)
Trung đô (6 F)
- Phương pháp và kỹ thuật châm:
+ Kích thích mạnh liên tục.
+ Dùng kim dài châm sâu xuyên huyệt.
+ Kích thích bằng máy điện châm 2 tần số bổ tả.
+ Sau khi xác định đúng vị trí huyệt và châm kim vào huyệt, người thầy
thuốc có cảm giác đắc khí, bệnh nhân không đau mới tiến hành mắc dây dẫn
từ máy điện châm vào các kim theo nguyên tắc huyệt nào cần châm bổ thì
mắc dây tần số bổ, huyệt nào cần châm tả thì mắc dây tần số tả. Các cặp dây
sẽ kích thích cho 2 huyệt cùng ở kinh dương hoặc kinh âm, hoặc trên cùng
một đường kinh.
+ Điều chỉnh cường độ ở mức bệnh nhân chịu được.
+ Tần số kích thích huyệt:
Tả: 240- 300 xung/ phút.
Bổ: 60- 180 xung/ phút.
+ Thời gian kích thích: 25- 30 phút.
+ Liệu trình điều trị 30 ngày.
2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá.
Đánh giá mức độ liệt theo phân loại độ liệt của Rankin và theo thang điểm
thần kinh Orgogozo.
- Đánh giá mức độ liệt theo bảng chia độ của Rankin:
+ Độ I: Phục hồi hoàn toàn.
+ Độ II: Di chứng nhẹ (tự sinh hoạt được).

1
9



+ Độ III: Di chứng vừa (sinh hoạt cần người giúp đỡ)
+ Độ IV: Di chứng nặng (cần người phục vụ hồn tồn).
+ Độ V: Di chứng rất nặng (có nhiều biến chứng nặng).
- Đánh giá theo thang điểm Orgogozo: ( Phụ lục 1)
Theo thang điểm Orgogozo đánh giá tình trạng ý thức, giao tiếp ngôn ngữ,
quay mắt, đầu, vận động mặt, vận động chi trên, vận động bàn tay, trương lực
chi trên, nâng chi dưới, gấp bàn chân, trương lực chi dưới (cộng 100 điểm).
- Cách đánh giá kết quả:
+ Theo mức độ:
Tốt:

90 - 100 điểm

Khá:

70 - 89 điểm

Trung bình:

50 - 69 điểm

Kém:

< 50 điểm

+ Theo tính chất di chuyển độ liệt:
Tốt:

Giảm từ 2 độ liệt trở lên


Khá:

Giảm 1 độ liệt

Kém:

Không giảm

+ Đánh giá phục hồi liệt vận động theo độ liệt Rankin, thang điểm
Orgogozo trước và sau điều trị.
2.2.5. Xử lý số liệu:
Số liệu được phân tích và xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học với
sự hỗ trợ của phần mềm Epi-Info 6.0.

2
0


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Giới
Bảng 3.1. Sự phân bố về giới nhóm nghiên cứu
Nhóm NC

N

%


Nam

21

70

Nữ

9

30

Tổng

30

100

Giới

- Nhận xét: Tỷ lệ nam bị bệnh nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam bị bệnh gấp 2,3
lần nữ
3.1.2. Tuổi
Bảng 3.2. Sự phân bố về tuổi của nhóm nghiên cứu
Nhóm NC

N

%


30 – 49

2

6.7

50 – 59

11

36.7

60 – 69

11

36.7

70 – 89

6

20.0

Tổng

30

100.0


Tuổi

Tuổi TB

61.5 ± 6.4

- Nhận xét:
+ Phân bố bệnh nhân từ 31 đến 88 tuổi, lứa tuổi hay gặp nhất là từ 50 69 tuổi, chiếm 73,4%.
+ Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 61.5 ± 6.

2
1


3.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu trước điều trị.
Biểu đồ 3.1:

- Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân liệt bên trái chiếm 53.3%, liệt bên phải chiếm
46.7%
Biểu đồ3.2:

Nhận xét: Trước điều trị bệnh nhân liệt độ III, IV, V, khơng có liệt độ I,II.

2
2


Biểu đồ 3.3:

- Nhận xét: Điểm Orgogozo trước điều trị từ 20 đến 49 điểm

3.3. Phân loại theo YHCT:
Biểu đồ 3.4:

-Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân trúng phong kinh lạc chiếm tỷ lệ cao 73,3
%, Tỷ lệ bệnh nhân trúng phong tạng phủ chiếm tỷ lệ 26,7%.

2
3


3.4. Kết quả điều trị:
Biểu đồ 3.5:

-

Nhận xét: Sau điều trị 100% bệnh nhân có chuyển độ liệt.
Biểu đồ 3.6:

- Nhận xét: Sau điều trị tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt chiếm 63,3%, khá
chiếm 36,7%, khơng có bệnh nhân đạt kết quả kém.

2
4


Bảng 3.3: Tiến triển điểm Orgogoro trước và sau điều tr.
Trớc điều trị

Sau điều trị


N

%

N

%

20 29

2

06.7

0

00.0

30 39

14

46.7

0

00.0

40 49


14

46.7

0

00.0

50 – 69

0

00.0

6

20.0

70 – 89

0

00.0

15

50.0

90 – 100


0

00.0

9

30.0

Tỉng

30

100.0

30

100.0

Thêi gian
§iĨm Ogogozo

- Nhận xét: Sau điều trị điểm Orgogoro tăng cao hơn so với trước điều trị.
Bảng 3.4. Độ liệt trung bình trước v sau iu tr.
Thời gian

Trớc điều trị
x SD

Sau điều trị
x SD


p

Điểm trung bình

3.60 0.62

1.93 0.79

< 0.01

- Nhận xét: Sau điều trị độ liệt trung bình giảm đi rõ rệt, khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p< 0,01.
Bảng 3.5: Điểm trung bình Orgogoro trước và sau iu tr.
Thời gian
Điểm trung bình

Trớc điều trị

Sau điều trị

x SD

x ± SD

38.83 ± 7.25

80.83 ± 12.66

p

< 0.01

- Nhận xét: Sau điều trị điểm Orgogozo trung bình tăng rõ rệt có ý nghĩa
thống kê với p< 0,01.

2
5


×