Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá sự phục hồi cảm giác sau phẫu thuật thu gọn thành bụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 108 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
[\







TRẦN THỊ THANH TUYỀN






ĐÁNH GIÁ SỰ PHỤC HỒI CẢM GIÁC SAU
PHẪU THUẬT THU GỌN THÀNH BỤNG













LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC














HÀ NỘI – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
[\








TRẦN THỊ THANH TUYỀN






ĐÁNH GIÁ SỰ PHỤC HỒI CẢM GIÁC SAU
PHẪU THUẬT THU GỌN THÀNH BỤNG






CHUYÊN NGÀNH PHẨU THUẬT TẠO HÌNH
MÃ SỐ: 60.72.10





LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. NGUYỄN BẮC HÙNG








HÀ NỘI - 2010

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết
sức nhiệt tình của các thầy giáo trong Bộ môn Phẫu thuật tạo hình và các bạn
bè đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn :
• Ban giám hiệu , phòng đào tạo sau Đại học, Bộ môn Phẫu Thuật Tạo
Hình –Trường Đại học Y Hà Nội.
• Ban giám đốc, phòng Kế hoạch Tổng hợp, Khoa Phẫu Thuật Tạo Hình-
Bệnh viện Xanh-pôn.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến :
PGS.TS Nguyễn Bắc Hùng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Thầy đã tận tình chỉ bảo những kiến
thức quý báu về chuyên môn, nghiên cứu khoa học , dìu dắt tôi để hoàn thành
luận văn này.
PGS.TS Trần Thiết Sơn, bằng tình yêu thương như ruột thịt thầy đã tận
tình định hướng, chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn cũng như trong cuộc
sống . Xin ghi nhớ những lời căn dặn và động viên quý báu của thầy.
Thầy Nguyễn Roãn Tuất đã chia sẽ những kinh nghiệm quý báu của Thầy
trong chuyên môn.
• Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Phẫu Thuật Tạo Hình–
Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa : Phẫu Thuật Tạo Hình- Bệnh viện

Xanh-pon, Phẫu Thuật Tạo Hình & Hàm mặt Bệnh viện Trung ương quân
đội 108. Phẫu thuật bàn tay Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Phẫu
Thuật Tạo Hình & Hàm mặt Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba. Phẫu Thuật Tạo
Hình–Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập.
• Tôi xin chân thành cảm ơn các GS, TS trong hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp , các thầy đã đóng góp nhiều ý kiến và chia sẽ những kinh nghiệm
quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ, anh chị em, bạn bè và
những người thân yêu của tôi.

Bs. Trần Thị Thanh Tuyền




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.


Tác giả luận văn


Bs. Trần Thị Thanh Tuyền














MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số đặc điểm giải phẫu thành bụng trước bên 3
1.1.1 Da và mô dưới da 4
1.1.2. Cấp máu cho da 4
1.1.3. Hệ thần kinh chi phối thành bụng trước bên 5
1.1.4. Sự phân chia vùng da bụng 7
1.2.Cảm giác và dẫn truyền cảm giác 7
1.2.1 Các đường cảm giác 8
1.2.2. Cơ quan cảm giác: 9
1.2.3. Khám cảm giác 10
1.3. Các phương pháp đánh giá cảm giác sau phẫu thuật 11
1.4. Các phương pháp tạo hình thành bụng 12
1.4.1. Lược qua lịch sử các kiểu tạo hình thành bụng 12
1.4.2. Phân độ sa giãn thành bụng trong phẫu thuật thu gọn bụng 16
1.4.3. Các phương pháp THTB hay dùng hiện nay 16
1.4.3.1. THTB mini (Mini – abdomino plasty) 16
1.4.3.2 THTB bằng kỹ thuật cắt ngang dưới có chuyển rốn. 18
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Loại hình nghiên cứu 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu 20
2.4. Các bước thực hiện PT thu gọn thành bụng 25
2.5. Các bước thực hiện khám và đánh giá cảm giác ngay sau mổ 29
2.6. Đánh giá sự phục hồi cảm giác 32
2.7. Theo dõi và đánh giá kết quả 32



CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 Đặc điểm chung 33
3.1.1. Tuổi 33
3.1.2. Giới. 33
3.2. Đặc điểm kỹ thuật THTB 34
3.2.1.Phương pháp mổ 34
3.2.2. Biến chứng sau mổ 35
3.2.3. Số lần mổ 36
3.3. Đánh giá cảm giác trước mổ 37
3.4. Thay đổi cảm giác ngay sau mổ 39
3.5. Phục hồi cảm giác sau 3 tháng 44
3.6. Phục hồi cảm giác sau 6 tháng 49
3.7 . Phục hồi cảm giác sau 9 tháng 52
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 56
4.1. Bàn luận đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu 56
4.1.1. Tuổi 56
4.1.2.Giới 56
4.1.3. Đặc điểm kỹ thuật THTB 57
4.2. Bàn luận về sự thay đổi cảm giác sau PT (giai đoạn sớm) 61
4.3. Bàn luận về sự phục hồi cảm giác thành bụng sau PT (sau 3 tháng,

6 tháng, 9 tháng) 66
4.4. Bàn luận về sự liên quan thay đổi cảm giác thành bụng và
các phương pháp PT 69
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MẪU THU THẬP SỐ LIỆU
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BC: Biến chứng.
BN: Bệnh nhân.
BV: Bệnh viện.
THTB: Tạo hình thành bụng.
KQ: Kết quả.
NC: Nghiên cứu.
NKQ : Nội khí quản.
PP: Phương pháp.
RLCGTB: Rối loạn cảm giác thành bụng.
TB: Trung bình.
TH CCTB: Tạo hình cân cơ thẳng bụng.
TK: Thần kinh .
TRAM: Transverse Rectus Abdominis Musculcutaneous.
PTTH: Phẫu thuật tạo hình.













DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: . Hệ thống mạch thành bụng 4
Hình 1.2 Thần kinh chi phối thành bụng trước: 6
Hình 1.3: Thần kinh chi phối thành bụng trước 6
Hình 1.4: Phân chia vùng da bụng 7
Hình 1.5: Phân chia vùng da bụng 7
H×nh 1.6 : Phân chia vùng da bụng 8
Hình 1 .7: Các kiểu đường rạch 12
Hình 1.8: Các kiểu đường rạch 13
Hình 1.9: Các kiểu đường rạch 13
Hình 1.10: Các kiểu đường rạch 14
Hình 1.11: Các kiểu đường r
ạch 15
Hình 1.12: Các kiểu đường rạch 55
Hình 1.13: Các kiểu đường rạch 17
Hình 1.14: Đường vẽ THTB đường ngang dưới có chuyển rốn 18
Hình 1.15. Vạt da mỡ lấy đi trong THTB đường ngang dưới có chuyển rốn 19
Hình 1.16. Tạo hình rốn trong THTB đường ngang dưới có chuyển rốn 19
Hình 2.1 Dụng cụ nghiên cứu 21
Hình 2.2. Phân chia thành bụng thành 12 vùng 22
Hình 2.3 Đánh giá cảm giác nhiệt 23

H×nh 2.4. Đánh giá cảm giác đau 23
H×nh 2.5. Đánh giá cảm giác xúc giác 24
Hình 2.6. Đánh giá cảm giác xúc giác 25
Hình 2.7. Sơ đồ đường rạch dưới theo KT THTB ĐND có chuyển rốn 25
Hình 2.8. Thì giải phóng rốn khỏi vạt da mỡ 26
Hình 2.9. Thì khâu tạo hình cân cơ thành bụng 27
Hình 2.10 .Đánh giá sự rối loạn cảm giác ngay sau mổ theo 6 vùng 29
Hình 2.11. Khám đánh giá cảm giác nhiệt 30
Hình 2.12. Khám đánh giá cảm giác đau 30
Hình 2.13. Khám đánh giá cảm giác xúc giác 31
Hình 2.14. Khám đánh giá cảm giác “ khoảng cách hai điểm” 32
Hình 3.1. Sự thay đổi cảm giác nhiệt ngay sau mổ 40
Hình 3.2. Sự thay đổi cảm giác tỳ đè ngay sau mổ 44
Hình 3.3. Sự thay đổi cảm giác nhiệt ngay sau mổ 3 tháng 46
Hình 3.4. Sự thay đổi cảm giác tỳ đè sau 3 tháng 49
Hình 3.5. Sự thay đổi cảm giác nhiệt sau 6 tháng 50
Hình 3.6. Sự thay đổi cảm giác tỳ đè sau 6 tháng 55
Hình 3.7. Sự thay đổi cảm giác tỳ đè sau 9 tháng 59
Hình 3.8. Sơ đồ minh hoạ diện bóc tách giữa 2 phương pháp 61
Hình 3.9. Rối loạn cảm giác ngay sau mổ 62
Hình 3.10. Sự phục hồi cảm giác sau mổ 6 tháng 68
Hình 3.11. Sự phục hồi cảm giác tỳ đè ngay sau mổ 69
Hình 3.12. Sự phục hồi cảm giác nhiệt ngay sau mổ 70
Hình 3.13 Sự phục hồi cảm giác tỳ đè sau 3 tháng 71
Hình 3.14 Sự phục hồi cảm giác nhiệt sau 3 tháng 72
Hình 3.15 Sự phục hồi cảm giác tỳ đè sau 6 tháng 72
Hình 3.16 Sơ đồ ranh giới vùng phục hồi và vùng RLCG 73
Hình 3.17 So sánh diện bóc tách giữa 2 phương pháp 74
Hình 3.18 Rối loạn cảm giác nhiệt ngay sau mổ 75
Hình 3.19 Rối loạn cảm giác tỳ đề ngay sau mổ 75

Hình 3.20 Rối loạn cảm giác nhiệt ngay sau 3 tháng 76
Hình 3.21 Rối loạn cảm giác tỳ đè sau 3 tháng 77
Hình 3.22 Rối loạn cảm giác tỳ đè sau 6 tháng 77
Hình 3.23 Rối loạn cảm giác tỳ đè sau 6 tháng 78











DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố theo giới 34
Bảng 3.2: Phương pháp mổ 34
Bảng 3.3: Một số biến chứng sau mổ 35
Bảng 3.4: Số lần mổ 35
Bảng 3.5: Cảm giác nhiệt (4
o
C) trước mổ 37
Bảng 3.6: Cảm giác nhiệt (40
o
C) trước mổ 37
Bảng 3.7: Cảm giác đau trước mổ 38
Bảng 3.8 Cảm giác xúc giác trước mổ: 38
Bảng 3.9: Cảm giác tỳ đè trước mổ 39
Bảng 3.10: Cảm giác nhiệt ngay sau mổ 39

Bảng 3.11:. Cảm giác nhiệt ngay sau mổ 40
Bảng 3.12: Cảm giác đau ngay sau mổ 41
Bảng 3.13: Cảm giác xúc giác ngay sau mổ 42
Bảng 3.14. Cảm giác nhận biết 2 điểm 42
Bảng 3.15: Cảm giác tỳ đè ngay sau mổ 43
Bảng 3.16:. Cảm giác nhiệt sau 3 tháng 45
Bảng 3.17:. Cảm giác nhiệt sau 3 tháng 46
Bảng 3.18: Cảm giác đau sau 3 tháng 46
Bảng 3.19: Cảm giác xúc giác sau 3 tháng. 47
Bảng 3.20. Cảm giác nhận biết 2 điểm 48
Bảng 3.21: Cảm giác tỳ đè 48
Bảng 3.22:. Cảm giác nhiệt sau 6 tháng 50
Bảng 3.23: Cảm giác nhiệt sau 6 tháng 51
Bảng 3.24: Cảm giác đau sau 6 tháng 51
Bảng 3.25: Cảm giác xúc giác sau 6 tháng 52
Bảng 3.26. Cảm giác nhận biết 2 điểm 53
Bảng 3.27: Cảm giác tỳ đè sau 6 tháng 54
Bảng 3.28: Cảm giác nhiệt sau 9 tháng 55
Bảng 3.29:. Cảm giác nhiệt sau 9 tháng 56
Bảng 3.30: Cảm giác đau sau 9 tháng 56
Bảng 3.31: Cảm giác xúc giác sau 9 tháng 57
Bảng 3.32. Cảm giác nhận biết 2 điểm 58
Bảng 3.33: Cảm giác tỳ đè sau 9 tháng 59










DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố theo tuổi 33
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo giới 33
Biểu đồ 3.3: Phân bố theo ph
ương pháp mổ 35
Biểu đồ 3.4: Biến chứng sau mổ 35
Biểu đồ 3.5 Số lần mổ: 36



1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phẫu Thuật Tạo Hình (PTTH) thành bụng là một trong số những trường
hợp phẫu thuật ( PT) thông thường nhất và đứng hàng thứ ba trong PT thẩm mỹ
được thực hiện ở Mỹ trong năm 2008 [9]. PTTH thành bụng được coi là một
phương pháp có hiệu quả, có khả năng giải quyết tối đa các rối loạn về hình thái
cũng như chức năng của thành bụng, như sẹo xấu, rạn da thành b
ụng, giãn cơ
thành bụng, thừa da mỡ thành bụng sau chửa đẻ [ 43 ].
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, cùng với việc phát triển của chuyên
ngành PTTH , đã có nhiều phương pháp tạo hình thành bụng (THTB) được
nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi , luôn có những cải tiến về phương pháp sao
cho đạt được kết quả về vẻ cân đối hài hoà cho thành bụng, khắc phục những
biến đổi sa giãn, hạn chế
đường sẹo, hạn chế biến chứng như tụ dịch sau mổ,

hoại tử, nhiễm trùng [21]. Mặt khác các yếu tố hạn chế kết quả của THTB luôn
là vấn đề mà các PTV quan tâm ưu tiên hơn là việc đánh giá kết quả xa sau phẫu
thuật [25 ].Trong đó có ssự thay đổi cảm giác da thường xảy ra sau một PTTH
nói chung và PTTH bụng nói riêng [25 ].
Những bệnh nhân được PTTH thành bụng cho biết có sự giảm hoặc
m
ất cảm giác ở vùng tạo hình sau PT một tháng hoặc có trường hợp vĩnh
viễn [ 22].
Trong khi đó các PTV luôn xem mục đích đạt được sau PTTH thành
bụng là đường cong thẩm mỹ, họ luôn nghiên cứu những kỹ thuật mới nhằm
mục đích cải thiện vị trí sẹo, chất lượng sẹo và hạn chế các biến chứng, và
không chú ý đến việc còn hay mất cảm giác ở vùng đã phẫu thuật [25 ].
Nhữ
ng nghiên cứu về đánh giá kết quả xa sau PTTH thành bụng cũng rất
ít thấy đề cập đến . Mặc dù trước đây ở nước ngoài đã có một số nghiên cứu về
cảm giác da sau tạo hình vú, sau tạo hình bàn tay và sau tạo hình thành bụng
nhưng ở VN chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào có liên quan đến


2
việc đánh giá sự rối loạn và phục hồi cảm giác da thành bụng sau PTTH bụng
chính vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
ĐÁNH GIÁ SỰ PHỤC HỒI CẢM GIÁC DA THÀNH BỤNG SAU
PTTH THÀNH BỤNG TẠI KHOA PTTH BV XANH-PON VỚI HAI MỤC
TIÊU SAU:

1. Xác định mức độ rối loạn cảm giác sau phẫu thuật tạo hình và các yếu
tố liên quan đến rối loạn cảm giác.
2. Đánh giá sự phục hồi cảm giác da thành bụng sau phẫu thuậ
t.



3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số đặc điểm giải phẫu thành bụng trước bên.
1.1.1 Da và mô dưới da :
Theo tác giả Trần Thiết Sơn [7], trong cuốn "phương pháp giãn da
trong phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ", da và mô dưới da thành bụng được
mô tả như sau:
Thành bụng trước được giới hạn phía trên là mũi ức và bờ sườn thứ 7 đến
thứ 10, phía dưới là mào chậu, bẹn và xương mu, phía ngoài là đường bên – nơi
tiếp giáp với thành bụng bên. Đường trắng giữa chạy dài từ mũi ức đến xương
mu, đường này b
ị ngăn giữa bởi lỗ rốn, ở lớp sâu đường này hòa vào cân cơ
thẳng bụng. Lớp mỡ dưới da của thành bụng mềm và dễ di động, cấu trúc của
lớp mỡ thành bụng trước tương tự như các vùng kế cận như lưng, bẹn, ngực
Tại vùng dưới rốn, lớp mỡ chia thành hai lớp riêng biệt. Lớp nông nằm ngay
trên cân nông Camper, thuộc loại mỡ chuyển hóa, lớ
p này rất dày ở phần dưới
rốn, đặc biệt ở người béo lớp mỡ này có thể dày đến vài chục centimet. Lớp mỡ
này có cấu trúc dạng khoang, tổ chức liên kết tạo nên các vách phân chia tổ chức
mỡ thành các khoang riêng biệt. Các vách dính chặt vào phần chân bì của da,
còn phía dưới dính vào cân Camper. Các khoang mỡ thay đổi kích thước khi tế
bào mỡ tăng hay giảm thể tích. Lớp mỡ sâu nằm giữa hai lớp cân nông ở trên và
cân Scapa ở dưới, lớ
p mỡ này đặc biệt phát triển ở phụ nữ, đây là lớp mỡ cố
định và chỉ tiêu trong trường hợp suy dinh dưỡng kéo dài. Lớp mỡ sâu có giới
hạn rõ ràng, phía trên là đường cong nối hai mào chậu và qua rốn, phía dưới là
hai mào chậu và xương mu. Lớp mỡ sâu không có ở phần trên rốn. Cân Scapa

tạo thành một lớp che phủ toàn bộ thành bụng và hòa với đường trắng giữa.


4
1.1.2. Cấp máu cho da:
Theo tác giả Trần Thiết Sơn [7], trong cuốn "phương pháp giãn da trong
phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ"
Thành bụng được cấp máu bởi các nguồn động mạch khác nhau. Lớp cơ
sâu được cấp máu bởi ba nguồn : vùng trên rốn từ động mạch thượng vị trên,
vùng hạ sườn từ các động mạch liên sườn và lưng, vùng dưới rốn từ nhánh mũ
chậu. Lớp da và mỡ dưới da được cấp máy chủ yếu bởi các nhánh xiên từ cơ

hoặc nhánh động mạch da. Riêng lớp mỡ sâu rất ít mạch máu.
Trong da và lớp mỡ có ba mạng lưới mạch máu nông nối thông với nhau,
sâu nhất là mạng lưới mạch trên cân và dưới cân, mạng lưới trung gian nằm trên
cân nông, mạng lưới trong lớp chân bì, cả ba mạng lưới này đều được nối thông
với nhau bởi các nhánh mạch xiên liên vách khoang mỡ, tạo thành một hệ thống
cấp máu cho toàn bộ chiều dày da.
Hệ thống tĩnh mạch nông tùy hành cùng vớ
i hệ thống động mạch













Hình 1.1 . Hệ thống mạch thành bụng
(Nguồn: Aesthetic Surgery of the Abdominal Wall - 2001 - Melvin A. Shiffman).[ 14]



5
1.1.3. Hệ thần kinh chi phối thành bụng trước bên :
Theo tác giả Melvin A. Shiffman (2001),[ 14 ] đã mô tả như sau :
- Thành bụng trước bên được chi phối bởi 6 dây thần kinh (TK) liên sườn
cuối, các dây TK liên sườn này tiếp tục vào các khoảng gian sườn vào
thành bụng
- Thành bụng trước nhận sự chi phối của những sợi TK dưới sườn, TK
chậu hạ vị, TK chậu – bẹn
- Các dây TK gian sườn chạy xuyên qua lớp sâu của cơ liên sườn trong
và màng giữa cơ liên sườn trong và cơ liên sườ
n trong cùng.
- Mỗi dây TK liên sườn nối với các hạch giao cảm bởi chất trắng và chất
xám mà sẽ dẫn truyền TK sau hạch.
- TK liên sườn 7-8 trên đường đi sẽ chia thành 2 nhánh : nhánh ngoài và
nhánh trong.
+ Nhánh ngoài sẽ tiếp tục chia thành 2 nhánh :
Riêng nhánh trước sẽ đi xuyên qua cơ thành bụng và ra đường nách giữa.
+ Nhánh trong đi ra phía trước, đi giữa hai lớp cơ đó là cơ liên sườn
trong và cơ gian sườn trong cùng ,đi đến sau cơ thẳng bụng s
ẽ chui ra
phía trước và ra da.
- TK liên sườn 9 -10- 11 đi xuyên qua cơ thành bụng và đi giữa cơ ngang
bụng và cơ chéo thành bụng trong, đi ra lớp sau của cơ chéo bụng trong

và cũng tại những điểm tương tự như TK liên sườn 7-8 chúng cũng đi
xuyên ra da như đường đi của TK liên sườn 7 và 8.
- TK dưới sườn 12 xuyên qua cơ ngang bụng và cơ chéo bụng trong và
cũng tương tự như các nhánh TK liên sườn sẽ cho ra nhánh tr
ước và
nhánh ngoài của TK liên sườn


6



+ Nhánh bì trước
+ Nhánh bì ngoài và chui ra da







Hình 1.2 Thần kinh chi phối thành bụng trước
(Ngun: Aesthetic Surgery of the Abdominal Wall - 2001 - Melvin A. Shiffman).[ 14]













Hình 1.3 : Thần kinh chi phối thành bụng trước
(Nguồn: Aesthetic Surgery of the Abdominal Wall )[ 14 ]



7
Hình 1.4 Phân chia vùng da bụng
(Nguồn: Encydopedie Medico-
Chirurgicale -2001- “Chirgurgie Plastique de l’abdomen”) [ 72 ]
1.1.4. Sự phân chia vùng da bụng :

Theo giải phẫu da thành bụng chia thành 9 vùng [ 12] ,
[ 49], [67 ] :
- Dưới sườn phải, dưới sườn trái.
- Mạng sườn phải, mạng sườn trái.
- Hố chậu phải, hố chậu trái.
- Thượng vị.
- Vùng quanh rốn.
- Vùng hạ vị



* Sau phẫu thuật tái tạo thành bụng bằng đường ngang dưới có chuyển
rốn ,vạt da mỡ được lấy đi gồm toàn bộ vùng 7, 8, 9.
* Do đó để phù hợp với việc đánh giá cảm giác thành bụng trước và

sau phẫu thuật, tác giả Andreia [24 ] đã chia thành bụng thành 12 vùng
bởi 5 đường thẳng.









Hình 1.5. Phân chia vùng da bụng
(Nguồn: Encydopedie Medico- Chirurgicale -2001
“Chirgurgie Plastique de l’abdomen”) [ 72 ]


8
* Hai đường dọc nối điểm giữa hai bờ sườn với điểm giữa 2 nếp bẹn.
* Ba đường ngang gồm :
- Đường ngang qua rốn.
-Đường ngang chia nửa phần trên rốn.
- Đường ngang nối điểm giữa 2 nếp bẹn.
* Các vùng được đánh số từ phải sang trái , từ trên xuống dưới
Phẫu thuật THTB bằng đường cắt ngang dưới có chuyển rốn sẽ cắt b

phần da mỡ thừa thuộc vùng 7,8,9,10,11,12.
Sau phẫu thuật thành bụng sẽ còn 6 vùng còn lại (1 đến 6) sẽ phủ kín
thành bụng trước, lúc này thành bụng sẽ còn 6 vùng:









Hình 1.6. Phân chia vùng da bụng
(Nguồn: Encydopedie Medico- Chirurgicale -2001
“Chirgurgie Plastique de l’abdomen”) [72 ]

- Vùng 2 sẽ là vùng trên rốn
- Vùng 5 sẽ là vùng dưới rốn
1.2. Cảm giác và dẫn truyền cảm giác :
1.2.1 Các đường cảm giác gồm [ 4]:
1.2.1.1 Đường cảm giác nông tức là cảm giác ở da bao gồm cảm giác
sờ mó (cảm giác xúc giác) và cảm giác thống nhiệt (cảm giác đau, cảm giác
nóng lạnh ).
1.2.1.2 Đường cảm giác sâu có ý thức ở xương, khớp, gân cơ như cảm
giác cơ khớp, cảm giác rung, cảm giác áp lực và cảm giác trọng lượng.
1.2.1.3. Đường cảm giác sâu không có ý thức gồm các cảm giác phức
t
ạp như cảm giác không gian ba chiều, cảm giác nhận thức vật.


9
* Các đường này gồm 3 chặng nơ rôn liên tiếp nhau :
- Chặng đầu còn gọi là chặng ngoại biên gồm các nơ rôn hình chữ T mà
thân nơ rôn nằm ở hạch gai của các thần kinh gai sống. Các nhánh cành bắt đầu
từ cơ quan cảm thụ và nhánh trục theo rễ sau thần kinh gai sống đi vào tận hết ở
sừng sau tủy (các đường cảm giác nông và cảm giác sâu không ý thức) hoặc ở

đầu dưới hành não (các đường cảm giác sâu có ý thức) tạo thành bó thon và bó
chêm ổ sừng sau tủy.
- Chặng thứ hai: là chặng trung ương gồm các nơ rôn mà thân nằm ở sừng
sau tủy gai (các đường cảm giác nông và cảm giác sâu không ý thức ) hoặc đầu
dưới hành não (các nhân thon và nhân chêm của đường cảm giác sâu có ý thức)
và các nhánh trục tạo thànhcác bó ở tủy gai như bó gai thị trước và bên (cảm
giác nông) hoặc bó gai tiểu não trước và bó gai tiểu não sau (cảm giác sâu vô ý
thức) hoặc bắt chéo tạo thành bắt chéo cảm giác hay bắt chéo liềm (cảm giác sâu
có ý th
ức). Tất cả đều bắt chéo sang bên đối diện để tận hết ở đồi thị.
- Chặng thứ ba: cũng là chặng trung ương gồm các nơ rôn mà thân nằm ở
đồi thị và các nhánh trục tạo thành 1 phần bao trong và tận hết ở vỏ não của
hồi đỉnh sau trung tâm. Riêng đối với các đường cảm giác sâu không ý thức
thì các chặng thứ 3 có thể thứ 4 thứ 5 đều qua tiểu não và có thể hoặc không
lên tớ
i vỏ não.
1.2.2 Cơ quan cảm giác
Có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giao tiếp giữa cơ thể với môi trường
xung quanh, cơ thể nhận được kích thích từ môi trường xung quanh để đưa lên
thần kinh trung ương và đáp ứng lại. Mỗi giác quan bao gồm 3 phần [6 ].
- Bộ phận nhận cảm biến các năng lượng kích thích thành các hưng
phấn thần kinh
- Bộ phận dẫn truyền dẫn các hưng phấn thầ
n kinh.
- Bộ phận phân tích ở vỏ não chuyển các hưng phấn thành cảm giác.


10
* Bộ phận nhận cảm gồm các đầu tận cùng của các sợi thần kinh cảm giác
kết hợp với một số tế bào đặc trưng cho từng loại giác quan. Người ta cũng còn

chia ra :
- Loại “bộ phận nhận cảm ngoại thể” nhận các hưng phấn từ bên ngoài
cơ thể như da, tai, lưỡi
- Loại “bộ phận nhận cảm bản thể “ nhận các hưng phấ
n bản thể như
cảm giác ở cơ và khớp.
- Loại “bộ phận nhận cảm nội thể ‘nhận các hưng phấn ở trong cơ thể
như các tạng và mạch máu.
* Bộ phận nhận cảm da tương đối đơn giản nhất. Nó gồm những nhánh
trần của các sợi thần kinh hoặc được bọc bởi các mô liên kết.
Da nhận cảm giác chung về sờ mó, nóng l
ạnh, đau đớn , áp lực.
Trong lớp bì của da có các tiểu thể thần kinh tận cùng như tiểu thể hành
(Krause) tiểu thể lá (pacini) tiểu thể xúc giác (Meissner), tiểu thể sinh dục
(genitalia), và tiểu thể khớp (articularia).Các tiểu thể này có tác dụng nhận các
cảm giác ở da.
1.2.3.Khám cảm giác
Theo các tác giả A. Lee Dellon, Sverre O. Harbo và Levin S [21], [32], [58]
khám cảm giác nhằm xác định:
1.2.3.1. Chủ quan (hỏi ):
- Có rối loạn cảm giác không ? rối loạn cảm giác ở vùng nào?
- Những loại cảm giác nào bị rối loạn ?
- Ngoài rối loạn cảm giác có đau và dị cảm không ?
(như cảm giác bỏng, nóng rát, kiến bò, điện giật…)
1.2.3.2. Khách quan: (thực thể)
- Cảm giác đau.
- Cảm giác nhiệt: nóng, lạnh
- Cảm giác xúc giác : thô sơ, tinh vi
- Cảm giác ph
ức tạp: cảm giác không gian 3 chiều, cảm giác nhận thức vật.



11
1.3. Các phương pháp đánh giá cảm giác sau phẫu thuật
Theo các tác giả A Lee Dellon (2004),Andreia (2003), Klaus Werner Fels
(2005) [21],[25],[26].
1.3.1. Đánh giá cảm giác nhiệt.
- Đánh giá cảm giác nóng
Dùng ống thủy tinh chứa nước nóng 40
o
C.
- Đánh giá cảm giác lạnh
Dùng ống thủy tinh chứa nước lạnh 4
o
C.
1.3.2. Đánh giá cảm giác đau.
Sử dụng kim 30 x 7 hoặc kim đầu tù
1.3.3. Đánh giá cảm giác xúc giác.
- Thô sơ : cảm giác được khi dùng tay hoặc bông quẹt lên vùng da khám
- Tinh vi : cảm giác được khi kích thích lên 2 điểm khác nhau trên vùng da
khám bằng dụng cụ test “ 2 điểm “
1.3.4. Đánh giá cảm giác trọng lượng.
Dùng vật nặng có trọng lượng 5g để đánh giá cảm giác tì đè.
* Theo Hiệp hội nghiên cứu Y khoa Hoa Kỳ đã sử dụng bảng tiêu chuẩn sau
để
đánh giá cảm giác xúc giác ở vùng chi. Trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ
dựa vào tiêu chuẩn đó để đánh giá cảm giác xúc giác da thành bụng sau PTTH
thành bụng.
Bảng tiêu chuẩn đánh giá sự phục hồi cảm giác của Hiệp hội Nghiên cứu
Y khoa Hoa Kỳ. [ 1]

S.0 Không có cảm giác
S.0+ RLCG (dị cảm)
S.1 Phục hồi cảm giác của da trong vùng phân bố thần kinh
S2 Xuất hiện cảm giác va chạm cùng với dị cảm
S2+ Phục hồi cảm giác va chạm và cảm giác đau, vẫn còn dị cảm
S3
Phục hồi cảm giác va chạm và cảm giác đau, dị cảm biến mất, bắt đầu
xuất hiện cảm giác phân biệt 2 điểm (15-40 mm)
S3+ Phục hồi cảm giác phân biệt 2 điểm (7-15 mm)
S4 Phục hồi cảm giác hoàn toàn


12
1.4. Các phương pháp tạo hình thành bụng
1.4.1. Lịch sử các kiểu tạo hình thành bụng [15].
Người khởi đầu khái niệm tạo hình thành bụng là tác giả Kelly (1899)
THTB với đường rạch cắt ngang qua rốn ( Hình 1.7 )
- Theo sau đó là các tác giả như Rochay (1983), Spaulding (1901),
Weinhold (1909) THTB với đường rạch « cloverleaf » (Hình 1.7 ) và với
các kiểu đường rạch da đa dạng khác như đường đứng dọc ,đường phối
hợp đứng dọc và ngang


Hình 1.7. Các kiểu đường rạch
(Nguồn: Aesthetic Surgery of the Abdominal Wall - 2001 - Melvin A. Shiffman).[ 15]
*Quá trình phát triển chỉ có mục đích cắt da thừa, không dịch chuyển rốn
Cắt da thừa theo chiều đứng dọc , cắt da thừa theo chiều ngang , cắt thu cả
hai chiều , cắt thu gọn theo nhiều hình dáng thiết kế đa dạng với mục đích
sao cho lấy đi được da thừa và thu gọn bụng.
- Babcock (1916) THTB với đường rạch hình elip đứng (Hình 1.8 ).



13
- Schepelmann (1918) THTB với đường rạch hình giọt nước. (Hình 1.8 )
- Thorek (1924) THTB với đường rạch Wedge shape. (Hình 1.8 )
- Pick (1949) Barsky (1950) THTB với đường rạch tương tự như Thorek
nhưng thêm các góc đứng dọc. (Hình 1.8 )


Hình 1.8. Các kiểu đường rạch
(Nguồn: Aesthetic Surgery of the Abdominal Wall - 2001 - Melvin A. Shiffman).[15]
- Galtier (1955) THTB với hình sao 4 cạnh (Hình 1.9 )


Hình 1.9. Các kiểu đường rạch
(Nguồn: Aesthetic Surgery of the Abdominal Wall - 2001 - Melvin A. Shiffman).[15 ]


14
* Một khái niệm mới về tạo hình thành bụng là cắt thu da thừa phối hợp
bóch tách da mỡ xung quanh rốn và có dịch chuyển rốn của tác giả Monard
(1938) , Pitanguy (1967) ( Hình 1.11 ) Regnault (1972) Vernon (1957)
THTB với đường ngang dưới có chuyển rốn ( Hình 1.9 )
- Dufourmental và Mouly : tương tự như Vernon nhưng thêm đường rạch
nhỏ (đứng) (Hình 1.10 )


Hình 1.10. Các kiểu đường rạch
(Nguồn: Aesthetic Surgery of the Abdominal Wall - 2001 - Melvin A. Shiffman).[15 ]


×