“NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI DỰ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ
TRÍ PHẢI VÀ TRÍ LỰC, HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU”
“RESEARCH LAUNCHES NEW RURAL CONSTRUCTION PROJECT IN TRI PHAI
AND TRI LUC TOWNSHIPS, THOI BINH DISTRICT,
CA MAU PROVINCE"
“ИССЛЕДОВАНИЕ И РАЗВЕРТЫВАНИЕ ПРОЕКТА ПОСТРОЕНИЯ
"СЕЛО НОВОГО ТИПА" В ДЕРЕВНЯХ ЧИ ФАЙ И ЧИ ЛЫК, УЕЗД ТХОЙ
БИНЬ, ПРОВИНЦИЯ КА МАУ”
PGS.TS. Trần Thị Kim Xuyến
Trưởng Khoa Xã Hội học Trường Đại học Bình Dương
Phó Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu triển khai dự án xây
dựng nông thôn mới” tại xã Trí Lực, Trí Phải huyện Thời
Bình, tỉnh Cà Mau
I. Dẫn nhập
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia đang
phát triển, trong đó có Việt Nam. Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to
lớn. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng
đều giữa các vùng, đặc biệt các khu vùng sâu, vùng xa như các tỉnh cực Nam của tổ quốc ở đồng
bằng sông Cửu Long.
Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, GS.VS. Cao Văn Phường đã từng nhấn
mạnh, “Khái niệm nông thôn phải được hiểu một cách hợp lý. Theo nghĩa rộng hơn, nó bao gồm
cả thị trấn, nơi mà sự tồn tại và phát triển gắn liền và phụ thuộc vào nông thôn… muốn phát
triển nông thôn, cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu như: phát huy công nghiệp, thủ công
nghiệp truyền thống; xây dựng các xí nghiệp mới tại địa phương; lựa chọn công nghệ; quan tâm
tới những điều kiện chế biến nông sản…”
1
. Những đề xuất từ cách đây 20 năm của ông, cho tới
nay vẫn còn nguyên giá trị.
Trong thời gian gần đây, nhận thấy Cà Mau là vùng đất cực Nam của tổ quốc đã từng là
căn cứ địa cách mạng nhưng trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế xã hội lại gặp nhiều khó khăn,
Giáo sư Viện sỹ, Hiệu trưởng Cao Văn Phường đã cùng với nhóm giáo viên và sinh viên của
trường Đại học Bình Dương thực hiện dự án nghiên cứu tư vấn xây dựng nông thôn mới tại xã
Trí Lực và Trí phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Agriculture, farmers and rural areas are the leading concern of developing countries,
including Vietnam. After more than 20 years of renovation, under the leadership of the Party,
agriculture, farmers and rural areas, our country has made comprehensive and significant
achievments. However, these achievements do not measure up to the potential and possible
advantages of the nation and achievement has been uneven across regions, particularly in deep
areas, more remote areas as the country's southernmost provinces in Cuu Long River Delta.
Since the early 90s of last century, Prof. and Academician Cao Van Phuong has
emphasized, "The concept of rural areas must be interpreted in a reasonable manner. More
broadly, it includes the town, the place where the existence and development of the ssociated
rural areas lean and is dependent on farms ... rural development should focus on key issues
1
Cao Văn Phường, “Bài nói chuyện với lớp chuyển giao công nghệ cho cán bộ, đồng bào Khmer vùng đồng bằng
sông Cửu Long” 1990
1
such as promoting industrial and traditional handicrafts, building new factories; technological
choices and interest in agro-processing conditions ... ". The proposals of his last 20 years, so
far, remain valid.
In recent times, Ca Mau, recognized as the southernmost region of the country, was
once a revolutionary base, but in the context of economic transformation of social difficulties,
Graduate Institute Professor, Academician, Principal Cao Van Phuong worked with groups of
teachers and students of Pacific University’s project research consultancy, in the construction
of new rural cooperative of Tri Luc and Tri Phai townships, Thoi Binh district in Ca Mau
province.
Сельское хозяйство, крестьяне, деревня в настоящее время повлекают за собой
самое большое внимание для развивающихся стран, в том числе и для Вьетнама. В
течение 20 лет выполнения политики обновления экономики под руководством
коммунистической партии, сельское хозяйство, крестьяне и деревня нашей страны
достигли больших и всесторонних успехов. Однако, эти достигнутые успехи не
соответственны с потенциалом и способносью, не равны между районами, особенно для
отдаленных районов как южнополюсного района родины в дельте Меконг.
В начале 90-ых годов прошлого века, Профессор – Академик Као Ван Фыонг
подчеркнул: “Понятие деревня должно понять целесообразно. В большом смысле этого
слова оно включает в себя местечки, где существование и развитие связываются и
принадлежат деревне ... для развития деревни нужно сосредоточиваться на основные
проблеммы, как развитие промышленности; традиционных ремесел; создание новых
фабрик на месте; выбор технологии производства; уделение внимания на условия
обработки сельских продукций ...”
2
. Выдвинутые мнения Профессора – Академики 20
лет тому назад и до сих пор сохраняют полную силу.
Заметив, что Камау, южнополюсная земля родины в прошлом была
революционной базой, а в настоящее время в новом обстоятельстве социально -
экономического перехода встречает многие трудности, Профессор, Академик, Ректор
Као Ван Фыонг руководит групой преподавателей и студентов университета Бинь Зыонг
выполнить проекта исследования и построения "село нового типа" в деревнях и Чи Фай
и Чи Лык, уезд Тхой Бинь, провинция Ка Мау.
Mục tiêu của dự án
Mục tiêu chung của dự án là góp phần xây dựng nông thôn mới huyện Thới Bình có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ… phát triển nông thôn
có hiệu quả, phát thảo mô hình nông thôn phát triển trên quan điểm hệ thống kinh tế - sinh thái
con người là trung tâm.
Từ mục tiêu chung đó, mục tiêu cụ thể cần được thực hiện là:
Thứ nhất, hỗ trợ xã Trí Phải và Trí Lực, huyện Thới Bình hoàn thiện đề án nông thôn mới
cấp xã thời kỳ CNH - HĐH theo hướng tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng địa phương
làm chủ với các đặc trưng: kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn
được nâng cao; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát
triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ…
nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở xã thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thứ hai, phác thảo, cung cấp mô hình xây dựng nông thôn mới theo hướng xã hội hóa có
sự tham gia của các bên: người dân, các nhà khoa học và nhà nước cho các xã còn lại trong
huyện trong giai đoạn II, dựa trên kinh nghiệm xây dựng 2 xã điểm, cùng với nó hoàn thiện
2
Као Ван Фыонг “Лекция на аудитории по теме передачи технологии для Хмерских кадров в дельте
Меконг” 1990
2
phương pháp tiếp cận các dự án một cách phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, địa lý, sinh thái
của từng vùng.
Thứ ba, góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu, xây dựng dự án và phát triển cộng đồng
cho cán bộ địa phương theo phương pháp huy động sự tham gia của người dân. Đồng thời, nâng
cao năng lực nghiên cứu và thâm nhập thực tế cho cán bộ giảng viên trường Đại học Bình
Dương, làm phong phú nguồn tư liệu cho các bài giảng chuyên ngành. Đồng thời, tạo điều kiện
cho sinh viên được tiếp cận với thực tế, theo phương pháp học trong khi làm tại hiện trường thực
địa, thực hiện phương châm “Học – Hỏi – Hiểu – Hành” của Trường Đại học Bình Dương.
Nhiệm vụ cụ thể
Để thực hiện mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trên, những nhiệm vụ cụ thể cần thực
hiện bao gồm hai nhóm: nhóm nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng dự án; nhóm nhiệm vụ nâng
cao năng lực
Nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng dự án:
1. Khảo sát cơ bản tình hình kinh tế - xã hội tại xã Trí Phải, xã Trí Lực huyện Thới Bình
làm cơ sở cho việc xây dựng đề án nông thôn mới. Trong đó, chú trọng các tiêu chí thuộc lĩnh
vực nông thôn mới.
2. Hỗ trợ UBND xã Trí Lực và Trí Phải xây dựng đề án nông thôn mới cấp xã năm 2010
– 2015 và định hướng đến năm 2020 trong giai đoạn I làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình tới
các xã còn lại (giai đoạn II).
3. Tổ chức chuyển giao công nghệ có tương lai cho địa phương, nghiên cứu tổ chức xây
dựng trạm trồng giống cây con, tổ chức đào tạo nghề cho con em nông dân.
4. Hỗ trợ UBND huyện Thới Bình tập hợp thông tin và đề án các xã để xây dựng kế
hoạch xây dựng huyện nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
5. Hình thành các đề án xây dựng mô hình nông thôn phát triển trên quan đểm hệ thống
kinh tế - sinh thái, trong đó con người là trung tâm.
Nhiệm vụ nâng cao năng lực:
1. Tập huấn cho cán bộ địa phương phương pháp nghiên cứu (lập bảng biểu thống kê,
phân tích và tổng hợp thông tin) và phương pháp xây dựng đề án nông thôn mới, theo phương
pháp tham gia từ phía người dân, từ đó có khả năng lập kế hoạch cộng đồng và quản lý cộng
đồng hiệu quả.
2. Tập huấn nâng cao kỹ năng vi tính văn phòng cho cán bộ địa phương.
II. Các hoạt động và các sản phẩm:
II.1. Những công việc đã và sẽ thực hiện:
Những công việc đã thực hiện
1. Tổ chức họp báo tại địa phương, theo đó thông báo tình hình thực hiện đề án, tranh
thủ sự ủng hộ và chỉ đạo của cấp tỉnh, huyện và xã.
2. Tiến hành khảo sát sơ bộ, chi tiết hóa đề cương nghiên cứu, hoàn thiện bộ công cụ và
tiến hành nghiên cứu trên quy mô toàn xã Trí Lực và Trí Phải, huyện Thới Bình.
3. Sơ bộ khảo sát nhà máy Đường , công ty của trung ương đóng trên địa bàn xã Trí
Phải huyện Thới Bình.
4. Sơ bộ khảo sát công ty Lâm Sản – Nông trường Sông Trẹm.
5. Thông báo tình hình tiến độ và kết quả sơ bộ cho cấp huyện và cấp xã.
6. Góp ý cho đề án nông thôn mới cấp xã và tham gia phê duyệt quy hoạch nông thôn
mới xã Trí Phải.
3
7. Báo cáo sơ kết kết quả khảo sát cho Ban giám hiệu trường Đại học Bình Dương.
8. Xử lý thông tin và viết báo cáo phúc trình kết quả nghiên cứu.
9. Tuyên truyền về dự án phát triển nông thôn mới của Đại học Bình Dương và kêu gọi
các nhà đầu tư và các nhà hảo tâm hỗ trợ cho việc thực thi đề án nông thôn mới cấp xã tại xã Trí
Lực và Trí Phải.
Những công việc sẽ thực hiện
- Hoàn thiện báo cáo chuyên đề và báo cáo tổng kết.
- Thông báo kết quả nghiên cứu (tổ chức hội thảo).
- Dự kiến chương trình chuyển giao kỹ thuật và công nghệ và thực hiện dự án phát triển
sinh kế cho người dân của trường Đại học Bình Dương.
- Tiếp tục các hoạt động kêu gọi đầu tư và hỗ trợ địa phương.
II. Sản Phẩm:
1. Đề cương chi tiết dự án Nghiên cứu triển khai dự án xây dựng nông thôn mới tại xã Trí
Phải và Trí Lực huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau”.
2. Bộ công cụ khảo sát nông thôn mới: bản hỏi, tiêu chí phỏng vấn sâu, các công cụ đánh
giá nhanh có sự tham gia của người dân.
3. Bộ dữ liệu về kết quả khảo sát dự án (nguồn tư liệu sẵn có tại địa phương; bản xử lý kết
quả định lượng theo phần mềm SPSS14; biên bản phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm; các hình
ảnh, bảng biểu của công cụ đánh gia nhanh có sự tham gia của người dân-PRA; nhật ký thực
địa…).
4. Báo cáo đánh giá nhanh kết quả nghiên cứu.
5. Báo cáo phúc trình kết quả nghiên cứu.
6. Kêu gọi có hiệu quả các nhà đầu tư và hảo tâm đầu tư 7 cây cầu xi măng trên mạng lưới
giao thông xã Trí Phải (hiện đang tiến hành xây dựng).
III. Một số kết quả ban đầu:
Trí Lực và Trí Phải là xã vùng sâu vùng xa của Cà Mau. Nơi có nhiều kênh rạch chằng
chịt, cứ 500m² lại có một con kênh. Giao thông đường thủy phát triển nhưng giao thông đường
bộ rất hạn chế.
Nhìn chung, lao động của 2 xã sống chủ yếu bằng nghề trồng mía, trồng lúa, nuôi thủy sản
và một số ít hơn làm thương mại - dịch vụ. Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển.
Nguồn nhân lực chưa được đào tạo và tập huấn chuyên môn.
Tại địa bàn của hai xã mới chỉ có một nhà máy đường, không có các cơ sở tiểu thủ công
nghiệp.
Thu nhập bình quân đầu người của người dân năm 2009 là 8,2 triệu đồng/người/năm, thấp
hơn so với thu nhập bình quân khu vực nông thôn của tỉnh; trong khi theo tiêu chí nông thôn mới
thu nhập bình quân đầu người của xã phải gấp 1,3 lần mức bình quân thu nhập khu vực nông
thôn của tỉnh.
Những người nghèo không có đất và những người phụ nữ nghèo đơn thân là nhóm gặp
nhiều khó khăn nhất trong cộng đồng. Họ phải đi làm mướn với thu nhập thấp và bấp bênh. Phụ
nữ trong cộng đồng ít có việc làm hơn nam giới. Nếu muốn có việc làm, phải đi làm ăn xa, tuy
4
nhiên vai trò làm vợ, làm mẹ cản trở họ trong việc tìm kiếm thu nhập. Họ có nhu cầu vừa làm
việc tạo thu nhập, vừa có điều kiện làm việc nhà, chăm sóc gia đình.
Người dân và cán bộ địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện hệ thống giao
thông cấp xã vì còn nhiều người nghèo, không có khả năng đóng góp.
Tỷ lệ thanh niên có học vấn cấp III còn thấp, nhiều người muốn tìm việc làm nhưng rất
khó.
Họ muốn có nhà máy xí nghiệp tại địa phương để làm việc hơn là đi xa, muốn được vay
vốn và học nghề. Họ cũng muốn được nâng cao nhận thức, được tiếp cận với thông tin.
IV. Kết luận và những vấn đề cần giải quyết tiếp theo:
Kết luận:
Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu xin nêu một số nhận xét kết luận sau:
1. Người dân xã Trí Lực và Trí Phải thiếu vốn, tư liệu sản xuất, kiến thức và kỹ năng
để sinh kế và tự tạo việc làm, về kinh nghiệm kinh doanh sản xuất trong bối cảnh kinh tế thị
trường. Bên cạnh đó, tâm lý ỷ lại, trong chờ nhà nước và chính quyền địa phương vẫn còn thể
hiện trong một bộ phận dân cư, thậm chí cả một số cán bộ. Họ chờ chỉ đạo để thực hiện hơn là tự
mình chủ động sáng tạo để tìm hiều và giải quyêt vấn đề.
2. Về tiến trình xây dựng đề án nông thôn mới cấp xã theo chương trình mục tiêu “Chương
trình xây dựng nông thôn mới” của nhà nước: Thứ nhất, các tiêu chí xác định đã đạt được (5 tiêu
chí của Trí Lực và 6 tiêu chí của Trí phải) hầu hết là về cơ sở vật chất chứ chưa bao gồm các
hoạt động, chưa kể các cơ sở vẫn chưa thực sự đạt chuẩn (Giao thông, Trường học, Chợ, Bưu
điện, Y tế, Văn hóa). Thứ hai, các đánh giá mang tính cảm tính, không đo lường và không lượng
hóa và không có sự tham gia của người dân. Thứ ba, các tiêu chí khó thực hiện nhất ở địa
phương là: hình thức tổ chức sản xuất; cơ cấu lao động; tỷ lệ hộ nghèo; thu nhập.
3. Nhu cầu được hỗ trợ của người dân và chính quyền địa phương bao gồm:
– Hỗ trợ về kỹ thuật tăng năng suất cây trồng và chế biến nông sản, chuyển giao công
nghệ sinh học như: nấm, men vi sinh để nuôi trồng thủy sản tốt hơn.
– Hỗ trợ các dự án phát triển nghề thủ công để giải quyết lao động nhàn rỗi và lao động
không có đất.
– Hỗ trợ dự án tín dụng nhỏ có kết hợp sinh hoạt cộng đồng và tập huấn kỹ thuật cho
phụ nữ và thanh niên.
– Hướng dẫn người dân cách thức tận dụng đất hoang, đất tạp, đất ven ao vườn còn bỏ
trống.
– Giúp hướng dẫn phương pháp và hỗ trợ kêu gọi đầu tư cho hạ tầng cơ sở và sản xuất.
Những vấn đề cần giải quyết tiếp theo:
1. Trên cơ sở những kết quả thu được qua quá trình điều tra bước 1, nhóm nghiên
cứu tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa công nghiệp trung ương (hiện có) với sự phát
triển kinh tế địa phương, tác động đến đời sống xã hội và phát triển kinh tế nông thôn
theo quan điểm hệ thống - kinh tế - sinh thái.
Ví dụ: Nghiên cứu mối quan hệ các vùng nguyên liệu phục vụ cho các xí nghiệp công
nghiệp, chế biến, vấn đề sinh học, sinh thái,….
Nghiên cứu dự án phát triển làng nghề dựa vào cộng đồng.
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái kết hợp với di tích lịch sử.
5