TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
******************************
BÀI TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
VẬT LÝ
Giáo viên hướng dẫn : Phùng Việt Hải
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Chấn Sơn
Nguyễn Thị Quỳnh
Trần Thị Như Quỳnh
Trịnh Sang
Buôn Ma Thuột , ngày 10 tháng 11 năm 2009
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :
BÀI 26 :
ĐỊNH LUẬT KHÚC XẠ
ÁNH SÁNG
=
Hằng số
=
21
21
21
=
n
21
CÁC KẾT LUẬN VỀ KIẾN THỨC MỚI
CÂU HỎI ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ TUƠNG ỨNG :
I/ KẾT LUẬN 1 :
+ Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương ( gãy ) của các tia sáng khi
truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác
nhau .
+ Câu hỏi đề xuất vấn đề tương ứng :
- Quan sát một cái thìa bỏ trong cốc đựng nước ta thấy cái thìa như bị gãy ở
mặt nước . Vậy hiện thượng nào làm cho mắt ta thấy cái thìa như bị gãy ?
- Khi trời mới mưa xong chúng ta hay thấy có cầu vồng xuất hiện . Vậy hiện
tượng nào làm xuất hiện cầu vồng ?
II/ KẾT LUẬN 2 :
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới ( tạo bởi tia tới và pháp tuyến ) và ở
phía bên kia pháp tuyến so với tia tới .
+Với hai môi trường trong suốt nhất định , tỉ số giữa sin góc tới ( sin i ) và
sin góc khúc xạ ( sin r ) luôn không đổi .
sin i
sin r
+ Câu hỏi đề xuất vấn đề tương ứng :
- Giờ đây thầy và các em sẽ tìm hiểu một cách kỹ hơn hiện tuợng khúc xạ
ánh sáng thông qua thí nghiệm và sơ đồ sau đây . Theo các em họ quy ước
như thế nào với sơ đồ đó ?
- Các em hãy quan sát và nhận xét gì về tia khúc xạ và tia tới ?
- Các em hãy quan sát và nhận xét gì về sin góc tới và sin góc khúc xạ ?
III/ KẾT LUẬN 3 :
+ sin i
sin r
- n : gọi là chiết suất tỉ đối .
- Nếu n > 1 thì r < i : môi trường ( 2 ) chiết quang hơn môi trường ( 1 ) .
- Nếu n < 1 thì r > i : môi trường ( 2 ) chiết quang kém môi trường ( 1 ) .
+ Chiết suất tuyệt đối ( thường gọi tắt là chiết suất ) của một môi trường là
chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không .
n
2
n
1
- n
2
là chiết suất tuyệt đối của môi trường ( 2 ) .
n
21
=
n
12
- n
1
là chiết suất tuyệt đối của môi trường ( 1 ) .
- Công thức định luật khúc xạ ánh sáng :
n
1
sin i = n
2
sin r
+ Câu hỏi đề xuất vấn đề tương ứng :
- Như trên ta đã biết tỉ số sin góc tới và sin góc khúc xạ luôn không đổi , vậy
thì hằng số đó được gọi là gì và có ý nghĩa như thế nào ?
- Ngoài chiết suất tỉ đối còn có loại chiết suất nào nữa không và nó được tính
như thế nào ?
IV/ KẾT LUẬN 4 :
+ Ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường
đó .
1
n
21
+ Câu hỏi đề xuất vấn đề tương ứng :
Ánh sáng có một tính chất rất đặc biệt , các em có biết tính chất đó là gì
không ?
**********************
SƠ ĐỒ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
I/ SƠ ĐỒ HÌNH THÀNH : HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG :
+ Khi bỏ một cái thìa vào trong cốc nước quan sát kỹ
ta thấy cái thìa như bị gãy ở mặt nước .
+ Khi mưa xong ta thường hay thấy cầu vồng xuất
hiện .
Hiện tượng
gì đây ?
Cho cái thìa vào trong cốc nước
và cho học sinh quan sát (để dễ
thấy ta nên nhìn từ trên xuống ) .
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO
VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
+ Có phải là cái thìa bị gãy thật
không ?
+ Thìa không gãy thế có phải do
mắt ta nhìn lầm không ?
+ Vậy có phải do các tia sáng ở
phần thìa dưới nước bị lệch
phương trước khi tới mắt ta ?
+ Hiện tượng như vậy gọi là gì ?
+ Trả lời câu hỏi .
+ Trả lời câu hỏi .
+ Trả lời câu hỏi .
+ Trả lời câu hỏi .