Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ngôn ngữ thơ hôm nay_3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.87 KB, 5 trang )


Ngôn ngữ thơ hôm nay






Chúng ta đã từng quen với hình thức ngâm thơ, bây giờ chúng ta lại trình diễn thơ để
thơ sống và đến với người đọc trong một tư thế mới hơn. Lối trình diễn với sự hỗ trợ của múa,
nhạc, màu sắc lời thơ như hòa vào, chìm lấp trong những thứ hỗn hợp ấy. Lời không rõ,
không nghe được lời thơ và như vậy thơ hay cũng như thơ dở. Nghệ thuật nguyên hợp thơ,
múa, nhạc thời nguyên thủy sống lại ở mức cao hơn, có ý thức hơn, hiện đại hơn. Thơ sống
nhờ vào các nghệ thuật khác, cũng như thơ ẩn cư trong ngôi nhà ngôn ngữ của văn xuôi.
Dù sao thì trình diễn thơ cũng chỉ tồn tại ở những đám đông, trong những lễ hội, những
lúc bốc đồng, lên đồng. Qua đi, thơ phải trở về với mình cả phần hồn và phần xác, không thể
cứ phải nhập hồn vào thân xác kẻ khác “hồn Trương Ba da hàng thịt”, rồi sẽ có bao nhiêu hệ
lụy, trớ trêu dở cười dở khóc. Muốn nói thế nào thì thơ (văn chương) vẫn là nghệ thuật ngôn từ,
một nghệ thuật dùng ngôn từ để khám phá và biểu hiện. Vậy thì muốn hiểu được, cảm thụ
được nghệ thuật đó phải bắt đầu từ ngôn từ. Ngôn từ sẽ làm hiện lên vẻ đẹp hình thức, tư
tưởng, tâm sự mà nhà thơ muốn gửi gắm vào đứa con tinh thần do chính họ tạo tác. “Các nghệ
thuật khác tuyệt đại bộ phận thường lấy chất liệu biểu đạt trong khách thể (màu sắc, đường nét,
âm thanh, hình khối, các loại vật liệu được gia công ). Văn chương có cái khác, chất liệu ngôn
ngữ nằm trong chủ thể (người nói) bởi vậy, việc sử dụng cái chất liệu đó có mối quan hệ rất
đặc biệt với sở biểu của sản phẩm. Người sáng tác, trực tiếp thể hiện khả năng tri nhận và khả
năng tái tạo thế giới trong ngôn ngữ riêng của chính mình. Họ không “lấy cái của thế giới để
mô tả thế giới” mà lấy ngay ở cái vốn riêng của bản thân mình. Đó là ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ
thuật”
(1)
.
Nhưng từ đây lại nẩy sinh ý định và quyết tâm đẩy ngôn ngữ thơ lên bình diện trung


tâm, giữ ưu thế tối cao, xem sáng tạo thơ là sáng tạo ngôn ngữ, kết cấu ngôn ngữ thơ là nội
dung thơ. Nhà thơ vượt ra ngoài chức năng giao tiếp bình thường của ngôn ngữ để thức tỉnh,
giải phóng độc giả khỏi cách diễn đạt khuôn mẫu tạo ra sự cảm nhận mới thì lại cần minh định
một vấn đề: giữalàm thơ và làm chữ. Làm thơ tức là ghi lại những rung động tâm hồn và chữ
chỉ là những ký hiệu ghi lại những rung động thẩm mỹ đó để lưu giữ hoặc lưu truyền chia sẻ
với đối tượng khác. Làm chữ là vật lộn với chữ, nhào nặn sáng tạo chữ để có chữ mới, không
mòn sáo, có nhiều nghĩa theo lối tu từ. Vậy cái thao tác làm chữ là thao tác sau, con người làm
chữ đi theo con người làm thơ. Dù kỳ công đến mấy lao động chữ thể hiện tài chứ không thể
hiện tình. Và quan niệm chữ làm nên nhà thơ đã thay đổi quan niệm về thơ. Dựa vào chữ, đánh
vật với chữ, tìm ra cách đi riêng cho thơ, là một sáng tạo, nhưng không phải là điểm chung, lại
càng không phải là cái đích cho mọi nhà thơ hướng tới.
Trong thơ Việt có một hiện tượng độc đáo và không dễ dàng cho những ai muốn tìm
hiểu, tất nhiên, ngôn ngữ thơ là đối tượng phải chú ý đến trước tiên: thơ Bùi Giáng. Thơ Bùi
Giáng kết hợp cả hai trạng thái: tỉnh và điên, hai tính cách: tài hoa và mê cuồng. Ông từng là
bệnh nhân của bệnh viện Biên Hòa. Vậy có bệnh lý về tâm thần, mất năng lực tự chủ và năng
lực kiềm chế hành vi thể hiện trong những cử chỉ ứng xử hàng ngày và rối loạn tư duy ngôn
ngữ khi hình thành văn bản. Từ văn bản thơ Bùi Giáng, chúng ta nên/ phải phân thành hai:
Những bài thơ, câu thơ tuyệt bút, ngôn ngữ phóng túng, tài hoa. Những bài thơ, câu thơ mê
cuồng, điên đảo, ngôn ngữ rối loạn, đúng hơn là siêu ngôn ngữ.
Ở dạng thứ nhất, tiếng Việt trong sáng, tinh tế, tài tình:
Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
Bỏ người yêu bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con
(Mắt buồn)
Rất gần với từ vựng của Thơ mới lãng mạn 1932-1945: “Một phút nữa thôi - Và màu sẽ
mất - Suối sẽ xa đồi - Như mây xa đất” (Màu thanh thiên nở). Có lúc siêu thoát: “Nghe một lần
vĩnh viễn gặp hư không” (Hư vô và vĩnh viễn). Có khi lãng đãng phong sương: “Khuya thôi về

lạnh phố phường - Ôi buồn khổ lại như càng theo nhau - Một bờ dương liễu bến sau - Nước
cằn cỗi đục như đau lá vườn” (Thiếu phụ trở về). Sáng tạo thơ nhiều khi diễn ra huyền bí: cái
vô thức tiềm thức vận hành quá trình nối liền mơ và thực, chiêm bao kéo dài cái mênh mông
mờ ảo về với cuộc đời, liên thông thiên đường với địa ngục, cái siêu thực dẫn vào hiện thực,
bất ngờ tạo ra những kết cấu lạ mà ở đấy lý trí rơi vào thân phận “con hầu”, lép vế. Thế nhưng
rất tài hoa, sáng tạo.
Ở dạng thứ hai, tiếng Việt biến hóa trong tay nhà ảo thuật:
- Các từ không tuân theo một trật tự lôgic thông thường. Đứng cạnh nhau mà các từ
không có liên quan về ngữ nghĩa, cứ ngơ ngác vô hồn:
Em từ đọ mặt mốt mai
Từ em thánh nữ ra ngoài tiên nương
Em đi nhảy vọt phi trường
Tầm sương sái diện đoạn trường chào em
(Em từ)
- Các từ nằm trong trò chơi đảo chữ, nói lái, vô nghĩa:
Một hôm gầu guộc gầm ghì
Hai hôm gần gũi cũng vì ba hôm
Bôm ha? Đạn hả? Bao gồm
Bồm gao gạo đỏ bỏ gồm gạo đen
(Ngẫu hứng)
- Các từ “lơ lớ” của người ngọng:
Âm u ô úc ôn tù niệm
Yếm ố ư uyên uyển tội từ
(Hán hương u hương)
Tất cả đều không có nghĩa. Thế nên thơ Bùi Giáng, ở dạng thứ hai này, chúng ta không
thể/ không nên để công vào khảo sát. Đây là ngôn ngữ của bệnh nhân tâm thần. Nói thế nhưng
chúng ta lại cần lưu ý đến hiện tượng có nhà thơ như bị thôi miên, bị “tâm thần hóa”, “điên
hóa” trong những khoảnh khắc sáng tạo và xuất thần có được những câu thơ bài thơ trác tuyệt,
lung linh, ám ảnh, khó mà lý giải. Muốn lý giải phần nào hiện tượng này, theo tôi, phải dựa
vào/ vận dụng tư duy hệ thống. Tư duy hệ thống đòi hỏi cách nhìn nhận vũ trụ cũng như từng

vấn đề (trong tự nhiên cũng như trong xã hội) là một toàn thể thống nhất, không tách rời các bộ
phận cấu thành, các hiện tượng đều tác động qua lại nhau, không độc lập mà liên thuộc hữu cơ
với nhau trong cái toàn thể. Đổi mới tư duy nghiên cứu với tư duy hệ thống phải trên cơ sở
khoa học hiện đại, tiếp thu những tri thức truyền thống, kết hợp tri thức khoa học với các tri
thức thu được bằng trực cảm, bằng kinh nghiệm, kết hợp các khả năng lý luận khoa học và cảm
thụ nghệ thuật, thấu hiểu bằng lý lẽ và cả bằng xúc động tâm hồn
(2)
.
Sang thế kỷ XXI, có nhiều điều cần phải đặt ra và suy nghĩ lại trong ý thức tư duy
mới nhằm hình thành và phát triển một cách nhìn mới, một cách hiểu mới. Xã hội có nhiều
biến đổi, mọi suy nghĩ được giải phóng, mọi sản phẩm vật chất tinh thần được tăng cường
với tốc độ lớn. Sáng tác thơ xét về kết quả thành tựu là phải có nhiều sản phẩm, nhiều tác
phẩm. Quan niệm, châm ngôn “quý hồ tinh bất quý hồ đa” đã bị những tư duy năng động
vượt qua. Ý nghĩ về thơ thay đổi, “nàng thơ” bây giờ hiện ra trong những “bộ cánh” có khi
lộng lẫy, có lúc bình thường, lam lũ trong cuộc sống trần tục. Và vì vậy ngôn ngữ trước đây
không thể phù hợp nữa. “Cuộc sống đích thực và chân lý thơ ca không phải luôn đồng nhất
với các mệnh đề ngôn ngữ phổ biến. Nhiều khi do nó mang những chiều kích lớn hơn, tinh
vi hơn, bí ẩn hơn ngôn ngữ nên nó phải phá tung bộ áo ngôn ngữ thô cứng, chật chội để
hiện ra trong sinh thể quyến rũ và vạm vỡ của sự sống và nhiều khi của chính lịch sử. Đó
chính là cuộc sống đang tuôn chảy trong tiềm thức, vô thức của nhà thơ, cuốn trôi đi các bờ
đê ngôn ngữ tạo nên một thác lũ, một phù sa mới” (Đỗ Minh Tuấn). Từ trước tới nay các
nhà lý luận phê bình vẫn thường phân biệt khi nói đến ngôn ngữ văn xuôi và ngôn ngữ thơ,
quan niệm ngôn ngữ thơ thuộc đẳng cấp khác, từ tốn, lịch thiệp cho hợp với “nàng thơ”.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×