Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài giảng bệnh chuyên khoa nông nghiệp : BỆNH HẠI CÂY DỪA ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.81 KB, 7 trang )

đại học cần thơ
đại học cần thơ đại học cần thơ
đại học cần thơ -

- khoa nông nghiệp
khoa nông nghiệp khoa nông nghiệp
khoa nông nghiệp


giáo trình giảng dạy trực tuyến
Đờng 3/2, Tp. Cần Thơ. Tel: 84 71 831005, Fax: 84 71 830814
Website: email:
,






BệNH CHUYêN KHOA
BệNH CHUYêN KHOABệNH CHUYêN KHOA
BệNH CHUYêN KHOA




CHơNG 21:
BệNH HạI CâY D
ệỉA












PHAN III






BENH HAẽI
CAY CONG NGHIEP













Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa
278
CHƯƠNG XXI


BỆNH HẠI CÂY DỪA


BỆNH ĐỐM LÁ PESTALOTIA


I.TRIỆU CHỨNG BỆNH.

Đây là bệnh rất phổ biến trong các vườn dừa. Lúc đầu, trên lá có những chấm
nâu nhỏ, sau đó, lan dần thành đốm nâu với tâm đốm có màu xám đến xám trắng,
viền đốm có màu nâu đen, kích thước đốm bệnh: 2-3mm. Đốm bệnh lớn dần ra, màu
xám trắng, dạng hình bầu dục, kích thước: 1 x 2-3cm, hoặc dạng kéo dài dọc theo
phiến lá, viền đốm bệnh rất hẹp. Trên đốm bệnh ở giai đoạn sau, có các chấm đen,
đó là các ổ nấm được gọi là các đóa đài (khuẩn tích phòng, acervuli).

Bệnh nặng, cả lá bò cháy khô. Cây còn nhỏ mà bò nhiểm bệnh nặng thì có thể
chết; còn ở cây lớn sẽ ít cho trái.

II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH.

Bệnh do nấm Pestalotia palmarum gây ra. Đóa đài phát triển nhô lên khỏi biểu
bì lá, có màu nâu đậm đến đen. Đính bào tử có 4 vách ngăn (5 tế bào), các tế bào ở
giữa của bào tử thì có màu nâu, còn hai tế bào ở hai đầu thì không màu; ở một đầu
của bào tử, có hai sợi phụ bộ. Kích thước đính bào tử: 5 x 10-20 micron.


III. CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH.

- Vệ sinh vườn dừa. Bón phân cân đối, tăng cường bón thêm phân Kali, giúp dừa
tăng khả năng chống bệnh.

- Ở giai đoạn cây còn nhỏ, nên cắt tỉa lá bệnh, đem thiêu đốt và phun Bordeaux
1% để phòng trò bệnh.




Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa
279
BỆNH ĐỐM LÁ HELMINTHOSPORIUM

Trên lá, đốm bệnh có dạng hình thoi với viền đốm không đều. Các đốm thường
liên kết lại, tạo thành các vết cháy lớn chạy dài, có màu xám hiện rõ ở cả hai mặt lá,
vết bệnh trở nên mỏng hơn mô mạnh và có thể bò nứt nẻ. Cây bệnh cằn cổi, chậm ra
trái, tỉ lệ đậu trái thấp, năng suất kém.

Bệnh phổ biến ở các vùng trồng dừa của nước ta. Bệnh do nấm
Helminthosporium sp.

Áp dụng cách phòng trò giống như đối với bệnh Đốm lá Pestalotia.



BỆNH CHẢY MỦ THÂN (Stem bleeding)



Bệnh xuất hiện rải rác nhưng gây thiệt hại trầm trọng. Cây có thể chết nếu
không được trò kòp thời.

I. TRIỆU CHỨNG BỆNH.

Trên thân có những kẻ nứt và chất nhựa hư chảy ra như chất mủ. Nhựa có màu
rỉ sét hoặc màu nâu, nhờn, xuất hiện từ nửa thân cây trở xuống và cách mặt đất độ 1
mét. Phần thân ngay dưới vết nứt chaỷ nhựa bò thối.

II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH.

Bệnh do nấm Thielaviopsis paradoxa. Giai đoạn sinh sản hữu tính của nấm có
tên là Ceratocystis paradoxa.

Nấm xâm nhập vào thân qua các vết thương. Bệnh trở nên nặng trong điều kiện
có ẩm độ cao và đất khi ướt khi khô.

Ngoài nguyên nhân ký sinh, thân dừa bò chảy mủ còn do bò sét đánh, kiến
vương đục phá, bón quá nhiều phân chuồng chưa hoai mục hoặc do bò ngập nước kéo
dài.



Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa
280
III. CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH.

Diệt kiến vương trong vườn dừa. Nếu bệnh do nấm, có thể cạo bỏ phần bệnh,
pha thuốc Copper Zinc trét lên bề mặt vết bệnh, cần bảo vệ lớp thuốc bằng cách trét
tiếp lên lớp thuốc một lớp nhớt hoặc dầu hắc.



BỆNH CHẾT ĐỌT (KHÔ ĐỌT)

Bệnh ít lây lan thành dòch nhưng đôi khi gây hại nặng ở một số nơi. Bệnh
thường xảy ra trên cây đã cho trái.

I. TRIỆU CHỨNG BỆNH.

Đầu tiên, các lá đọt bò mất màu xanh bình thường. Lá có màu vàng nhạt, khô và
rụng. Củ hủ dừa bò thối rửa ra từng mãnh và có mùi hôi. Khi được truyền bệnh nhân
tạo, triệu chứng xảy ra sau 3-9 tháng. Tùy vào ẩm độ không khí, đọt sẽ chết nhanh
hay chậm.

Hiện tượng các lá đọt khô và rụng sẽ lan dần xuống các lá dưới, sau vài tháng thì
cây sẽ không còn đọt nữa.

II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH.

Bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây ra.

III. CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH.

Cần phát hiện bệnh sớm, khoét bỏ phần củ hủ bò bệnh, rồi trét dầu hắc lên.
Phun ngừa bằng thuốc Copper Zinc, phun lên lá xung quanh củ hủ. Trường hợp bệnh
đã nặng, cần đốn bỏ và thiêu hủy phần đọt bệnh.

Do bệnh được lây lan nhờ gió, đối với các vườn dừa có bệnh, cũng cần phun
ngừa cho các cây mạnh bằng thuốc Copper Zinc lên các ngọn cây. Giữ sạch vườn dừa,
dọn sạch cỏ rác không cho kiến vương trú ngụ vì chúng có thể gây vết thương, mở

đường cho mầm bệnh xâm nhiểm.




Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa
281
BỆNH RỤNG TRÁI NON


I. TRIỆU CHỨNG và TÁC NHÂN GÂY BỆNH.

Đây là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam. Trái rụng nhiều khi còn non, cuống trái
bò thối đen. Có ba nhóm tác nhân gây bệnh:

- Do thiếu kích thích tố sinh trưởng: có khoảng 20-30% số trái bò rụng do nguyên
nhân nầy.

- Do biện pháp canh tác chưa thích hợp, chế độ nước tưới và phân bón không đáp
ứng nhu cầu sinh trưởng của cây: có khoảng 20-40% số trái bò rụng do nguyên nhân
nầy.

- Do nhiểm ký sinh: có thể do các nấm !IPhytophthora palmivora, Fusarium,
Pestalotia,Thielaviopsis, Botryodiplodia!i và các vi khuẩn phức hợp. Bệnh chủ yếu là
do nhóm tác nhân ký sinh.

II. CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH.

Tùy vào từng nhóm tác nhân gây bệnh mà áp dụng biện pháp thích ứng, cụ thể
như sau:


- Nếu do thiếu kích thích tố sinh trưởng, có thể phun 2-4 D.

- Nếu do biện pháp canh tác, cần điều chỉnh lại liều lượng phân bón hoặc chế độ
nước cho phù hợp.

- Nếu do ký sinh, phun thuốc Copper Zinc hoặc Aliette khi hoa mới thụ.


BỆNH VÀNG CHẾT MÒN (Cadang - cadang)


I. TRIỆU CHỨNG BỆNH.

Bệnh thường xảy ra ở cây 4-5 tuổi, đôi khi gặp ở cây 1 tuổi. Trên lá, có những
đốm màu cam hoặc vàng, đốm bệnh không có dạng nhất đònh, kích thước: 1-1,5 mm.
Có thể thấy được triệu chứng nầy kể từ lá thứ ba. Lá càng già thì đốm bệnh càng to
Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa
282
và tập trung nhiều đốm hơn, chúng liên kết lại làm vàng loang lổ không đều hoặc
vàng hết cả lá. Lá trở nên dòn, dễ gảy, ngắn lại và mọc thẳng đứng. Sống lá cũng dễ
gảy.

Bệnh nặng thì các lá bên dưới dễ rụng và rụng sớm hơn các lá mới mọc. Lá mới
mọc sẽ ngắn lại dần, từ đó sẽ hình thành một cây dừa có 8-10 lá mọc thẳng đứng.
Ngọn dừa sẽ chết, lá rụng hết, chỉ còn trơ lại thân dừa.

Bệnh thường diễn biến chậm, từ khi mới xuất hiện triệu chứng đến chết là 8-15
năm. Ngoài ra, còn những triệu chứng phụ, như: vớ của cuống lá bò rách, thân nhỏ từ
dưới lên trên, trái sẽ nhỏ lại sau khi bệnh xuất hiện được một năm, số lượng trái sẽ

nhiều hơn bình thường, trái có đáy tròn ra, da trái có những lằn nâu. Khi bệnh nặng
hơn, số trái ít lại, trái nhỏ và kéo dài ra, gié hoa ngắn lại, không có hoa cái. Cây sẽ
không cho gié hoa nữa khi bệnh cho triệu chứng được 3-4 năm. Có thể thấy mo chứa
hoa nhưng mo chết sớm khi đạt được chiều dài 5-7 cm.

II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH.

Bệnh nầy có lây lan, nhưng do chưa phát hiện được tác nhân bên trong cây,
được nghi có thể do virus hoặc mycoplasma hoặc do thiếu chất dinh dưỡng.

III. CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH.

Chưa có biện pháp đối phó hiệu quả. Có thể trồng lại bằng giống dừa sớm,
chăm sóc các cây mạnh còn lại.


BỆNH TEO NGỌN

I. TRIỆU CHỨNG BỆNH.

Phần thân ngay dưới ngọn dừa bò teo nhỏ lại, lá ngắn lại, ít trái hoặc không ra
trái, đỉnh sinh trưởng chết dần mòn. Ngọn trơ nhọn ra như đầu cây bút chì.

II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH và CÁCH PHÒNG TRỊ.

Bệnh do điều kiện đất xấu, đất qúa mặn hoặc qúa phèn. Cần khắc phục các
điều kiện trên.



×