Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xây dựng và bảo vệ Chính quyền Nhân dân (9/1945 – 12/1946)_1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.81 KB, 7 trang )

Xây dựng và bảo vệ Chính quyền
Nhân dân (9/1945 – 12/1946)


I. TÌNH THẾ ĐẤT NƯỚC VÀ KHẢ NĂNG GIỮ VỮNG CHÍNH
QUYỀN NHÂN DÂN

Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân mới được thành lập
đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng.
Đất nước bị các thế lực đế quốc phản động bao vây và tiến công.
Đầu tháng 9-1945, theo thoả thuận của Đồng minh ở Hội nghị Pốtxđam
(Postdam), Chính phủ Trung Hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch đưa
200.000 quân vào phía Bắc vĩ tuyến 16 nước ta và Anh đưa quân vào
phía Nam. (Kể cả quân Pháp bám theo quân Anh, số quân này có
khoảng gần 100.000-TG). để tước vũ khí quân đội Nhật Bản. Từ ngày
23-9-1945 quân Pháp núp sau quân Anh đã trắng trợn đánh chiếm Sài
Gòn rồi Nam Bộ hòng đặt trở lại sự thống trị của đế quốc Pháp đối với
dân tộc Việt Nam.

Đế quốc Mỹ để cho Pháp trở lại Đông Dương nhằm kéo Pháp, Anh
chống Liên Xô đồng thời cài thế hất cẳng Pháp và Anh ở Đông Dương
và Đông Nam Á về sau. Đế quốc Anh giúp Pháp đem quân chiếm lại
Đông Dương nhằm ngăn chặn âm mưu của Mỹ và giữ các thuộc địa của
mình. Các thế lực đế quốc, phản động nước ngoài tuy theo đuổi lợi ích
riêng và có những thủ đoạn khác nhau, song đều có một mục tiêu chung
là tiêu diệt chính quyền nhân dân, xoá bỏ thành quả của cuộc Cách mạng
Tháng Tám ở Việt Nam.

Lúc này chính quyền nhân dân vừa phải chống giặc xâm lược, vừa phải
đối phó với nhiều tổ chức phản động như "Việt Nam quốc dân Đảng"
(Việt quốc), "Việt Nam cách mạng đồng minh hội" (Việt cách), Đại


Việt. Các tổ chức đó dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại cách mạng,
hòng xoá bỏ chính quyền nhân dân. Chúng núp dưới chiêu bài yêu nước,
cách mạng để lừa bịp, lôi kéo nhân dân. Chúng đòi Chủ tịch Hồ Chí
Minh và các bộ trưởng là đảng viên cộng sản phải từ chức. Chúng lập
chính quyền phản động ở Vĩnh Yên, Yên Bái, Móng Cái. Chưa bao giờ
trên đất nước Việt Nam có mặt nhiều kẻ thù bên ngoài và bên trong như
lúc này.

Bên cạnh những thách thức nghiêm trọng về quân sự và chính trị, những
khó khăn về kinh tế, xã hội cũng là thách thức nặng nề đối với Đảng ta
và chính quyền cách mạng. Nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây ra
chưa được khắc phục, 50% ruộng đất bị bỏ hoang, ở Bắc Bộ 6 tỉnh bị
lụt, sau lụt đến hạn hán. Công nghiệp đình đốn, nhiều nhà máy chưa
phục hồi được sản xuất. Hàng hoá khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại
thương đình trệ. Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ có 1,2
triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách, thuế chưa thu được. Ngân hàng
Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp. Quân Tưởng tung tiền
quốc tệ và quan kim ra thị trường gây ra nhiều rối loạn. 95% số dân
không biết chữ, các tệ nạn xã hội mà chế độ cũ để lại còn nặng.

Về môi trường quốc tế, nước ta có thuận lợi cơ bản là sự phát triển của
chủ nghĩa xã hội, các phong trào giải phóng dân tộc, dân chủ và hoà bình
trên thế giới sau chiến tranh có tác động cổ vũ cuộc đấu tranh của nhân
dân ta bảo vệ nền độc lập mới giành được và kiềm chế các thế lực đế
quốc. Liên Xô có uy tín quốc tế cao, có vai trò tham gia giải quyết các
vấn đề quốc tế, khôi phục đất nước nhanh chóng, đồng thời giúp đỡ một
số nước Đông Âu xây dựng chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa
xã hội, giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc. Tuy vậy, trong những
năm đầu Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bị
bao vây cách biệt với thế giới bên ngoài, chưa nhận được sự giúp đỡ trực

tiếp của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Nước ta lâm vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc". Chính quyền nhân dân
có nguy cơ bị lật đổ, nền độc lập mới giành được có thể bị mất.
Trước tình hình đó, Đảng ta tỉnh táo và sáng suốt nhận thấy đất nước
không phải chỉ có khó khăn mà còn có những thuận lợi cơ bản, chính
quyền nhân dân có khả năng vượt qua khó khăn và trụ vững. Thế mạnh
và thuận lợi lớn nhất là nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người
làm chủ đất nước.Toàn dân tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết xung quanh Đảng, quyết tâm xây
dựng, bảo vệ chính quyền và chế độ mới, cuộc sống mới, quyết tâm
chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Nhân dân
ta có tinh thần sáng tạo, dùng nhiều hình thức đấu tranh, nhiều giải pháp
để giữ vững độc lập, tự do.

Dù còn non trẻ, chính quyền nhân dân đã trở thành hệ thống từ Trung
ương tới cơ sở, do Đảng lãnh đạo và được toàn dân ủng hộ. Lực lượng
vũ trang nhân dân bao gồm quân đội, dân quân, tự vệ và công an. Mặc
dù về tổ chức và trang bị còn non yếu, kinh nghiệm chiến đấu còn ít,
nhưng họ đều xuất thân từ nhân dân, vì nhân dân mà chiến đấu, được
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm lo xây dựng và lãnh đạo trực tiếp,
có tinh thần yêu nước và tinh thần chiến đấu cao.

Từ một Đảng hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền, Đảng có uy
tín cao, có lãnh tụ sáng suốt, được toàn dân tin tưởng, có hệ thống tổ
chức trong toàn quốc, có đường lối và phương pháp đúng, vững tay chèo
lái con thuyền cách mạng Việt Nam.

II. VỪA KHÁNG CHIẾN VỪA KIẾN QUỐC, TẠM HOÀ HOÃN
VỚI TƯỞNG ĐỂ CHỐNG PHÁP (9-1945 - 3-1946)


1. Chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc và phong trào cách
mạng của quần chúng

Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra sáu việc cấp bách: phát động chiến dịch tăng
gia sản xuất để chống đói; mở phong trào chống nạn mù chữ; sớm tổ
chức tổng tuyển cử; mở phong trào giáo dục cần kiệm, liêm chính; bỏ
thuế thân, thuế chợ, thuế đò và tuyên bố tự do tín ngưỡng, lương giáo
đoàn kết. Sau đó, Người đã nêu ra ba nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt
giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm.

Khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Bộ, một phái đoàn Trung ương do
đồng chí Hoàng Quốc Việt, Uỷ viên thường vụ Trung ương Đảng dẫn
đầu đã vào Nam để cùng Đảng bộ Nam Bộ chỉ đạo kháng chiến. Đảng
bộ Nam Bộ đã có những quyết định quan trọng lãnh đạo nhân dân kháng
chiến, nắm chắc lực lượng vũ trang, thành lập Uỷ ban kháng chiến, tăng
cường công tác trừ gian, xây dựng lại cơ sở trong các đô thị bị tạm
chiếm, phát triển chiến tranh nhân dân, khôi phục chính quyền cách
mạng những nơi bị tan rã. Trong thưGửi đồng bào Nam Bộ ngày 26-9-
1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Chúng ta nhất định thắng lợi
vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của cả quốc dân. Chúng ta nhất định
thắng lợi vì cuộc tranh đấu của chúng ta là chính đáng".

Đảng ta phát động phong trào cả nước ủng hộ cuộc kháng chiến của
đồng bào Nam Bộ. Trong một thời gian ngắn, hầu hết các tỉnh Bắc Bộ
và Trung Bộ đã có những chi đội (ngang với trung đoàn) Nam tiến, lên
đường vào Nam giết giặc.

Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thịKháng

chiến kiến quốc. Chỉ thị nhậnđịnh những thay đổi căn bản của tình hình
thế giới và trong nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nêu rõ những
thuận lợi cơ bản và những thử thách lớn của cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc mà nhân dân ta đang tiến hành. Chỉ thị đánh giá các kẻ thù, chỉ
rõ kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược. Về cuộc kháng chiến ở Nam
Bộ, Chỉ thị chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân rộng khắp, huy
động sức mạnh tại chỗ và sức mạnh của cả nước, vừa kháng chiến vừa
kiến quốc để giữ vững nền độc lập và thống nhất.

Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc nêu ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là
củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản,
cải thiện đời sống nhân dân. Chỉ thị đề ra các công tác trên các mặt
chính trị, quân sự , kinh tế, văn hoá, ngoại giao, xây dựng Đảng, mở
rộng Mặt trận Việt Minh và Mặt trận thống nhất Việt Nam - Lào -
Campuchia chống Pháp xâm lược.

×