Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.24 KB, 160 trang )

Sự tham gia của nam giới vào chương
trình dự phòng lây truyền mẹ con ở
Việt Nam
NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI
ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH
Báo cáo này dựa trên nghiên cứu định tính
được thực hiện ở Việt Nam
Tháng 3 năm 2008
Người viết báo cáo:
Bà Ritu Shro,
Với sự tham gia của:
Bà Bùi Thị Thu Hà,
Ông Vũ Văn Hoàn,
Bà Đậu Thị Hà Hải,
Bà Lê Lan Hương,
Ông Phạm Khánh Tùng,
Nhóm kỹ thuật:
Nguyễn Duy Khê,
Đinh T. Phương Hòa,
Lưu Thị Hồng,
Chu Quốc Ân ,
Trần Bích Trà,
Hoàng Anh Tuấn,
M. Tolvanen-Ojutkangas,
Luisa Brumana ,
Mai Thu Hien,
Nguyen Ngoc Trieu,
Trưởng nhóm tư vấn,
Nghiên cứu viên cao cấp
Nghiên cứu viên
Nghiên cứu viên


Nghiên cứu viên
Nghiên cứu viên
Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT
Phó Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT
Phó Vụ trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT
Phó Cục trưởng, Cục Phòng, chống AIDS, BYT
Phòng truyền thông, Cục Phòng, chống AIDS, BYT
Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, BYT
Trưởng phòng Y tế & Dinh dưỡng, UNICEF
Chuyên gia, Dự án Phòng, Chống HIV/AIDS, UNICEF
Dự án DPLTMC, UNICEF
Dự án Phòng, Chống HIV/AIDS, UNICEF

3
Lời tựa
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của Vụ Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ em-
Bộ Y tế trong suốt quá trình nhóm thực hiện cuộc nghiên cứu. Chân thành cảm ơn Tiến sỹ Đinh Thị
Phương Hoà đã chỉ đạo và giám sát ngay từ khi cuộc nghiên cứu mới bắt đầu và đã cùng các đồng
nghiệp trong Vụ dành thời gian và công sức quý báu để đảm bảo cho cuộc nghiên cứu hoàn thành
xuất sắc. Nhóm nghiên cứu cũng xin chân thành cảm ơn bác sỹ Hoàng Anh Tuấn - Vụ Sức khoẻ Bà
mẹ Trẻ em đã hỗ trợ và giám sát công tác hậu cần như liên hệ với các địa phương, dịch tài liệu và tổ
chức các cuộc họp.
UNICEF Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí cho cuộc nghiên cứu này thông qua dự án Phòng lây truyền
mẹ con quốc gia do tổ chức tài trợ. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Bác sỹ Luisa Brumana,
chuyên gia HIV/AIDS đã chỉ đạo cuộc nghiên cứu này, Bác sỹ Mai Thu Hiền, cán bộ chương trình
UNICEF đã giám sát, hỗ trợ và tham gia quản lý cuộc nghiên cứu, đồng cảm ơn ông Nguyễn Ngọc
Triệu đã hỗ trợ về mặt hành chính cho cuộc nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cảm ơn tới các trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh Sản tỉnh An
Giang, TP Quảng Ninh và TPHCM đã dành thời gian và hỗ trợ cuộc nghiên cứu, tổ chức các buổi
phỏng vấn, cung cấp các thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu. Ngoài ra, các tác giả cũng xin chân

thành cảm ơn các nhân viên y tế các cấp xã, huyện, tỉnh đã tham gia trả lời phỏng vấn. Nhóm nghiên
cứu chân thành biết ơn tất cả những người đã dành thời gian trả lời các câu hỏi một cách cởi mở và
chân thành.
Sau cùng, tất cả những lỗi và thiếu sót đều thuộc trách nhiệm của riêng cố vấn hướng dẫn.

5
Từ viết tắt
AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch
ARV Thuốc kháng virut
BCS Bao cao su
BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục
BPTT Biện pháp tránh thai
BVH Bệnh viện huyện
BYT Bộ Y Tế
CDC Trung tâm phòng, chống dịch bệnh Hoa Kỳ
CLB Câu lạc bộ
GF Quỹ toàn cầu về phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét
HIV Virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người
HNMD Hành nghề mại dâm
KHHĐQG Kế hoạch hành động quốc gia
KT-TĐ-HV Kiến thức, thái độ, hành vi
LIFE GAP Dự án Sự lãnh đạo và đầu tư chống lại dịch bệnh _chương trình AIDS toàn cầu
LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục
PEPFAR Quĩ cứu trợ khẩn cấp về AIDS của Tổng thống
PLTMC Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
QHTD Quan hệ tình dục
TCMT Tiêm chích ma tuý
TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng
TTCSSKSS Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản
TTGDTT Thông tin giáo dục truyền thông

TTPC Trung tâm phòng chống
TTTĐHV Truyền thông thay đổi hành vi
TVXNTN Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
TYT Trạm y tế
SDMT Sử dụng ma tuý
SD NVP Nevirapine liều duy nhất
SKBMTE Sức khoẻ Bà mẹ Trẻ em
SKBMTSS Sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh
SKTD Sức khoẻ tình dục
SKSS Sức khoẻ sinh sản
SKSS&GT Sức khoẻ sinh sản và giới tính
UNAIDS Chương trình phòng chống HIV/AIDS của Liên hiệp quốc
UNICEF Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
WHO Tổ chức Y tế thế giới
YTDP Y tế dự phòng

7
Mục Lục
Lời tựa .........................................................................................................................................................................................
Viết tắt ........................................................................................................................................................................................
TÓM TắT ......................................................................................................................................................................................
I. THÔNG TIN CHUNG ............................................................................................................................................................
A. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam ............................................................................................
B.Hướng dẫn quốc tế về PLTMC ..................................................................................................................................
C.Kế hoạch quốc gia và hướng dẫn của Bộ Y tế ...................................................................................................
D.Vấn đề giới và các ảnh hưởng đến PLTMC tại Việt Nam .................................................................................
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................................................................................
III. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................
A. Địa bàn thu thập số liệu ...........................................................................................................................................
B. Phương pháp thu thập ..............................................................................................................................................

C. Số liệu được thu thập ................................................................................................................................................
D. Phân tích số liệu ..........................................................................................................................................................
E. Hạn chế của nghiên cứu ...........................................................................................................................................
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................................................
A. Kiến thức, thái độ, sức khỏe thông qua tìm hiểu về các hành vi và thói quen của phụ nữ có thai,
bạn tình của họ và các cặp vợ chồng và gia đình ...............................................................................................
1. Kiến thức và nhận thức về HIV , PLTMC và chăm sóc phụ nữ có thai ...............................................
2. Thái độ đối với các dịch vụ PLTMC ...........................................................................................................
3. Hành vi và thói quen đi khám sức khoẻ của các phụ nữ có thai và bạn tình của họ ...
B. Các yếu tố quyết định về hành vi và văn hóa ảnh hưởng đến sự tham gia của nam giới vào
PLTMC và SKSS&GT ..........................................................................................................................................................
1. Sự giao tiếp giữa hai vợ chồng ........................................................................................................................
2. Việc ra quyết định trong gia đình ................................................................................................................
3. Những mong muốn xung quanh vấn đề sinh con ....................................................................................
4. Những mong muốn của nam giới xung quanh việc mang thai và sinh con ...................................
5. Tiết lộ tình trạng mắc bệnh ...............................................................................................................................
6. Chung sống với HIV ..............................................................................................................................................
7. Hỗ trợ và ảnh hưởng của gia đình đối với việc ra quyết định ..............................................................
C. Các vấn đề về cung cấp dịch vụ sinh sản hiện có và những ảnh hưởng của nó đến sự tham gia
của nam giới ......................................................................................................................................................................
1. Tính bao phủ của các dịch vụ ........................................................................................................................
2. Xét nghiệm ............................................................................................................................................................
3. Thuốc dự phòng ARV .......................................................................................................................................
4. Chăm sóc trẻ sơ sinh ..........................................................................................................................................
C. Các yếu tố quyết định, các rào cản và cơ hội về hành vi và văn hóa để giúp nam giới tham gia
nhiều hơn vào PLTMC và SKSS&GT
1. Lý do chính cần lôi kéo sự tham gia của nam giới .................................................................................
2. Những rào cản đối với việc tham gia tích cực hơn của nam giới ......................................................
3. Những cơ hội cho việc tham gia tích cực hơn của nam giới .............................................................
8

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
V. MÔ HÌNH VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................................................................
A. Những khuyến nghị chung đối với công tác truyền th ông thay đổi hành vi ......................................
B. Những khuyến nghị chung đối với công tác cung cấp dịch vụ .............................................................
C. Mô hình thí điểm nhằm tăng cường sự tham gia của nam giới .......................................................
VI. KẾT LUẬN ............................................................................................................................................................................
Phụ l ục 1: Bài phê bình hoàn chỉnh .....................................................................................................................
Phụ l ục 2: Các thuật ngữ tham khảo ....................................................................................................................
Phụ l ục 3: Bản đồ các địa bàn được UNICEF hỗ trợ các dịch vụ PLTMC ..............................................
Phụ l ục 4: Thiết kế nghiên cứu và kế hoạch làm việc .................................................................................
Phụ lục 5: Bản hướng dẫn câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................
Phụ lục 6: Danh sách địa điểm và người tham gia cuộc nghiên cứu ...........................................................
Phụ lục 7: Chi tiết các kết quả nghiên cứu ..............................................................................................................
9
Tóm tắt
Bối cảnh nghiên cứu
Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thiết lập và mở rộng các hoạt động Dự phòng lây
truyền từ mẹ sang con (PLTMC) ở trong nước cũng như việc khái niệm hóa các liên kết cần thiết giữa
Sức khỏe sinh sản và giới tính (SKSS&GT), Sức khỏe Bà mẹ và trẻ sơ sinh (SKBM&TSS) và PLTMC. Mục
tiêu của Chương trình hành động quốc gia về PLTMC là từ nay cho đến cuối năm 2010, toàn quốc
đều tiếp cận được các dịch vụ PLTMC – một mục tiêu đầy tham vọng đòi hỏi phải huy động được các
dịch vụ và nguồn lực. Hiện nay, hầu hết các phụ nữ có thai được xét nghiệm dương tính ở giai đoạn
cuối của thai kỳ, chủ yếu là ngay trước khi sinh, khiến họ không kịp thời tiếp cận các dịch vụ khi cần.
Một số đánh giá và các cuộc trao đổi với các nhân viên y tế và phụ nữ đi khám thai ở Việt Nam cho
thấy còn thiếu sự tham gia của nam giới vào việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ, cũng như là chia
xẻ thông tin về tầm quan trọng của công tác PLTMC, và đây là một trong những trở ngại đối với việc
tăng cường sử dụng các dịch vụ PLTMC.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu định tính này nhằm điều tra sự tham gia của nam giới trong việc mang thai, chăm sóc sức
khoẻ sinh sản nói chung, về PLTMC nói riêng và để đưa ra các khuyến cáo cải thiện chương trình.

Nghiên cứu này nhằm để:
Xác định kiến thức, thái độ, hành vi (KT-TĐ-HV) và thực tế tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức a.
khỏe của phụ nữ có thai, bạn tình của họ, các cặp vợ chồng và gia đình như là một đơn vị chủ
thể của hoạt động PLTMC trong bối cảnh rộng hơn về SKSS&GT, bao gồm cả dự phòng ban
đầu cho cặp vợ chồng trước và trong khi mang thai;
Xác định các yếu tố hành vi và văn hóa , các rào cản và cơ hội để nam giới tham gia nhiều hơn b.
vào PLTMC và SKSS>
Xác định việc cung cấp dịch vụ hiện nay, các dịch vụ này được gắn kết như thế nào để PLTMC c.
hiệu quả hơn (bao gồm dự phòng ban đầu cho cặp vợ chồng, phòng các bệnh lây truyền qua
đường tình dục (LTQĐTD) và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ), những khó khăn và thuận lợi để
nam giới/bạn tình tham gia vào các dịch vụ này.
Thiết kế nghiên cứu
Các số liệu được thu thập qua 115 cuộc thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu và phỏng vấn
người cung cấp thông tin chính tại 6 quận của 3 tỉnh có tỷ lệ lây nhiễm cao ở Việt Nam là Quảng Ninh,
An Giang và TPHCM. Tại mỗi tỉnh đó, có 1 huyện đã có các dịch vụ PLTMC theo dự án của UNICEF và
1 huyện khác chưa có (nhưng có thể huyện này cũng đã có, nhưng do các tổ chức khác tài trợ). Các
số liệu được thu thập từ nam và nữ nhiễm HIV (một vài người trong số họ đã được nhận các dịch vụ
PLTMC), phụ nữ mang thai và bạn tình của họ (người hoặc chưa làm xét nghiệm HIV hoặc đã từng
làm nhưng có kết quả âm tính), thành viên gia đình, lãnh đạo địa phương và các cán bộ cung cấp
dịch vụ tại tỉnh, huyện và xã. Số liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm Nvivo.
Các phát hiện chính
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát những yếu tố văn hoá-xã hội, sự giao tiếp trong gia đình, giao tiếp
giữa hai vợ chồng và vấn đề ra quyết định để xem liệu các vấn đề này có ảnh hưởng đến việc thai phụ
quyết định tiếp cận dịch vụ khám thai tại các thời điểm khác nhau trong thai kỳ và chấp nhận dịch vụ
PLTMC. Những yếu tố này cũng giúp đưa ra một nhận định rõ ràng về quyết định sinh đẻ, trò chuyện
về tình dục, tránh thai và chăm sóc sức khoẻ.
10
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
Kiến thức và nhận thức về lây nhiễm HIV của nam và nữ giới khá tốt nhưng kiến thức về PLTMC thì
còn tương đối hời hợt. Cả nam và nữ đều có thái độ rất tích cực đối với các hoạt động PLTMC cũng

như đánh giá cao thái độ của chăm sóc và hỗ trợ của các nhân viên y tế trong thời kỳ họ mang thai.
Phụ nữ thường đưa ra lựa chọn và tự chủ trong các quyết định về CSSKSS vì điều đó cuối cùng sẽ ảnh
hưởng đến chính cơ thể họ. Những quyết định này ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội và
bởi các thành viên trong gia đình, nhưng phụ nữ vẫn nhận thức được quyền tự quyết của họ, đặc biệt
đối với quyết định xét nghiệm HIV trong quá trình khám thai định kỳ. Theo quan điểm về quyền của
nữ giới, các nỗ lực ngăn cản không cho họ thực hiện quyền này là trái với đạo đức.
Mặt khác các quyết định liên quan đến sinh sản (có thai hay phá thai) đều có sự tham gia của cả phụ
nữ và nam giới và cũng chịu ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Vấn đề về giới tính và sức khoẻ
tình dục (SKTD) thường không được thảo luận, nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong chương
trình PLTMC. Sự tham gia của nam giới trong dự phòng lây truyền HIV cơ bản cho phụ nữ (thành tố
1) và dự phòng có thai ngoài ý muốn (thành tố 2) đã được thấy rõ trong nghiên cứu này. Nhiều nam
giới thường tránh thảo luận về các hành vi nguy cơ và khả năng nhiễm HIV với vợ hoặc bạn gái của
họ và thậm chí còn do dự khi tiết lô tình trạng dương tính của họ. Do vậy thế phụ nữ bị đặt vào tình
thế dễ bị tổn thương vì họ vẫn quan hệ tình dục (QHTD) với bạn tình mà không dùng biện pháp bảo
vệ hoặc có thai mà không biết được các thông tin cần thiết về bạn tình. Nghiên cứu cho thấy, một số
phụ nữ khi được phỏng vấn đã nói rằng nếu họ được biết trước tình trạng nhiễm HIV của chồng họ
thì họ đã có những quyết định khác trong việc kết hôn, cũng như trong QHTD với chồng mà không
dùng biện pháp bảo vệ, có thai và thậm chí kể cả việc phá thai.
Cuối cùng, việc chẩn đoán nhiễm HIV cần phải được xem xét trong bối cảnh văn hóa – xã hội rộng lớn
và đang thay đổi nhanh chóng tại Việt Nam. Những ảnh hưởng của các chiến dịch vận động phòng
chống tệ nạn xã hội, trong đó nhiễm HIV bị coi là tệ nạn, vẫn còn tồn tại dù đã giảm bớt. Trong một
đất nước với những chuẩn mực xã hội đóng vai trò quan trọng và nhà nước ra sức củng cố các thông
điệp đó, cả nam và nữ giới đều bị áp lực về các hành vi của mình trong khuôn khổ chuẩn mực được
xã hội chấp nhận. Các chuẩn mực đó bao gồm việc thừa nhận và củng cố tích cực một số mô hình
gia đình nhất định, có liên kết chặt chẽ với đạo Khổng và các truyền thống văn hóa khác. Tương tự
như vậy, những gia đình và cá nhân chưa thích nghi sẽ ít được ủng hộ và thừa nhận hơn, và có thể
bị coi như một kiểu cô lập văn hóa – xã hội. Việc tiếp thu các thông điệp xã hội như vậy không phải
là không phổ biến, và sẽ có một vòng luẩn quẩn của sự ngượng ngùng, hổ thẹn do những chỉ trích
và cô lập của xã hội gây ra.
Đối với những cặp vợ chồng nhiễm HIV, để đi tới quyết định sinh con, họ cần thảo luận về khả năng

lây nhiễm HIV trước khi có thai và cần đi làm xét nghiệm. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những
người nhiễm HIV có thể là một nguyên nhân khiến nam giới hiếm khi nói cho vợ biết về những hành
vi nguy cơ và thậm chí cả về tình trạng nhiễm HIV của họ. Việc giấu giếm tình trạng nhiễm HIV với
vợ và người thân gia đình, việc mẹ chồng ủng hộ con trai cưới vợ mà không cho con dâu biết về tình
trạng nhiễm bệnh của con trai có thể được giải thích qua những chuẩn mực về xã hội và văn hóa
như vậy.
Các dịch vụ PLTMC ở Việt Nam đã tập trung mở rộng ở thành tố thứ 3 của quy trình tiếp cận toàn
diện, đó là dự phòng lây truyền từ mẹ nhiễm HIV sang trẻ sơ sinh. Nghiên cứu này cũng phát hiện
thấy cả nam và nữ giới, các gia đình và các nhân viên y tế đều gắn chương trình PLTMC với thành tố
thứ 3 và thậm chí hiểu đơn giản PLTMC được thực hiện qua hai hoạt động: nuôi con bằng thức ăn
thay thế và thuốc dự phòng ARV. Việc mở rộng và tăng cường về chiều sâu của chương trình PLTMC
cho nhân viên y tế cũng như cho cộng đồng là điều cần phải làm, đặc biệt khi nhìn vào khía cạnh
sự tham gia của nam giới. Nghiên cứu này khẳng định một lần nữa với các nhà quản lý, các nhà làm
11
Tóm tắt
chính sách và các nhân viên y tế rằng, không như các nơi khác trên thế giới, thực tế ở Việt Nam nam
giới hầu như không ngăn cản vợ mình làm xét nghiệm trong thời gian mang thai hay tiếp cận thuốc
dự phòng ARV và họ thậm chí có ít ảnh hưởng đến các quyết định nuôi con. Nghiên cứu này cũng
nhắc cho thấy chương trình PLTMC bao hàm ý nghĩa rộng hơn là chỉ đơn thuần bảo vệ trẻ sơ sinh
khỏi lây nhiễm.
Sự tham gia của nam giới trong vệc chăm sóc trẻ sơ sinh (CSSKSS) nổi lên như một vấn đề cần được
quan tâm. Việc ủng hộ phụ nữ nuôi dưỡng trẻ bằng một phương pháp duy nhất (bằng sữa bột hoặc
bú sữa mẹ) là rất cần thiết, đặc biệt khi việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ không phải là phương
pháp phổ biến trên thực tế, và khi việc nuôi con chỉ bằng sữa bột còn gặp nhiều khó khăn, và vô hình
chung sẽ dẫn đến kết quả các bà mẹ nuôi con bằng thức ăn hỗn hợp.
Khuyến nghị
Tiếp cận PLTMC toàn diện đòi hỏi phải có một chương trình tập trung vào cả 4 thành tố theo như
khuyến nghị của Liên hiệp quốc. Ở Việt Nam, nam giới có thể đóng vai trò quan trọng trong hai thành
tố đầu của chương trình PLTMC. Những khuyến nghị chung cho công tác truyền thông thay đổi hành
vi (TTTĐHV) và cung cấp dịch vụ đã được đưa ra, kèm theo một mô hình thử nghiệm dựa vào ba cấp

độ thay đổi: cấp cá nhân (các hành vi lành mạnh), cấp xã hội (hỗ trợ xã hội), cấp chính sách/chương
trình (tạo môi trường thuận lợi), với các hoạt động cho mỗi thành tố của quy trình tiếp cận toàn diện
của Liên hiệp quốc đối với chương trình PLTMC
Trong thành tố thứ nhất, thay đổi hành vi quan trọng nhất ở cấp độ cá nhân là khuyến khích sử dụng
BCS đối với nam giới nhiễm HIV. Điều này đòi hỏi phải có nhiều nam giới đi xét nghiệm và tiết lộ
tình trạng của họ hơn. Nghiên cứu phát hiện rằng sự kỳ thị và phân biệt đối xử cũng như nỗi lo sợ bị
hắt hủi đã khiến họ không muốn đi làm xét nghiệm, cũng như không muốn tiết lộ tình trạng bệnh
của mình. Nghiên cứu đề xuất mô hình giáo dục và tiếp cận cộng đồng kết hợp với các phương tiện
truyền thông sẽ khuyến khích nam giới đi làm xét nghiệm và tiết lộ tình trạng bệnh của họ với vợ
hoặc bạn tình. Các dịch vụ tăng cường, như xét nghiệm miễn phí cho nam giới sắp kết hôn hoặc cho
phụ nữ có chồng nhiễm HIV cũng sẽ góp phần khuyến khích họ làm xét nghiệm và tiết lộ tình trạng
bệnh của mình.
Trong thành tố thứ 2, thay đổi hành vi quan trọng nhất là phòng tránh thai nếu như các cặp vợ chồng
không muốn sinh con. Trong nghiên cứu, một số phụ nữ cho biết họ không có kế hoạch sinh con
hoặc mong rằng họ biết được tình trạng của mình trước khi có thai để có thể phòng tránh thai. Để
điều này trở thành một sự lựa chọn thực sự cần có dịch vụ xét nghiệm trước khi mang thai cho các
cặp vợ chồng thông qua gói dịch vụ CSSK bao gồm thăm khám tình trạng sức khoẻ, thông tin chung
về sức khoẻ và dịch vụ làm xét nghiệm. Xét nghiệm sớm trong thời kỳ mang thai và nhanh chóng trả
kết quả xét nghiệm có thể giúp những phụ nữ mong muốn bỏ thai có cơ hội để thực hiện lựa chọn
của mình. Với những người mong muốn tiếp tục giữ thai, việc sớm tiếp cận với thuốc dự phòng ARV
sẽ tốt hơn cho đứa trẻ. Trong thành tố thứ 2, việc tăng cường công tác tư vấn cho các cặp vợ chồng là
rất cần thiết để giúp họ có một lựa chọn—Không thụ thai, phá thai hay tiếp tục giữ thai vì nam giới
sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định này
Trong thành tố thứ 3 và 4, sự tham gia của nam giới trong thời gian người vợ mang thai và trong khi
sinh cũng có thể là một hình thức hỗ trợ. Mô hình đề xuất việc mời nam giới tham gia vào những
ngày đặc biệt để hiểu về sự thai nghén và sinh đẻ cũng như các dịch vụ PLTMC, và nam giới cũng sẽ
được tư vấn về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh. Cuối cùng, cần tư vấn tốt hơn cho những phụ nữ
có kết quả xét nghiệm HIV(-) để tránh bị nhiễm HIV trong tương lai.
12
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam

Kết luận
Nghiên cứu định tính cho thấy sự tham gia của nam giới trong việc ủng hộ vợ đi xét nghiệm HIV
trong dịch vụ chăm sóc thai sản định kỳ và tiếp cận các dịch vụ liên quan đến chăm sóc PLTMC là rất
hạn chế. Nghiên cứu cũng cho thấy cần nỗ lực tăng cường sự tham gia của nam giới vào thành tố 1
và 2 của các quy trình PLTMC toàn diện và đưa ra những lợi ích, lý do căn bản của việc làm này. Trong
khi Bộ y tế cố gắng mở rộng hoạt động PLTMC trên toàn quốc thì cũng nên áp dụng một cách có
hiệu quả những kiến nghị và những phát hiện liên quan đến vấn đề về tiếp cận, chất lượng chăm sóc,
quyền lợi của người bệnh và sau cùng là nhằm giảm tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở phụ nữ và trẻ em.
13
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
I. Thông tin chung
(tham khảo phụ lục 1 để xem bài phê bình hoàn chỉnh)
A. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam
Ước tính trên thế giới hiện có khoảng 33,2 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS, trong đó
khoảng 2,5 triệu trẻ em dưới 15 tuổi (UNAIDS/WHO 2007). Tỷ lệ nhiễm ở các quốc gia châu Á vẫn ở
mức độ thấp hơn so với các châu lục khác, nhưng do là các nước đông dân nên dù tỷ lệ lây nhiễm
thấp nhưng số lượng người sống chung với HIV/AIDS ở Châu Á lại rất cao (UNAIDS/WHO 2007 và
UNICEF Việt Nam 2006). Các hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không
bảo vệ, chủ yếu là mại dâm, đang tiếp tục làm gia tăng đại dịch này ở châu Á (cùng tài liệu nêu trên).
Tuy nhiên những nỗ lực dự phòng chưa đủ để giải quyết hai vấn nạn này (cùng tài liệu nêu trên).
Nam giới có các hành vi nguy cơ cao cũng có thể đang là bạn tình lâu năm hoặc đã kết hôn, và theo
quan niệm xã hội thì có quyền quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ với bạn tình hoặc vợ
(UNAIDS/WHO 2007 và BYT 2008a). Áp lực phải sinh con ở các nước châu Á rất cao, và vì vậy hầu hết
phụ nữ đều có thể có thai, do đó trẻ cũng có nguy cơ bị lây nhiễm từ người mẹ trong quá trình mang
thai, trong khi sinh hoặc khi bú mẹ (Oosterho 2008, Chương 1). Vì vậy, rất nhiều nước ở châu Á đang
chứng kiến sự lây lan HIV vượt ra khỏi các nhóm dễ bị ảnh hưởng như những người tiêm chích ma túy
(TCMT), người hành nghề mại dâm (HNMD), khách mua dâm và lan rộng ra ngoài xã hội, bao gồm cả
phụ nữ có thai và trẻ em (UNAIDS/WHO 2007 và UNICEF Việt Nam 2006).
Đại dịch ở Việt Nam hiện vẫn đang được cho là đại dịch tập trung, với tỷ lệ lây nhiễm cao trong nhóm
những người tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục đồng giới nam, và người hành nghề mại dâm. Từ

năm 1990 đến 2006, đã phát hiện 106.288 trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam (UNICEF Việt Nam 2006
và BYT 2006), và theo ước tính của UNAIDS thì tổng số người sống chung với HIV dao động trong
khoảng 150.000-430.000 (UNAIDS 2007). Ở Việt Nam, khi mà dịch mới chỉ khu trú ở nhóm tiêm chích
ma túy thì không có gì là ngạc nhiên khi mà mọi nỗ lực được tâp trung để tiếp cận đến nhóm người
này. Tuy nhiên theo Nguyễn và Cộng sự thì nguy cơ lây truyền HIV trong giới nữ ở Việt nam là cao
hơn mức ước tính (2003). Họ giải thích thêm rằng “con số được báo cáo có thể chỉ thể hiện một tỷ lệ
rất nhỏ và chỉ bằng 16% con số thực tế (Nguyễn và nhóm cộng sự, 2003). Mặc dù mô hình dự báo có
khoảng 98.500 trường hợp nhiễm HIV trong nữ giới trong năm 2005, thì con số trong các báo cáo của
ngành y tế chỉ là 15.633. Điều đó có nghĩa là trong năm 2005, có khoảng 83.000 phụ nữ nhiễm HIV
chưa được ngành y tế phát hiện” (cùng tài liệu nêu trên). Số liệu giám sát trọng điểm được thực hiện
hàng năm cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong số phụ nữ có thai đang gia tăng nhanh chóng trong
hơn 10 năm qua, từ 0,02% trong năm 1994 lên tới 0,37% năm 2005 (BYT 2006). Trong năm 2005, tỷ lệ
hiện nhiễm HIV trong số phụ nữ có thai ở một số tỉnh rất cao: hơn 1% ở Hà Nội và Quảng Ninh và 2%
ở Thái Nguyên (BYT 2006). Ước tính có khoảng 8.500 trẻ em dưới 15 tuổi đang sống chung với HIV ở
Việt Nam (BYT 2006).
Uớc tính mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 1,8 đến 2 triệu trẻ sơ sinh. Hầu hết phụ nữ (90%) được
khám thai và 88% phụ nữ được trợ giúp bởi người đỡ đẻ có kỹ năng (GSO, 2006). Gần 2\3 các ca đẻ
được thực hiện tại các cơ sở y tế (cùng tài liệu nêu trên). Hình thức nuôi con bằng sữa mẹ thì khá phổ
biến và trẻ tiếp tục được nuôi con bằng hình thức này trong suốt 1 năm đầu, tuy nhiên, chỉ có khoảng
16,9% các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (cùng tài liệu nêu trên).
Với tỷ lệ hiện nhiễm HIV là 0,37% trong số phụ nữ có thai, ước tính có khoảng từ 5.000-7.000 phụ nữ
đang sống chung với HIV sinh con hàng năm (BYT 2006). Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con, nếu
không có bất kỳ can thiệp nào, sẽ dao động trong khoảng từ 15%-25% trong số trẻ không bú mẹ và
từ 25%-40% trong số trẻ bú mẹ (De Cock và cộng sự, 2000). Vì vậy ở Việt Nam sẽ có khoảng 1.200-
3.000 trẻ em bị nhiễm nếu không được can thiệp (BYT 2006). Nếu được điều trị dự phòng, tỷ lệ này
giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 10%, và như vậy số trẻ em bị nhiễm có thể giảm xuống chỉ còn khoảng
600 trẻ mỗi năm. (BYT 2006, De Cock 2000).
14
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
Có thể kết luận rằng, đại dịch ở Việt Nam đã, đang và có thể sẽ tiếp tục gia tăng tỷ lệ hiện nhiễm và

mắc mới ra phạm vi các đối tượng rộng hơn, bao gồm cả nhóm bạn tình lâu năm của những nam
giới có các hành vi nguy cơ. Vì sinh con là một quan niệm văn hóa lâu đời đối với các cặp bạn tình lâu
năm, nên cả phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh đều là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng. Hiện tại, do tỷ lệ
làm xét nghiệm trong các nhóm nêu trên còn thấp cộng với các định kiến về giới tính, cần phải chú
trọng tới các nỗ lực PLTMC.
B. Các văn bản hướng dẫn quốc tế về PLTMC
Liên hợp quốc đã áp dụng phương pháp tiếp cận 4 thành tố để ngăn ngừa sự lây truyền từ mẹ sang
con (WHO 2007). Phương pháp tiếp cận 4 thành tố này nhằm bảo vệ và hỗ trợ sức khỏe cho cả mẹ và
con, và kết hợp cả dự phòng cơ bản cũng như PLTMC (WHO 2007).
Thành tố 1: Dự phòng lây truyền HIV cơ bản trong nhóm phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ
Thành tố 2: Dự phòng có thai ngoài ý muốn trong nhóm phụ nữ có HIV dương tính
Thành tố 3: Dự phòng lây nhiễm từ mẹ có HIV+ sang trẻ sơ sinh
Thành tố 4: Chăm sóc và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em và các gia đình bị nhiễm hoặc bị ảnh
hưởng bởi HIV/AIDS
C. Chương trình Hành động quốc gia và các văn bản hướng dẫn
của Bộ Y tế:
Bộ Y tế Việt Nam đã soạn thảo một chương trình hành động quốc gia (2006 - 2010) để giải quyết vấn
đề PLTMC (BYT 2006). Chịu trách nhiệm thực hiện ở cấp trung ương là Cục Phòng chống AIDS Việt
Nam và Vụ Sức khỏe sinh sản.
Mục tiêu tổng thể của chương trình hành động quốc gia của BYT là giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ
sang con xuống dưới 10% cho đến năm 2010 (cùng tài liệu nêu trên). Các mục tiêu cụ thể là đảm bảo
tỷ lệ lây nhiễm trong nhóm phụ nữ có thai ở mức thấp hơn 0,5%, 90% phụ nữ có thai được tư vấn,
60% làm xét nghiệm, 100% phụ nữ có HIV đã đăng ký khám và con của họ được điều trị dự phòng và
90% được chăm sóc sau khi sinh và tiếp tục được theo dõi (cùng tài liệu nêu trên).
Chương trìnhhành động này bao gồm các hoạt động xã hội, hỗ trợ kỹ thuật, và các hoạt động tổ
chức/quản lý. Trách nhiệm thuộc về các cấp khác nhau, như các bệnh viện tỉnh, các trạm y tế quận
huyện, và các trạm y tế xã, cũng như các vụ và các đơn vị hành chính đã được nêu tên. Chương trình
hành động này nêu rõ các dịch vụ PLTMC sẽ được mở rộng ra tất cả 64 tỉnh thành trong thời gian từ
2008-2010.
D. Các vấn đề về giới ở Việt Nam và những mối liên hệ tiềm tàng

đối với PLTMC
Việt Nam, đặc biệt so với các nước khác trong khu vực, đã tiến bộ vượt bậc trong việc cải thiện bình
đẳng giới (Đánh giá về Giới ở Việt Nam, 2006). Các kết quả về y tế và giáo dục nhìn chung đã được cải
thiện, và các cơ hội kinh tế đã được mở rộng cho cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, những định kiến
về giới vẫn còn rất nặng nề, và liên quan nhiều tới việc ra quyết định trong gia đình, làm việc nhà, và
thái độ đối với nam giới và nữ giới tại nơi làm việc và trong xã hội (cùng tài liệu nêu trên). Báo cáo
Đánh giá về Giới ở Việt Nam năm 2006 chỉ ra sự bất bình đẳng trong khối lượng công việc, trong đó
nữ giới phải làm việc trung bình là 13 giờ mỗi ngày, còn nam giới trung bình chỉ làm có 9 giờ (cùng
15
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
tài liệu nêu trên). Sự bất bình đẳng này có thể được giải thích với một thực tế rằng nữ giới phải dành
một lượng thời gian ngang bằng cho các hoạt động kiếm thu nhập, nhưng đồng thời vẫn phải làm
phần lớn các việc trong nhà (cùng tài liệu nêu trên). Trong thời gian mang thai và sau khi sinh nở, đặc
biệt là khi phải giải quyết các nhu cầu phát sinh về việc chăm sóc và hỗ trợ liên quan đến HIV, sự bất
bình đẳng về giới này có quan hệ tới tình trạng sức khỏe của cả mẹ và con.
Xét ở mức độ gia đình, người chồng vẫn luôn được coi là người có quyền quyết định chính trong
gia đình ngay cả trong xã hội đương đại ở Việt Nam (Knodel et al 2004). Văn hóa Việt Nam vẫn mang
tính gia trưởng, coi người chồng và người cha là người chủ của gia đình (cùng tài liệu nêu trên). Gia
đình là đơn vị cơ bản ở Việt Nam, và mô hình gia đình hạt nhân là phổ biến (cùng tài liệu nêu trên).
Các mối quan hệ gia đình là các mối quan hệ quan trọng nhất ở Việt Nam, đặc biệt đối với dân tộc
chiếm đa số là dân tộc Kinh, vì đối với họ, các mối quan hệ cộng đồng, thị tộc và làng xóm thường
không quan trọng bằng mối quan hệ gia đình (cùng tài liệu nêu trên). Các gia đình Việt Nam vì vậy
sống rất riêng tư và độc lập, điều đó có nghĩa là chồng và vợ thường phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau
về đạo đức, tình cảm và tài chính. Chồng và vợ có thể trao đổi với nhau về những quyết định quan
trọng, tuy nhiên, nếu có sự khác biệt, thì ý kiến của người chồng thường sẽ được coi trọng hơn (cùng
tài liệu nêu trên).
Xã hội Việt Nam rất coi trọng cuộc sống gia đình, việc kết hôn và sinh con (thường chỉ sinh con sau
khi kết hôn) luôn được mong đợi và khuyến khích (Oosterho 2008, Chương 1). Vai trò làm mẹ rất
có giá trị, được tôn kính nhất, và phụ nữ kết hôn với mong muốn là họ sẽ sớm có con (cùng tài liệu
nêu trên). Mẹ chồng, mẹ đẻ, và các thành viên khác trong gia đình đều động viên họ có con và do

vậy họ có thể đóng vai trò tích cực trong việc mang thai và sinh nở, đặc biệt đối với những phụ nữ
trẻ, lần đầu tiên làm mẹ (cùng tài liệu nêu trên). Tư tưởng thích có con trai, đặc biệt là ở một số vùng
quê hiện vẫn còn rất phổ biến— vì theo truyền thống nho giáo, cần phải có con trai để duy trì dòng
họ (Oosterho, trên báo Văn hóa, Sức khỏe và Giới tính). Các quyết định về khả năng sinh sản được
nhìn nhận tùy từng bối cảnh văn hóa xã hội, trong đó các quan điểm và áp lực của toàn bộ gia đình
có ảnh hưởng rất mạnh mẽ.
Oosterho cho thấy một áp lực rất lớn, kèm theo các nền tảng văn hóa và sức ép từ phía gia đình
buộc người phụ nữ phải có con. Bà nhấn mạnh rằng là một người mẹ sẽ nâng cao vị thế của một
cuộc hôn nhân, và rằng một cặp vợ chồng đã kết hôn nếu không có con thì sẽ không có hạnh phúc
trọn vẹn (cùng tài liệu nêu trên). Khuynh hướng thích con trai rất mạnh mẽ, và trong trường hợp
người chồng là người con trai duy nhất trong gia đình, thì áp lực phải có con càng lớn (cùng tài liệu
nêu trên). Động cơ thúc đẩy trong những trường hợp như vậy thường là mong ước sớm có một đứa
cháu trai để nối dõi tông đường. Luận cương của bà cũng chỉ ra một số ví dụ về những đứa con trai
là những người sử dụng ma túy, thậm chí đã biết về tình trạng nhiễm HIV, nhưng vẫn được gia đình
khuyến khích kết hôn, với hy vọng là sẽ “ngay lập tức” sinh ra một đứa con trai, và đôi khi là mong
muốn để có một đứa cháu nội. Những người phụ nữ bị ràng buộc bởi các cuộc hôn nhân này có thể
không được biết về tình trạng HIV của chồng họ, và sẽ quan hệ tình dục với chồng mà không dùng
biện pháp bảo vệ. Thậm chí sau khi biết về tình trạng HIV của chồng, họ có thể vẫn quyết định có
thai vì những định kiến gia đình, văn hóa và xã hội xoay quanh việc kết hôn và sinh con (cùng tài liệu
nêu trên).
Trong khi khó có thể rút ra được các kết luận chung về hành vi tình dục của các cặp vợ chồng, thì việc
đàn ông đã có vợ có quan hệ với gái mại dâm là chuyện rất bình thường – một số người có thể rất ít
khi làm chuyện này, trong khi những người khác lại là khách hàng thường xuyên (Trần Đức Hòa và
nhóm nghiên cứu, 2007). Những lần quan hệ với gái mại dâm thường là đi cùng với bạn bè là nam
giới, hoặc với các nam đồng nghiệp trong những lần đi giao dịch công việc (cùng tài liệu nêu trên).
Trong những trường hợp như vậy, ngoài việc quan hệ với gái mại dâm, những người đàn ông này
16
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
thường uống rượu. Những người đàn ông này thú nhận rằng rất khó từ chối những lời mời như vậy.
Và không chắc rằng họ có luôn sử dụng bao cao su trong những lần quan hệ như vậy hay không vì

họ thường làm chuyện đó sau khi đã uống rượu (cùng tài liệu nêu trên).
Đồng thời, chồng thường không có nguyên tắc phải trao đổi thẳng thắn với vợ về tình dục. Trong khi
họ thường trao đổi với nhau về con cái, các vấn đề tài chính, sức khỏe, và hy vọng về tương lai, thì
tình dục luôn là một chủ đề kiêng kị. Đàn ông thường thích trao đổi về tình dục với bạn bè của họ, và
phụ nữ cũng có thể làm tương tự như vậy, các chủ đề như khoái cảm tình dục thường ít được nữ giới
trao đổi hơn so với nam giới (cùng tài liệu nêu trên). Vì vậy, nam giới và nữ giới bị rơi vào trong một
vòng xoáy khi mà họ không thể trao đổi một cách cởi mở với nhau về khoái cảm tình dục, và họ cho
là bình thường khi vừa có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân để đạt được khoái cảm, vừa quan hệ với
vợ/chồng để sinh con (cùng tài liệu nêu trên).
II. Mục đích của nghiên cứu

Bộ Y tế, với sự hỗ trợ của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ
chức Lương thực Thế giới (UNFPA) đã thực hiện nghiên cứu này về sự tham gia của nam giới vào
chương trình PLTMC, các rào cản và cơ hội, cũng như sự sẵn sàng của nam giới trong việc hỗ trợ bạn
tình của họ tham gia vào các can thiệp PLTMC, bao gồm dự phòng cơ bản trước và trong khi mang
thai, cũng như tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN) (tham khảo
Phụ lục 2 về điều khoản tham chiếu).
Nghiên cứu này nhằm để:
Xác định kiến thức, thái độ, hành vi và thực tế tìm kiếm các dịch vụ sức khỏe của phụ nữ có a.
thai, bạn tình của họ, các cặp vợ chồng và gia đình như là một đơn vị chủ thể PLTMC trong
bối cảnh rộng hơn về Sức khỏe sinh sản và giới tính (SKSS&GT), bao gồm cả dự phòng ban
đầu cho cặp vợ chồng trước và trong khi mang thai;
Xác định các yếu tố hành vi và văn hóa, các rào cản và cơ hội để nam giới tham gia nhiều hơn b.
vào PLTMC và SKSS>
Xác định việc cung cấp dịch vụ hiên nay, các dịch vụ này được gắn kết như thế nào để PLTMC c.
hiệu quả hơn (bao gồm dự phòng ban đầu cho cặp vợ chồng, phòng các bệnh lây truyền qua
đường tình dục (LTQĐTD) và thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ), những khó khăn và thuận lợi để
nam giới/bạn tình tham gia vào các dịch vụ này.
Nghiên cứu này là cơ sở để đề xuất một loạt các khuyến nghị và các mô hình can thiệp nhằm để gia
tăng sự tham gia của nam giới.

III. Phương pháp và Thiết kế nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu bao gồm một chuyên gia tư vấn quốc tế, một nghiên cứu viên cao cấp và 4 nghiên
cứu viên người Việt Nam (hai nam và hai nữ). Bốn nghiên cứu viên này được chia thành 2 nhóm – một
nhóm đi Quảng Ninh và nhóm kia đi thực hiện nghiên cứu ở 2 tỉnh phía Nam. BYT và UNICEF hỗ trợ
về mặt kỹ thuật, giám sát và hậu cần cho các nhóm.
17
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
A. Các khu vực thu thập số liệu
Vì đại dịch ở Việt Nam là đại dịch tập trung nên một số tỉnh thành có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn các tỉnh
thành khác. Các dịch vụ HIV/AIDS nói chung, và các dịch vụ PLTMC nói riêng thường được cung cấp
tại các quận huyện trọng điểm tại các tỉnh thành có tỷ lệ lây nhiễm cao (xem phụ lục 3 về bản đồ các
địa điểm có chương trình PLTMC thông qua dự án do UNICEF hỗ trợ). Nghiên cứu này tập trung
thu thập số liệu từ ba tỉnh thành có nguy cơ cao nhưng rất khác nhau nhằm đưa ra một nhìn nhận
chính xác hơn về các vấn đề và những mối liên quan. Vì các dịch vụ PLTMC không được cung cấp tại
tất cả các quận huyện của 3 tỉnh có nguy cơ cao này, nên việc chọn mẫu được thực hiện tại cả các
quận huyện có dịch vụ và các quận huyện không có dịch vụ.
Các tỉnh thành này bao gồm tỉnh Quảng Ninh ở miền Bắc, là tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao, chủ yếu do
sử dụng ma túy. Mặc dù tỉnh có cả các khu vực đô thị và nông thôn, các số liệu ở tỉnh này chủ yếu tập
trung ở các khu vực cận đô thị và vùng nông thôn. Địa điểm thứ hai là T.P Hồ Chí Minh, một thành
phố chủ yếu là đô thị, là nơi đại dịch gia tăng do ma túy và mại dâm, và cũng do tình trạng nhập cư.
Tỉnh thứ ba là An Giang, giáp với biên giới Cam-pu-chia, là nơi có đại dịch gia tăng do ma túy và mại
dâm, và cả do tình trạng lao động nhập cư và mại dâm qua biên giới. Ba tỉnh thành này rất khác nhau
về văn hóa và kinh tế- xã hội và vì vậy, việc ra quyết định trong gia đình, thái độ trong gia đình, và các
mối quan hệ vợ chồng cũng có thể rất khác nhau.
Các số liệu được thu thập ở tổng cộng 6 quận, huyện. Sáu quận huyện này bao gồm 3 quận, huyện
đã cung cấp các dịch vụ PLTMC kể từ năm 2005 và 3 quận huyện còn lại chưa hề được cung cấp bất
kỳ một dịch vụ PLTMC nào. Việc so sánh giữa các địa bàn đã có và chưa có các dịch vụ PLTMC rất có
ích trong việc xác định các mức độ nhận thức về PLTMC và sự cởi mở trong việc trao đổi về các vấn
đề có liên quan đến HIV.
B. Các phương pháp nghiên cứu:

Áp dụng một số các phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm
tập trung, quan sát các cơ sở y tế, và phỏng vấn bán cấu trúc (tham khảo phần Thiết kế và Kế hoạch
nghiên cứu ở Phụ lục 4 và các bảng câu hỏi ở Phụ lục 5).
Nhóm nghiên cứu phát triển các câu hỏi, và dựa vào đó, xây dựng một bộ câu hỏi điều tra và các tài
liệu hướng dẫn cho các nhóm đối tượng tham gia phỏng vấn khác nhau. Để đánh giá các cơ sở y tế,
nhóm đã xây dựng một bộ câu hỏi theo cấu trúc và tài liệu hướng dẫn quan sát. Các bộ câu hỏi điều
tra này đã được thử nghiệm trước ở một bệnh viện phụ sản ở Hà Nội và sau đó đã được sửa đổi lại.
Cả nhóm đã tham gia thảo luận trong một ngày về các bộ câu hỏi điều tra này để chuẩn bị cho việc
thu thập số liệu.

Địa bàn thu thập số liệu đầu tiên là tỉnh Quảng Ninh, và hai nghiên cứu viên (một nam và một nữ)
đã thu thập thông tin cùng với chuyên gia tư vấn quốc tế. Các cuộc họp phản hồi được tổ chức hàng
ngày và riêng cuộc họp vào ngày thứ ba của chuyến thu thập số liệu được tổ chức lâu hơn. Một cuộc
họp phản hồi khác được tổ chức sau chuyến đi thực địa đầu tiên của hai nghiên cứu viên tại tỉnh
Quảng Ninh với hai nghiên cứu viên đi thực địa tại miền Nam. Cả nhóm nghiên cứu cùng kiểm tra
chéo các phát hiện thu được tại các cơ sở y tế với các phát hiện được lấy trong các báo cáo đánh giá
khi kết thúc dự án, vì cả hai nghiên cứu này đều được thực hiện gần như là tại cùng một thời điểm.
18
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
C. Thu thập số liệu
Tổng cộng đã thực hiện được 115 cuộc phỏng vấn, trong đó có 31 cuộc được thực hiện tại tỉnh
Quảng Ninh, 40 cuộc ở in TP. HCM và 44 cuộc ở tỉnh An Giang (tham khảo danh sách những người
được phỏng vấn tại Phụ lục 6):
29 cuộc phỏng vấn với các nhân viên tại các cơ sở y tế•
10 cuộc phỏng vấn với chủ nhiệm các câu lạc bộ đồng cảm hoặc người đứng đầu các tổ chức •
đoàn thể
19 cuộc phỏng vấn/ thảo luận nhóm với các phụ nữ nhiễm HIV, một số người trong đó đã •
được nhận dịch vụ PLTMC
16 cuộc phỏng vấn/thảo luận nhóm với nam giới nhiễm HIV (hầu hết là bạn tình của những •
phụ nữ nêu trên)

12 cuộc phỏng vấn /thảo luận nhóm với phụ nữ mang thai chưa bao giờ làm xét nghiệm HIV •
hoặc đã từng làm xét nghiệm nhưng có kết quả âm tính
13 cuộc phỏng vấn /thảo luận nhóm với chồng/bạn tình của những phụ nữ này•
11 cuộc phỏng vấn /thảo luận nhóm với các thành viên trong gia đình của các nam giới/nữ •
giới nhiễm HIV
5 cuộc phỏng vấn /thảo luận nhóm với các thành viên trong cộng đồng có con dâu/con gái •
đang có thai
Rất may mắn, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn được một nhóm phụ nữ có thai, tất cả các ông chồng
và bố mẹ chồng của họ. Việc này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, vì các ông chồng
của họ phải đi làm, hoặc bố mẹ chồng sống ở xa. Vì vậy, trong một 2-3 cuộc phỏng vấn khác, nhóm
chỉ phỏng vấn được một số các ông chồng/bạn tình hoặc mẹ đẻ/mẹ chồng của những phụ nữ có
tham gia vào cuộc thảo luận nhóm. Ở TP. HCM, vì khó tiến hành phỏng vấn những người có liên quan
với nhau, nên trong một số trường hợp nhóm đã tiến hành phỏng vấn những nam và nữ giới nhiễm
HIV và mẹ đẻ/mẹ chồng của những người nhiễm HIV nhưng họ không hề có quan hệ gì với nhau.
Cuộc phỏng vấn được ghi âm và gỡ băng ra bằng tiếng Việt. Sau đó các đoạn băng này được dịch
sang tiếng Anh. Sau khi đã hoàn tất việc thu thập số liệu, chuyên gia tư vấn quốc tế gặp riêng từng
cá nhân nghiên cứu viên để làm rõ nội dung của cuộc phỏng vấn, trao đổi về những ấn tượng ban
đầu và kiểm tra các quá trình thu thập số liệu.
D. Phân tích
Sau khi đã gỡ băng và dịch sang tiếng Anh, một cuộc họp tổng kết đã được tổ chức giữa nhóm
nghiên cứu, BYT và UNICEF để cùng phân tích các kết quả thu được. Các số liệu được nhập vào phần
mềm NVivo và được mã hóa, sau đó được sắp xếp theo các dòng điều tra thông tin đã được phát
triển. Các mối liên hệ và các yếu tố gia đình chính có ảnh hưởng tới việc chấp nhận và sử dụng các
dịch vụ PLTMC cũng được hình thành.
Trưởng nhóm nghiên cứu đã lập dự thảo báo cáo, dựa trên các cuộc thảo luận với các nghiên cứu
viên, các báo cáo tóm tắt của các nghiên cứu viên và bản phân tích bằng chương trình NVivo. Dự
thảo báo cáo này đã được chia xẻ và chỉnh sửa dựa trên các ý kiến nhận xét của các nghiên cứu
viên, BYT, UNICEF và các tổ chức quốc tế khác. Các mô hình và đề xuất được phát triển tại cuộc hội
thảo sau khi dự thảo báo cáo được trình bày, trong đó có sự tham dự của các đại diện từ các tổ chức
UNFPA, WHO và các tổ chức quốc tế khác.

19
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
E. Những hạn chế của nghiên cứu này
Hầu hết các số liệu được thu thập tại các tỉnh thành có tỷ lệ hiện nhiễm cao với hỗ trợ rất lớn từ các
tổ chức quốc tế. Vì vậy kiến thức, thái độ và thực hành có thể tốt hơn so với các tỉnh thành khác.
Một trong những thách thức lớn nhất đối với chương trình PLTMC là phải đảm bảo tỷ lệ thấp nhất
của số phụ nữ bị mất theo dõi. Theo như các phát hiện của nghiên cứu, khoảng từ 1/3 đến ½ số phụ
nữ được xét nghiệm và có kết quả dương tính không quay lại để lấy kết quả của họ và không thể
theo dõi tiếp được. Hiểu rõ về những nhận thức và thực tế của việc sống chung với HIV trong những
phụ nữ nói trên sẽ giúp chúng ta nhìn nhận được bản chất của vấn đề, giúp cải thiện chương trình
PLTMC, kể cả sự tham gia của nam giới. Vì không thể tiến hành phỏng vấn những phụ nữ này và gia
đình của họ, nghiên cứu này đã phải đặt ra một số giả định về những vấn đề và những quan ngại mà
những người phụ nữ này đang phải đối mặt, dựa trên các số liệu thu được từ những phụ nữ nhiễm
HIV, bạn tình và người thân của họ.
Quá trình thu thập số liệu trong cuộc nghiên cứu này gặp rất nhiều khó khăn. Thay vì cần một nhóm
thì cuộc nghiên cứu cần tới hai nhóm nghiên cứu quốc gia đi thu thập số liệu và chuyên gia tư vấn
quốc tế không thể theo sát cả quá trình thu thập số liệu. Hơn nữa, việc gỡ băng mất rất nhiều thời
gian do số liệu thu thập rất nhiều và chính điều này cũng khiến chất lượng của các bản dịch không
được tốt.
Cuộc nghiên cứu này tập trung tìm hiểu sự tham gia của nam giới vào các quyết định sức khoẻ sinh
sản. Và vì vậy, các cuộc phỏng vấn đã được thực hiện với những nam giới và nữ giới hiện đang có
mối quan hệ lâu dài (hầu hết là các cặp vợ chồng hợp pháp) hoặc họ đã goá vợ (chồng). Vì vậy cuộc
nghiên cứu không đề cập đến những phụ nữ không thuộc nhóm những người có mối quan hệ lâu
dài và cũng phải chú ý rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ. Ngoài ra, cuộc
nghiên cứu cũng không thấy sự ảnh hưởng của các nam thành viên trong gia đình như bố chồng
và bố đẻ, về vấn đề sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, vì trên thực tế nghiên cứu thu thập được nhiều
thông tin từ các bà mẹ chồng và mẹ đẻ nhiều hơn và cũng có rất ít số liệu được thu thập từ hoặc về
ảnh hưởng của họ.

20

Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
Các phát hiện chính
Năm loại câu hỏi được phát triển để dùng trong
nghiên cứu này là:
Sự hiểu biết về HIV trong các thành viên 1.
trong cộng đồng là gì? Phụ nữ có thai,
bạn tình và gia đình của họ nhận thức thế
nào về HIV?
Vai trò của nam giới trong quá trình 2.
mang thai, khi sinh và sau khi sinh là gì?
Tình trạng HIV có ảnh hưởng như thế nào
đối với vai trò này? Mối quan hệ giữa tình
trạng HIV và có con là gì? Nam giới và phụ
nữ cảm thấy thế nào về mối quan hệ này?
Họ thông tin cho nhau về vấn đề này
bằng cách nào?
Các quyết định về việc chăm sóc và hỗ 3.
trợ trong khi mang thai, trong lúc sinh
và sau khi sinh được thực hiện như thế
nào? Tình trạng HIV (đã biết rõ, còn nghi
ngờ, không biết) có ảnh hưởng gì tới các
quyết định này? Ai là người có ảnh hưởng
tới các quyết định đó và ảnh hưởng như
thế nào? Nam giới có quan điểm và cảm
nhận gì về những quyết định này và sự
tham gia của họ vào những quyết định
đó?
Sự hiểu biết và quan điểm về các dịch vụ 4.
sẵn có cho phụ nữ mang thai có nguy cơ/
đã nhiễm HIV? Nam giới có thể tham gia

như thế nào tại thời điểm này? Những
kinh nghiệm thực tế của phụ nữ đã nhận
được các dịch vụ PLTMC? Họ đã được hỗ
trợ như thế nào hay là không được hỗ trợ
gì?
Những lĩnh vực chính mà các dịch vụ 5.
PLTMC hiện đang cung cấp? Các dịch vụ
này đang được cung cấp như thế nào? Ai
đang tiếp cận các dịch vụ này? Ai chưa
được tiếp cận, và lý do vì sao lại chưa tiếp
cận được?
Những lĩnh vực nghiên cứu này đã giúp nhóm
nghiên cứu hiểu sâu hơn về các yếu tố văn hóa-
xã hội, sự giao tiếp trong gia đình và giữa hai vợ
chồng có ảnh hưởng như thế nào đến việc phụ
nữ có thai quyết định tiếp cận dịch vụ khám thai
tại các thời điểm khác nhau trong thai kỳ và chấp
nhận sử dụng các dịch vụ PLTMC. Những lĩnh vực
Những sự khác biệt giữa các địa bàn nghiên
cứu:
Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về phương
pháp tiếp cận và nhận thức giữa miền Bắc là tỉnh
Quảng Ninh và miền Nam là tỉnh An Giang và TP
HCM. Dựa trên các số liệu còn rất hạn chế, thì khó
có thể kết luận là do những khác biệt giữa miền
Bắc và miền Nam của Việt Nam, tuy nhiên, văn
hóa, các thành phần di cư và các điều kiện kinh tế
xã hội có thể là nguyên nhân của những sự khác
biệt này. Những sự khác biệt này được phân ra
thành 3 lĩnh vực sau:

Vai trò và ảnh hưởng của các thành •
viên trong gia đình đối với việc ra các quyết
định:
Vấn đề này có vẻ mạnh mẽ hơn ở Quảng Ninh
so với hai tỉnh thành ở trong Nam. Nhóm nghiên
cứu cảm thấy một phần là do các cặp vợ chồng ở
các tỉnh trong Nam có thể sống tương đối xa gia
đình của họ, đôi khi là do nhu cầu việc làm. Ngoài
ra còn có một cảm nhận khác là nhìn chung các
cặp vợ chồng trong Nam sống độc lập hơn, họ
thường có khuynh hướng giữ khoảng cách với
hàng xóm, với cộng đồng và các thành viên trong
gia đình họ và vợ chồng thường sống dựa vào
nhau nhiều hơn.
Sự gần gũi giữa các cặp vợ chồng •
nhiễm HIV:
Nghiên cứu này cũng phát hiện thấy nhiều trường
hợp tại các tỉnh trong Nam, các cặp vợ chồng
trở nên gần gũi với nhau hơn sau khi biết được
tình trạng HIV của họ, hoặc duy trì được sự gần
gũi giữa hai vợ chồng. Ở Quảng Ninh, các cặp vợ
chồng nhiễm HIV khi được phỏng vấn đã bày tỏ
sự buồn bã và thất vọng nhiều hơn, đặc biệt là
trong các trường hợp khi mà người vợ không biết
gì về tình trạng HIV của chồng mình. Ở An Giang
và TP HCM, các cặp vợ chồng nhiễm HIV nói rằng
họ sống dựa vào sự hỗ trợ lẫn nhau là chính và
cùng trao đổi về tương lai và cuộc sống của con
cái họ. Có những ví dụ về sự lo ngai và quan tâm
của những người chồng.

Mong muốn có con của các cặp vợ •
chồng nhiễm HIV:
Nghiên cứu cho thấy rằng áp lực phải có một đứa
con, và chấp nhận có một đứa con, kể cả khi đã
nhiễm HIV, ở Quảng Ninh cao hơn so với ở An
Giang và TP HCM. Trong khi nhiều cặp vợ chồng
ở TPHCM và An Giang thẳng thắn nói rằng họ
không có kế hoạch sinh con, thì ở Quảng Ninh,
các cặp vợ chồng đã thú nhận là họ muốn có
một đứa con, hoặc đang cố gắng hoặc đang lên
kế hoạch chờ đợi thêm một thời gian nữa trước
khi có thai. Ngoại trừ các trường hợp các cặp vợ
chồng đã có một con/nhiều con.
21
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
đó cũng giúp mang lại một nhận định rõ ràng về quyết định sinh con, thảo luận về tình dục, phòng
tránh thai và chăm sóc sức khoẻ.
Các kết quả nghiên cứu được sắp xếp theo 3 mục tiêu nghiên cứu.
Kiến thức, thái độ, hành vi và thực tế tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ có a.
thai, bạn tình của họ và các cặp vợ chồng và gia đình như là một đơn vị chủ thể của dịch vụ
PLTMC
Các yếu tố, rào cản và cơ hội về hành vi và văn hóa để giúp nam giới tham gia nhiều hơn vào b.
các hoạt động PLTMC và SKSS&GT
Các vấn đề về cung cấp dịch vụ hiện có và ảnh hưởng của nó đến sự tham gia của nam giới/ c.
bạn tình.
A. Kiến thức, thái độ, hành vi và thực tế tìm kiếm các dịch vụ y
tế của phụ nữ có thai, bạn tình của họ, các cặp vợ chồng và gia
đình
A.1. Kiến thức và nhận thức về HIV, PLTMC và chăm sóc thai sản
a. HIV/AIDS

Như nhiều nghiên cứu khác tại Việt Nam, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng phụ nữ và nam giới có
kiến thức khá tốt về lây truyền HIV và họ đều nhận thức được rằng bao cao su (BCS) có thể bảo vệ
họ không bị lây nhiễm. Kiến thức về HIV và các đường lây truyền chính đã được phổ cập. Trong số 76
cuộc phỏng vấn và thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với những người dân trong cộng đồng,
tất cả mọi người tham gia trả lời phỏng vấn đều đã nghe nói về HIV, và thường có thể liệt kê 3 đường
lây truyền chính. Chỉ một số ít trường hợp, người trả lời phỏng vấn chỉ biết có 2 đường lây truyền.
Mặc dù kiến thức tổng thể về lây truyền HIV, trong đó có lây truyền mẹ con, của cả nam và nữ giới,
người nhiễm và không nhiễm HIV đều khá tốt, nhưng vẫn còn tồn tại những hiểu nhầm về sự lây
truyền. Những điều này cho thấy vẫn còn sự sợ hãi, lo ngại lây nhiễm HIV, cũng như sự kỳ thị liên
quan đến HIV. Tuy nhiên, khi được hỏi về những hoạt động nào là có nguy cơ, thì sự hiểu biết của
mọi người rất khác nhau. Một số câu trả lời cho thấy họ hiểu nhầm, khi nghĩ rằng việc dùng chung
dụng cụ để cắt tóc hoặc cắt móng chân/móng tay, giặt chung quần áo, dùng chung bàn chải đánh
răng, khăn mặt và xà phòng và cả việc ăn uống cùng nhau, dùng chung bát và đũa là có nguy cơ bị
lây nhiễm.
“Tôi biết một người bị nhiễm HIV nên thỉnh thoảng tôi tránh xa họ, vì cũng có thể có nguy cơ. •
Đi cạo râu hoặc lấy ráy tai cũng có thể có nguy cơ. Nếu dùng chung mọi thứ với những người
nhiễm, chúng ta cũng sẽ bị nhiễm. Theo tôi biết thì HIV không thể bị lây truyền do muỗi đốt.
Đi cạo râu và cắt móng tay cũng có thể nguy hiểm nên tôi mua đồ riêng và sử dụng ở nhà
(cười).” Bạn tình nam của một phụ nữ có thai, Tân Châu, An Giang
“…qua đường máu, quan hệ tình dục, tiếp xúc với máu và bị nhiễm, chơi bời trác táng, tiêm •
chích ma túy, quan hệ tình dục bừa bãi, dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng, xà
phòng .” Thành viên trong gia đình của người nhiễm, Tân Châu, An Giang
b. Phòng lây truyền mẹ con
Mặt khác, kiến thức về PLTMC, đặc biệt là của nam giới còn rất khiêm tốn, thậm chí ở cả những
địa phương đã được tiếp nhận các dịch vụ PLTMC. Mặc dù nhiều nam giới cho rằng các quyết định
22
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
về sức khoẻ sinh sản nên dành cho phụ nữ nhưng họ vẫn rất quan tâm về tương lai của con cái họ và
luôn muốn tìm hiểu các biện pháp để bảo vệ vợ, con mình.
“Em lấy chồng năm 22 tuổi, 23 tuổi có con, và góa chồng năm 25 tuổi. Chồng em làm việc ở •

tận Cam-phu-chia, anh ấy không sử dụng ma túy. Nhưng em nghĩ chính chồng em là người
đã lây bệnh cho em. Có người đã bảo là em nên dùng BCS khi quan hệ tình dục với chồng.”
Một phụ nữ nhiễm HIV, Tịnh Biên, An Giang
“Tôi có nghe về vấn đề đó, những tôi chẳng hiểu lắm. Tôi nghe nói rằng mẹ bị nhiễm có •
thể uống thuốc để tránh lây nhiễm sang cho con. Tôi đã bảo con gái tôi phải cẩn thận để
tránh không lây sang cho con nó, để biết cách phòng tránh cho đứa bé. Khi tôi nhìn thấy nó
nhai cơm và đút cho con nó, tôi bảo nó đừng làm như thế nữa. Các nhân viên y tế ở trạm xá
phường có đến nhà thăm để giải thích và hướng dẫn về cách phòng bệnh cho đứa bé” Mẹ
của phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM
“Để tránh lây truyền HIV cho con trong khi mang thai, thì cần phải đi đến trạm y tế để khám •
thai, sau khi sinh, không cho con bú. Khi tắm cho con, tôi phải đeo găng tay để tránh bị trầy
xước có thể làm lây truyền HIV sang cho con vì da trẻ rất non và yếu.” Nam nhiễm HIV, Yên
Hưng, Quảng Ninh
Các cán bộ y tế và các nhà lãnh đạo cho biết trong khi các thông điệp về sự lây truyền HIV/AIDS được
tuyên truyền rộng rãi thì các thông điệp về PLTMC lại không được nhắc đến thường xuyên và chỉ gần
đây mới được tuyên truyền. Trong khi nhiều người biết được rằng phụ nữ bị nhiễm HIV có thể lây
truyền cho con của họ, nhưng lại có rất ít kiến thức về cách dự phòng lây truyền mẹ con.
“Chúng tôi không biết gì về điều đó (PLTMC). Đó là một chương trình mới nên chúng tôi •
không biết. Tôi chỉ biết là có trường hợp phụ nữ bị nhiễm HIV vẫn có thể sinh ra con không bị
nhiễm. Phương pháp chính để dự phòng là nuôi con bằng sữa bột (sữa công thức). Phần lớn
chúng tôi biết được điều này là do được các cán bộ y tế tư vấn cho. Nhưng trước đây tôi chưa
từng thấy dịch vụ này ở đây.” Chồng của phụ nữ có thai, Uông Bí, Quảng Ninh
c. Chăm sóc phụ nữ mang thai
Nhận thức của phụ nữ và các thành viên nữ trong gia đình về chăm sóc thai sản rất tốt. Họ đều thấy
được tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ, làm xét nghiệm, sinh ở những cơ sở an toàn và tầm
quan trọng của việc nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất.
Nhìn chung nam giới biết là phụ nữ có thai cần được nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất, nhưng không biết
thông tin về những lần đi khám thai tại các cơ sở y tế. Nhìn chung, họ có rất ít kiến thức về các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản và những vấn đề khác về chăm sóc thai sản. Một vài phụ nữ thông báo
cho chồng mình về những điều xảy ra trong khi khám thai, còn những người khác thì không.

Một số ông chồng có quan tâm, nhưng những người khác thì chẳng quan tâm gì hết. Một •
số là do đi làm về mệt, những người khác thì đi nhậu nhẹt – nên chẳng quan tâm gì cả.” Một
thành viên trong gia đình,Tân Châu, An Giang
“Đối với một số cặp vợ chồng, người vợ thông báo cho chồng mình rằng hôm nay họ sẽ đi •
khám thai hoặc hỏi ý kiến chồng về việc đi làm xét nghiệm nhưng những người khác thì
không vì ở nơi họ ở hầu hết nam giới phải đi làm từ sáng sớm đến tận khuya mới về, vì thế
những người vợ tự quyết định và sau đó thông báo cho chồng họ biết kết quả. Hơn nữa,
những người chồng cũng không mấy quan tâm về những vấn đề này”. Một nam giới nhiễm
HIV, Tân Châu, An Giang
23
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
A.2. Thái độ đối với chương trình PLTMC
a. Thái độ đối với việc sử dụng BCS nếu nhiễm HIV
Nghiên cứu cho thấy trong số các cặp nhiễm HIV, nhiều cặp nói rằng họ sử dụng BCS khi biết là họ
bị nhiễm HIV. Thái độ về việc sử dụng BCS nhìn chung rất tích cực, tuy nhiên nam giới nói rằng họ
không đạt khoái cảm như trước đây. Sử dụng BCS để phòng tránh lây nhiễm và tránh thai khi một
người bị nhiễm HIV cũng được một số cặp vợ chồng thực hiện thường xuyên.
“Khi em biết là em bị nhiễm, em bảo chồng em dùng BCS để phòng tránh những điều xấu và •
anh ấy nghe theo.” Một phụ nữ nhiễm HIV , Quận 6, TP. HCM
“Sau khi kết hôn, tôi vẫn luôn dùng BCS cho đến tận bây giờ, tôi đã khuyên cô ấy đi làm xét •
nghiệm rất nhiều lần, cuối cùng thì cô ấy cũng đi xét nghiệm và kết quả là âm tính.” Một nam
giới nhiễm HIV, Yên Hưng, Quảng Ninh
b. Thái độ về việc sinh con nếu nhiễm HIV
Nghiên cứu thấy cả nam và nữ giới nhiễm HIV đều cho rằng các cặp vợ chồng nhiễm HIV không
nên sinh con. Điều này trái ngược với thực tế, khi rất nhiều cặp vợ chồng nhiễm HIV vẫn có con.
Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ phát hiện ra tình trạng của họ trong khi mang thai. Dựa vào
những thông tin cả nam và nữ giới đều cho rằng các cặp vợ chồng nhiễm HIV không nên sinh con,
một câu hỏi được đặt ra là liệu các cặp vợ chồng có thay đổi quyết định về việc sinh con hay
không nếu họ biết được tình trạng nhiễm HIV của họ trước khi có thai
Một vài phụ nữ nhiễm HIV khẳng định rõ rằng họ không muốn sinh con vì tình trạng nhiễm bệnh

của họ.
“Tôi biết là tôi đã bị nhiễm HIV nên tôi không muốn có con để tránh truyền HIV sang cho vợ •
và con.” Một nam giới nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh ,
“Nhiều ông chồng không muốn có con bởi họ sợ đứa trẻ cũng sẽ bị nhiễm.” • Một phụ nữ
nhiễm HIV, Tân Châu, An Giang
“Tôi sợ vì tôi rất yếu. Tôi không thể kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống. Tôi cũng không chắc •
mình còn sống được bao lâu nữa, vậy thì ai sẽ nuôi nấng con tôi.” Một phụ nữ dương tính,
Quận 6, TP. HCM
Những người khác thì nói rằng họ rất mong muốn có một đứa con, và đang cố gắng để có thai hoặc
muốn chờ thêm một thời gian nữa trước khi có thai.
“Em hy vọng là sẽ có một đứa con nhưng em đã mất 2 đứa rồi (2 lần sảy thai). Đó là ước mơ •
của em, nhưng em rất lo lắng cho tương lai. Em hy vọng là em có thể có con.” Một phụ nữ
nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh
“Chúng tôi thường nói chuyện với nhau về vấn đề tình dục, thường là về chuyện cần phải sử •
dụng một số biện pháp tránh thai. Nhưng bây giờ chúng tôi thực sự muốn có một đứa con,
nên chúng tôi không sử dụng biện pháp tránh thai nào cả. Chúng tôi chỉ bàn với nhau để
quan hệ vào đúng thời điểm để có thể có con.” Một nam giới nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM
Một số phụ nữ phát hiện ra tình trạng HIV của họ khi đang mang thai nói rằng họ sẽ đi nạo thai nếu họ
phát hiện ra tình trạng của họ sớm hơn. Đôi khi, chính chồng hoặc gia đình chồng ép họ phải giữ thai.
“Thực lòng thì em không muốn có con với anh ấy, vì anh ấy đã có con riêng rồi, chúng em •
cũng đã có một đứa con gái; khi em có thai được một tháng, em muốn đi nạo thai. Lúc đầu
anh ấy cũng đồng ý với em, sau đó anh ấy nói làm như thế là trái với đạo đức. Khi em đang đi
tới bệnh viện để phá thai, anh ấy đuổi theo và nói rằng “dừng lại, bố anh bảo em phải giữ lại
24
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
cái thai này, mình đã có 2 con gái, nên nếu có thêm một đứa con trai sẽ tốt hơn.” Một phụ nữ
nhiễm HIV, Yên Hưng, Quảng Ninh
“Nếu tôi biết về việc này sớm hơn, tôi đã đi phá thai rồi. Tôi tiếc là tôi chỉ biết về tình trạng này •
khi tôi đã có thai được 5 tháng.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Quận 6, TP. HCM
Thái độ đối với việc chăm sóc thai sản

Hầu hết nam giới, nữ giới và các thành viên trong gia đình đều rất ủng hộ việc làm xét nghiệm trong
khi mang thai.
“Đa số các ông chồng ủng hộ làm xét nghiệm HIV. Nhưng chúng tôi chỉ làm xét nghiệm HIV •
cùng với các xét nghiệm khác khi chúng tôi có thai chứ không làm xét nghiệm HIV riêng vào
những thời điểm khác vì chồng sẽ nghĩ là chúng tôi không tin tưởng họ.” Phụ nữ có thai , Uông
Bí, Quảng Ninh
“Tôi nghĩ là mọi người đều cần làm xét nghiệm HIV, vì như vậy chúng ta sẽ biết là bản thân •
mình có nhiễm hay không. Tất cả phụ nữ có thai đều nên làm xét nghiệm để biết cách phòng
tránh cho con họ.” Một phụ nữ nhiễm HIV, Uông Bí, Quảng Ninh.
Có lẽ phát hiện bất ngờ nhất trong cuộc nghiên cứu này là những người phụ nữ thể hiện sự tự chủ
trong việc tự quyết định làm xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai. Bằng việc đưa xét nghiệm HIV
vào thành một phần của chăm sóc thai sản, hoạt động này được đón nhận như một phần của loạt
dịch vụ mọi người phải làm trong thời gian mang thai, và có rất ít sự kỳ thị đối với hoạt động này. Hơn
nữa, việc đưa xét nghiệm HIV vào thành một phần của hoạt động chăm sóc thai sản đã giúp điều này
nằm trong quyền quyết định của phụ nữ, có nghĩa là phụ nữ có thể quyết định có hoặc không làm
xét nghiệm. Cuộc nghiên cứu này mạnh dạn khuyến nghị rằng hầu hết các ông chồng và thành viên
trong gia đình nên ủng hộ việc làm xét nghiệm thường xuyên trong những lần khám thai hơn tư vấn
xét nghiệm HIV tự nguyện riêng biệt cho phụ nữ mang thai.
“Đối với một số cặp vợ chồng, người vợ thường thông báo cho chồng mình rằng hôm nay •
họ sẽ đi khám thai hoặc hỏi ý kiến chồng về việc làm xét nghiệm, nhưng nhiều người khác
thì không, vì ở nơi họ ở hầu hết nam giới phải đi làm từ sáng sớm đến tận khuya mới về, do
vậy người vợ tự quyết định và sau đó thông báo cho chồng họ biết kết quả. Hơn nữa, những
người chồng cũng không mấy quan tâm về những vấn đề này”. Một nam giới nhiễm HIV, Tân
Thái độ đối với việc chăm sóc trẻ sơ sinh
Tất cả các bà mẹ rất có ý thức bảo vệ sức khỏe cho con họ và nói rằng họ làm theo đúng hướng dẫn
của bác sĩ. Họ đều biết là cần phải làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có lợi và bảo vệ sức khỏe
cho con của họ. Cả nam giới và nữ giới đều chấp nhận hình thức nuôi con bằng thức ăn thay thế tuy
nhiên họ gặp phải một vài khó khăn về chi phí cho hình thức nuôi con này. Các thành viên trong gia
đình cũng chấp nhận hình thức nuôi con bằng thức ăn thay thế.
A.3. Hành vi và thực tế tìm kiếm dịch vụ y tế của phụ nữ có thai và bạn

tình:
Nghiên cứu cho thấy vai trò của nam giới đối với việc ra quyết định trong thời kỳ trước sinh, trong
khi sinh và nuôi dưỡng trẻ, bao gồm việc làm xét nghiệm thường xuyên trong thời gian mang thai là
không đáng kể. Tuy nhiên, nam giới lại có vai trò lớn trong các quyết định về sinh sản và SKTD, bao
gồm việc thảo luận về các hành vi nguy cơ, sự mang thai, quyết định có con hay không và các quyết
định về ngừng mang thai.
Như nhiều các nghiên cứu khác tại Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng việc ra quyết định của nữ giới
25
Sự tham gia của nam giới vào chương trình dự phòng lây truyền mẹ con ở Việt Nam
về sinh sản, mang thai, sinh con và tìm kiếm dịch vụ y tế khi mang thai, khi sinh và sau sinh, ở cả góc
độ sức khỏe cho bản thân cũng như sức khỏe của trẻ, bị ảnh hưởng do nhiều các yếu tố phức hợp,
và lần lượt những yếu tố này hình thành và tác động lên sở thích và nguyện vọng của nữ giới. Những
sở thích và nguyện vọng này lại tương tác với một số các yếu tố cùng loại, gây ra tác động mạnh mẽ
đến hoạt động và hành vi chăm sóc sức khỏe cho nữ giới và con của họ.
Trong nghiên cứu này, cả nam và nữ giới, cũng như các thành viên cộng đồng, cán bộ y tế khẳng định
nhiều lần rằng quyết định sử dụng dịch vụ SKSS là do người phụ nữ. Một điều rất quan trọng là
các quyết định này chủ yếu trong thời kỳ trước và trong khi sinh, và là kết quả của các tương tác và
tác động bên ngoài cơ sở y tế đến người phụ nữ. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy sự tin tưởng
và tôn trọng cao của phụ nữ Việt Nam (và cả người nhà) đối với các cán bộ y tế có thể ảnh hưởng
đến mức độ chọn trên thực tế - phụ nữ thường ngần ngại không dám phản đối ý kiến của cán bộ
y tế. Trong bối cảnh những thuật ngữ ‘hướng dẫn’, ‘tư vấn’ và ‘lời khuyên’ vẫn còn bị lẫn lộn, và ranh
giới giữa việc ‘giúp người phụ nữ quyết định chọn lựa’ và ‘tư vấn để phụ nữ có quyết định đúng đắn’
còn chưa rõ ràng, do vậy chưa thể kết luận rằng người phụ nữ có thực sự toàn quyền quyết định lựa
chọn hay không. Cuối cùng, khi một số dịch vụ SKSS vẫn là miễn phí (như dịch vụ PLTMC), các quyết
định liên quan đến chi trả, đặc biệt đối với các dịch vụ thiết yếu, cần phải được bàn bạc với cả người
chồng/bạn tình. Ví dụ, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ không đồng ý các xét
nghiệm có thể liên quan đến giá thành của xét nghiệm đó. Nhưng nếu là xét nghiệm này là miễn phí,
họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc tự đưa ra quyết định.
a. Sự tham gia của nam giới trong các quyết định SKSS và SKGT
Quyết định về tình dục, SKTD và sinh nở cần được phân biệt với quyết định về chăm sóc trước

sinh hoặc khi sinh tại các cơ sở y tế. Những quyết định như vậy thường bị ảnh người chồng và gia
đình tác động mạnh. Các quyết định về sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) được thảo luận giữa
vợ và chồng, đặc biệt khi quyết định bắt đầu hay ngừng sử dụng BPTT để quyết định có hay không
sinh con.
“Chúng tôi ít khi nói về chuyện đó (tình dục và những vấn đề có liên quan như tránh thai) •
nhưng trước khi có con chúng tôi có nói chuyện với nhau về chuyện đó, khi chúng tôi muốn
có con, chúng tôi thôi không nói chuyện đó nữa (tránh thai).” Chồng của một phụ nữ có
thai,Tân Châu, An Giang
Các cặp vợ chồng có thể có hoặc không trao đổi về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD).
Nhưng thường thì nam giới không thảo luận với vợ về vấn đề này do sợ bị quy kết là không chung
thủy. Ngược lại, họ thường thảo luận với bạn bè nhiều hơn, kể cả những lo lắng làm thế nào mà bị
nhiễm bệnh. Họ có thể tự mua thuốc chữa hoặc đi đến bác sỹ. Một số nam giới cũng nói rằng họ cảm
thấy thoải mái khi nói với vợ về chủ đề SKTD, phần lớn nói rằng đây vẫn là chủ đề kiêng kỵ. Thảo luận
về SKTD cũng liên quan đến các vấn đề tiết lộ trình trạng nhiễ HIV hoặc quyết định đi xét nghiệm
cho cả hai.
“Ví dụ, khi tôi có QHTD với gái mại dâm mà tôi không rõ về vấn đề lây truyền qua đường tình •
dục, tôi nói với bạn tôi rằng tôi đã ngủ với gái mại dâm và đã không dùng BCS tuy nhiên tôi
đã xuất tinh ra ngoài mà không xuất tinh vào trong. Vậy thì liệu tôi có bị nhiễm không? Đại
loại là thế ” Chồng của một phụ nữ mang thai, Tân Châu, An Giang
“Những chuyện riêng tư liên quan đến tình dục thì đàn ông thường hay tâm sự với bạn bè, •
sau đó nếu không tìm ra giải pháp, họ sẽ về tâm sự với vợ. Họ không bao giờ tâm sự ngay
với vợ về vấn đề của họ. Giải pháp cuối cùng là họ sẽ đi khám bác sĩ hoặc tự mua thuốc về
để uống. Tôi cho rằng như thế là không đúng lắm, nhưng bản chất đàn ông vốn là vậy.” Hội
Nông dân, Tân Châu, An Giang

×