Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI*Y dượcTừ thời Hán đã pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.21 KB, 10 trang )

THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG
HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI

*Y dược

Từ thời Hán đã xuất hiện nhiều thầy thuốc giỏi và nhiều sách thuốc.
Thương hàn luận nói về cách chữa bệnh thương hàn của Trương Trọng
Cảnh cho đến nay vẫn là liệu tham khảo có giá trị trong ngành đông y
của Trung Hoa. Thầy thuốc nổi tiếng nhất cuối thời Đông Hán là Hoa
Đào ông là người đầu tiên ở Trung Hoa đã biết dung phẫu thuật để chữa
bệnh. Ông còn chủ chương phải luyện tập than thể cho huyết mạnh được
lưu thong và chính ông đã soạn ra bài thể dục “ ngũ cầm hí” tức là động
tác bắt trước năm loài động vật là Hổ, Hươu, Gấu, Vượn và Chim

Đến thời Minh nhà Y học nổi tiếng là Lý Thời Trân. Tác phẩm Bản thảo
cương mục của ông là một quyển sách thuốc rất có giá trị tác phẩm giới
thiệu 1.558 vị thuốc do người đời trước tìm ra, và them vào 374 viên
thuốc mới. Tác giả đã phan loại một cách khoa học, đặt tên, giới thiệu
tính chất, công dụng và vẽ hình các cây thuốc đó. Vì thế, sách này không
chỉ là một tác phẩm dược học có giá trị mà còn là một tác phẩm thực vật
học quan trọng. Sự ra đời của quyển Bản thảo cương mục đã đẩy ngành
y dược của Trung Hoa phát triển trên một bước rất lớn

.1.2.6. Về nghệ thuật.

Hai lĩnh vực đạt nhiều thành tựu là kiến trúc và hội hoạ

1.2.6.1. Kiến trúc

Những công trình kiến trúc của Trung Hoa cổ trung đại có những đặc
điểm :



- Sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau và chủ yếu là vật liệu bằng
gỗ
- Kiến trúc bao giờ cũng có nhiều mái, thường theo lối mái cong.
- Từng quần thể kiến trúc có hình thức độc đáo .
- Hình tượng kiến trúc và trang trí kiến trúc đại để, rung động lòng
người.
- Phong cách dân tộc và phong cách địa phương muôn màu muôn sắc.
- Bố cục đạt tính nghiêm chỉnh và linh hoạt
- Phong cách độc đáo và trình độ nghệ thuật cao
- Kĩ thuật thi công và phương pháp thiết kế tiên tiến của thời cổ đại
- Gắn liền với kiến trúc là điêu khắc. trên các công trình kiến trúc có
nhiều tác phẩm điêu khắc

- Nhìn chung thời Tần Hán, thời Ngụy Tấn, Nam – Bắc triều, thời
Đường, Thời Tống và thời Minh Thanh là những thời kì có nhiều công
trinh kiến trúc tiêu biểu nhất

* Những công trình kiến trúc tiêu biểu

+ Vạn lí trường thành: do 3 nước Tần, Yên, Triệu thời Chiến quốc xây
dựng nhằm ngăn chặn thời hung Nô từ phương Bắc tràn xuống. Khi Tần
Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa đã cho nổ 3 đoạn thành lại dài hơn
5000 km, cao từ 6- 12m rộng 5- 10m, cứ 360 m có một tháp canh.

+ Cố đô Bắc Kinh (Tử Cấm Thành ): Xây dựng khoảng 1406- 1420 ( đời
vua Vĩnh Lạc) Cố Kinh từ đó trở thành nơi ở của 24 triều vua Minh
Thanh. Hiện nay vẫn còn 100 toà cung điện, và 8600 gian. Trong quần
thể kiến trúc này lớn nhất là điện Thái Hoà ( nơi tổ chức thi đình, yến
tiệc, đón khách) và điện Trung Hoà (nơi vua và các quan chuẩn bị cho

buổi thuyết triều).

+ Di Hoà Viên: một vườn hoa xây dựng cách thành phố Bắc Kinh 18km
về phía tây bắc xây dựng vào thời Minh Thanh.

+ Định Lăng: ngôi mô của vua Vạn Lịch được xây dựng trong khu thập
tam lăng, ở phía tây bắc thủ đô Bắc Kinh. Đặc điểm cách 14km/1km
tường bao quanh. Khu thập tam lăng có nhiều kiến trúc như nhà thờ nhà
để bia.

* Điêu khắc

Nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa gắn bó chặt chẽ với tập tục tôn giáo.
Về chất liệu phần lớn các tác phẩm điêu khắc Trung Hoa tạc bằng đá
hoa cương. Nhiều bức bộ tượng nhỏ được tìm thấy trong bức tượng
người chết đời Đường. Nhiều di tích điêu khắc phật giáo cổ được giữ gìn
trong các đền thờ trong hang đá. Tìm thấy các bức tượng Phật tạc trên đá
tảng. Khác với phật của Ấn Độ siêu thoát khỏi trần tục, Phật của Trung
Hoa người hơn trần thế hơn.

Ở Trung Hoa cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch
điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời
Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán ( pho tượng cao nhất thế giới
), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay.

1.2.6.2. Hội hoạ

Hội hoạ Trung Hoa có lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại hình: bạch
hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có ảnh
hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách

đã tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ.

Các hang đá còn lưu lại những hình vẽ trên vách về chủ đề các lời răn
của phật. Bức hoạ Trung Hoa đặc sắc với các gam màu vàng tranh


Chương 2: Những ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đến thế giới,
chủ yếu ở Đông Bắc Á và Việt Nam.



2.1. Ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đối với thế giới

Trong suốt 3500 phát triển, nền văn hóa vĩ đại của Trung Hoa đã có
nhiều lần vượt lên trên nền văn hóa các nước khác. Chính người Trung
Hoa đã cống hiến cho nhân loại cách sản xuất ra giấy, kĩ thuật in ấn, chế
ra thuốc nổ và la bàn. Xuyên suốt lịch sử phát triển văn hóa Trung Hoa
là khát vọng trường kì hoàn thiện tư duy của nhân loại. Nhà nước xuất
hiện sớm cùng với những thành tựu lớn lao của nền văn hóa, văn hóa
Trung Hoa thời cổ trung đại đã làm cho Trung Hoa trở thành một trung
tâm văn hóa quan trọng trên thế giới, có ảnh hưởng rất lớn đến khu vực
Đông Bắc Á và Đông Nam Á (Việt Nam)Từ cuối thế kỉ XII đến thế kỉ
XIII La bàn được truyền sang A Rập,từ đó sang Châu Âu và đã đóng
góp rất nhiều cho nghành hàng hải thế giới.

Sau thế kỉ VI kĩ thuật làm giấy của Trung Hoa được truyền sangTriều
Tiên,Việt Nam và Nhật Bản. Đến thế kỉ VIII, phương pháp này qua Thổ
Nhĩ Kì truyền vào A Rập, sau đó được truyền sang châu Âu.

Kĩ thuật in ấn của Trug Hoa cũng dần được truyền sang các nước láng

giềng như Triều Tiên, Nhật Bản sau đó truyền sang A Rập và Châu Âu.

Vào thế kỉ XIII thuôc súng và vã khí mang thuốc súng của Trung Hoa đã
lần lượt đưa vào Ấn Độ, A Rập và vào cuối thế kỉ XIII, đầu thế kỉ XIV
được truỳên sang châu Âu.

Ngoài bốn phát minh trên một số thành tựu khoa học kĩ thuật khác của
Trung Hoa cũng có ảnh hưởng nhất định đối với văn minh nhân loại.
Thuật luyện đơn (bào chế thuốc) của Trung Hoa sau khi truyền vào A
Rập, đã góp phần thúc đẩy kĩ thuật chế biến thuốc của nước này phát
triển, sau đó kĩ thuật chế biến thuốc của Châu Âu lại chịu ảnh hưởng của
A Rập và nền khoa học hiện đại sau này chính là được phát triển trên cơ
sở kĩ thuật chế biến thuốc ở Châu Âu thời Trung Cổ.

Đồ sứ tinh sảo của Trung Hoa từ lâu đã nổi tiếng trên thế giới. Vào nửa
cuối thế kỉ XV, kĩ thuật làm đồ sứ của Trung Hoa đã được truyền sang
Italia, mở ra một kỉ nguyên mớ cho lịch sử ché tạo đồ sứ của Châu Âu
và còn ảnh hưởng cho tới ngày nay.

Nền văn học rực rỡ và đồ sộ của Trung Hoa cũng ảnh hưởng rất lớn đến
thế giới những tác phẩm văn học nổi tiếng ( Tam quóc diễn nghĩa, Tây
du kí, Hồng lâu mộng, Thuỷ Hử, Liêu trai chí dị, Kim bình mai), đã
được dịch ra rất nhiều thứ tiếng và được học giả nước ngoài đánh giá
cao.

Nền nghệ thuật phong phú và thần bí của Trung Hoa đã khiến bao nhiêu
triết gia và nghệ thuật gia của Châu Âu thán phục. ở Thế kỉ XVIII. Nhà
Khải mông tư tương Pháp Voltaire đã gọi Trung Hoa của phương Đông
là “cái nôi của nền nghệ thuật”.


Triết học Trung Hoa cung có ảnh hưởng sâu sắc ở châu Âu vào thế
kỉXVII – XVIII. Triết gia, Gottfdied Von Lebniz, người tiên phong của
triết học cổ điển Đức là triết gia đầu tiên nhìn ra tầm quan trọng của văn
hoá Trung Hoa đối với sự phát triển của châu Âu.
Ở Đức, trào lưu lấy “tôn giáo triết học” thay thế tôn giáo thần học cũng
chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa.

2.2. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với Đông Bắc Á và Việt
Nam

2.2.1.Ảnh hưởng của chữ viết

2.2.1.1. Đối với Việt Nam

Có nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỉ
thứ I TCN, ngay sau khi Trung Hoa chiếm xong Việt Nam. Trong suốt
một nghìn năm, từ thế kỷ thứ I TCN đến năm 938, tiếng việt bị ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho). Trong suốt thời
gian bắc thuộc với chính sách hán hóa của nhà hán, tiếng Hán đã được
giảng dạy ở Việt Nam và người Việt Nam đã chấp nhận ngôn ngữ mới
đó song song với ngôn ngữ tiếng Việt.

Việt Nam trước khi chữ Hán du nhập một số học giả cho rằng người
Việt cho chữ viết kiểu nút gọi là “chữ khoa đậu”. Theo các nhà nghiên
cứu thì không phải người Việt dùng kiểu thắt nút để trị quốc như các nhà
sử học của Trung Hoa mà người Việt có văn tự riêng của mình; bằng
chứng là các văn tự được tìm thấy ở các văn bia miền núi phía bắc có
chữ viết ngoằn ngoèo như lửa nên goi là chứ Hỏa tự. Tiến việt cổ đại
cũng là một ngôn ngữ thuộc họ Mường- Khmer của Nam Á, khác hẳn
với hệ ngôn ngữ của tiếng Hán. Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập

vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ I TCN, ngay sau khi Trung Hoa chiếm
xong Việt Nam. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán
nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán - Việt. Từ
đó đã có nhiều từ Hán – Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự
phát triển của tiếng hán của Việt Nam trong thời kỳ bắc thuộc song song
với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Hoa thời đó. Tuy nhiên,
năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng củn Ngô Quyền, Việt Nam đã độc
lập và không phụ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn
ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù
tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức nhưng đã phát triển theo
hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Hoa. Tiếng Hán vẫn tiếp
tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán lại theo
cách phát âm của người Việt, hay âm Hán – Việt.

Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết
cho mình, đó là chữ Nôm không phải là bộ chữ hoàn thiện, cũng giống
như người Quảng Đông vậy. Họ có thể viết chữ Hán Quảng Đông trong
trò chuyện bình thường nhưng họ cũng phải sự dụng chữ Hán chuẩn
trong văn thư để tỏ lòng trân trọng, dù đối tượng tiếp nhận văn thư là
người Quảng Đông.

2.2.1.2. Đối với Triều Tiên

Đối với văn hóa một dân tộc, chữ viết đóng vai trò vừa là một thành tố
của văn hóa, vừa là nền tảng thúc đẩy văn hóa đó phát triển. Trong giai
đoạn đầu hình thành nền văn hóa, Triều Tiên chưa sáng tạo ra chữ viết
riêng nên phải vay mượn chữ của Trung Hoa. Nhưng điều đó không có
nghĩa là họ sử dụng chữ Hán một cách bê nguyên xi mà biến đổi thành
các loại chữ phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa nước mình.


Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá sớm từ thiên niên kỷ
thứ hai TCN (nhưng cũng có nhiều học giả cho rằng từ thiên niên kỉ thứ
IV-V) xuất hiện các văn bản viết tay của người Hán. Các bản viết tay
được sử dụng chữ Hán. Tiếng Hán là thứ ngôn ngữ khó, dùng chữ Hán
để viết tiền Triều Tiên trở nên phức tạp cho nên các học giả người Hán
đã tìm cách cải biến chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Triều
Tiên.
Vào khoảng thế kỷ XV, ở Triều Tiên xuất hiện chữ kí âm, được gọi là
Hangul hay Chosŏngŭl, chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng
trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán. Cho tới
ngày nay Chosŏngŭl lúc ban đầu gồm 28 kí tự, sau đó còn 24 kí tự giống
như bảy chữ cái Latinh, và được dùng để kí âm tiếng Triều Tiên. Tuy
Chosŏngŭl đã xuất hiện nhưng chữ Hán vẫn còn được giảng dạy trong
trường học.
Tóm lại, từ việc sử dụng chữ Hán, người Triều Tiên đã sáng tạo ra chữ
viết cho riêng mình. “ngôn ngữ, văn tự là ngưng kết lao động sáng tạo
của dân tộc trong thời gian dài”.

×