Khuynh hướng đề cao tính
chân thực và tình cảm tự
nhiên trong quan niệm văn
học thế kỉ XVIII-XIX
Nói chung các nhà văn trong thời kỳ này, ở những mức độ và khía cạnh khác
nhau đều thấy được mối quan hệ gắn bó giữa văn chương với hiện thực. Ngô Thì Sỹ
nói: “Văn chương có quan hệ với vận đời” (Thượng tứ điều khải). Ngô Thì Nhậm
cũng cho rằng: “Làm thơ phải gửi tâm tình vào sự vật” (Bàn thơ cùng Phan Huy
Ích). Nhữ Bá Sỹ thì có phần nhấn mạnh hơn: “Văn chương là cái hiện trạng của một
thời làm nên nó” (Phi điểu nguyên âm). Phan Huy Chú chủ trương nhà văn phải đi
sâu tìm hiểu cuộc sống: “Văn tức là lẽ phải của sự vật xưa nay, cốt yếu của điển lễ
nhà nước. Kẻ học giả ngoài việc đọc kinh sử, còn phải xét hỏi sâu rộng, tìm kiếm xa
gần, khảo cứu để định lấy lẽ phải thế mới đáng là người học rộng, có phải chỉ nhặt
lấy từng câu, từng đoạn, nặn ra thành lời văn hoa mà gọi là văn đâu”
(6)
.
Đỗ Kiêm Thiện cho rằng văn chương phải phản ánh chân thực cuộc sống,
không nên quá tô vẽ: “Trong cái “đẹp” phải chứa đựng “sự đòi hỏi”. Người vịnh thơ
đời Tống viết: “Trời đất hết thảy một mùa xuân” hay “điềm lành, tin tốt tới luôn
luôn”. Viết như vậy, họ không biết rằng họ chỉ xô đẩy vua họ tới chỗ kiêu dật, mà
không biết đòi hỏi vua họ ở “chỗ ưu cần”
(7)
.
Rải rác đó đây trong những sáng tác của nhà văn ở giai đoạn này đã ẩn chứa
những ý kiến thể hiện một quan niệm văn chương phản ánh cuộc sống. Tuy nhiên
đây chưa phải là những ý kiến phát biểu dưới dạng văn nghị luận sản phẩm của tư
duy logic, mà chỉ là những câu văn, câu thơ nói lên những quan niệm văn học.
Đặc biệt về giá trị hiện thực trong Truyện Kiều cũng được nhận thức một cách
sâu sắc. Trong lời tựa truyện Hoa Tiên, Cao Bá Quát có một sự so sánh xác đáng về
giá trị nhận thức của Truyện Kiều: “Kim Vân Kiều là tiếng nói hiểu đời, Hoa
Tiên răn đời vậy”
(8)
.
Mộng liên đường chủ nhân cho rằng: “Trong một tập thủy chung ấy bốn
chữ tạo vật đô tài tóm cả một cuộc đời Thúy Kiều vui buồn tan hợp mười mấy
năm trời. Trong cuốn văn tả như hệt, không khác gì một bức tranh vậy”
(9)
.
Chức năng nhận thức của văn học đã được các học giả thời kỳ này chú trọng
đề cập đến. Trong lời tựa Vân đài loại ngữ, Trần Danh Lâm đã ý thức được giá trị
nhận thức to lớn của cuốn sách này “Ta đọc đi đọc lại hai ba lần, thấy văn chương
tao nhã đầy đủ, ý thú rộng rãi sâu xa, suy rộng ra, thấy hầu hết tất cả cái tinh vi của
trời đất, tóm hết được những sự vật của xưa nay, đem ra để sửa sang việc đời, giúp
rập nhà nước thì cái sự nghiệp xa rộng, to lớn cũng khó có thể lường được”
(10)
.
Nguyễn Văn Siêu đã nhắc đến hai loại văn chương: “Có loại đáng thờ. Có loại
không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại
đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”
(11)
.
Cái loại văn chương “đáng thờ” chính là loại văn chương có chức năng nhận
thức cao, bởi “chuyên chú ở con người”. Ông phê phán những loại nhà văn chỉ “Bàn
luận dông dài, ngày ngày đem những lời bàn cũ rích, chắp nhặt thành văn”. Văn
chương của họ không có chút kiến thức gì, không đem lại nhận thức cho người đọc
mà chỉ là “loại văn bí hiểm, quái dị che giấu cái học nông cạn”. Loại văn chương
không có chức năng nhận thức đó sẽ chỉ làm cho người đọc bị mê hoặc, ngu muội
đi: “Bọn người viết văn thời bấy giờ , vì ý nghĩa lợi lộc vắt ngang trước ngực, họ
bỏ sách chẳng thèm ngó tới, bàn luận dông dài, ngày ngày đem những lời bàn cũ
rích, chắp nhặt thành văn. Tuy họ biết rõ là vô nghĩa lý, nhưng cứ theo bừa để mua
chuộc thói đời Cũng có bọn người, tự biết mình không khuất phục được ai, thì cố
nặn ra loại văn bí hiểm, quái dị, để che giấu cái học thô mãng nông cạn của mình,
mà còn làm ngu dốt những người đồng loại. Lúc đầu thì bọn ngu tin theo, sau đó thì
kẻ trí cũng bị mê hoặc. Cái hại còn quá quắt hơn các loại văn của bọn người không
đọc sách lúc bấy giờ”
(12)
.
Đề cao chức năng nhận thức, phản ánh của văn học các nhà văn cũng chú trọng
đến đối tượng của nhận thức văn học. Trong nền văn học trung đại nước ta thể loại thơ
là phát triển hơn cả. Chính vì vậy khi nói đến đối tượng nhận thức của văn học là nói
đến đối tượng của nhận thức thơ. Lê Quý Đôn đã đề cập đến ba đối tượng của nhận
thức chính là tình, cảnh và sự. Ông viết: “Ta thường làm thơ có ba điểm chính, một là
tình, hai là cảnh, ba là sự” và ông giải thích “Tình là người, cảnh là trời, hai là cảnh, ba
là sự” và ông giải thích “Tình là người, cảnh là trời, sự là hợp cả trời đất mà quán
thông. Lấy tình than cảnh, lấy cảnh hội việc, góp việc mà phát ra lời nói, nhân nói
thành tiếng. Cảnh không hẹn mà tự đến, nói không mong mà tự hay, cứ như thế có thể
lên đến bậc thơ tao nhã được” (Văn nghệ - Vân đài loại ngữ). Đề cao tình cảm tự
nhiên, Lê Quý Đôn đề cao cái gốc tình cảm của sáng tác văn nghệ. Ông đã chú ý đến
sự thống nhất biện chứng giữa chủ thể và khách thể trong một trạng thái cảm xúc dồi
dào.
Những tình cảm mãnh liệt thắm thiết cũng đã trở thành đối tượng của thơ văn.
Trong Đáp Hải phái đoàn hầu, Ngô Thời Nhậm viết: “Tình cảm dồi dào, thì thơ nảy
sinh. Hoặc là tình nam nữ thương nhau. Hoặc là tình vợ chồng nhớ nhau Niềm vui
thích của ta ở triều chính, thì ta cùng triều chính có cái tình nam nữ. Nỗi nhớ mong
của ta là ở ruộng vườn, thì ta cùng ruộng vườn có cái tình vợ chồng”
(13)
.
Đối tượng của thơ ca là cuộc sống xã hội, những xúc cảm của nhà thơ đều do
những thực trạng trong xã hội mà phát sinh. Trong Lịch triều hiến chương loại chí,
Phan Huy Chú cũng cho rằng Chinh phụ ngâm được sáng tác là vì nhà thơ xúc động
trước thực tế chiến tranh lúc bấy giờ: “Chinh phụ ngâm , hương cống Đặng Trần
Côn soạn. Vì đầu đời Cảnh Hưng có việc binh đao, cảnh biệt ly của người đi lính
chinh thú khiến ông cảm xúc mà làm”
(14)
.
Tình cảm đã bộc lộ dồi dào sẽ dần đến sự kết tinh những cảm hứng sáng tạo.
Khi đề tựa Tây Hồ mạn hứng của Ninh Tốn, Nguyễn Quýnh đã viết: “Người như
sông biển, chữ như nước, hứng thì như gió. Gió thổi tới sông biển, cho nên nước lay
động làm thành gợn, thành sóng, thành ba đào. Hứng chạm vào người ta cho nên
chữ nổi dậy, không thể nín được mà sinh ra ở trong lòng, ngâm vịnh ở ngoài miệng,
viết nên ở bút nghiên giấy mực”
(15)
.
Khác với quan điểm văn học mang tính đạo lý của Nho giáo, khuynh hướng
đề cao những tình cảm tự nhiên của con người đã nhen nhóm, đã dần được thể hiện
lên trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn.
Chú trọng đến đối tượng văn học, các nhà văn cũng chú trọng đến đặc trưng
của văn học trong Văn bồng xã bảng nhãn tạp văn tập, mục “Mục luận văn tạp
thuyết” có ý kiến khuyết danh như sau: “Vật có xen kẽ thì hiểu biết mới đến nơi đến
chốn, có hiểu biết đến nơi đến chốn thì văn chương mới tuyệt vời. Lẽ kỳ diệu của
trời đất thấy tản mát ở muôn vật. Trong cái thối nát xuất hiện cái thần kỳ, trong cái
thô thiển chứa đựng cái tinh vi. Cái thưa lớn, ấy là cái nhặt lớn, cái vụng lớn, ấy là
cái khéo lớn. Nhiều người mờ mịt biết đằng thối nát mà không biết đằng thần kỳ,
biết đằng nông mà không biết đằng sâu, biết đằng thưa mà không biết đằng nhạt,
biết đằng vụng mà không biết đằng khéo, thành ra đối với văn chương, không đủ
sức khám phá. Bậc quân tử trái lại biết xem xét sự vật và diễn đạt qua văn chương,
cho nên tuy rằng trống trải, đạm bạc, chi li, tản mạn mà vẫn bao hàm sự tuyệt diệu ở
bên trong”
(16)
.
Về đặc trưng của văn học, vấn đề hình thức và nội dung của tác phẩm văn
chương đã được các học giả thời kỳ này quan tâm. Với ý thức coi trọng tính thiết
thực của văn học, các học giả cho rằng trong tác phẩm văn chương, nội dung bao
giờ cũng giữ vai trò quyết định chủ đạo. Trong Lê triều thông sử, Lê Quý Đôn có
viết: “Phải viết có nội dung thì văn chương thịnh, không như thế thì suy. Điều này
là một phương thuốc hay một luật lệ, mọi người theo thì không sai mảy may”
(17)
.
Hình thức phải xuất phát từ nội dung và phục vụ nội dung. Bùi Dương Lịch
viết: “Do tình sinh ý, do ý sinh chữ, bởi cái này mà có cái kia” (Bạt Thu Dương
lục). Nguyễn Đức Đạt cũng viết: “Lý thấu suốt, thì văn kỳ lạ” (Nam Sơn tùng
thoại). Ngô Thời Chí thì khẳng định: “Nói chung văn chương là dòng của nghĩa lý,
nghĩa lý là nguồn của văn chương, cho nên nguồn tắc thì dòng phân ly” (Lời bình
bài phú Mơ Thiên Thai).
Coi trọng tính thiết thực của văn học, chống lại thói trau chuốt hình thức
thuần túy, Vũ Khâm Lân đã lên án cách “đua nhau theo đòi cái ngọn từ chương, tỉa
tách chạm trổ, hết mực xa hoa: “Kỳ dị thay cái gọi là văn chương thời bây giờ. Họ
chỉ bo bo đi tìm kiếm những lời cũ kỹ trên mặt giấy, chắp vá, bớt thêm để đi tới
cái thể đối ngẫu, mà không có cái hay của việc vận ý tìm lời. Với nghị luận thì
không đủ phù hợp nhân tình, thỏa đáng vật lý. Với phép tắc thì ngày càng rơi vào
hư phù lả lướt. Đúng như trò bôi son trát phấn, để mua vui cho người đời chốc lát,
mà người hiểu biết đã sớm hay là nó không thỏa đáng với sự việc trong đời”
(18)
.
Tóm lại, quan niệm văn học thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã có sự chuyển
biến về bản chất so với các giai đoạn trước đó. Sự xuất hiện với tư cách là các thể
loại mới như truyện thơ nôm, ngâm khúc, v.v ở giai đoạn này đã thể hiện sự phát
triển của thể loại văn học, một trong những chỉnh thể chủ yếu của văn học. Truyện
thơ Nôm, ngâm khúc, là những thể loại có nhiều sáng tạo của dòng văn học chữ
Nôm. Sự sáng tác văn học bằng ngôn ngữ dân tộc đã phản ánh giai đoạn trưởng
thành của ý thức dân tộc trong thời kỳ trung đại. Tư tưởng dân tộc trong thế kỷ
XVIII- XIX đã có ý thức tiếp thu kiến thức của toàn nhân loại, có khuynh hướng
nhận thức những vấn đề mới trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, chúng ta không
lấy làm lạ rằng bộ mặt tư tưởng của các nhà tư tưởng tiên tiến lúc bấy giờ khác
nhiều so với các thời kỳ trước. Phần đông trong số họ đều có kiến thức bác học, đều
có ý thức hệ thống hóa và tổng kết tri thức của lịch sử. Họ đều giàu lòng yêu nước,
đều mong muốn đi tìm một phương hướng tư duy mới và đã phần nào vượt ra khỏi
quan niệm còn có phần hạn hẹp của Nho giáo. Họ đều tích cực hoạt động trong lĩnh
vực của mình và đều đạt được những thành quả đáng ghi nhận v.v Những người
tiêu biểu trong số họ là Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Lê Hữu Trác, Ngô Thì Vị,
Phan Huy Chú
Giai đoạn thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX, nền văn học dân tộc đã phát
triển rực rỡ. Những quan niệm văn học ở giai đoạn này chưa được thể hiện trong
những tác phẩm lý luận, phê bình tương ứng. Tuy nhiên, những quan điểm lý luận
phê bình văn học vẫn nằm rải rác đây đó trong các tác phẩm văn chương và phản
ánh những thực tiễn sáng tác của thời đại.
Quan niệm văn học giai đoạn này đã có nhiều chuyển biến. Quan niệm văn
học đã đề cao tình cảm tự nhiên của thơ văn, đề cao tính thực tiễn cũng như sự phản
ánh và giá trị nhận thức hiện thực khách quan của các sáng tác văn chương. Quan
niệm văn học giai đoạn này đã bắt đầu thể hiện được những nét dân chủ, bình dân
hóa và phần nào khác với các khuôn khổ đã có trước đó với quan niệm chính thống
của Phật giáo và Nho giáo