Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xây dựng và bảo vệ Chính quyền Nhân dân (9/1945 – 12/1946)_2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.99 KB, 7 trang )

Xây dựng và bảo vệ Chính quyền
Nhân dân (9/1945 – 12/1946)

Để sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc giành được thắng lợi, nhiệm vụ
trung tâm là củng cố chính quyền nhân dân. Trong hoàn cảnh vô cùng
phức tạp, cuộc tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 đã thành công, bầu ra Quốc
hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tổng tuyển cử
thắng lợi là một đòn mạnh đánh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ, xâm lược
của đế quốc và tay sai, xác định quyền làm chủ của nhân dân. Ngày 2-3-
1946, Quốc hội khoá I họp kỳ đầu tiên, trao quyền cho Chủ tịch Hồ Chí
Minh lập Chính phủ chính thức, thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Cùng với việc xây dựng chính quyền nhân dân, Đảng phát động các
phong trào tăng gia sản xuất chống đói, chống nạn mù chữ. Theo chủ
trương của Đảng, Chính phủ cho mở lại các nhà máy do Nhật Bản bỏ lại,
tiến hành khai thác các mỏ; cho tư nhân được góp vốn kinh doanh ở các
xí nghiệp, khuyến khích giới công thương lập hợp tác xã và hội cổ phần,
tham gia kiến thiết lại nước nhà. Chính sách lao động được ban hành
trong đó có chế độ ngày làm 8 giờ. Chính phủ tổ chức khuyến nông, sửa
chữa đê điều, tiến hành tịch thu ruộng đất của đế quốc và việt gian chia
cho nông dân nghèo, chia lại ruộng đất công cho cả nam và nữ, giảm tô
25%, bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác. Sản xuất nông nghiệp
được khôi phục nhanh chóng. Về tài chính, Chính phủ lập ngân hàng
quốc gia, phát hành giấy bạc, tổ chức tuần lễ vàng, lập ngân quỹ toàn
quốc, ngân quỹ các xứ và các tỉnh. Các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế,
xây dựng đời sống mới đạt được những tiến bộ đáng kể. Một năm sau
Cách mạng Tháng Tám đã có 2,5 triệu người biết chữ.

Đảng rất quan tâm lãnh đạo việc xây dựng lực lượng vũ trang. Để trấn
áp bọn phản cách mạng, Chính phủ ra sắc lệnh giải tán hai Đảng phản


động (Đại Việt quốc gia xã hội Đảng và Đại Việt quốc dân Đảng) và sắc
lệnh cho an trí những người nguy hiểm chống chế độ mới, sắc lệnh lập
toà án quân sự trừng trị bọn phản động.

Đảng chỉ đạo tích cực phát triển các đoàn thể cứu quốc và thống nhất
những tổ chức ấy trong toàn quốc, sửa lại điều lệ các đoàn thể cứu quốc
cho thích hợp với hoàn cảnh mới, tổ chức thêm những đoàn thể cứu
quốc mới. Đông đảo các tầng lớp trí thức, kể cả một số quan lại trong
chế độ cũ, các công thương gia cũng hăng hái tham gia sự nghiệp kháng
chiến, kiến quốc.

Đảng chủ trương kiên quyết khắc phục những khuyết điểm trong bộ máy
nhà nước theo thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi uỷ ban nhân dân các cấp
ngày 17-10-1945. Trong thư, Người chỉ rõ: "Các cơ quan của Chính phủ
từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh
việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ
dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật". Người còn nhấn mạnh: nếu nước
độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lý gì. Vì vậy chính quyền các cấp cần phải bỏ ngay cái thói cậy
thế, kiêu ngạo, chia rẽ, hủ hoá

2. Thực hiện sách lược hoà hoãn, nhân nhượng với quân Tưởng
Đánh giá âm mưu thủ đoạn hành động của các kẻ thù đối với cách mạng
Việt Nam, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: quân Tưởng ra sức
thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, lật đổ chính
quyền cách mạng song kẻ thù chính của nhân dân ta là thực dân Pháp
xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.

Muốn tập trung lực lượng chống thực dân Pháp, cần phải nhân nhượng
hoà hoãn với quân Tưởng để có thời gian xây dựng lực lượng về mọi

mặt và chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến toàn quốc có thể xảy ra.
Ngày 11-11-1945, Đảng ta đã tuyên bố tự giải tán, nhưng sự thật là rút
vào hoạt động bí mật để làm mất mục tiêu quấy rối của kẻ thù, dù là bí
mật, Đảng vẫn lãnh đạo chính quyền và nhân dân.

Đảng đánh giá quân Tưởng tuy đông, nhưng có mâu thuẫn nội bộ và có
nhiều khó khăn khác. Trong khi đất nước ta mới giành được chính
quyền, nhân dân là người làm chủ và có sức mạnh đoàn kết, cùng với
chính sách đối ngoại mềm dẻo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân
Tưởng không thể không hợp tác với chính quyền ta. Tuy nhiên chúng
vẫn tìm mọi cách gây rối, khiêu khích, đòi đưa tay chân là các đảng phái
phản động vào chính quyền của ta.

Trong quan hệ với quân Tưởng, Đảng nắm vững phương châm của Hội
nghị toàn quốc Tân Trào là thêm bạn bớt thù, trên cơ sở phát huy thực
lực của ta. Chính quyền ta hợp tác tích cực với quân Tưởng trong việc
giải giáp quân Nhật và tự kiềm chế trước những hành động khiêu khích
của quân Tưởng, tránh để xảy ra xung đột về quân sự. Mặc dù đang gặp
nhiều khó khăn về kinh tế, tài chính, nhân dân còn phải gánh chịu nạn
đói, nhưng Chính phủ ta đã cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn
quân Tưởng.

Về chính trị, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động mở rộng thành
phần Chính phủ lâm thời thành Chính phủ liên hiệp lâm thời gồm 18
thành viên trong đó có đại biểu của hai Đảng Việt quốc, Việt cách. Ngày
2-3-1946, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà chính thức thông qua Chính phủ liên hiệp và chấp nhận 70 ghế
Quốc hội của Việt quốc, Việt cách không qua bầu cử, nâng tổng số đại
biểu Quốc hội lên 403.


Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự mềm dẻo về sách lược, nhưng
giữ vững nguyên tắc: nắm chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững
chính quyền cách mạng, giữ vững mục tiêu độc lập, thống nhất đất nước,
không để kẻ thù nắm quần chúng; trừng trị nghiêm khắc những tên đầu
sỏ phản cách mạng. Sách lược đó đã làm thất bại âm mưu của quân
Tưởng muốn tiêu diệt chính quyền nhân dân, đảm bảo cho nhân dân ta
tập trung sức kháng chiến chống xâm lược của thực dân Pháp ở miền
Nam. Chính quyền nhân dân không những được giữ vững mà còn được
củng cố về mọi mặt.

III. TẠM HOÀ HOÃN VỚI THỰC DÂN PHÁP, CHUẨN BỊ
KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC (3-1946 - 12-1946)

1. Tạm hoà hoãn với Pháp, đẩy nhanh quân Tưởng về nước

Đầu năm 1946, Chính phủ mới ở Pháp đứng trước tình hình kinh tế kiệt
quệ và chính trị không ổn định, ngả sang phe hữu, nhận viện trợ của Mỹ.
Ở Việt Nam, vấp phải cuộc chiến đấu ngoan cường của nhân dân ta,
Chính phủ Pháp mưu tính kế hoạch mua bán quyền lợi với Anh, Mỹ và
Tưởng để được thay chân Anh ở miền Nam và đưa quân ra miền Bắc
Việt Nam.

Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết ở Trùng Khánh,
Pháp nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế cho chính quyền Tưởng trên
đất Trung Hoa để Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam, Tưởng
nhân nhượng với Pháp để rút quân về nước đối phó với Quân giải phóng
nhân dân Trung Quốc.

Trước sự thay đổi của thời cuộc, ngày 3-3-1946, Ban Thường vụ Trung
ương Đảng ra Chỉ thị Tình hình và chủ trương. Chỉ thị nhận định rằng,

trước khi rút về nước, quân Tưởng sẽ tăng sức ép đòi cho bọn tay sai của
chúng vào Chính phủ của ta nhằm ba mục đích:

"a) Bắt nhân dân Việt Nam nhắm mắt nuốt chửng Hiệp ước Hoa - Pháp.

b) Yêu sách Pháp thêm ít nhiều quyền lợi nữa.

c) Ngăn ngừa cuộc đàm phán riêng giữa Việt Minh và Pháp ". Được sự
ủng hộ của quân Tưởng, trong hai ngày 20, 21 tháng 2-1946, bọn Việt
Nam quốc dân Đảng biểu tình ở Hà Nội với khẩu hiệu "Đánh đến cùng",
"Không đàm phán với Pháp". Mưu đồ của chúng là nhằm đẩy ta chống
lại Hiệp ước Hoa - Pháp, để cho cả ba lực lượng quân Tưởng, Pháp và
bọn phản động người Việt có cớ tiến công lực lượng cách mạng, lúc đó
quân Tưởng sẽ kiếm cớ ở lại Đông Dương. Thực dân Pháp muốn xúc
tiến nhanh việc đàm phán với ta để đưa quân vào miền Bắc Việt Nam.

×