Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CÁC VƯƠNG QUỐC ẤN ĐỘ ĐẦU TIÊN Từ Khởi Thủy Cho Đến Giữa Thế Kỷ Thứ tư_2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.06 KB, 6 trang )

CÁC VƯƠNG QUỐC ẤN
ĐỘ ĐẦU TIÊN
Từ Khởi Thủy Cho Đến
Giữa Thế Kỷ Thứ Tư






4. CÁC BƯỚC KHỞI ĐẦU CỦA VƯƠNG QUỐC CHÀM (CHAMPA):
LÂM ẤP (LIN-YI) (TỪ CUỐI THẾ KỶ THỨ NHÌ ĐẾN GIỮA THẾ KỶ THỨ
TƯ}

Sử Ký nhà Tần có bao gộp một báo cáo vào trong tiểu sử của T’ao
Huang, thái thú Trung Hoa tại Đông Kinh [tức bắc Việt Nam ngày nay,
chú của người dịch] trong đó ông ta có phàn nàn, vào khỏang năm
280, về các cuộc đột kích của Lâm Ấp. Vương quốc này, ông cho biết,
“phía nam tiếp giáp với Phù Nam. Họ có nhiều bộ lạc, các nhóm thân
hữu tương trợ lẫn nhau; lợi dụng địa hình trắc trở trong vùng của
mình, họ không thần phục [Trung Hoa].” (52)

Lâm Ấp là trung tâm đầu tiên của xứ Chàm, đã tiến vào lịch sử vào
cuối thế kỷ thứ nhì. Thực sự, các văn bản Trung Hoa xác định sự
thành lập của xứ này vào khỏang năm 192. (53). Một quan chức bản
xứ, tên Ch’u-lien (Khu Liên ?, chú của người dịch], lợi dụng sự suy
kém quyền lực của nhà hậu Hán, đã cắt một lãnh địa riêng cho mình
khỏi chỉ huy sứ của Trung Hoa tại quận Jih-nam (Nhật Nam) (nằm
giữa Hòanh Sơn và đèo Hải Vân, và tự xưng làm vua tại tiểu trấn cực
nam, tức xứ mang tên Hsiang-lin, tương ứng khỏang đất phía nam
tỉnh Thừa Thiên ngày nay của Việt Nam. Thọat đầu tên Lâm Ấp (Lin-


yi) “thủ đô xứ Lâm” được nghĩ là tên gọi tắt của chữ Hsiang-lin-yi, tức
“thủ đô của xứ Hsiang-Lin” (54) nhưng một học gỉa có nêu ý kiến hồi
gần đây rằng đó là một danh hiệu có tính cách chủng tộc (55). Sự tạo
lập vương quốc Lâm Ấp năm 192 đã diễn ra nửa thế kỷ trước đó, vào
năm 137, bởi một mưu toan đầu tiên muốn xăm lăng vùng Hsiang-lin
của một nhóm khỏang gần một ngàn dân mọi rợ bên ngòai các biên
cương của quận Nhật Nam (56); tên của sắc dân này là Ch’u-lien,
mặc dù được viết với mặt chữ khác, khó có thể tách biệt ra khỏi tên
của kẻ tạo lập ra xứ Lâm Ấp.” (57)

Trong bất kỳ trường hợp nào, gần như chắc chắn rằng “những kẻ mọi
rợ này bên ngòai các biên giới của quận Nhật Nam” đã là, nếu không
hòan tòan là người Chàm, ít ra cũng là những người Nam Dương
(Indonesians) là những kẻ, nếu họ chưa bị ảnh hưởng của Ấn Độ, thì
chẳng bao lâu sau cũng sẽ trở thành như thế.

Chúng ta sẽ thấy, trên dòng lịch sử, rằng xứ Chàm bị chia cắt thành
một số các địa phương tự nhiên tương ứng với các đồng bằng ven
biển. Tỉnh Quảng Nam ngày nay, với các địa điểm khảo cổ tại Trà
Kiệu, Mĩ Sơn, Đông Dương, trong một ý nghĩa nào đó là thánh địa của
nước Chàm (58). Pho tượng đức Phật bằng đồng đẹp đẽ tìm thấy ở
Đông Dương là bằng chứng cho tính chất cổ xưa của sự xâm nhập của
Ấn Độ trong vùng mang tên liệu có phải hòan tòan tình cờ hay
không (?) – Amaravati. Phía nam của Amaravati, các trung tâm chính
yếu được đề cập trong văn bia là Vijaya (Phật Thệ?) tại tỉnh Bình Định
ngày nay, Kauthara tại đồng bằng Nha Trang, và Panduranga trong
vùng Phan Rang. Những bia ký cho thấy rằng trong thế kỷ thứ tám
tiếng Chàm được nói tại các tỉnh phía nam. Nhưng nguyên thủy các
tỉnh phía nam này là một phần của vương quốc Phù Nam. Điều này đã
được chứng minh bởi sự hiện diện, trong vùng Nha Trang, văn bia

thuộc thế kỷ thứ ba phát sinh từ một vị vua của Phù Nam một hậu
duệ của Sri Mara (tức Fan Shih-man) có lẽ không ai khác hơn Fan
Chan.

Chúng ta không có bằng chứng cổ xưa, tương tự như các bằng chứng
về Phù Nam, về sự Ấn Độ hóa của người Chàm và truyền thống xây
dựng triều đại của các vị vua của họ; các văn bản Trung Hoa không
nói gì về hai điểm này, và im tiếng cho mãi đến khi có một văn bia
thuộc thế kỷ thứ chín mới thấy xuất hiện lần đầu tiên tên của
Maharshi Bhrigu, nhân vật của dòng tộc Mahabharata, danh tính tổ
tiên của triều đại Bhargavas, triều đại mà các vua Chàm tuyên nhận
mình là các hậu duệ. Về chính danh xưng Champa, từ đó rút ra danh
từ Chàm, mặc dù không xuất hiện trong văn bia cho mãi đến lúc khởi
đầu thế kỷ thứ bẩy, có thể nó đã có từ rất lâu.

Những hậu duệ của Ch’u-lien lợi dụng sự tan rã của Trung Hoa vào lúc
có sự sụp đổ của nhà Hán để bành trướng về phương bắc. Từ năm
220 đến năm 230, một nhà vua trong họ đã gửi một sứ đòan sang
gặp Lu Tai, tổng đốc Quảng Đông và Chiao-chih [Giao Chỉ ?, chú của
người dịch] (Đông Kinh) [tức bắc Việt Nam, chú của người dịch], với
danh nghĩa thuộc xứ Lâm Ấp, cùng với sứ đòan của Phù Nam, đã xuất
hiện lần đầu tiên trong một văn bản Trung Hoa. Lu Tai, theo Sử Ký
Thời Tam Quốc (History of the Three Kingdoms), đã gửi những sứ giả
để truyền bá văn minh Trung Hoa vượt qúa các biên giới phía nam.
Các vua xứ Phù Nam, Lâm Ấp, và T’ang-ming (?) mỗi vua đều gửi một
sứ đòan để dâng đồ tiến cống. (59). Việc này chỉ hòan tòan có tính
cách hình thức bởi trong năm 248 các đòan quân của Lâm Ấp nổi lên
cướp bóc các làng xã và chiếm giữ luôn sau cuộc đột kích, tiếp theo
sau một cuộc giao chiến lớn tại vùng vịnh phía nam mũi Ròn, lãnh thổ
của Ch’u-su, tức vùng Ba Đồn [(?), chú của người dịch] trên sông

Gianh (60) . Sau hết nhà vua Fan Hsiung, cháu trai của Ch’u-lien bên
phía họ ngọai (61), đã tái diễn các cuộc tấn công này vào khỏang
năm 270, được nói có được trợ giúp bởi vua nước Phù Nam, Fan Hsun.
Thái thú tại Đông Kinh [bắc Việt Nam ngày nay, chú của người dịch],
tên T’ao Huang, đã mất mười năm để đẩy lui dân Lâm Ấp trở về lại
bên trong biên cương của họ. Từ lúc khởi đầu, các nỗ lực của họ để
bành trướng về phía bắc đã đụng độ với lực đẩy xuống của người Việt
Nam để nam tiến. Các trận chiến đánh nhau bởi hai sắc dân đại biểu
cho hai nền văn minh cạnh tranh nhau giữa người Chàm chịu ảnh
hưởng Ấn Độ và người Việt chịu ảnh hưởng Trung Hoa được phát
động tại vùng từ Hòanh Sơn đến đèo Hải Vân; đưa đến sự triệt thóai
chung cuộc của người Chàm trong thế kỷ thứ mười bốn.

Trong năm 284, Fan Yi đã phái một sứ đòan chính thức đầu tiên sang
Trung Hoa nếu chúng ta không kể đến một sứ đòan đã được gửi
đến thái thú Giao Chỉ giữa khỏang từ năm 220 đến năm 230. Trong
hậu bán của thời khoảng trị vì kéo dài hơn 50 năm, Fan Yi có tuyển
dụng một nhân vật tên Wen nào đó làm cố vấn. Nhân vật Wen được
xác định trong nhiều văn bản là một người Trung Hoa, quê quán tại
Yang-chou, Chiang-su [Dương Châu, tỉnh Giang Tô (?), chú của người
dịch], đã đến định cư tại Lâm Ấp, nhưng ông ta có thể là một người
dân bản xứ đã Hán hóa (62) . Ông ta đã đi sang Trung Hoa trong các
năm 313 và 316, và học hỏi tại đó nhiều kỹ thuật khác nhau; kiến
thức về nền văn minh vật chất của Trung Hoa của ông ta đã có một
gía trị vĩ đại đối với quốc vưong chủ nhân ông. Nhờ dành được sự tin
cậy của vị vua già, ông đã vận động để được bổ nhiệm là viên đại
tướng tư lệnh và sau đó đã gạt bỏ các người thừa kế ngai vàng sang
một bên. Khi có sự từ trần của Fan Yi, xảy ra một cách bất ngờ trong
năm 336, ông ta lên ngôi kế vị Fan Yi.


Fan Wen, đặt thủ đô tại vùng thuộc Huế, đã bình định các bộ lạc man
rợ và trong năm 340 đã gửi một sứ đòan sang yết kiến vua Tần để
thỉnh cầu rằng biên cương phía bắc của vương quốc ông ta được ấn
định tại núi Hòanh Sơn. Khi hòang đế [nhà Tần, chú của người dịch]
ngần ngại từ bỏ những phần đất phì nhiêu của Nhật Nam cho ông ta,
Fan Wen đã chiếm giữ các phần đất này vào năm 347, bởi thế đã đem
lại cho vương quốc của mình biên cương mà ông ta mong muốn. Fan
Wen đã mất năm 349 trong một cuộc viễn chinh khác hướng về phía
bắc ngòai biên cương mới của ông ta.

×