Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Khái quát địa lý tỉnh Nam Định: Điều kiện tự nhiên docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.2 KB, 12 trang )

Khái quát địa lý tỉnh Nam
Định: Điều kiện tự nhiên

Nam Định - Bộ phận phía Đông Nam giáp biển của châu thổ sông
Hồng
Tỉnh Nam Định nằm giữa hai đứt gãy sâu là đứt gãy sông Hồng
chạy theo sông Đáy và đứt gãy sông Chảy đi xuống theo dòng
sông Hồng ra cửa Ba Lạt, dọc theo đó châu thổ bị sụt lún, khiến
cho bề dày trầm tích Đệ tam và Đệ tứ bên trên nền móng
Nguyên sinh có chỗ dày đến 300m

Tuy nhiên mức độ sụt võng và tuổi sụt võng cũng khác nhau giữa
phần phía tây và phần phía đông núi Gôi.
Tình hình địa chất – kiến tạo như trên đã khiến cho Nam Định nằm
trong vùng động đất có thể đến cấp 8, nhưng lại thuộc miền võng Hà
Nội là phần đất liền của bể dầu khí sông Hồng, tại đây tiềm năng khí
thiên nhiên đã trở thành hiện thực, còn tiềm năng dầu mỏ đang
được tiếp tục xác định thêm. Vị trí Đông Nam giáp biển và nằm giữa
hai sông Hồng sông Đáy cũng khiến cho Nam Định là bộ phận châu
thổ trẻ của đồng bằng sông Hồng, nơi còn chịu tác động của biển do
ảnh hưởng của thủy triều, nước mặn vẫn lan vào qua các cửa sông.

Sự phân hóa đó ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm địa hình, thổ
nhưỡng và thủy văn Nam Định. Tính chất châu thổ hiện đại của tự
nhiên trong tỉnh Nam Định, khiến cho tại đây sông Hồng phải phân
ra nhiều chi lưu để có thể thóat nhanh ra biển, trong đó quan trọng
nhất là sông Nam Định, sau đó là sông Ninh Cơ, sông Sò. Như thế tỉnh
Nam Định chịu sức ép rất lớn của nước sông Hồng và của sóng, thủy
triều biển Đông. Điều này đã cắt nghĩa tầm quan trọng của hệ thống
đê sông, đê biển và các dòng sông nội đồng chi chít trong tỉnh.


Vị trí đông nam và giáp biển của Nam Định trong đồng bằng sông
Hồng còn giải thích sự giảm bớt tính khô lạnh của khí hậu trong tỉnh
về mùa đông và sự gia tăng ảnh hưởng của gió bão, sóng bão và mưa
bão trong mùa hè. So với các tỉnh phía Bắc đồng bằng như Bắc Giang,
Bắc Ninh và so với các tỉnh nằm sâu trong nội địa như Vĩnh Phúc, Hà
Nội, thì số tháng lạnh dưới 18 độ C tại Nam Định giảm một tháng và
số tháng khô cũng giảm một tháng. Lượng mưa cũng nhỉnh hơn so
với phần tây bắc đồng bằng sông Hồng và đặc biệt lớn là vào tháng 9.
Khí hậu của Nam Định còn chịu ảnh hưởng của dải đồi núi chạy theo
rìa tây bắc – đông nam của đồng bằng sông Hồng, đó là bức chắn đối
với gió mùa tây nam, làm tăng thời tiết mưa - ẩm vào mùa đông và
thời tiết nóng khô vào mùa hè, nhất là mạn ven biển.

Đất đai Nam Định có tuổi rất trẻ, non một nửa có tuổi hơn 1.000 năm
và già một nửa có tuổi dưới 1.000 năm, về phía Bắc và phía Nam
đường bờ biển thế kỷ X được đánh dấu bởi một vùng cồn cát cổ trên
con đường vạch từ cửa sông Nam Định đến xã Nam Hồng, huyện
Nam Trực.

Được canh tác thâm canh, thảm thực vật tự nhiên coi như không còn
thay vào đó là một tổng thể những loại cây trồng vô cùng phong phú,
nhiều nhất là lúa, ngô, đỗ, lạc, vừng, các loại rau và hoa quả Đặc biệt
là cửa vùng Ba Lạt có một bãi chim di cư, tạm trú trên con đường di
chuyển từ Bắc bán cầu (vùng Đông Bắc Á) xuống Nam bán cầu (châu
Đại Dương) và ngược lại. Thời gian xuất hiện là cuối thu (tháng 10-
11) và đầu xuân (tháng 3-4). Quan sát đã phát hiện được tới 150 loài
chim, số lượng có khi lên đến 25.000 con, trong đó có một số loài
quý hiếm được ghi trong sách đỏ của Tổ chức bảo vệ chim quốc tế
(cò thìa, choi choi mỏ thìa, mòng biển đầu đen, bồ nông chân hồng ).
Do đó ngày 20-9-1988, vùng đất ngập mặn Xuân Thủy là vùng đất

đầu tiên cuả Việt Nam được ghi vào Công ước quốc tế bảo vệ đất
ngập nước (RAMSAR).

Không những tự nhiên trong tỉnh giàu có về tài nguyên tự nhiên như
khí thiên nhiên, nước khoáng, vật liệu xây dựng, đất đai phì nhiêu,
nông sản và hải sản phong phú, mà còn do vị trí đặc biệt về phía
đông nam giáp biển của đồng bằng sông Hồng.

Hiện nay năng suất lúa bình quân ở Nam Định vào loại cao nhất đồng
bằng sông Hồng và vùng muối Văn Lý cũng lớn nhất đồng bằng. Khởi
đầu từ thành Nam Định xây dựng năm 1804, là thủ phủ tỉnh từ 1832,
thành phố Nam Định còn giữ được nhiều di tích lịch sử - văn hóa
như di tích nhà Trần, tháp Phổ Minh Các mũi nhọn kinh tế có thể là
trồng cây lượng thực, cây công nghiệp (bông, cói), nuôi trồng thủy
sản, làm muối, chế biến nông hải sản, hóa chất, xi măng

Các hợp phần cấu trúc thẳng đứng tự nhiên tỉnh Nam Định

Đặc điểm và hoạt động của tự nhiên tỉnh Nam Định là kết
quả tác động tương tác của sự trao đổi vật chất và năng lượng
giữa các hợp phần địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy
văn và sinh vật trong một thời gian lịch sử địa chất – kiến tạo
lâu dài

Lịch sử hình thành và phát triển để lại những dấu ấn sâu sắc nhất
trên các hợp phần vật chất rắn như nham thạch, địa hình, thổ
nhưỡng.Phần 1: Địa chất – địa hình – thổ nhưỡng Nam ĐịnhBa hợp
phần cấu trúc địa chất – địa hình – thổ nhưỡng gắn bó mật thiết với
nhau. Nham thạch là vật chất tạo nên địa hình và thổ nhưỡng, địa
hình là hính dáng nham thạch, còn thổ nhưỡng là bộ phận mỏng, vụn

bở trên cùng, có tính chất phì nhiêu giúp cho cây cối phát triển. Sự
bền vững của địa hình và sự phì nhiêu của thổ nhưỡng là do tính
chất hóa – lý của nham thạch cùng với lớp phong hóa của nó quyết
định.

a) Các hệ tầng địa chất
Tỉnh Nam Định được hình thành trong một thời gian lịch sử địa chất
– kiến tạo lâu dài, trước hết là từ sau tác động của Himalaya cho đến
ngày nay. Cách đây 23 triệu năm, tạo sơn Himalaya xảy ra do lục địa
Ấn Độ va chạm mạnh vào lục địa Âu – Á đã bắt đầu nâng cao lãnh thổ
nước ta làm nhiều đợt, đồng thời tạo ra các vùng sụt võng, trong đó
có đồng bằng sông Hồng. Tại phần phía Nam sông Hồng thuộc Nam
Định do sụt võng muộn hơn, chỉ có trầm tích Plioxen cũng là nham
tướng vũng vịnh, châu thổ (hệ tầng Vĩnh Bảo), nằm không chỉnh hợp
trên đá biến chất Nguyên sinh sớm (hệ tầng Thái Ninh thuộc phức
hệ sông Hồng. Sang kỷ Đệ tứ một mặt châu thổ sông Hồng vẫn tiếp
tục sụt võng và tách dãn kiểu Riptơ (rift), đối với Nam Định là quá
trình sụt tách do sự hoạt động hồi sinh của hai đứt gãy sông Hồng và
sông Chảy, mà sông Đáy và hạ lưu sông Hồng đang chảy dọc theo.Các
hệ tầng địa chất: Hệ tầng Thái Ninh, Hệ tầng Vĩnh Bảo, Hệ tầng Thái
Thụy, Hệ tầng Hải Hưng, Hệ tầng Thái Bình

b) Đặc điểm địa hình
Tỉnh Nam Định nằm tại phần tiến nhanh ra biển của châu thổ sông
Hồng, nhất là từ sau khi sông Hồng phân ra các chi lưu như sông Trà
Lý, sông Nam Định và sông Ninh Cơ. Nhìn trên bản đồ, rõ ràng là khu
vực tiến nhanh nhất đi từ cửa Trà Lý đến cửa Hà Lạn, tập trung hai
bên tả hữu ngạn cửa Ba Lạt. Khu vực tiến nhanh thứ hai là ở cửa
Đáy, mà nước cũng như phù sa chủ yếu vẫn từ sông Hồng đổ vào
sông Đáy qua sông Nam Định. Khu vực Giao Thủy hàng năm được

bồi khoảng 90ha và khu vực Nghĩa Hưng khoảng 32ha. Như vậy,
toàn tỉnh Nam Định được tăng khoảng 120ha/năm.

Do sự phát triển như vậy mà trên địa phận Nam Định có rất nhiều di
tích bờ biển cổ, như các đầm lầy biển cổ ở hữu ngạn sông Nam Định
và các cồn cát cổ ở tả ngạn sông Nam Định, nơi có đường bờ biển ở
thế kỷ X. Từ đường bờ biển thế kỷ XIX trở ra, ta cũng gặp khá nhiều
các dạng địa hình cồn cát, giúp ích rất lớn cho việc quai đê lấn biển.
Như thế, nhân dân ta cũng đã biết lợi dụng đặc điểm phát triển của
châu thổ để cải tạo nhanh các bãi sa bồi ven biển thành ruộng lúa và
xây dựng các đồng muối tại nơi bờ bỉển không tiến được – do không
có nguồn phù sa phong phú từ một chi lưu quan trọng nào đổ ra,
khiến cho năng lượng sóng dư thừa đã làm xói lở đường bờ biển cát

c) Đặc điểm thổ nhưỡng
Tại châu thổ trẻ này, các hợp phần địa chất – nham thạch, địa hình và
thổ nhưỡng có quan hệ phát sinh rất chặt chẽ, trong đó vai trò quyết
định thuộc về các quá trình sông – biển hình thành châu thổ lấn biển.
Các vật liệu tích tụ sông – biển là nham tướng của các kiểu địa hình
và của thổ nhưỡng. Các quá trình tạo thành địa hình lại phân phối
các vật liệu ấy, đồng thời cũng xác định vị trí của các loại đất. Do vậy,
lớp phủ thổ nhưỡng ở đây gồm hai nhóm đất chính là đất phù sa
sông, đất mặn và đất cát vùng ven biển. Do đó, thổ nhưỡng Nam
Định chia ralàm hai vùng lớn: vùng không còn chịu ảnh hưởng của
biển và vùng còn chịu ảnh hưởng của biển.
Các hợp phần cấu trúc thẳng đứng tự nhiên tỉnh Nam Định (tiếp
theo)

Khí hậu Nam Định mang tính chất chung của khí hậu đồng
bằng Bắc Bộ, là khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh

khô do đồng bằng chịu tác động mạnh nhất của gió mùa đông
bắc, so với dải đồng bằng miền Trung và đồng bằng Nam Bộ

Phần 2: Khí hậu – Thủy văn

1) Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Nam Định mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc
Bộ, là khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh khô do đồng
bằng chịu tác động mạnh nhất của gió mùa đông bắc, so với dải đồng
bằng miền Trung và đồng bằng Nam Bộ. Mặt khác, khí hậu Nam Định
cũng có những sắc thái riêng do vị trí đông nam và giáp biển của tỉnh
Nam Định trong khu đồng bằng Bắc Bộ. Nhiệt độ trung bình tại Nam
Định 23oC. Lượng mưa trung bình năm tại Nam Định bằng
1.757mmm. Như vậy là đạt tiêu chuẩn chí tuyến ẩm. Ngoài ra hàng
năm, Nam Định trung bình có tới 20,6 đợt gió mùa đông bắc, trong
khi đó Thanh Hóa chỉ có 14-15 đợt và các frông lạnh yếu thường
dừng lại ở dãy đồi núi ranh giới giữa Ninh Bình và Thanh Hóa.
Lượng mưa mùa đông do frông lạnh gây nên cũng do tác động bức
chắn của dải đồi núi này mà tăng lên tại vùng đông nam đồng bằng
Bắc Bộ, trong đó có Nam Định, khiến cho một số tháng khô giảm từ
bốn tháng tại Bắc Ninh, Bắc Giang xuống ba tháng tại Hà Nội và hai
tháng tại Nam Định. Đồng thời tính chất lạnh cũng giảm bớt, tại Nam
Định chỉ còn hai tháng lạnh với nhiệt độ dưới 18oC so với ba tháng
lạnh như thế tại các tỉnh ở phần phía bắc đồng bằng Bắc Bộ.

Vì vậy, vụ đông xuân ở Nam Định có chế độ nhiệt ẩm thuận lợi, nhất
là cho lúa. Ngoài ra do vị trí giáp biển, chịu tác động của Vịnh Bắc Bộ,
khiến cho khí hậu Nam Định còn có sự phân hóa giữa phần nằm ngay
bờ biển và phần ở sâu một chút trong đất liền, như phần phí hữu
ngạn sông Nam Định.Do thời gian chuyển tiếp giữa hai mùa gió đông

bắc và tây nam cũng dài tới hai tháng, mà riêng tại đồng bằng Bắc Bộ
trong đó có Nam Định có thời tiết bốn mùa xuân – hạ - thu – đông
tương đối rõ.Đặc trưng nhiệt ẩm trung bình năm và diễn biến mùa
đã khiến cho khí hậu Nam Định nói chung thuộc kiểu “khí hậu chí
tuyến gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh với hai tháng dưới 18oC và có
mùa khô dài hai tháng”. Qua phân tích đặc điểm của từng yếu tố khí
hậu cho thấy các yếu tố đó đều có quan hệ với nhau và tựu trung là
phản ánh nền tảng nhiệt - ẩm của khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm và
diễn biến mùa xuân – hạ - thu – đông tại tỉnh Nam Định.

2) Đặc điểm thủy văn
Là bộ phận ven biển đông nam của châu thổ sông Hồng, có khí hậu
chí tuyến gió mùa ẩm, nguồn nước của tỉnh Nam Định rất phong phú,
nhưng biến đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng của thủy triều. Từ khi
con người đắp đê kiên cố để khai thác tự nhiên, thì sự giao lưu giữa
hai nguồn nước là nguồn tại chỗ do mưa cung cấp và nguồn từ sông
Hồng và các chi lưu bị xáo trộn. Con người phải xử lý sự xáo trộn do
mình gây ra khi muốn sớm thâm canh đồng bằng bãi bồi hàng năm
bị ngập lụt, bằng một hệ thống kênh mương rải khắp đồng ruộng và
các trạm bơm tưới, tiêu và cống tưới tiêu dày đặc ven sông, mà điển
hình là dọc sông Sắt và sông Ninh Cơ.Mật độ lưới sông trong tỉnh
không đủ để tiêu hết nước dư thừa trong mùa mưa lũ, khiến cho rải
rác khắp nơi đều có vùng úng ngập tạm thời, riêng ô trũng Vụ Bản –
Ý Yên có thêm những vùng ngập úng thường xuyên chưa tiêu thoát
được.

Tuy nhiên nếu khai thác hợp lý, phù hợp với điều kiện địa – sinh
thái, thì vùng ngập úng cũng có những thuận lợi riêng, chưa chắc đã
thua kém về hiệu quả kinh tế. Trong tỉnh có khoảng 530,1km sông
ngòi, trong đó có 16 sông ngòi dài trên 10km với tổng chiều dài là

430,4km riêng bốn sông lớn (Hồng, Đáy, Nam Định, Ninh Cơ) dài
251km. Như thế, mật độ mới đạt 0,33km/km2. Vì vậy hệ thống kênh
mương trong tỉnh phải bù vào, đặc biệt là vùng giáp biển vì còn thêm
nhu cầu rửa mặn. Với địa hình bãi bỗi châu thổ, mà sự bồi đắp là do
sông chuyển dòng liên tục, thì hệ thống hồ móng ngựa – di tích của
những khúc uốn cũ đã bị cắt qua và bồi lấp một phần, phải dầy đặc.
Nguồn nước ngầm trong tỉnh khá phong phú và phân bố làm hai
tầng. Do lịch sử địa chất kiến tạo, có sự phân bố nước ngầm khác
nhau giữa phần phía tây đứt gãy kiến tạo qua vùng núi Gôi sụt nông
và phần phía đông sụt sâu. Ảnh hưởng của thủy triều, tác động đến
hướng dòng chảy của sông ngòi và đến độ cao thấp của mực nước
sông vào lúc triều cường và triều ròng thì quanh năm vào hết địa
phận Nam Định và còn sâu hơn nữa./.

Sinh vật là hợp phần hữu cơ khác hẳn về chất với các thành
phần vô cơ, như địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy
văn tạo nên thế cân bằng của môi trường địa – sinh thái.

Hệ địa – sinh thái coi như cân bằng khi sinh vật và môi trường vô cơ
phù hợp với nhau, sinh vật thì phát triển thuận lợi và môi trường thì
được sinh vật bảo vệ, bền vững. Do khu vực ngoài đê biển còn nhiều
bãi triều rộng mà tại Nam Định ngoài các cây trồng, vật nuôi còn có
khá nhiều thực vật và động vật tự nhiên, đó là một điều may mắn cần
tận dụng và gìn giữ.

1) Cây trồng vật nuôi
Cây trồng, vật nuôi nguồn gốc là thực vật và động vật hoang dã, được
chọn lọc, thuần hóa, cho nên về cơ bản sinh vật nuôi trồng địa
phương là sinh vật phù hợp với môi trường. Do đó đi trên đất Nam
Định, nhất là vào mùa mưa, chỉ thấy đồng lúa bát ngát, xanh rờn. Ra

sát biển, cây trồng phù hợp với đất lợ là cói, một cây công nghiệp cho
vô vàn sản phẩm tiêu dùng hữu ích như chiếu, làn, túi xách

Tại các vùng đất cát ven sông, cây phù hợp là rau, màu, cây công
nghiệp ngắn ngày ưa khô chỉ trong mùa cạn. Trong tập đoàn cây
công nghiệp tại Nam Định đáng chú ý có đay (ven sông Hồng), mía
(vùng châu thổ hiện tại trong đê biển), đậu tương (đất bãi bồi cao),
lạc (đất cồn cát cổ).Trong các vườn làng là cả một tập đoàn cây ăn
quả và cây lâu năm khác. Các điểm quần cư nông thôn thường chọn
nơi cao ráo như gờ đất ven sông cũ, các cồn cát cũ, nếu là bãi bồi thì
thường phải đào ao vượt thổ. Ngoài bờ biển, để chống cát bay đã
trồng phi lao cố định cát và lấy bóng râm. Vùng bãi triều được phai
khá mạnh để nuôi tôm quảng canh và thâm canh.

2) Sinh vật tự nhiên
Thực vật tự nhiên chủ yếu mọc trên các bãi triều, từ ngoài vào trong
là quần xã cỏ chịu mặn, rồi đến cây rừng ngập mặn. Trên các cồn cát
có muống biển, sam biển, muối biển. Tại các bãi triều có cỏ gấu, cỏ gà
và đặc biệt là cỏ ngạn. Động vật đáy bao gồm các loài thân mềm như
ngao, vọp, sò và một số loài cua, tôm phổ biến nhất là tôm rảo, tôm
sú, tôm lớt. Những động vật này tập trung ở các đáy cát hoặc bùn cát
của vùng cửa sông.Chim: Cửa sông Hồng là nơi dừng chân và trú
đông quan trọng của chim di cư. Tại Nam Định có một khu bảo tồn
thiên nhiên Giao Thủy được thành lập năm 1989 với diện tích
12.000ha. Có gần 200 loài chim, trong đó có một số loại được ghi vào
sách đỏ quốc tế./.

×