Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Chương 2: Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945_4 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.92 KB, 15 trang )

Chương 2: Lịch sử Việt Nam giai đoạn
1930 đến 1945

4.2 Đấu tranh phục hồi phong trào 1932 - 1935

Cuộc khủng bố của thực dân Pháp đối với phong trào cách mạng 1930 –
1931 là cuộc khủng bố lớn nhất vế qui mô và sự dã man, từ khi Pháp đặt
ách đô hộ ở Việt Nam, nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương,
nhưng đế quốc Pháp không đạt được mục đích đó. Tuy bị tổn thất nặng
nề, Đảng vẫn tồn tại và giữ được mối liên hệ với quần chúng. Dù ở trong
tù hay hoạt động bên ngoài và trước tòa án đế quốc, Đảng viên và cán bộ
cách mạng đều nêu cao phẩm chất của người cộng sản, tìm được nhiều
cách đấu tranh hoạt động để gây dựng lại và đưa phong trào cách mạng
vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Năm 1932, có 230 cuộc đấu tranh của công nhân. Năm 1933, có 244
cuộc.
Ở Bắc Kì, từ năm 1931 đến năm 1935 có 551 cuộc đấu tranh. Tiêu biểu
là cuộc bãi công của công nhân làm đường xe lửa ở Quảng Nam, Quảng
Ngãi (1932 – 1935), công nhân nhà máy in Ardin, Testelin, Opinion ở
Sài Gòn: công nhân xe kéo ở Gia Định, công nhân đồn điền Phú Quốc,
Dầu Tiếng; công nhân 12 nhà máy xây gạo ở Chợ Lớn (5 – 1934);
phong trào đấu tranh của nông dân ở Gia Định, Long Xuyên, Trà Vinh,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cao Bằng, Lạng Sơn…

Ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định có
những cuộc bãi thị, bãi khóa. Binh lính người Việt Nam ở Vũng Tàu,
sân bay Bạch Mai (Hà Nội) biểu tình. Trong thời kì này, cũnh xuất hiện
hình thức đấu tranh mới là đấu tranh nghị trường mà bắt đầu là vận động
bầu cử. Trong cuộc bầu cử vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn, đại biểu
Đảng Cộng sản giành được thắng lợi, chính quyền thực dân đã tuyên bố


hủy bỏ kết quả bầu cử và giải tán Hội đồng. Năm 1935, đại biểu lao
động lại trúng cử vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn, chính quyền thực
dân một lần nữa hủy bỏ kết quả bầu cử.

Năm 1935, nhân dịp kỉ niệm thành lập Đảng, ngày Quốc tế lao động, tại
nhiều địa phương, như Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa, Bến Tre,
Cà Mau, Nghệ An, Bắc Ninh, Cao Bằng… xuất hiện cờ đỏ, truyền đơn,
với những khẩu hiệu đòi tăng lương giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế,
ủng hộ Liên Xô, đánh đổ đế quốc Pháp…

Thời kì 1931 – 1935 có một nét nổi bật, đó là cuộc đấu tranh trên lĩnh
vực tư tưởng – văn hóa giữa những quan điểm khoa học đúng đắn của
chủ nghĩa Mác – Lênin và những quan điểm sai lầm của các giai cấp phi
vô sản.

Trước hết là cuộc đấu tranh chống khuynh hướng tư tưởng chính trị sai
lầm của Việt Nam Quốc dân Đảng, diễn ra trong các nhà tù Hỏa Lò, Côn
Đảo. Lí luận sắc bén và thực tiễn chính xác của những người cộng sản
đã có sức thuyết phục và chiến thắng. Qua cuộc đấu tranh, nhiều đảng
viên Quốc dân Đảng đã chuyển sang đấu tranh dưới ngọn cờ của Đảng
Cộng sản.

Thực dân Pháp rất có ý thức sử dụng hình thức tổ chức, tư tưởng và văn
hóa để bảo vệ, cũng cố sự thống trị. Chúng tìm mọi cách xuyên tạc chủ
nghĩa Mác – Lênin, tuyên truyền chống cộng sản. Chúng lợi dụng tôn
giáo để mê hoặc các tầng lớp nhân dân. Thời 1931 – 1935, các Hôi phật
học do các Tổng đốc, Thống sứ, Khâm sứ chủ trì hoặc là hội viên danh
dự, lần lượt ra đời, cùng với các báo Từ bi âm, Viên âm nguyệt san,
Đuốc tuệ. Những phần tử phản động trong Giáo hội Thiên chúa giáo
cũng được thực dân Pháp tạo điều kiện thuận lợi đi vào những vùng có

phong trào cách mạng để phá hoại.
Thực dân Pháp gieo rắc những phong tục đòi bại, cho mở nhiều sòng
bạc, tiệm hút, tiệm nhảy, cô đầu, để đưa thanh niên vào con đường trụy
lạc.
Trong thời kì này, có một hiện tượng đáng chú ý là sự xuất hiện trào lưu
“Thơ mới” và văn học lãng mạn mà tiêu biểu là nhóm Tự lực văn đoàn.
Con đường của họ là con đường cải lương tư sản. Nó thể hiện tâm trạng,
tư tưởng bế tắc của tư sản dân tộc và tiểu tư sản trí thức trong thời kì
khủng bố trắng và khủng hoảng kinh tế.

Bên cạnh đó, có một số văn nghệ sĩ hiện thực, tiêu biểu cho bộ phận
lành mạnh hơn của tiểu tư sản thành thị. Qua các tác phẩm với nhiều thể
loại như: thơ trào phúng, tiểu thuyết, phóng sự, họ châm biếm, đả kích
bọn quan lại, cường hào, các tệ nạn xã hội,…Tuy vậy, họ vẫn chưa thóat
khỏi ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản.

Từ 1932 đến 1935, những đảng viên hoạt động hợp pháp, sử dụng báo
chí công khai đấu tranh chống các quan điểm chính trị, triết học, văn học
và nghệ thuật tư sản, bảo vệ và tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin,
đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Các cuộc tranh
luận về “Duy vật hay duy tâm”, “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật
vị nhân sinh” diễn ra trên các báo phụ nữ thời đàm, Đời mới, Ánh sáng,
Tiến bộ… kéo dài từ tháng 8 – 1933 đến năm 1935.

Đến cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương dần
dần được xây dựng và củng cố lại. Đầu năm 1934, với sự giúp đỡ của
Quốc tế Cộng sản, Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông
Dương được thành lập, do Lê Hồng Phong đứng đầu. Trên thực tế, Ban
lãnh đạo hải ngoại làm chức năng Ban chấp hành Trung ương lâm thời
của Đảng. Cuối năm 1934 đầu năm 1935, các xứ ủy Nam Kì, Bắc Kì và

Trung Kì lần lượt được lập lại. Tháng 9 năm 1934, xứ ủy Lào được
thành lập. Để thuận tiện cho việc liên lạc, Ban lãnh đạo hải ngoại của
Đảng Cộng sản Đông Dương đã lập ra Ban Chấp ủy Nam Đông Dương
và Ban Chấp Bắc Đông Dương. Tạp chí Bônsêvich của Ban lãnh đạo hải
ngoại và Tạp chí cộng sản của Ban Chấp ủy Nam Đông Dương đã được
phát hành tới từng cơ sở.

Đầu năm 1935, khi hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương
được xây dựng thông suốt, Ban lãnh đạo hải ngoại quyết định triệu tập
Đại hội đại biểu lần thứ nhất. Đại hội được tiến hành trong các ngày từ
27 đến 31 – 3- 1935 tại Ma Cao (Áo Môn, Trung Quốc). Tham dự đại
hội có 13 đại biểu thay mặt cho 600 đảng viên thuộc các đảng bộ trong
nước và các tổ chức của Đảng đang hoạt động ở nước ngòai.

Sau khi phân tích, đánh giá tình hình thế giới và trong nước, kiểm điểm
phong trào cách mạng, công tác tổ chức và lãnh đạo của các cấp bộ
Đảng trong những năm 1932 – 1935, Đại hội nhận định: mặc dầu các tổ
chức của Đảng đã được khôi phục, lực lượng của Đảng vẫn chưa được
phát triển; ở các khu vực công nghiệp, công nhân gia nhập Đảng còn ít;
hệt thống tổ chức Đảng chưa thật thống nhất, sự liên hệ giữa các cấp bộ
Đảng chưa được chặt chẽ. Đại hội nêu rõ ba nhiệm vụ chủ yếu của Đảng
trong thời kì trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần
chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc.

Đại hội thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, các Nghị quết về
vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ; về công
tác liên minh phản đế, về công tác trong các dân tộc thiểu số, về đội Tự
vệ và Về cứu tế đỏ.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 ủy viên

(trong đó có Lê Hồng Phong, Hà Huy tập, phùng Chí kiên, Hoàng Đình
Giong… và bầu Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư). Ban Chấp hành
Trung ương nhất trí cử Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Đảng bên cạnh
Quốc cộng sản.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng là sự kiện lịch sửquan
trọng. Đại hội đã khôi phụcđược hệ thống tổ chứ Đảng từ trung ương
đến địa phương, từ trong nước ra nước ngoài, đã thống nhất được phong
trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp
hành Trung ương.

Tuy nhiên, lúc đó tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi.
Đảng phải kiệp thời căn cứ vào sự phát triển của cách mạng để đề ra
phương hướng hoạt động thích hợp. Nhưng Đại hội lại chưa tổng kết
được kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong 5 năm qua, kể từ khi thành
lập, nhất là trong thời kì đấu tranh khôi phục và phát triển phong trào
cách mạng.

Thiếu sót của Đại hội là không nhạy bén với tình mới, không thấy rõ
nguy cơ chủ nghĩa phát xít trên thế giới và khả năng mới để đấu tranh
chống phát xít, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân sinh, dân
chủ, cơm áo và hòa bình. Do đó, Đại hội không đề ra chủ trương chỉ đạo
chiến lược, sách lược cách mạng phù hợp với tình hình mới.

Thiếu sót này được bổ sung khi có Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của
Quốc tế Công sản và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng tháng 7-1936.

Tháng 7- 1935, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng
Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế công sản ở

Mátxcơva.

Tại Đại hội Quốc tế Công sản, thành tích đấu tranh của giai cấp công
nhân và nông dân lao Động Dương được đánh giá cao. Đảng Cộng sản
Đông Dương được công nhân là đội ngũ kiên cường trong phong trào
Cộng sản Quốc tế. Lê Hồng Phong được bầu làm ủy viên Ban chấp hành
Quốc tế Công sản.
Trên cơ sở nghị quyết của Đại hội Quốc tế Cộng sản, vận dụng sát với
tình hình cách mạng Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương xác
dịnh phương hướng, mục tiêu đấu tranh, chủ động chuẩn bị đón một cao
trào cách mạng mới.
II. Tình hình thế giới, Việt Nam và phong trào cách mạng Việt Nam
1936 – 1939

1. Tình hình thế giới và Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933

1.1 Tình hình thế giới 1929 - 1933

Từ giữa những năm 30 của thế kỉ XX, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
(1929-1933) đã kết thúc, nhưng hậu quả vẫn còn tác động nặng nề đến
nhiều nước tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẩn xã hội vốn có trong lòng mỗi
nước tư bản và mâu thuẩn giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt.

Trong thời gian này, Liên Xô đang trên con đường phát triển, hoàn
thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ 3(1933-1937). Phong trào cách
mạng và giải phóng cách mạng và giải phóng dân tộc bùng nổ nhiều nơi.

Trong hoàn cảnh đó, giới cầm quyền một số nước tư bản đã tìm lối
thoát bằng cách đưa đất nước vào con đường phát xít hóa.Chúng
chuyển toàn bộ nền kinh tế phục vụ cho guồng máy chiến tranh, thi

hành những chính sách mị dân, lùa phỉnh, kết hợp với sử dụng bạo lực
đàn áp lực lượng tiến bộ trong nước và những người chống đối; gieo
rác tư tưởng phân biệt chủng tộc, vô vanh, chuẩn bị chiến tranh để nô
dịch, cướp bốc các dân tộc khác. Thế lực của bọn phát xít và chủ nghĩa
phát xít ngày càng lớn mạnh.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chủ nghĩa phát xít batứ đầu hình
thành ở Italia(cuối 1922).Năm 1935, Italia xâm lược Abitxini (nay là
Éthiopie), uy hiếp Ai Cập, Iran, Irắc (thuộc khu vực ảnh hưởng của
Anh).lò lửa chiến tranh thứ nhất hình thành.

Ở Đức, chủ nghĩa phát xít ra đời sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
(1933). Năm 1936, Hítle đưa quân vào hat Rhin, trực tiếp đe dọa
Pháp.Lò lửa chiến tranh thứ hai xuất hiện ở châu Âu.

Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản hình thành năm 1932. Năm 1937, Nhật
Bản tiến hành xâm lược ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc. Giới quân phiệt
Nhật Bản tích cực chuẩn bị chiến tranh giành quyền lợi của Anh, Pháp,
Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Lò lửa chiến tranh thứ ba đã
hình thành ở châu Á.
Các thế lực phát xít liên kết thành một khối. Ngày 25-11-1936, Nhật Bản
và Đức kí kết “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”.Tháng 11-1937, Italia
cũng tham gia kí kết hiệp ước nói trên. Hình thành trục phát xít Beclin-
Tokyo-Roma.

Chủ nghĩa phát xít còn xuất hiện ở nhiều nước khác, như Ba Lan, Bủngi,
Nam Phi, hunggari, Rumani…, sang Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Mỹ. Nguy
cơ phát xít và chiến tranh đe dọa cả nhân loại.

Tháng 7 namư 1935, Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản được triệu

tập ở Matxcova với 65 đoàn đại biểu đại diện cho các Đảng Cộng sản
trên thế giới. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng
Phong dẫn đầu, lần đầu tiên tham dự Đại hội của Quốc tế Cộng sản.
Nguyễn Ái Quốc đang công tác tại Liên Xô, được Đảng Cộng sản Đông
Dương cử là đại biểu chính thức cảu đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông
Dương.

Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản giải quyết nhiều vấn đề quan trọng
của phong trào cộng sản quốc tế, trong đó có những vấn đè chủ yếu
sau:

- Xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới lúc này không phải là
chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát
xít.

- Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân chưa phải là đấu tranh
đánh đổ toàn bộ chủ nghĩa tư bản, thiết lập chuyên chính vô sản, xây
dựng chủ nghĩa xã hội, mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, giành
dân chủ và bảo vệ hòa bình.

-Về công tác tổ chức, thiếc lập khối liên minh giữa giai cấp nông dân và
công dân, trên cơ sở đó thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

Đối với các nước thuộc địa, nữa thuộc địa xây dựng mặt trận thống
nhất chống đế quốc, matự trận đó có tầm quan trọng đặc biệt trong
cuộc đấu tranh của mỗi nước ở mỗi thời điểm này.

Trong Báo cáo đọc trước Đại hội, Đimitơrốp Tổng Bí thư Ban Chấp hành
Quốc tế Cộng sản đã nhận định:


“Chủ nghĩa phát xít chính là sự tiến công tàn bạo nhất cảu tư bản chống
lại quần chúng lao động. Chủ nghĩa phát xít chính là chủ nghĩa sô vanh
đến cực điểm và là chiến tranh xâm lược” và “ Chủ nghĩa phát xít nắm
chính quyền là nền chuyên chính khủng bố công khai cảu những phần
tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài
chính”

Đồng thời khẳng định:

“Ngày nay, trong nhiều nước tư bản chủ nghĩa,quần chúng lao động
trước mắt phải lựa chọn một cách cụ thể không phải giữa nền chuyên
chính vô sản với chế độ dân chủ tư sản, mà là giữa chế độ dân chủ tư
sản với chủ nghĩa phát xít”

Đại hội vạch rõ: Kẻ thù trước mắt cảu giai cấp công nhân và nhân dân
thế giới lúc này là chủ nghĩa phát xít, nhiệm vụ trước mát là đấu tranh
chống phát xít, chống chiến tranh, giành dân chủ và hòa bình, bảo vệ
Liên Xô.

Đối với Đông Dương, Đại hội đã đánh giá cao những thành tích đấu
tranh cảu gia cấp công nhân và nhân dân lao động trong phong trào
1930-1931 và thời kì khủng bố trắng 1932-1935, công nhận Đảng Cộng
sản Đông Dương là một đội ngủ kiên cường trong phong trào cộng sản
quốc tế.

Nghị quyết đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã kịp thời giúp các
Đảng Cộng sản đề ra chủ trương đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh từng
nước, đòi thống nhất hành động cánh mạng của giai cấp công nhân thế
giới trong một mục tiêu chung.


Lúc này, phong trào chống phát xít ở một số nước đã giành được thắng
lợi quan trọng.Ở trung Quốc, hông quân tiến hành nhiều cuộc hành
quân chiến lược lên phía Bắc, lấy ba tính Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ
làm căn cứ, phá tan âm mưu tiêu diệt lực luợng cáhc mạng của quân
phiệt Nhật.

Cuối năm 1936, sau sự biến Tây An, Tưởng Giới Thạch buộc phải batứ
tay với Đảng Cộng sản Trung Quốc đế chống Nhật. mặt trận dân tộc
thống nhất được hình thành gồm Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung
Hoa Quốc dân Đảng và các lực lượng dân chủ, yêu nước chống Nhật. Để
mở rộng Mặt trận, Đảng Cộng sản trung Quốc chủ trương sửa đổi một
số chính sách, như tạm thời đình chỉ viẹc thực hiện khẩu hiệu tịch thu
ruộng đất của địa chủ.

Ở châu Âu, Mặt trận Nhân dân Tây Ban Nha đã giành thắng lợi trong kì
tuyển cử đầu năm 1936. Trên cơ sở thắng lợi đó, Chính phủ Matự trận
Nhân dân tây Ban Nha được thành lập.

Tại pháp, đầu năm 1931, Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập bao
gồm: Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội, Đảng Cấp tiến, Tổng liên đoàn lao
động và các đoàn thể quần chúng cảu ba đảng trên.

Tháng 5-1936, Mặt trận Nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc tổng
tuyển cử và đứng ra lập Nội các mới do lãnh tụ Đảng Xã hội Léon blum
làm Thủ tướng. Chính phủ này vẫn nằm trong khuôn khổ chính quyền
tư sản. Nó vẫn duy trì hệ thống thuộc địa như cũ. Tuy nhiên, trước sự
đấu tranh của Đảng Cộng sản pháp và cao trào chống phát xít của nhân
dân Pháp, Chính phủ Léon blum buộc phải thi hành một số điểm mà
Cương lĩnh Măt trận nhân đề ra. Đối với thuộc địa, chính phủ Pháp có
ba quyết định quan trọng: Thả tù chính trị, thành lập ủy ban điều tra

tình hình thuộc địa, đặc biệt là ở Đông Dương và Bắt phi, thi hành một
số cải cách xã hội cho người lao động.

Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp lên cao.Trong tháng 5 và
tháng 6 năm 1936 có 1,5 triệu người bãi công đòi cải thiện đời sống.
cuộc bãi công diễn ra có tổ chức, trật tự. Chính phủ Pháp phải thông
qua đạo luật hủy bỏ thuế đánh vào tiền bồi thường tai nạn lao động
cho công nhân; quyết định số nagỳ nghỉ có lương cho công nhân; hủy
bỏ Sắc luật quy định giao kèo tập thể.
Ở châu Phi, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc đại Pháp có
những dấu hiệu mới.Ngày 2-8-1936, Đại hội lần thứ hai của matự trận
Nhân dân angiêri được triệu . Đại hội quyết định cử đoàn đại biểu đi Pải
mang bản thỉnh cầu đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mác Đô (Marx Dỏ). Bản
thỉnh cầu yêu cầu bỏ luật dân bản xứ, thi hành những luật xã hội cho
nhân dân lao động mức tiền lương tối thiểu hàng ngày cho công nhân,
thi hành luật ân xá…

Tại Tuynidi, một cuộc mit tinh lớn chưa từng có được tổ chức ở Thủ đô,
hoan nghênh Chính phủ do mặt trận Nhân dân cử ra, đòi quyền tự do,
dân chủ.Chính quyền thực dân phải hứa thực thi một số cải cách xã hội.

Tại Marốc, Ủy ban hành động được thành lập; tại Sênêgan, Ủy ban của
mặt trận Nhân dân tổ chức cuộc biểu tình nhân ngày kỉ niệm Cách
mạng Pháp 14-7-1936.

1.2 Tình hình trong nước sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933

Ở Việt Nam, tình hình kinh tế có những thay đổi đáng kể, tuy nhịp độ
diễn ra chậm. Ngân hang Đông Dương chi phối toàn bộ hoạt động kinh
tế trực tiếp hoặc gián tiếp, nó điều khiển các công ty tư bản chủ yếu về

nông, công, thương nghiệp, vận tải, vì vốn dân ta chiếm một tỉ trọng lớn
trong các công ti đó. Vốn đầu tư của tư bản Pháp hạn chế, nhưng do
bốt lột nhân công rẻ mạt, nên có siêu lợi nhuận cao so với các nước đế
quốc khác như Anh, Hà Lan.

×