Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu tình hình và đặc điểm sỏi hệ tiết niệu tại xã cam thủy, huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.15 KB, 82 trang )


1
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai trái tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.

NGƢỜI CAM ĐOAN




NGUYỄN ĐỨC NGHIÊM















2




KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BQ : Bàng quang
HTN : Hệ tiết niệu
NQ : Niệu quản
PSNCT : Phá sỏi ngoài cơ thể
PSQD : Phá sỏi qua da
SA : Siêu âm
SHTN : Sỏi hệ tiết niệu
THA : Tăng huyết áp
TLMB : Tỷ lệ mắc bệnh
XQ HTN KCB : X quang hệ tiết niệu không chuẩn
bị
XQ KCB : X quang không chuẩn bị












3
MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Nguyên nhân sỏi hệ tiết niệu 3
1.2. Cơ chế bệnh sinh sỏi tiết niệu 5
1.3. Các loại sỏi tiết niệu thường gặp 7
1.4. Triệu chứng sỏi hệ tiết niệu 9
1.5. Biến chứng sỏi hệ tiết niệu 15
1.6. Điều trị 15
1.7. Các kết quả nghiên cứu trong nước và nước ngoài 27
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3. Xử lý số liệu 37
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Phân bố số người được khám theo địa lý, theo tuổi , giới 40
3.2. Tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu 42
3.3. Đặc điểm sỏi hệ tiết niệu 48
3.4. Kiến thức của người dân về SHTN 52
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 56
4.1. Đối tượng nghiên cứu 56
4.2. Cách chọn mẫu nghiên cứu 57
4.3. Triệu chứng lâm sàng của SHTN ở xã Cam Thủy 59
4.4. Siêu âm trong chẩn đoán SHTN trong cộng đồng 60
4.5. Tỷ lệ mắc bệnh của SHTN trong cộng đồng 61
4.6. Kiến thức của người dân về dự phòng và điều trị sỏi hệ tiết niệu 64
KẾT LUẬN 65
ĐỀ XUẤT 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sỏi hệ tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp ở lứa tuổi lao động. Bệnh
được ghi nhận từ khi bắt đầu lịch sử nhân loại, các nhà khảo cổ đã khám phá
thấy sỏi niệu trong các xác ướp cổ Ai Cập có 7.000 năm tuổi [21]. Sỏi tiết
niệu đại đa số hình thành tại thận, sau đó sỏi theo dòng nước tiểu xuống khu
trú ở bất kỳ vị trí nào trên đường tiết niệu.
Sỏi hệ tiết niệu thường chỉ có triệu chứng lâm sàng khi sỏi di chuyển
hoặc gây tắc nghẽn. Đặc biệt sỏi niệu quản thường gây tắc nghẽn nhiều nhất và
gây tổn thương sớm đường tiết niệu. Ngược lại, các sỏi ở đài thận, nhất là ở đài
dưới và sỏi san hô đôi khi diễn biến âm thầm ngay cả khi sỏi rất lớn, phát hiện
tình cờ khi chụp phim bụng không chuẩn bị hay làm siêu âm bụng [7]. Vì vậy,
trong nhiều trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện ở giai đoạn muộn, khi đã có
biến chứng.
Hiện nay, có nhiều phương thức điều trị sỏi hệ tiết niệu, kết hợp vừa
nội khoa vừa ngoại khoa bằng nhiều biện pháp tùy thuộc vào bản chất sỏi và
biến chứng do sỏi gây nên. Tuy nhiên, việc loại bỏ sỏi khỏi hệ tiết niệu
thường không khó nhưng vấn đề phòng ngừa tái phát sỏi thì rất phức tạp vì cơ
chế hình thành sỏi tiết niệu chưa được xác định rõ ràng [30].
Vì vậy, đối với sỏi hệ tiết niệu việc chẩn đoán, loại bỏ sỏi kịp thời vẫn
chưa đủ mà cần phải có chiến lược dự phòng và theo dõi lâu dài để phòng
ngừa sỏi phát sinh và tái phát.
Xác định tỉ lệ hiện mắc của sỏi hệ tiết niệu và các yếu tố liên quan là
một vấn đề rất quan trọng và cần thiết giúp cho các nhà chuyên môn có cái
nhìn tổng thể về bệnh, giúp các nhà quản lý hoạch định chiến lược phòng
ngừa cũng như đầu tư nguồn lực cho công tác điều trị, giúp cho người dân có


5
những kiến thức cần thiết về loại bệnh này và cùng với ngành chức năng phối
hợp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Xang (Hà Nội) [54] và Ngô Gia Hy
(Thành phố Hồ Chí Minh) [18], chưa có thống kê đầy đủ về tỷ lệ mắc bệnh
trong quần thể. Do vậy việc tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh của sỏi hệ tiết
niệu trong cộng đồng dân cư là vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu nhằm
góp phần tìm hiểu dịch tễ học của loại bệnh lý thường gặp này.
Tại tỉnh Quảng trị và huyện Cam lộ chưa có tác giả nào nghiên cứu về
tình hình và đặc điểm sỏi hệ tiết niệu trên địa bàn.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài  

 nhằm 2 mục tiêu :
1. 

2. 










6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU



1.1. NGUYÊN NHÂN SỎI HỆ TIẾT NIỆU
Sự hình thành sỏi không phải do một bệnh đặc biệt, mà là hậu quả của
nhiều rối loạn. vì vậy sự phát sinh sỏi có nhiều nguồn gốc khác nhau, đặc biệt
tùy thuộc vào từng loại sỏi. tuy nhiên có một số nguyên nhân chung như sau:
1.1.1. Yếu tố di truyền
Rất quan trọng đối với sỏi cystin và acid uric. Sỏi cystin xuất hiện ở
bệnh nhân đái ra cystin kiểu gen đồng hợp tử vai trò di truyền trong sỏi acid
uric cũng rất rõ ràng [44].
Đối với sỏi canxi yếu tố di truyền khó xác định, tuy nhiên người ta thấy
có những trường hợp sỏi canxi ở trong một số người của dòng họ. yếu tố
cường canxi niệu thường tạo ra sỏi niệu có khả năng truyền theo đa gen.
1.1.2. Các dị dạng bẩm sinh và mắc phải
Là nguyên nhân thuận lợi để tạo ra sỏi do ứ đọng và nhiễm khuẩn.
nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn các thành phần được bài tiết qua thận. các
dị dạng bẩm sinh phổ biến nhất là hẹp chổ nối bể thận – niệu quản, hẹp niệu
quản, hẹp cổ BQ,, thận đa nang, thận hình móng ngựa, lao hệ tiết niệu, gập
NQ,….
1.1.3. Yếu tố địa dƣ và khí hậu
Yếu tố này rất thường được các nhà dịch tễ học đề cập [47]:
Khí hậu nóng quanh năm, đổ mồ hôi suốt ngày, nếu không uống bù đủ lượng
thoát ra thì tỷ trong nước tiểu gia tăng, lượng nước tiểu thấp, tinh thể dễ kết tụ
thành sỏi.
Trời nắng quanh năm, ánh nắng nhiều làm cho sinh tố D gia tăng hấp
thụ canxi.

7
1.1.4. Chế độ ăn uống
Thức ăn chứa nhiều purin dễ gây sỏi purin [51].
Có những loại gạo , rau, chè uống có nhiều canxi, oxalat, dễ sinh sỏi.

Nguyễn Hải Thủy và cộng sự phân tích sinh hóa nước tiểu của bệnh
nhân SHTN tại bệnh viện TW Huế năm 1992-1993 đã cho thấy có sự liên
quan giữa sỏi và tăng thải oxalat niệu , nguyên nhân có thể do thức ăn chứa
nhiều oxalat (rau , quả) và nghèo canxi làm dễ hấp thu oxalat ở ruột [45]
1.1.5. Chế độ sinh hoạt
Tình trạng bất động lâu ngày do bệnh tật, gãy xương viêm xương mãn tính.
Nghề nghiệp ít vận động, ngồi lâu ngày dễ phát sinh sỏi [48].
1.1.6. Rối loạn chuyển hóa và nhiễm trùng
SHTN có thể phát sinh do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể gồm :

- Thức ăn có nhiều canxi như sữa , một số ngũ cốc
- Thiếu vitamin A
- Thiếu vitamin B6.
- Thức ăn thiếu phospho [17].
1.1.6.2. - 
- Viêm xương mạn tính (gãy xương nhiều chỗ, lao xương).
- Viêm khớp mạn , lao khớp.
- Các bệnh hủy xương. Ung thư di căn vào xương làm tăng canxi niệu
(ung thư tiền liệt tuyến, vú, thận, phổi) [30].
1.1.6.3. 
- Cường tuyến cận giáp trạng (nguyên phát hoặc thứ phát)
1.1.6.4. 
Tụ cầu , liên cầu, proteus có khã năng biến ure nước tiểu thành amoni
và cacbone dioxide để hình thành phosphats amoni- magne không hòa tan và
kết tụ thành sỏi xung quanh bạch cầu thoái hóa và xác vi khuẩn… Do đó viêm
thận bể thận mạn tính hay có sỏi.

8
1.2. CƠ CHẾ BỆNH SINH SỎI TIẾT NIỆU
1.2.1. Kết thể Carr

Ở những người hay bị sỏi tái phát , Carr nhận thấy ở đầu của ống góp
quanh các gai thận có những hạt sỏi nhỏ, tròn, cứng. Các hạt này được cấu tạo
bởi canxi phosphat và mucoprotein [17].
1.2.2. Đám Randall
Randall cho rằng, nếu tháp đài thận bình thường, nhẵn thì sỏi khó kết
tụ. ngược lại, trong trường hợp bị viêm đài bể thận, tháp đài bể thận bị biến
thể thượng bì đài bể thận bị viêm, tháp đài thận bị mòn, lở thì tinh thể sẽ bị
kết tủa lại, tạo thành những đám vôi hóa bong ra, tháp đài thận sẽ trở nên sần
sùi , nơi đó sẽ là nơi để cho sỏi tiếp tục hình thành [17].
1.2.3. Hoại tử tháp đài thận
Trong một số trường hợp như đái đường, viêm thận bể thận mạn hay
dùng các thuốc kháng viêm không Steroid kéo dài người ta nhận thấy có sự
hoại tử của tháp đài thận. Những đám tế bào hoại tử sẽ là nòng cốt để các chất
hòa tan trong nước tiểu như canxi đóng xung quanh và tạo ra hòn sỏi [18].
Nhiều tác giả đã cắt các hòn sỏi nhỏ ở đài thành các lớp mỏng và nhận thấy ở
nhân của sỏi, có các tế bào hoại tử còn tồn tại. Đó là những nhân khởi điểm
của hòn sỏi.
1.2.4. Tác dụng của chất dạng keo
Chất keo có trong lượng phân tử cao và thương xuyên di động sẽ ngăn
cản tinh thể không kết tụ thành sỏi, hoặc có kết tụ thì chất keo sẽ bao bọc
xung quanh để sỏi không lớn được [18]. Qua kính hiển vi điện tử, Lichtwitz
đã khám phá ra ở mỗi hòn SHTN đều có một phôi nhân do chất kết tụ và xung
quanh là chất keo bao bọc. Butt gọi các chất keo là chất che chở . Trong cơ
thể, các chất keo che chở có mucin, mucoprotein, acid hyaluronic, acid
chondroitin sulfuric, acid nucleic [17].

9
Nếu lượng chất keio bị giảm hay trong lượng phân tử hạ thấp thì khả
năng che chở kém đi, tinh thể sẽ dễ kết tụ thành sỏi.
* Lượng chất keo có thể giảm trong các trường hợp sau:

- Nước tiểu nhiễm trùng.
- Hỗn loạn nội môi: như trong hội chứng Cushing. Trong những
trường hợp stress liên tục , trường hợp shock thì cortison tăng và lượng keo
cũng giảm đi.
* Khả năng di động và che chở của chất keo có thể bị giảm khi:
- Có vật lạ trong nước tiểu (như máu cục, sợi huyết, xác vi khuẩn, tế
bào mủ, sợi chỉ không tiêu, …) những vật này sẽ là nhân thu hút tinh thể để
dễ kết thành sỏi. Ngô Gia Hy [17], [18] đã lấy trong bàng quang ra những vật
như kim cài đầu, dây thép, ông thông, sợi tóc, cọng cỏ, dây phanh xe đạp, dây
truyền dịch,… có sỏi kết tụ xung quanh.
- Niêm mạc đường tiết niệu bị viêm.
- Nước tiểu quá kiềm.
- Tắc nghẽn đường tiểu gây ứ đọng nước tiểu.
1.2.5. Tác dụng của mucoprotein
Theo Boyce, Bake và Sison thì sỏi niệu loại canxi và axid uric đều có
một nhân khởi điểm hữu cơ mà cấu trúc là mucoprotein hay
mucopolysaccharide đơn thuần. Mucoprotein là loại protein đặc hiệu có nhiều
glucid. Người bình thường, lượng mucoprotein niệu trung bình là 90-
120
mg/
24
h
. ở người SHTN, lượng này có thể lên đến 500-1000
mg
/24
h
.
Mucopolysaccharide rất dễ kết hợp với canxi để tạo thành những nhân hỗn
hợp không tan, làm khởi điểm cho kết tụ thành sỏi [17], [18].
Bake và Sison trên thực nghiệm thấy rằng ở các sinh vật có SHTN, thì

các tiểu quản bài tiết ra rất nhiều mucopolysaccharide là một trong những
yếu tố chủ yếu của màng đáy mao mạch. Theo Thomas, nếu có những
mucopolysaccharide thuộc loại koe che chở, ngăn cản sự kết tinh sỏi thì cũng
có những mucoprotein toan thuộc loại làm hạt nhân cho sỏi uric [18].

10
1.3. CÁC LOẠI SỎI TIẾT NIỆU THƢỜNG GẶP:
1.3.1. Sỏi canxi
Chiếm tỉ lệ từ 80-90% trường hợp [48]. Bình thường canxi sau khi
được lọc qua cầu thận sẽ được tái hấp thu ở ống thận. Canxi trong nước tiểu
tăng tỷ lệ thuận với lượng canxi hấp thu qua cầu thận [18]. Hormone tuyến
phó giáp trạng sẽ làm tăng nồng độ canxi hấp thu qua ruột và đồng thời phóng
thích canxi từ xương vào máu do đó sẽ làm tăng canxi niệu và đồng thời
phóng thích canxi từ xương vào máu do đó sẽ làm tăng canxi niệu như đã bàn
ở trên (Cường phó giáp trạng, gãy xương lớn bất động lâu ngày, dùng nhiều
vitamin D và corticoid, di căn ung thư sang xương làm hủy xương…), tuy
nhiên có tới 40-60% các trường hợp không tìm thấy nguyên nhân của tăng
canxi niệu [30]. Nồng độ canxi cao trong nước tiểu không phải là một yếu tố
quyết định để hình thành SHTN mà chỉ là một yếu tố thuận lợi.
1.3.2. Sỏi oxalat
Chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới (78%), thường kết hợp với canxi
để tạo thành sỏi oxalat canxi.
Theo Prien thì chiếu vitamin B
6
trong cơ thể là nguyên nhân sinh ra sỏi
oxalat. Thực nghiệm trên chuột, nhận thấy thức ăn thiếu vitamin B
6
sẽ tạo ra ở
ống thận và gai thận những tổn thương giống mảnh Randall ở thận người và
oxalat được kết tinh lại. Ngược lại cho vitamin B

6
sẽ làm giảm bớt sự bài tiết
oxalat trong nước tiểu [18].
Những trường hợp bệnh lý phần cuối của ruột non như bệnh Crohn, cắt
một đoạn dài ruột,… làm cho muối mật không được hấp thủ nên không được
phục hồi tại gan và bài tiết qua mật nên các chất mỡ không được kết hợp với
muối mật để hấp thu mà bị tồn động ở ruột sẽ kết hợp với canxi và xà phòng
hóa. Chất này không hấp thu qua ruột được mà sẽ giải phóng ra oxalat, hấp
thu vào máu, rồi tiết ra nước tiểu làm tăng oxalat niệu [17].

11
1.3.3. Sỏi phosphat
Thường gặp nhất của sỏi phosphat là loại amoni-magné-phosphat,
chiếm tỉ lệ 5-15% số lượng sỏi, thường có kích thước to, hình san hô, màu
trắng ngà, cản quang, hình thành do nhiểm khuẩn, đặc biệt là do vi khuẩn
proteus. Vì vi khuẩn này có men urease làm phân hủy ure thành amoniac, làm
nước tiểu bị kiềm hóa, nếu pH nước tiểu trên 7 thì phosphat sẽ kết tủa [27].
1.3.4. Sỏi uric
Tỷ lệ sỏi uric thay đổi tùy theo từng tác giả. Acid uric có thể kết tinh
đơn thuần hoặc kết hợp với natri thành urat natri.
Acid uric dễ tan trong môi trường kiềm, dễ kết tinh trong môi trường
acid, khi pH nước tiểu dưới 6, [17]. Các nguyên nhân dễ tạo sỏi uric:
- Lượng acid uric được bài tiết quá nhiều trong nước tiểu .
- Tỷ trọng nước tiểu tăng cao do nước tiểu bị cô đặc nhiều như trong
trường hợp mất nước do đổ mồ hôi khi làm việc ở môi trường nóng bức.
- Sỏi acid uric dễ xuất hiện khi chuyển hóa chất purin trong cơ thể tăng
lên thường gặp do các nguyên nhân:
* Dùng thức ăn có nhiều chất purine như lòng heo, bò, cá ,cá khô,
mắm…
* Bệnh Goutte.

* Phân hủy các khối ung thư khi dung hóa trị liệu.
Có thể ngăn cản sự hình thành của sỏi acid uric bằng cách cho bệnh nhân
uống Allopurinol (Zyloric) và uống nhiều nước để pha loãng nước tiểu [27].
1.3.5. Sỏi cystin
Được hình thành do một bất thường của việc tái hấp thu ở ống thận của
cystin và một số acid amin khác như lysin, arginin. Sỏi cystin thường là đơn
thuần và ít khi phối hợp với các loại sỏi khác [27].

12
1.3.6. Tỷ lệ phần trăm thành phần các loại sỏi
Theo Ngô Gia Hy, sỏi canxi 81%, oxalat 78%(kết hợp với các loại khác
75%), sỏi phosphat 56%, acid uric 5% và cystine 0,2% [17], [18].
Theo Nguyễn Mễ, sỏi canxi oxalat và phosphat chiếm tỷ lệ cao nhất 80% rồi
đến amoni magne-phosphat 15%, acid uric 2-3%, cystin [27].
Trong hội thảo về SHTN ở Việt Nam, tháng 12 năm 1993 thì thành
phần hóa học của SHTN ở miền Bắc Việt Nam làm [50]:
Sỏi oxalat canxi kết hợp với cãni phosphat 80%.
Sỏi canxi phosphat 17%
Sỏi acid uric và cystin 3%
Theo Nguyễn Bửu Triều [32]:
Sỏi canxi hay gặp nhất 60- 80%
Amoni-magne phosphat 5-15%
Acid uric 1-20%
Cystin 1-12%
1.4. TRIỆU CHỨNG SỎI HỆ TIẾT NIỆU
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
Một số bệnh nhân SHTN có thể hoàn toàn không có triệu chứng lâm
sàng, một số khác chỉ có những triệu chứng không điển hình như đau nhẹ âm ĩ
vùng thắt lưng, mặc dù có sỏi rất lớn, thậm chí gây biến chứng thận ứ nước,
suy thận nhẹ,…). Các triệu chứng lâm sàng có thể gặp ở bệnh nhân SHTN:

1.4.2. Triệu chứng cơ năng
- Đau vùng thắt lưng: Cường độ có thể từ nhẹ, mơ hồ đến rất dữ dội,
bệnh nhân có thể đau vùng hạ vị, đau hố chậu hai bên, thường đau tăng lên
khi vận động mạnh [17].
- Cơn đau quặn thận: Do tắc nghẽn gây giãn cấp đường tiểu, thường do
sỏi NQ hay sỏi bể thận NQ. Cơn đau hay xảy ra sau một hoạt động mạnh,

13
gắng sức, đau dữ dội, từng cơn, đau lan từ sau lưng ra trước bụng, từ trên
xuống dưới vùng bẹn, hạ vị, cơ quan sinh dục ngoài và mặt trong đùi, đau kéo
dài từ vài phút đến vài giờ, ngoài cơn bệnh còn đau âm ỉ vùng hông, đái nhiều
hơn sau cơn đau. [27], [48].
- Rối loạn đi tiểu: Tiểu khó, tiểu láu, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu bí (sỏi BQ-
NĐ) [27], [48].
- Thay đổi màu sắc nước tiểu: Tiểu máu, tiểu dục, khi có nhiểm khuẩn
kèm theo [44].
- Tiểu ra sỏi: Thường xảy ra sau một cơn đau quặn thận [17].
- Vô niệu: Do sỏi niệu quản một bên hoặc hai bên [54].
1.4.3. Triệu chứng thực thể
- Ẩn các điểm đau (điểm NQ trên, giữa, dưới, sườn lưng, sườn sống) [54].
- Thận lớn một bên hoặc hai bên, dấu chạm thận, bập bềnh thận
dương tính.
- Khám có cầu BQ nếu sỏi BQ hay NĐ gây tắc, bí tiểu .
- Khám nước tiểu: có thể thấy nước tiểu đỏ có máu hay đục do có mủ.
- THA: theo Hoàng Mai Trang, có mối liên hệ giữa SHTN và THA, sỏi
thận chiếm tỷ lệ cao nhất 55,4%, sỏi NQ 20,4%, sỏi thận – NQ 19,7%, sỏi BQ
4,5%. SHTN có nhiễm trùng niệu thì tỷ lệ THA cao hơn [46].
1.4.4. Cận lâm sàng
1.4.4.1. 
Các xét nghiệm máu và nước tiểu thường ít giá trị trong chẩn đoán xác

định SHTN, chủ yếu giúp xác định nguyên nhân và biến chứng:
- Công thức máu: Phát hiện thiếu máu trong suy thận mạn, bạch cầu
cao trong nhiễm khuẩn niệu.
- Ure, creatinine máu: tăng trong thận.
- Điện giải độ máu: phát hiện rối loạn chuyển hóa canxi- photpho, phát
hiện rối loạn điện giải trong thận.
- Điện giải độ niệu: Chú ý canxi, photpho, các thành phần dễ tạo sỏi.

14
- Sinh hóa niệu: Protein, oxalate, urate, …
- Tế bào vi trùng niệu: phát hiện nhiễm trùng đường tiểu, tiểu máu,…
- Cấy nước tiểu.
- Để chẩn đoán xác định sỏi chủ yếu dựa vào hai xét nghiệm thăm dò
hình thái học là X quang hay SA.
1.4.4.2. X quang h
X quang rất quan trọng trong chẩn đoán sỏi, đã được áp dụng từ lâu
trong lâm sàng. Trong đó, XqKCB là phương pháp thăm dò X quang đơn giản
nhưng lại có hiệu quả trong chẩn đoán sỏi. Hầu hết các SHTN ở Việt Nam
đều cản quang, XqKCB chỉ bỏ sót một tỷ lệ nhỏ sỏi không cản quang [12].
Theo A. Fournier, các sỏi cản quang gồm: Oxalat canxi, phosphat canxi,
cystine, ammoni- magne phosphat, các sỏi không cản quang là acide uric,
xanthine, 2-8 dihydroxyadenine, urate d’ammonium, amiloide,…
Hình ảnh SHTN là những đốm cản quang nằm ở vị trí thận, bể thận, trên
đường đi của NQ hoặc ở trong BQ hay NĐ. Trên XqKCB còn cho phép
chúng ta thấy được bóng thận lớn, teo và phải loại trừ những hình ảnh cản
quang ngoài thận như hình vôi hóa của hạch mạc treo, vôi hóa tĩnh mạch và
những hình ảnh cản quang nằm ở đại tràng,

Hình 1: 


15
1.4.4.3.  
Kể từ khi SA được áp dụng và chẩn doán trong y học, cho đến nay đã
có những bước tiến nhảy vọt về kỹ thuật, về phương tiện và chỉ áp dụng trong
việc chẩn đoán SHTN. SA là một phương tiện chẩn đoán được áp dụng nhiều
vì đây là một phương pháp đơn giản, không xâm nhập, hiệu quả chẩn đoán
chính xác cao và có nhiều ưu điểm mà các phương pháp khác không có được:
SA không độc hại cho người bệnh lãnh người khám có thể làm đi làm lại
nhiều lần nếu cần thiết, giá thành rẻ,…[4].
Chuẩn bị bệnh nhân khi SA thận thì theo các tác giả không có một sự
chuẩn bị nào là cần thiết. SA bàng quang nhất thiết bệnh nhân phải uống nhiều
nước, nhịn tiểu và chỉ khám khi thực sự muốn tiểu, lúc đó bàng quang căng lên
chứa đầy nước tiểu, đẩy ruột non lên phía trên, quan sát dễ dàng hơn [4].
Tư thế bệnh nhân: Đối với SA thận, có hai ưu thế có thể được chấp
nhận tư thế nằm ngữa và tư thế nằm sấp, ngoài ra, có thể dùng tư thế nằm
nghiêng để thăm khám thận bên đối diện. khi thăm khám SA thận, nhất thiết
phải so sánh thận hai bên phải và trái [21].
Các mặt cắt ở tư thế nằm sấp (có đệm ngang bụng):
- Mặt cắt dọc: chếch nhẹ lên phía cao và vào trong rất có lợi vì nó có
cắt được theo trục lớn của thận.
- Mặt cắt ngang: được thực hiện từ cực dưới của thận xoay ngược cho
đến cực trên thận (thường xoay từ 0 – 80 độ ).
- Mặt cắt liên sườn: Được thực hiện trong hai khoang liên sườn cuối
cùng. Trong một số trường hợp, mặt cắt này cho phép kiểm tra cực trên của
thận, đặc biệt là thận trái.
1.4.4.4. 
- Thận hình hạt đậu với rốn thận ở phía trong, gồm hai vùng cấu trúc rất
khác nhau [34].
- Vùng Echo giàu (tăng âm) không đồng nhất ở ngay trung tâm rốn thận
(gồm mạch máu, khoang đài bể thận, mỡ, bạch huyết).


16
- Vùng Echo nghèo đồng dạng bao quanh vùng echo giàu trung tâm,
tương ứng với vùng nhu mô thận. echo ở vùng này nghèo hơn echo nhu mô
gan. Thứ tự độ hồi âm được sắp xếp từ echo giàu đến echo nghèo như sau:
Xoang thận  gan lách  vỏ thận  tủy thận.
Nhu mô thận giới hạn ở xung quanh bằng một đường viền đều đặn,
echo giàu do lớp mỡ bao quanh thận gây ra, đường này đặc biệt rỏ nét ở mặt
trước 2 thận. ở bên phải đường này phân cách thận với gan (ngách Morision),
ở bên trái, phân cách thận với đuôi tụy và mặt dưới lách [4].
Không có một cấu trúc dịch nào trong rốn thận, nếu các khoang đài bể
thận không giảm thì hầu như không có khả năng nhìn thấy chúng trong thận
bình thường trên SA.
- Thăm khám SA hai niệu quản (NQ):
Bình thường NQ không thấy được trên SA, chỉ có thể thấy rõ NQ khi
có những bất thường như ứ nước, ứ mủ do sỏi, chít hẹp dị dạng NQ gây tắc,…
trong những trường hợp này, NQ thường giãn kèm với sự giãn và ứ nước của
đài bể thận. Di chuyễn đầu dò dọc theo đường đi của NQ sẽ giúp chúng ta
phát hiện được nguyên nhân gây hẹp, tắc nghẽn niệu quản như sỏi NQ chít
hẹp niệu quản bẩm sinh, u, …
- Khám SA bàng quang: khám khi BQ đầy nước tiểu. BQ bình thường
thành trơn láng, không có dị vật, nước tiểu trong BQ trong (echo trống).
1.4.4.5.  SHTN
- Sỏi thận:
Trên SA hình ảnh sỏi dù là loại cản quang hay không cản quang đều có
hai dấu cổ điển [4].
- Một cung echo giàu ở phía trước, thường đồng nhất.
- Bóng lưng phía sau.
Vị trí của sỏi thận có thể nằm ở nhu mô, ở đài thận hay bể thận, kích
thước có thể lớn nhỏ, có thể một viên hoặc nhiều viên. Trong sỏi đài bể thận

có hình thái sỏi san hô phát hiện trên SA bởi những chùm sỏi liên tiếp nhau
che lấp hết cấu trúc của xoang thận và mặt sau của thận.

17
Thận bị sỏi có thể bị teo nhỏ. Bờ thận gồ ghề, nham nhở không đều.
Phản ứng của echo giàu của xoang thận lan tỏa biểu hiện một tính trạng viêm
nhiễm đài bể thận mạn tính, tổ chức xoang thận xơ hóa. Thận có thể lớn ứ
nước, ứ mủ.
- Thận ứ nước:
Thận bị ứ nước khi tồn tại một lượng dịch trong vùng trung tâm xoang
thận biểu hiện một vùng echo trống (echo free), làm cho đài bể thận giản ra.
- Sỏi NQ:
Sỏi NQ không gây tắc nghẽn thì khó thấy qua SA. Thường sỏi NQ kèm
thận ứ nước, NQ giản nên chẩn đoán tương đối dễ dàng qua SA [48].
- Sỏi bàng quang:
Rất dễ chẩn đoán bằng SA [4], sỏi thường tròn, trơn láng, di động dễ
theo tư thế của bệnh nhân. BQ bị sỏi có thể bị viêm cấp hoặc mạn biểu hiện
bởi thành dày đôi lúc gồ ghề không đều.
Tóm lại, SA có một giá trị rất lớn trong việc chẩn đoán SHTN, giúp các
nhà lâm sàng chẩn đoán xác định sỏi (cả cản quang và không cản quang) mà
còn cho phép đánh giá về kích thước sỏi, số lượng hình dạng sỏi và cả những
biến đổi về hình thái của hệ tiết niệu do ảnh hưởng của SHTN gây ra.

Hình 2: 

18
1.5. BIẾN CHỨNG SỎI HỆ TIẾT NIỆU:
SHTN không được chẩn đoán và điều trị sớm, có thể gây ra biến chứng
sau:
- Đái máu đại thể.

- Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể nhiễm khuẩn huyết, khi nặng có thể gây
sốc nhiễm trùng Gram âm. Theo Nguyễn Kỳ và cộng sự thì giữa sỏi thận và
nhiễm khuẩn niệu có một sự liên quan chặt chẽ;
- Viêm thận bể thận cấp, thận ứ nước ứ mủ
- Bí tiểu
- Vô niệu: gây suy thận cấp, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời
- Viêm thận bể thận mạn, tái phát nhiều đợt
- Suy thận mạn: đây là biến chứng đáng sợ, được gặp khá nhiều, điều
trị khó khăn và tốn kém.
1.6. ĐIỀU TRỊ [30]
1.6.1. Điều trị nội khoa
Một câu hỏi lớn được đặt ra, và cũng đã được nghiên cứu từ rất lâu, đó
là: có thể uống thuốc làm tan được hòn sỏi hay không? Nhiều nhà nghiên cứu
Tây y cũng như Đông y đã nghiên cứu vấn đề này, và theo sự hiểu biết như
hiện nay, thì có thể kết luận được như sau:
Đối với các hòn sỏi nhỏ và trơn láng, thì nhờ sự nhu động của niệu
quản, hòn sỏi sẽ di chuyển dần để được tống ra ngoài. Điều này có thể xảy ra
một cách tự nhiên, chớ không phải nhờ tác dụng của thuốc làm cho “ bào
mòn” hòn sỏi như một số người thường nghĩ. Tuy nhiên, thuốc lợi tiểu làm
tăng dòng nước tiểu, thuốc chống viêm không phải corticoid làm cho niêm
mạc niệu quản không bị phù nề làm cản trở sụ di chuyển của sỏi có tác dụng
tốt để làm cho hòn sỏi di chuyển thuận lợi.

19
Chỉ có một loại sỏi có thể tan được dưới tác dụng của thuốc, đó là sỏi
acid uric. Đây là những loại sỏi không cản quang, ở phương tây thường gặp
hơn ở nước ta. Trường hợp này nước tiểu rất acid: pH< 6 và sỏi sẽ tan nếu
chúng ta cho thuốc làm kiềm hóa nước tiểu. Cách điều trị như sau:
- Phải cho bệnh nhân uống nhiều nước, mỗi ngày trên 2 lít nước, và
bệnh nhân phải có số lượng nước tiểu trên 2 lít/ 24 giờ .

- Làm kiềm hóa nước tiểu bằng các loại thuốc:
Bicarbonate de Na: 5-10 g/ngày.
Foncitril 4000: từ 1-4 viên/ngày. Foncitril là thuốc có chứa các hóa chất
citratesodium, citratepotasssium, acidcitrique, và trime’thyl phloroglucinol.
Cách dùng: Liều tấn công: mỗi ngày uống từ 3-4 viên, cho đến khi pH
nước tiểu lên đến7. Sau đó dùng liều duy trì, mỗi ngày từ 1-2 viên, và phải
duy trì pH nước tiểu từ 6,5-7, cho đến khi nào siêu âm thấy hòn sỏi đã tan hết.
Hungarie cũng có sản xuất các loại thuốc tương tự tên gọi là Malurit và
Magurlit, tác dụng cũng giống như Foncitril.
Allopurinol(Zyloric) là thuốc ức chế purine, liều dùng từ 100 – 300mg
mỗi ngày, tùy thuộc theo pH nước tiểu. Dùng cùng với Foncitril cho đến khi
sỏi tan hết.
Để làm tán sỏi, trong trường hợp sỏi lớn có khi dùng thuốc liên tục
trong nhiều tuần. Điều này có thể có thể làm cho bệnh nhân khó chịu do tác
dụng phụ của thuốc như buồn nôn, cồn cào, tiêu chảy. Do đó cần uống
Zyloric sau khi ăn cơm. Có khi bệnh nhân bị nổi mẩn ở da, ngứa, chức năng
gan bị sủy giảm. Trong các trường hợp như vậy, cần phải bơm thuốc trực tiếp
vào bể thận để làm tan sỏi. Có thể đặt thông niệu quản loại nhỏ lên đến bể
thận, và chuyển nhỏ giọt dung dịch bicarbonate vào bể thận. Cần dùng thông
niệu quản nhỏ để nước tiểu có thể chảy quanh ống thông xuống bàng quang
và thận không bị căng chướng.

20
Trong một số tương hợp sỏi nhỏ và xuống phần ba dưới của niệu quản,
có thể dùng thông niệu quản có giỏ để kéo sỏi. Đây là một loại thông đặc biệt,
luồn cho thông lách được qua hòn sỏi, thì sẽ cho giỏ bung ra, hòn sỏi sẽ lọt
vào trong giỏ và được kéo ra theo ống thông.
Điều trị nội khoa sau phẫu thuật mổ lấy sỏi:
+ Vấn đề tái phát sau phẫu thuật là một vấn đề lớn gây nhiều lo lắng
cho cả thầy thuốc và bệnh nhân. Vậy những yếu tố nào là những yếu tố thuận

lợi cho sự tái phát sỏi?
+ Có ba yếu tố chủ yếu mà phẫu thuật viên cần giải quyết tốt lúc phẫu
thuật, đó là:
Không để sót sỏi, nhất là các sỏi nhỏ nằm sâu trong đài thận. Sỏi còn
sót sau phẫu thuật sẽ là một yếu tố làm duy trì nhiễm trùng niệu, và hòn sỏi sẽ
to ra nhanh chóng; Không để tồn tại các chỗ hẹp trên đường tiết niệu. Các chỗ
hẹp thường gặp là:
- Hẹp ở cổ bể thận do sự bắt chéo của động mạch cực dưới hay do bệnh
lý bẩm sinh của cổ bể thận;
- Sự gấp khúc của niệu quản;
- Sự xơ hẹp này phải được giải quyết tốt bằng phẫu thuật lúc lấy sỏi.
Nhiễm trùng niệu nhất là trong trường hợp nước tiểu có lẩn mủ, màu
đục. Sau khi lấy sỏi phải bơm rửa xoang thận trước khi đóng lại. Nếu đã có
thận ứ mủ, thì ngoài việc lấy hết sỏi phải mở thận ra da để dẫn lưu thận thật
tốt cho đến khi nước tiểu trong trở lại. Cần phải mở thận ra da cả trong trường
hợp kiểm tra bằng ống thông thấy niệu quản thông tốt, vì trong các trường
hợp nhiễm trùng đường tiết niệu trên, nhu động của niệu quản trở nên yếu
kém, nên có sự ứ đọng trong xoang thận, và sự ứ đọng này sẽ duy trì nhiễm
trùng niệu.

21
Ngoài ba yếu tố nói trên, cần phải hướng dẫn bệnh nhân điều trị sau
phẫu thuật nhằm các mục tiêu là:
- Thanh toán cho hết nhiễm trùng niệu.
- Uống nước đầy đủ để nước tiểu không bị cô đặc.
- Chế độ ăn uống thích hợp.
- Chế độ dùng thuốc hỗ trợ.
* Thanh toán nhiễm trùng niệu sau mổ lấy sỏi là rất cần thiết vì nhiễm
trúng sẽ làm thay đổi pH nước tiểu, và đó là nguyên nhân gây tái phát sỏi.
Nhiễm trùng đường niệu cần phải điều trị từ 4-6 tuần vì vi trùng ẩn náu trong

các tổ chức sẹo xơ của chủ mô thận, nơi mà máu đến được rất ít và do đó
thuốc kháng cũng khó đến được. Vì vậy cần phải điều trị kéo dài hơn trường
hợp nhiễm trùng đường niệu dưới, và phải cho thuốc dưới sự hướng dẫn của
kháng sinh đồ.
* Cho bệnh nhân uống nhiều nước để đảm bảo lượng nước tiểu mỗi
ngày trên 2,5 lít, và uống rải ra trong ngày cho nước tiểu không lúc nào bị cô
đặc. Đối với các trường hợp nông dân làm việc ngoài nắng, hoặc công nhân
làm việc ở nơi nóng bức, phải mất nhiều mồ hôi, thì phải uống đủ nước lúc
đang làm việc.
* Chế độ ăn uống:
Phải giảm các thức ăn chứa nhiều chất calci, nhất là trường hợp trong
nước tiểu có nhiều chất calci. Đối với các trường hợp khác, việc giảm calci
trong khẩu phần thức ăn không phải là thật cần thiết, vì thiếu calci trong khẩu
phần thức ăn có thể dẫn đến sự tăng hấp thu của acid oxalique qua đường
ruột.
Giảm purin và acid oxalique trong khẩu phần thức ăn là cần thiết hơn.
Như vậy, không nên ăn các chất thịt cá đã có lên men, cụ thể là lòng heo hay
lòng bò, thịt cá kho như khô mực, tôm khô, lạp xưởng vì thịt cá trong quá
trình lên men, các nhân tế bào sẽ bị phân hủy và tạo ra chất purine.

22
Giảm các thức ăn có chức nhiều acid oxalique như rau muống, chocolat,
cafe’.
Nên dùng các thuốc hỗ trợ chống sự hình thành sỏi. Chất phylate làm
giảm sự hấp thu của calcium qua đường ruột. Chất phulate có nhiều trong cám
gạo. Có thể dùng cám gạo đem rang cho thơm, và lấy nước sôi lọc lấy nước
uống hàng ngày. Sinh tố B6 có tác dụng tốt trong việc chống sự tạo sỏi
oxalate (theo thí nghiệm của Prien). Những loại thuốc lợi tiểu loại thiazide sẽ
giúp sự tái hấp thu của chất calci qua ống thận, nhờ đó chất calci được giảm
bớt trong nước tiểu. Thuốc thường dùng có thể là Hypochlorothiazide

(Esidrex). Hypochlorothiazide có thể được dùng đơn độc hoặc phối hợp với
Amiloride (biệt dược có tên là Modure’tic).
Những thuốc hỗ trợ cần phải được dùng kéo dài trong nhiều tháng mới
có kết quả. Những bệnh nhân có tiền sử đái ra sỏi nhiều lần hoặc sỏi tái phát
sau mổ phải mổ lại lần thứ hai, phải điều trị như trên.
1.6.2. Điều trị ngoại khoa

- Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong các trường hợp điều trị nội khoa
thất bại, hoặc không có chỉ định điều trị nội khoa;
- Điều trị nội khoa thất bại như trong trường hợp sỏi niệu quản, điều trị
nội khoa và theo dõi trong vòng ba tháng mà hòn sỏi không có dấu hiệu di
chuyển (qua hai lần chụp phim X quang) đồng thời bệnh nhân cảm thấy đau
đớn, khó chịu, không lao động được.
Không có chỉ định điều trị nội khoa khi chụp phim UIV thấy đường tiết
niệu bị giãn nở phía trên hòn sỏi như:
- Sỏi niệu quản và niệu quản bị giãn nỡ phía trên hòn sỏi hoặc thận
chướng nước hay thận câm trên phim UIV.
- Sỏi bể thận lớn, không có khả năng ra được, mặc dù có thận chướng
nước hay không, vì sỏi bể thận chậm gây thận chướng nước hơn là sỏi niệu
quản.

23
- Sỏi bể thận có kèm theo sỏi nhỏ ở đài thận;
- Sỏi kẹt ở đài thận lớn, gây chướng nước một nhóm đài thận;
- Sỏi niệu có gây nhiễm trùng, thể hiện có nhiều bạch cầu trong nước tiểu.

* :
Nguyên tắc chung trong phẫu thuật sỏi niệu là:
- Lấy hết sỏi.
- Đảm bảo đường tiết niệu được thông tốt sau khi lấy sỏi. Nếu kiểm tra

lúc phẩu thuật thấy có các chỗ hẹp, thì phải giải quyết các chỗ hẹp ấy. Các
chỗ hẹp ấy là:
+ Hẹp cổ bể thận do dị tật bẩm sinh như sinh lý cổ bể thận, động mạch
cực dưới cổ bể thận v.v
+ Niệu quản bị gấp khúc, thường gặp nhất là ở phần niệu quản bắt chéo
với các mạch máu sinh dục ở đoạn thắt lưng.
+ Niệu quản bị hẹp ở đoạn cuối gần bàng quang.
+ Chỗ hẹp có thể thụ đắc do hòn sỏi nằm lâu trong niệu quản, gây ra
hiện tượng viêm xơ.
+ Niêm mạc của niệu quản bị phù nề, bám dính vào hòn sỏi, và khi lấy
sỏi, kiểm tra trên hòn sỏi thấy có niệu mạc bám vào. Như vậy, lòng niệu quản
sẽ có một đoạn mất niêm mạc, thành niệu quản sẽ dính vào nhau, sau này gây
ra hẹp niệu quản.
Trong những trường hợp như vậy, thì sau khi lấy sỏi cần phải đặt thông
nòng niệu quản, để cho niệu quản không bị gấp khúc và niệu quản lành chung
quanh ống thông. Thời gian đặt thông nòng từ 1-3 tuần, tùy theo thương tổn
nhiều hay ít.
* 
Gồm sỏi bàng quang, sỏi trong xoang tiền liệt tuyến và sỏi kẹt niệu đạo.
- Đối với sỏi bàng quang:

24
- Nếu sỏi nhỏ, có thể dùng kỹ thuật bóp sỏi, cho hòn sỏi vụn ra và bơm
rữa lấy hết mảnh vụn.
- Nếu sỏi lớn thì mổ lấy sỏi.

- Nếu sỏi kẹt ở lỗ sáo, thì mở rộng lỗ sáo: xẻ lỗ sáo phía dưới chỗ hãm
của dương vật và nạy sỏi lấy ra.
- Nếu sỏi bị kẹt ở phần niệu đạo phía sau bìu, thì có hai cách:
+ Đẩy sỏi trở lại bàng quang và bóp sỏi.

+ Nếu đẩy không được, có thể mở bàng quang và bơm nước dưới áp lực
từ niệu đạo vào bàng quang, áp lực nước sẽ đẩy hòn sỏi ngược vào bàng
quang và lấy ra qua ngã bàng quang. Sau đó, đặt thông niệu đạo và khâu kín
bàng quang. Làm như vậy sẽ không gây xây xát ở niệu đạo gây hẹp niệu đạo
sau này.
Cần lưu ý là lúc bơm nước để đẩy hòn sỏi vào bàng quang, cần phải
gây tê tủy sống hay gây tê ngoài màng cứng, cho các cơ thắt được giãn nở,
hòn sỏi mới có thể được đẩy ngược vào bàng quang theo dòng nước. Khi gây
tê như vậy, thì bàng quang mất cảm giảm, do đó khi bơm nước để đẩy hòn
sỏi, cần mở bàng quang, để cho bàng quang không bi căng nước, tránh biến
chứng vỡ bàng quang do bơm qua căng.

Hòn sỏi sẽ bị kẹt trong xoang tiền liệt tuyến. Khi mở bàng quang, cho
ngón tay qua cổ bàng quang đến xoang tiền liệt tuyến, thì cảm nhận được hòn
sỏi. Có khi nhìn từ trên bàng quang xuống có thể thấy hòn sỏi ”ló mũi” vào
bàng quang, nhưng khi cho ngón tay vào để móc hòn sỏi ra, thì hòn sỏi sẽ lăn
tròn trong xoang tiền liệt tuyến và không thể móc ra được. Thậm chí có người
dùng thông sắt để cố đẩy hòn sỏi trở lên nhưng thong sắt sẽ lách bên cạnh hòn

25
sỏi và khó đẩy lên được. Cho kìm gắp sỏi từ trên xuống cũng gặp khó khăn vì
vị trí của hòn sỏi nằm rất sâu.
Kỹ thuật sau đây sẽ giúp chung ta lấy được hòn sỏi dễ dàng nhất, kể cả
các hòn sỏi lớn kẹt trong xoang tiền liệt tuyến:
- Cho ngón trỏ của bàn tay trái vào hậu môn đến tiền liệt tuyến và đẩy
tiền liệt tuyến lên trên và ra phía trước: hòn sỏi sẽ được nâng lên và giữ cố
định trong xoang tiền liệt tuyến.
- Cho ngón trỏ của bàn tay phải vào bàng quang cho đến cổ bàng quang
và đẩy mép sau của cổ bàng quang xuống dưới. Kết hợp sức đẩy của hai ngón
tay, hòn sỏi sẻ bị đẩy trở vào bàng quang mà không gây thương tổn hay xây

xát gì cho cổ bàng quang.
Sau khi lấy sỏi và đặt thông Foley vào niệu đạo và khâu kín bàng
quang. Đặt ống dẫn lưu trước bàng quang và khâu thành bụng thành hai lớp.
Những thành tựu mới trong điều trị sỏi niệu:
Phẫu thuật lấy sỏi đường niệu dưới và lấy sỏi niệu quản thường đơn
giản, đem lại kết quả chắc chắn, vì có thể giải quyết cùng một lúc việc lấy sỏi
và chữa lại những bất thường của đường tiết niệu như hẹp cổ bể thận, niệu
quản bị gấp khúc hay bị xơ hẹp v.v
Tuy nhiên, phẫu thuật lấy sỏi thận nhất là trường hợp sỏi ở đài thận và
chủ mô thận còn dầy thường là không đơn giản. Hơn nữa ở các nước phát
triển, chi phí ngày nằm viện rất cao, nên người ta có xu hướng muốn tìm ra
một phương pháp giải quyết sỏi, nhất là sỏi thận mà không cần can thiệp
phẫu thuật. Như vậy bệnh nhân khỏi phỉa đau đớn lúc mổ, đồng thời rút ngắn
được số ngày điều trị.
1.6.3. Các phƣơng pháp mới hiện nay để giải quyết sỏi niệu là:
- Phá sỏi ngoài cơ thể.
- Phá sỏi qua da.
- Lấy sỏi niệu quản qua nội soi.

×