Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Chương 2: Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945_7 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.72 KB, 33 trang )

Chương 2: Lịch sử Việt Nam giai đoạn
1930 đến 1945

Chỉ thị chủ trương “Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước
mạnh mẽ sẽ làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa”, thay đổi mọi hình
thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho phù họp với thời
kì tiền khởi nghĩa. Hình thức đấu tranh “có thể bao gồm từ hình thức
bất họp tác, bãi công, bãi thị, phá phách cho đến những hình thức cao
hơn như biểu tình, thị uy, vũ trang du kích… và sẵn sàng chuyển qua
hình thức Tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện”.

Tình hình ấy cho phép “gắn khẩu hiệu đòi cơm áo, chống thu thóc, thu
thuế với khẩu hiệu chính quyền cách mạng của nhân dân”, “chuyển qua
những hình thức đấu tranh cao hơn: tổng biểu tình tuần hành, bãi công
chính trị, mít tinh công khai, bãi khóa, bãi thị, bất họp tác với Nhật về
mọi phương tiện”, “huy động đội tự vệ tước vũ khí của binh lính (Pháp)
bại trận”, “phát động du kích ở những nơi có địa hình, địa thế”, “thành
lập Ủy ban dân tộc giải phóng ở các nhà máy, hầm mỏ, làng ấp, đường
phố, trại lính…, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng Việt Nam”.

Chỉ thị nhận định: điều kiện Tổng khởi nghĩa đã có nhưng chưa thật
chín muồi. Nhưng những cơ hội tốt giúp cho những điều kiện Tổng khởi
nghĩa sẽ chín muồi nhanh chống. Đó là chính trị ngày càng khủng hoảng
trầm trọng, phát xít Nhật không rảnh tay đối phó với cao trào cách
mạng của nhân dân ta. Nạn đói diễn ra từ cưối năm 1944 đang trầm
trọng và sẽ gây ra nhiều tay họa khủng khiếp càng làm cho nhân dân ta
căm thù giặc Nhật. chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt, quân đồng
minh sẽ vào Đông Dương đánh Nhật. Đảng dự kiến hai trường hợp cho
Tổng khởi nghĩa nổ ra. Thứ nhất, khi quân đồng minh vào bám chắc
địch ở Đông Dương, quân Nhật đem quân ra đánh đồng minh thì đấy là
thời điểm phát động khổi nghĩa. Thứ hai, cách mạng Nhật bùng nổ lập


chính quyền cách mạng của nhân dân, hay giặc Nhật mất nước như
Pháp hồi năm 1940, Nhật đầu hàng, quân đội của chúng ở Đông Dương
mất tinh thần, khi ấy, dù cho quân đồng minh chưa vào Đông Dương,
Đảng cũng phát động nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền [7; 365-
367].
Chỉ thị của Đảng cũng nêu không chờ cả hai trường hợp ấy xuất hiện
đồng thời rồi mới hành động. Vì như thế là ỷ lại vào quân đồng minh và
tự bó tay mình trong khi tình thế chuyển biến thuận lợi. Như vậy, dự
kiến quân Nhật đầu hàng là trường hợp quan trọng hơn cả.

Tư tưởng chủ động của Đảng trong chỉ thị là “phải hành động ngay,
hành động cương quyết, nhanh chống, sáng tạo, củ động, táo bạo”. Chỉ
thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, Việt Minh và nhân dân
trong cao trào kháng Nhật và bọn tay sai.


4.1. 2 Khởi nghĩa từng phần

Sau Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng, chỉ thị “Nhật – Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta” và truyền đơn in khẩu hiệu của Việt
Minh được phổ biến và chuyển tới nhiều vùng trong nước như Bắc
Giang, Phổ Yên, Hiệp Hòa, Tiên Du, vào các tỉnh miền trung, Sài gòn,
Nam bộ…, từ đó, cách mạng Việt Nam tiến lên cao trào kháng Nhật cứu
nước, đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, tiến hành
chiến tranh du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần, giành cính quyền
từng bộ phận.

Tại căn cứ Việt bắc, liên tình ủy Cao – Bắc – Lạng quyết định khỏi nghĩa
giành chính quyền ở những nơi đã đủ điều kiện. Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân và cứu quốc quân phối hợp với nhân dân nổi dậy. hàng

loạt các xã, tỉnh, châu thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, nhân dân đã giành được chính quyền.

Ở Bắc Giang nhiều xã thuộc vùng Thượng Yên Thế, Hữu Lũng, Bố Hạ,
Hòa Hiệp…, quần chúng nổi dậy biểu tình thị uy, vũ trang, lập Ủy ban
giải phóng. Hàng ngàn quần chúng kéo đi tước vũ khí của lính đồn.
nhiều tri huyện, tri phủ bỏ chạy. toàn bộ huyện Hiệp Hòa, một phần
Yên Thế,Phú Bình được giải phóng.

Tại Bắc Ninh, sau đêm Nhật đảo chính Pháp, chi bộ Đảng xã Trung Màu
(Tiên Du) lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng ở
hai xã Trung Màu và Dương Hút. Trong tình hình ấy, tỉnh ủy Bắc Ninh
chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa phong trào quần
chúng tiến lên.vì vậy chỉ trong tháng 3 và tháng 4, số hội viện Việt Minh
trong tỉnh đã tăng lên hàng vạn người.

Tại Hưng Yên, đêm 11 - 3 – 1945, đội tự vệ chiến đấu địa phương đã
đánh đồn Bần Yên Nhân thu toàn bộ vũ khí.

Hàng ngàn đảng viên, cán bộ cách mạng khác đang bị giam trong các
nhà tù Nghĩa Lộ, Sơn La, Hỏa Lò (Hà Nội), Buôn Ma Thuột, Hội An
(Quảng Nam)…nhân cơ hội Nhật – Pháp bắn nhau đã đấu tranh đòi tự
do, hoặc nổi dậy phá nhà giam , vượt ngục ra ngoài hoạt động đó là
nguồn bổ sung cán bộ quan trọng cho cách mạng, là một trong những
nhân tố thúc đẩy cao trào tiền khởi nghĩa.

Các tỉnh miền Trung cũng tích cực chuẩn bị khởi nghĩa theo chủ trương
của Đảng. Nhưng ở vào thời điểm này, khởi nghĩa từng phần mới kịp
thời ở Quãng Ngãi.


Ở Quãng Ngãi, ngày 11 – 3 – 1945, những Đảng viên, cán bộ cách mạng
đang bị giam trong trại tập trung Ba Tơ, khi nghe tin Nhật đỏa chính
Pháp, đã phá trại giam, lấy súng địch diệt địch, thành lập đội du kích Ba
Tơ. Đây là đội du kích đầu tiên của miền Trung do Đảng tổ chức, lãnh
đạo, trở thành lực lượng nòng cốt trong cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Quảng Ngãi và ở những tỉnh khác của miền Trung Nam Kì.

Ở Nam Kì, trong tháng 3 và tháng 4, chỉ thị của Trung ương chưa đến
được Nam Kì, nhưng một số địa phương có phong trào mạnh từ trước
cũng có những hình thức đấu tranh chống những tên quận trưởng, tỉnh
trưởng gian ác, như ở Mỹ Tho.


4.1.3 Phong trào phá kho thóc cứu đói

Khi phong trào khởi nghĩa từng phần lên cao, cũng là lúc Bắc Kì, bắc
Trung Kì, diễn ra nạn đói trầm trọng do chính sách vơ vét, tích trữ lương
thực của Nhật – Pháp. Để giải quyết nạn đói và thúc đẩy phong trào
cách mạng đi lên, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương tháng 3 – 1945
đề ra khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

Khẩu hiệu này đưa ra giữa lúc nạn đói khủng khiếp đang diễn ra ở Bắc
Kì và bắc Trung Kì,đáp ứng nguyện vọng cấp bách nhất của quần chúng,
do đó, đã thổi bùng ngọn lửa căm thù trong đông đảo nhân dân, và
phát động quần chúng vùng dậy với khí thế cách mạng hừng hực tiến
tới khởi nghĩa giành chính quyền, “một khẩu hiệu sát đúng với tình hình
cụ thể có sức dấy lên cả một phong trào”.

Ở Bắc Giang, Bắc Ninh, hàng ngàn quần chúng đi phá kho thóc của
Nhật, Pháp; Hiệp Hòa, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, thu hàng ngàn

tấn thóc chia cho dân. ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, hàng chục kho thóc bị phá.
Ở Phú Thọ trong một thời gian ngắn 14 kho thóc bị phá.

Ở Ninh Bình, ngày 15 – 3 quần chúng các quyện Nho Quan, Gia Viễn đã
phá 12 kho thóc, thu hàng trăm tấn thóc chia co dân nghèo.

Ở Thái Bình, trong tháng 3 và tháng 4, nhân dân các huyện Phụ Dực,
Thư Trì, Tiền Hải, Vũ Tiên, Tiên Hưng đã thu 1.000 tấn thóc chia cho
dân.

Ở Hải Dương, nhân dân phá 39 kho thóc và lấy 43 thuyền gạo với 2.000
tấn. Riêng các huyện phía nam tỉnh đã phá 26 kho thóc, thu 26 thuyền
với hơn 1.000 tấn gạo.

Ở Hưng Yên, Hòn Gai, Hà Đông, Sơn Tây nhân dân phá kho thóc, gạo
của Nhật.

Ở ngoại thành Hà Nội, nhân dân tiến hành phá các kho thóc, gạo của
Nhật ở phố Bắc Ninh, phố Lê Lợi, Phà Đen thu hàng trăm tấn.

Ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng diễn ra nhiều
cuộc phá kho thóc, cứu đói.

Phong trào phá kho thóc, cứu đói dưới sự lãnh đạo của Đảng là một
trong những hình thức tập dượt quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao,
kết hợp đấu tranh kinh tế, chính trị, vũ trang, chuẩn bị cho Tổng khởi
nghĩa.


4.1.4 Phong trào đấu tranh ở thành thị và các khu công nghiệp


Phong trào đấu tranh ở thành thị thu hút đông đảo công nhân, các tầng
lớp nhân dân lao động, thanh niên, học sinh …tham gia.

Trong phong trào phá kho thóc, cứu đói, công nhân và dân nghèo Hà
Nội cùng đi phá các kho thóc của Nhật. công nhân bến cảng Hải Phòng
bí mật đốt phá các kho lương thực ở bến Sáu Kho, cho nhân dân vào lấy
gạo. Công nhân mỏ Đông Triều chặn bắt tàu thuyền chở gạo của Nhật,
công nhân Sài gòn quyên góp gạo, tiền gửi ra bắc giúp đồng bào cứu
đói.

Phong trào công nhân đấu tranh tiến lên hình thức cao hơn, như phá
hoại kế hoạch địch, chế tạo vũ khí ,lấy súng, đạn của địch cung cấp cho
bộ đội du kích ở các chiến khu. Công nhân Hà Nội tổ chức lấy súng của
Nhật ở phà đen, ngọc hà. ở Quảng yên, công nhân khởi nghĩa chiếm mỏ
Mạo Khê, Tràng Bạch, Uông bí. ở các thành phố lớn như Hà Nội, Huế,
Sài Gòn, công nhân tuyên truyền gây thanh thế cho Việt Minh. Những
hoạt động treo cờ diễn thuyết ở chỗ đông người, các rạp hát, trường
học, ngã 3 đường trên tàu điện diễn ra ở Hà Nội.

Ở Hà Nội, học sinh thanh niên bất hợp tác với Nhật, không học tiếng
của Nhật, tổ chức những cuộc mít tinh, tuyên truyền tinh thần yêu
nước tại Mễ Trì, chợ Canh, Láng.

Thanh niên tổ chức tuyên truyền xung phong tại các trường Gia Long, kĩ
nghệ thực hành. Đông đảo giáo viên, học sinh đã hưởng ứng phong
trào Việt Minh.
Ở Sài gòn và các tỉnh Nam bộ , từ tháng 5- 1945 xuất hiện phong trào
thanh niên tiền phong. Dưới hình thức hoạt động công khgai hợp
Pháp,tổ chức, tập hợp, rèn luyện quần chúng yêu nước, cách mạng

chuẩn bị đón thời cơ khởi nghĩa. Chỉ vài tháng sau, ở Sài gòn, Nam bộ,
có hàng cục vạn người tham gia tổ chức Thanh niên tiền phong. Đến
ngày 22 – 8 – 1945, Thanh niên tiền phong ra tuyên bố đứng trong mặt
trận Việt Minh và trở thành một lực lượng quan trọng trong những
ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn và nam bộ.

Ở Huế, tại trường Quốc học, thanh niên tiền tuyến, do chính phủ Trần
Trọng Kim lập; những sinh viên yêu nước tham gia tổ chức Việt Minh để
thu hút học sinh vào đoàn thể cứu quốc.

Phong trào cách mạng ở thành thị, cuẩn bị điều kiện cho cuộc khởi
nghĩa ở thành phố thắng lợi


4.1.5 Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì

Để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, Trung
ương Đảng đã triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì. Hội nghị
họp từ ngày 15 đến 20 – 4 – 1945 tại huyện Hưng Hóa (Bắc Giang), do
Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng chủ trì. Tham dự Hội nghị có đại
diện các chiến khu ở Việt Bắc, xứ ủy Bắc Kì.

Hội nghị nhận định: “Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả
các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này”[ 7;391]

Chúng ta đang ở vào giai đoạn chiến lược “phát động du kích” để chuẩn
bị phát động Tổng khởi nghĩa.

Hội nghị quyết định phát triển lực lượng vũ trang và nữa vũ trang,
thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, xây

dựng 7 chiến khu chống Nhật trong cả nước: chiến khu Lê lợi, Quang
Trung, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, Trưng Trắc, Phan Đình Phùng
(trung bộ) và Nguyễn Tri Phương (nam bộ).

Hội nghị cử ra Ủy ban quân sự cách mạng gồm Võ Nguyên Giáp, Văn
Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn. Ủy ban này chỉ
huy các chiến khu miền Bắc Đông Dương, “đồng thời có nhiệm vụ giúp
đỡ cho toàn quốc về mặt quân sự”[ 7;394].

Ngày 16 – 4 – 1945, tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về viêc tổ chức ban dân
tộc giải phóng các cấp, lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam và địa
phương.
Đến tháng 5 – 1945, Hồ Chí Minh quyết định về chiến khu Hoàng hoa
Thám và chọn Tân Trào (Sơn Dương – Tuyên Quang) làm đại bản doanh
chỉ đạo phong trào cả nước.

Ngày 15 – 5 – 1945, lễ thành lập Việt Nam giải phóng quân được tổ
chức tại Định Hóa – Thái Nguyên.

Ngày 4 – 6 – 1945, tổng bộ Việt Minh triệu tập Hội nghị tuyên bố thành
lập khu giải phóng, bao gồm các tỉnh Cao – Bắc – Lạng – Hà – Tuyên –
Thái và một số vùng thuộc tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên.
Khu giải phóng đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời. khu
giải phóng thực hiện 10 chính sách lớn của Việt Minh. Đó là hình ảnh
thu nhỏ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Ngoài các chiến khu do Trung ương và Xứ ủy chủ trương thành lập,
nhiều tỉnh, huyện cũng xây dựng những khu căn cứ riêng của địa
phương, như Yên Thế (Bắc Giang), Lập Trạch (Vĩnh Yên), Bãi Sậy (Hưng
Yên), Trầm Lộng (Hà Đông), Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), Tam Kì, Quốc Sơn,

Tiên Phước (Quảng Nam), Đá Trắng, Sông Quao (Ninh Thuận)…


4.2.Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945


Thời cơ Tổng khởi nghĩa đã đến

Sau khi phát xít Đức đầu hàng (5 – 1945), quân đồng minh tiến hành
phản công trên mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 6 – 8 – 1945,
Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima. Ngày 8 – 8 – 1945,
Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản. Ngày 9 – 5, Mỹ ném quả bom nguyên
tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki, làm chết hàng chục vạn dân
thường. cũng trong ngày này, với một lực lượng hùng hậu, Hồng quân
Liên Xô mở cuộc tổng công kích vào đạo quân Quan Đông của Nhật ở
Đông Bắc Trung Quốc.
Ngày 14 – 8 – 1945, nhận được tin Nhật đầu hàng (13/ 08 Nhật Hoàng
tuyên bố trên các làn sóng phát thanh của Nhật).

Sự đầu hàng của Chính Phủ Nhật đã đẩy quân Nhật đang chiếm đóng ở
Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang,
dao động đến cực độ. Chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã. Tin Nhật đầu
hàng đã nhanh chống lan truyền trong Nhân dân. Khắp nơi trên đất
nước ta , Việt Minh tổ chức những cuộc mít tinh, biểu tình thị uy vũ
trang, có tới hàng nghìn ngừơi tham gia. Hàng triệu quần chúng sẵn
sàng đứng lên giành chính quyền. Các tầng lớp trung gian đã ngã hẳn về
phía cách mạng. Nhiều lính trong quân đội phát xit và lính bảo an, cảnh
sát các quan chức trong chính quyền bù nhìn ủng hộ Việt Minh giành
độc lập. thời cơ để nhân dân giành chính quyền đã tới.


Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi to lớn, cách mạng đứng trước
những khó khăn không nhỏ. Mặc dù chính phủ Nhật đã đầu hàng đồng
minh nhưng mãi đến 21 – 8, quân Nhật ở Đông Dương mới được lệnh
ngừng bắn. vì thế quân Nhật ở Hà Nội vẫn đi tuần, canh gác nghiêm
ngặt. ngày 16 – 8, Nhật tuyên bố trao trả Nam Kì cho chính phủ bù nhìn
và ngày 18 – 8, bày trò “trao trả độc lập cho Việt Nam”. Các tổ chức
phản động cũng tìm cách cản phá phong trào cách mạng của nhân dân
ta.

Trong khi đó, các thế lực đế quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Hoa quốc
dân Đảng cũng có mưu đồ riêng đối với Đông Dương. Chính phủ Trùng
Khánh ráo tiết chuẩn bị “Hoa quân nhập Việt” và ngày 9 – 8 – 1945, ra
thông báo về việc sẽ đưa quân vào giải phóng quân đội Nhật ở Bắc
Đông Dương.

Từ tháng 5 – 1945, thực dân Pháp đẩy mạnh việc thành lập đạo quân
viễn chinh Pháp ở Đông Dương, tăng cường hoạt động ngaọi giao để
Anh , Mỹ thừa nhận quyền trở lại Đông Dương của Pháp.

Các đảng phái phản động lưu vong của Trung Quốc, như Việt Nam,
Quốc dân đảng, Việt Nam cách mạng đồng minh hội cũng chuẩn bị núp
bóng quân đội Tưởng về nước cướp chính quyền.

Trước những chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước,
ngày 12 – 8 – 1945, Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng ra mệnh
lệnh khởi nghĩa. Ngày 13 – 8, Trung ương đảng và Tổng bộ Việt Minh đã
thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban gồm 5 người: Trường
Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Thanh Nghị, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn.
Tổng bí thư Trường Chinh trực tiếp phụ trách Ủy ban.


23 giờ cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ban bố quân lệnh số
một, chính thức phát lệnh khởi nghĩa toàn quốc.

“Giờ Tổng khởi nghĩa đã đến!

Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập
của nước nhà!

Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả
cảm, vô cùng thận trọng.

Cuộc thắng lợi hoàn tất nhất định sẽ về ta”.[ 7;421-422]

Ngày 14 và 15 – 8 – 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng Sản Đông
Dương họp tại Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang). Tham dự hội ngị có
các đảng bộ địa phương, đại biểu của khu giải phóng và các chiến khu.

Hội nghị nhận định:

2.“Nhân dân Đông Dương cực khổ, căm tức, cách mạng hóa; đến tất cả
một phần quan lại cũng ngã về phe cách mạng.

4. Nhật đổ, hàng ngũ chỉ huy của chúng ở Đông Dương chia rẽ đến cực
điểm; quân lính Nhật tan rã, mất tinh thần, bọn Việt gian thân Nhật
hoảng sợ.

6. Toàn dân tộc đang sôi nổi chờ giờ khởi nghĩa,giành quyền độc lập.
7. Những điều kiện khởi nghĩa như đã chín muồi”[ 7;424]



Hội nghị quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền
trước khi quân Anh, Trung Hoa Quốc dân đảng vào Đông Dương tước
khí giới quân Nhật và khi thực dân Pháp chưa kịp tập hợp tàn quân,
điều lực lượng vào xâm lược nước ta một lần nữa. Hội nghị đề ra 3
nguyên tắc để chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất, kịp thời và
nêu phương châm hành động trong khởi nghĩa là phải đánh chiếm ngay
những nơi chắc thắng không kể thành thị hay nông thôn, phải phối hợp
chặt chẽ chính trị và quân sự, phải thành lập chính quyền cách mạng ở
những nơi đã giành quyền làm chủ.

Hội nghị quyết định chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính
quyến. về đối nội, thi hành 10 chính sách của việt minh. Về đối ngoại,
chính sách ngoại giao đưa theo nguyên tắc “thêm bạn, bớt thù” đảm
bảo giành và giữ nền độc lập; phải tránh trường hợp một mình đối phó
với nhiều lực lượng đồng minh (Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ) tràn vào
nước ta và đặt chính phủ Đờ - Gôn hay một chính phủ bù nhìn khái trái
với ý nguyện dân tộc, triệt để lợi dụng mâu thuẩn giữa hai khối đế quốc
Anh – Pháp và Mỹ - Tưởng vào Đông Dương, hết sức tránh trường hợp
một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù trong cùng một lúc; tranh thủ
sự đồng tình của liên xô, của nhân dân Pháp, nhân dân Trung Quốc và
của loài người tiến bộ.

Trong khi đề cao viêc tranh thủ Đồng minh, Hội nghị nhấn mạnh khâu
mấu chốt giành thắng lợi của cách mạng là “Dù sao chỉ có thực lực của
ta mới quyết định được sự thắng lợi giữa ta và Đồng minh”[ 7;427].

Hội nghị toàn quốc của Đảng vừa kết thúc, đại hội quốc dân cũng được
tiến hành tại Tân Trào (Tuyên Quang) vào ngày 16 và 17 tháng 8 – 1945.
Hơn 60 đại biểu ở Bắc, Trung, Nam, đại biểu kiều bào ở nước ngoài, đại
biểu các đảng phái, các đoàn thể, tôn giáo đã dự Đại hội. Đại hội tán

thành và ủng hộ chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10
chính sách của mặt trận Việt Minh. Đại hội quyết định thành lập Ủy ban
Giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch; quýêt định
lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm Quốc kì, lấy bài hát tiến quân ca làm
Quốc ca.

Sáng ngày 17 – 8, Ủy ban Giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân tại đình
Tân Trào. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Ủy ban giải phóng dân tộc đọc
lời tuyên thệ.

Đại hội Quốc dân bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng
bào cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền: “giờ quyết định
cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy
đem, sức ta mà tự giải phóng cho ta.

Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành
quyền độc lập. chúng ta không thể chậm trễ.

Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến
lên”[ 7;418].


Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

Lệnh Tổng khởi nghĩa của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và lời kêu gọi
của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chuyển đến các tổ chức Đảng và Việt
Minh, chiến sĩ và đồng bào.

Tuy nhiên, do tình hình phức tạp lúc bấy giờ và những khó khăn về giao
thông, thông tin, liên lạc, Lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương đến

một số nơi bị chậm hoặc không đến đựơc. Nhưng ở những nơi ấy, tổ
chức Đảng và Việt Minh, do thấm nhuần các chỉ thị, nghị quyết của
Trung ương trước đó, nhất là chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta”, đã căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, kịp
thời phát động quần chúng khởi nghĩa.
Từ ngày 14 – 8, các xã, huyện vùng nông thôn của hầu hết các tỉnh ở
châu thổ sông Hồng, các tỉnh ở Trung Kì đã lần lượt nổi dậy giành chính
quyền.

Ngày 14 – 8, nhân dân Quảng Ngãi khởi nghĩa thắng lợi ở hầu hết các
địa phương trong tỉnh.

Ngày 16 – 8, một đơn vị quân giải phóng tiến công thị xã Thái Nguyên.

Ngày 17 – 8, một số vùng ngoại ô Hà Nội đã khởi nghĩa thắng lợi.

Ngày 18 – 8, các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam khởi
nghĩa thành công ở tỉnh lị.

Ở Hà Nội, xứ ủy Bắc Kì phân công một số ủy viên trực tiếp lãnh đạo khởi
nghĩa ở Hà Nội. theo nghị quyết cuộc họp ngày 15 – 8 – 1945, Ủy ban
quân sự cách mạng Hà Nội (tức Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội) được thành
lập ngày 16 – 8.

Được biết Tổng hội viên chức sẽ tổ chức một cuộc mít tinh lớn vào
chiều ngày 17 – 8 tại nhà hát lớn để ủng hộ chính phủ bù nhìn, Đảng bộ
và Ủy ban khởi nghĩa quyết định biến cuộc mít tinh đó thành cuộc mít
tinh của quần chúng ủng hộ cách mạng.

Chiều ngày 17 – 8, đông đảo các tổ chức cứu quốc ở Hà Nội, ngoại

thành, cùng tự vệ chiến đấu, tuyên truyền xung phong được huy động
đến Quãng trường nhà hát thành phố. Cuộc mít tinh bắt đầu, đại biểu
Việt Minh chiếm diễn đàn,diễ thuyết kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Hàng
vạn quần chúng hưởngứng lời kêu gọi của Việt Minh. Nhiều lính bảo an,
cảnh sát ngả theo cách mạng.

Sau đó, cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình tuần hành của quần
chúng, diễn ra qua các đường phố chính của Hà Nội, quần chúng biểu
tình hô vang khẩu hiệu “Đả đảo bù nhìn”, “Ủng hộ Việt Minh”, “Việt
Nam hoàn toàn độc lập”.

Qua cuộc biểu dương lực lượng ngày 17 – 8, thành ủy Hà Nội có đủ cơ
sở để đi đến quyết định khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Hà Nội
vào ngày 19 – 8 – 1945.

Ngày 18 – 8, cờ đỏ sao vàng được treo lên một số đường phố Hà Nội.

Sáng ngày 19 – 8, hàng chục vạn quần chúng cách mạng nội và ngoại
thành mang theo gậy, dao, mã tấu…, rầm rập tiến về Quảng trường Nhà
hát thành phố tham dự cuộc mít tinh do Việt Minh tổ chức cuộc mít -
tinh bắt đầu lúc 11 giờ.

Sau loạt súng chào cờ và bài tiến quân ca vang lên, đại biểu Ủy ban
quân sự cách mạng đọc lời hiệu triệu khởi nghĩa của Việt Minh. Cuộc
mít tinh nhanh chống chuyển thành cuộc biểu tình tuần hành vũ trang.
Quần chúng biểu tình chia thành nhiều đoàn tiến về cá ngả đường,
chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn, như phủ khâm sai, Tòa thị
chính, Sở cảnh sát, trại Bảo an binh…Quân Nhật án binh bất động. Binh
lính và cảnh sát ngụy cũng bất lực. Chính quyền hoàn toàn về tay nhân
dân.


Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cả
nước gấp rút nổi dậy giành chính quyền,. cùng ngày khởi nghĩa với Hà
Nội và giành được chính quyền là các tỉnh Thái Bình, Khánh Hòa.

Ngày 20 – 8: Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Ninh, Sơn Tây, Ninh Bình, Thanh
Hóa.

Nhày 21 – 8: Bắc Cạn, Tuyên quang, Phúc yên, Nam Định, Nghệ An,
Ninh Thuận.

Ngày 22 – 8: Cao Bằng, Kiến An, Hưng yên, Tân An, Hải phòng.

Ngày 23 – 8: nhân dân Thừa Thiên - Huế nổi dậy giành chính quyền. Huế
là nơi đóng đô của triều đình phong kiến nhà nguyễn, là trung tâm
chính trị của đất nước. Vì vậy, Huế có vị trí rất quan trọng trong cuộ
Tổng khởi nghĩa của cả nước.

Ngày 20 – 8, Ủy ban khởi nghãi tỉnh được thành lập. sáng ngày 23 – 8,
Kinh đô Huế tràn ngập cờ đỏ sao vàng, khoảng 15 vạn nhân dân Huế và
các phủ, huyện ngoại thành biểu tình chật nít các ngả đường, các khu
phố, chiếm các cơ sở của chính quyền địch, rồi tập trung tại sân vận
động thành phố dự mít tinh. Tại đây, Ủy ban Việt Minh và Ủy ban khởi
nghĩa tỉnh tuyên bố xóa bỏ chính quyền bù nhìn, lập chính quyền cách
mạng.

Hồi 16 giờ ngày 30 – 8, hàng vạn nhân dân Huế tập trung ở Ngọ Môn
chứng kiến một sự kiện lịch sử: Vua Bảo Đại thoái vị. Đại diện chính phủ
lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhận ấn, kiếm do Bảo Đại
trao và tuyên bố xóa bỏ chế độ quân chủ trên đất nứơc ta, công bố

chính sách của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Khởi nghĩa thằng lợi
ở Huế đã động viên, cổ vũ, tạo thêm sức mạnh tinh thần cho nhân dân
các tỉnh Nam Trung Kì và Nam Kì vùng lên.

Cùng ngày khởi nghĩa với Thừa Thiên – Huế, một số tỉnh khác cũng khởi
nghĩa và giành chính quyến, như Hà Đông, Hòa Bình, Quảng Bình,
Quảng Trị, Lâm Viên, Bạc Liêu, Gia Lai.

Ngày 24 – 8 nhân dân các tỉnh Hà Nam, Phú yên, Đắc Lắc, Gò Công,
Quảng Yên đã khỏi nghĩ giành chính quyền.

Ngày 25 – 8, khởi nghĩa thành công ở Lạng Sơn, Sơn La, Phú Thọ, Sài
Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Bà Rịa, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre,
Bình Thuận, Thủ Dầu Một, Sa Đéc, Mỹ Tho, Tây Ninh, Long Xuyên.

Sài Gòn là một trong 3 địa bàn ciến lược quan trọng bậc nhất của đất
nước, là thủ phủ của Nam Kì thuộc Pháp, là nơi đặt đại bản doanh của
quân Nhật đóng trên toàn bộ Đông Nam Á. Khi Nhật tuyên bố đầu hàng
Đồng minh vô điều kiện, ngay tối ngày 15/8/1945, Ủy ban Kháng chiến
Nam Bộ được thành lập do ban Bí thư xứ ủy Trần Văn Giàu làm Chủ
tịch. Đến ngày 24 tháng những công sở trong thành phố đều do ta làm
chủ ngày 24/8. Đặc biệt dinh Khâm sai (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ
Chí Minh) là nơi đầu tiên ở Sài Gòn, cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao
vàng được kéo lên, tung bay trong không khí thắng lợi.

Rạng sáng ngày 25 – 8, các đường phố Sài Gòn tràn ngập biển cờ, biểu
ngữ, tiếng hô khẩu hiệu quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do vang dội
trong thành phố. Cuộc biểu tình tuần hành của quần chúng biểu dương
lực lượng, bắt đầu từ Nhà thờ Đức Bà, qua các đường phố Ca-ti-na,
Ben-gich-cơ, Kit-sơ-nê, Bô-na rồi hội tụ trước dinh Đốc lí thành phố (

vừa chuyển thành trụ sở Ủy ban hành chính lâm tời Nam Bộ). Từ trên
bao lơn Thị Sảnh, đại diện Việt Minh Nam Bộ đọc danh sách Ủy ban
hành chính lâm thời Nam Bộ. Tiếp đó, đại diện xứ ủy Nam Kì đọc lời kêu
gọi nhân dân ủng hộ, bảo vệ cách mạng. Đại diện tổng công đoàn Nam
Bộ đọc lời hứa của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, cùng toàn
thể nông dân quyết giữ vững chính quyền cách mạng. Cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền ở Sài Gòn kết thúc bằng một cuộc tuần hành khổng
lồ chưa từng thấy.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Sài gòn làm rung chuyển cả vùng nông
thôn Nam Bộ, cổ vũ nhân dân Nam Bộ vùng lên. Tiếp đó là khởi nghĩa
thắng lợi ở các tỉnh:

Ngày 26 – 8: Cần thơ, Châu Đốc, Biên Hòa.

Ngày 27 – 8: Rạch giá.

Ngày 28 – 8: Đồng Nai Thượng, Hà Tiên.

Ở côn Đảo, khi nhận được tin Tổng khởi nghĩa trong cả nước, Đảng bộ
nhà tù côn Đảo lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy
giành chính quyền, làm chủ toàn đảo. Giữa tháng 9 – 1945, các chiến sĩ
cách mạng được đưa về đất liền, tăng cừơng cho các Đảng Bộ miền
Nam.

Một số thị xã do lực lượng Trung Hoa Quốc dân Đảng và tay sai chiếm
giữ từ trước, như Hải Ninh (nay thuộc Quảng Ninh), Hà Giang, Lào Cai,
Lai châu,Vĩnh Yên vẫn chưa được giải phóng (sau khi hiệp định sơ bộ 6 –
3 – 1946 được kí kết, quân Trung Hoa Quốc dân Đảng mới trao trả cho
ta). Như vậy, cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền do Đảng ta lãnh

đạo đã giành thắng lợi trên cả nước trong vòng nửa tháng, từ 14 – 8
đến 28 – 8 – 1945.


5. Cách mạng tháng Tám thành công - nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa ra đời và Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.

5.1 Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời (2 – 9 – 1945)

×