KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỈNH ĐAK NÔNG
Tỉnh Đắk Nông
Địa lý Tỉnh lỵ Thị xã Gia Nghĩa Miền Tây Nguyên Diện tích 6.514,5
km² Các thị xã / huyện 1 thị xã
6 huyện Nhân khẩu Số dân
• Mật độ
• Nông thôn
• Thành thị 385.800 người
59 người/km²
87,1 %%
12,9 %% Dân tộc Việt, Ê-đê, Nùng, M'Nông, Tày Mã điện thoại 501
Mã bưu chính: 55 ISO 3166-2 VN-72 Website [1] Biển số xe: 48 Đắk
Nông là một tỉnh ở Tây Nguyên được thành lập từ năm 2004. Phía
Bắc tỉnh Đắk Nông giáp Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh
Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và Campuchia.
Địa hình
Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường
Sơn, trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500 m so với mặt
biển. Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều
đồng cỏ trải dài về phía Đông. Phía Tây địa hình thấp dần, nghiêng về
phía Campuchia, phía Nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ.
Có 3 hệ thống sông chính: sông Ba, sông Serepôk (các nhánh Krông
Bông, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Nô ) và một số sông nhỏ khác,
nhiều thác nước cao, thuỷ năng lớn.
Các đơn vị hành chính
Đắk Nông có 8 đơn vị hành chính:
Thị xã Gia Nghĩa (tỉnh lỵ)
Huyện Cư Jút (thành lập ngày 19 tháng 6 năm 1990, tách từ
huyện Đăk Mil và thị xã Buôn Ma Thuột)
Huyện Đắk Glong (tên cũ trước tháng 6 năm 2005 là huyện Đắk
Nông)
Huyện Đắk Mil (có từ năm 1975)
Huyện Đắk R'Lấp (còn gọi là Kiến Đức, thành lập ngày 22 tháng
2 năm 1986, tách ra từ huyện Đắk Nông cũ)
Huyện Đắk Song (tách từ huyện Đắk Nông cũ và Đắk Mil)
Huyện Krông Nô
Huyện Tuy Đức (thành lập trên cơ sở xã Đăk Buk So tách ra từ
huyện Đắk R'lấp cũ (1-2007))
Khí hậu
Khí hậu vùng này tương đối ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm 24°C,
tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5°C. Thời tiết
và lượng mưa phụ thuộc theo mùa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô hạn, nhiều khe suối khô
cạn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất
lớn, nhiều năm bị ngập lụt ảnh hưởng đến giao thông.
Dân tộc
Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có các dân tộc người Việt (Kinh), Êđê,
Nùng, M'Nông, Tày cùng sinh sống.
Kinh tế, nông nghiệp
Đắk Nông có diện tích đất canh tác màu mỡ, chủ yếu là đất bazan,
thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê, cao su, hạt
tiêu Tỉnh cũng rất giàu trữ lượng khoáng sản, đặc biệt là quặng bô-
xít dùng để sản xuất nhôm.
Năm 2005 GDP bình quân đầu người ở Đăk Nông là $370. Tỷ trọng
công nghiệp chiếm 17,8 % GDP năm 2005, từ 6,9 % năm 2000
(trước khi tách tỉnh); dịch vụ tăng lên 24,4 % từ 14,2 %. Trong khi
đó nông nghiệp giảm xuống 57,8 % từ 78,9 %.
Đắk Nông là một trong những tỉnh liên tục đứng ở cuối bảng xếp
hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm.
Văn hóa
Nét đặc sắc của Đắk Nông có lẽ vẫn phần nào là rất nhiều của Đắk
Lắk do một thời gian dài tỉnh này là một khu vực của Đắk Lắk.
Vùng đất này có nền văn hoá cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân
tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ
nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài
hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng
nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn.
Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự
hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hoá dân gian Việt Nam: bộ đàn
đá của người M'Nông (huyện Lăk - Đăk Lăk), bộ chiêng đá được phát
hiện tại Đắk R'lấp có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T'rưng,
đàn K'lông pút, đàn nước, kèn, sáo Nếu đúng dịp, du khách sẽ được
tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ
hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo
nhịp của cồng, chiêng.
Thưởng ngoạn những ngọn thác đẹp ở Đắk Nông
Đắk Nông là tỉnh mới được thành lập từ năm 2004 trên cơ sở được
chia tách từ tỉnh Đắk Lắk. Đến với Đắk Nông, du khách không chỉ
được thưởng ngoạn phong cảnh vùng đất đỏ bazan trải dài ngút mắt,
cảnh sông, suối, núi đồi hiền hòa và tĩnh mặc mà còn “nghe” được
tiếng gọi của đại ngàn cất lên từ những con thác hùng vĩ.
Thác Dray Sáp
Đắk Nông còn có bề dày truyền thống bên cạnh không gian văn hóa
đa sắc màu của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Nơi đây đang là
điểm đến khá thu hút bước chân du khách
Đắk Nông có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cư trú như các dân tộc
Ê Đê, Nùng, Tày trong đó nhiều nhất là dân tộc M’Nông. Chính vì
thế, đây còn là “quê hương” của nhiều sử thi và nhiều loại nhạc cụ
như đàn T’rưng, chiêng đá, đàn nước làm say đắm lòng người.
Từ TP. Hồ Chí Minh theo quốc lộ 14 khoảng 230 km, khách sẽ đến thị
xã Gia Nghĩa- thủ phủ của tỉnh Đắk Nông. Nơi đây còn được mệnh
danh là “phố núi” bởi những con đường thoai thoải, đồi nối tiếp đồi
và những văn phòng, ngôi nhà nằm dưới những vòm cây thông ba lá
êm đềm xanh đến ngút ngàn tầm mắt.
Giữa cái không gian chung của Tây Nguyên, thoạt nhìn Đắk Nông
tưởng như không gì đặc sắc, thậm chí các dịch vụ du lịch còn quá
nghèo nàn bởi đây là tỉnh mới chia tách được hơn 4 năm. Tuy nhiên,
nếu đã từng đến với Đắk Nông, nhiều người phải thừa nhận rằng
những ngọn tháp hùng vĩ nơi đây và nền văn hóa M’nông là những
“sản phẩm du lịch” độc đáo, không “đụng hàng” với bất kỳ địa
phương nào. Những ngọn thác hùng vĩ nơi này có sức thu hút mạnh
mẽ khiến du khách đã đến đây đều chọn một tua thăm thác.
Thác Gia Long
Điểm đầu tiên du khách thường đến là thác Dray Sáp, ngọn tháp
hùng vĩ được cho là đẹp nhất Tây Nguyên. Thác Dray Sáp cùng với
tháp Gia Long và khu du lịch Trinh Nữ là cụm cảnh quan đầu tiên
được đưa vào khai thác du lịch. Thác cao 20m, trải dài khoảng 100m,
được tạo bởi sự hợp lưu của dòng sông Chồng và sông Vợ. Ngày cũng
như đêm, thác Dray Sáp ầm ào đổ nước tạo nên màn bọt nước trắng
xóa. Nếu gặp người dân địa phương hay có hướng dẫn viên hướng
dẫn, trên con đường quanh co men theo ngọn tháp, khách sẽ được
nghe kể về câu chuyện tình yêu đẹp như cổ tích về ngọn tháp này.
Thác Trinh Nữ
Không xa thác Dray Sáp là thác Gia Long, không gian của ngọn thác
này cô tịch đến mức khách chỉ nghe được tiếng nước đổ ầm ì, tiếng
chim chóc và tiếng của trái tim mình ngân lên thổn thức. Ngọn thác
này có tên là Gia Long bởi khi xưa vua Gia Long đã từng đến đây để
nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng. Điểm đến tiếp theo tuyến du lịch này là
thác Trinh Nữ. Theo những con đường bằng đá uốn lượn quanh
ngọn tháp, khách có thể nghỉ chân trong những chiếc chòi mái lá
xinh xắn, nghe câu chuyện về người con gái đã quyết tâm gởi thân
mình vào dòng nước bạc khi chuyện tình yêu gặp nhiều trắc trở. Đăc
biệt, nơi đây còn có những tảng đá bazan lớn có kết cấu như than đá
mang những hình thù kỳ dị
Đắk Nông còn nhiều ngọn thác đáng để thưởng ngoạn, mỗi ngọn
mang một vẻ đẹp, một dấu ấn riêng, như: thác Diệu Thanh, thác Ba
Tầng, thác Gấu, thác Ngầm nhưng khi đã đến đây bạn cũng đừng bỏ
qua dịp đi thăm quần thể di tích Nam Nâm Nung. Khu di tích Nâm
Nung hiện còn lưu giữ nhiều dấu tích từ thời kháng chiến chống Mỹ,
như hầm, hào hình chữ Z, bếp Hoàng Cầm Vào khu trung tâm,
khách sẽ gặp một quần thể kết cấu nhà và hầm nối tiếp nhau Khu
du lịch này có diện tích hơn 30km², kéo dài từ phía Tây Bắc địa bàn
xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong đến Lâm trường Đắk N’tao và Khu
bảo tồn Thiên nhiên Nâm Nung. Hầu hết rừng ở đây vẫn còn là
nguyên sinh với các loại gỗ như Kiền Kiền, Sao, Bạch Tùng, Dẻ, Du
Sam, Trâm, Chò Xót
Tuy nhiên, đến Đắk Nông, đi thăm thác và quần thể Nam Nâm Nung,
du khách chỉ mới chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của phong cảnh đại
ngàn. Muốn hòa được tâm hồn mình vào vùng đất này, bạn không
thể bỏ qua làng văn hóa đồng bào dân tộc M’Nông. Từ thị xã Gia
Nghĩa, theo quốc lộ 14 về Buôn Mê Thuột 28 km, rẽ trái một đoạn,
bạn sẽ gặp làng văn hóa đồng bào dân tộc M’Nông. Khi đến đây,
khách hãy dừng chân tại buôn (bon) Bu Prâng - nơi còn lưu giữ hơn
200 pho sử thi M’Nông có giá trị nhân văn lớn.
Buổi tối, khách và chủ sẽ quây quần bên bếp lửa, cùng chung ché
rượu cần ngất ngây. Tiếng kể chuyện rì rầm và tiếng hát vút cao sẽ
đưa hồn bạn đến với những truyền thuyết đẹp của gió ngàn:
Chiều bên dòng Serepok, đi giữa hàng cây khô khốc
Nghe tiếng con chim prô-tốc, prô-tốc, prô- tốc.
Nhìn gốc Pơlăng, dạo miếng đàn krông- pút