Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Chương 2: Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 đến 1945_1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.06 KB, 16 trang )

Chương 2: Lịch sử Việt Nam giai đoạn
1930 đến 1945

Ngày 5 – 9, nông dân Anh Sơn biểu tình ủng hộ nhân dân Thanh
Chương với các khẩu hiệu: “Bãi bỏ thuế thân”, “Chia lại ruộng đất”,
“Thả tù chính trị”… Trong các ngày 5 – 9 và 7 – 9, nông dân Diễn Châu,
Can Lộc đốt phá nhà giam.
Từ ngày 8 đến 11 – 9, hàng chục ngàn nông dân huyện Nam Đàn, Thanh
Chương, Diễn Châu, Anh Sơn, Nghi Lộc, Cẩm Xuyên, Kì Anh nổi dậy.
Những người biểu tình đã xung đột đổ máu với binh lính, cảnh sát thực
dân.
Ngày 12 – 9, cuộc đấu tranh dâng lên mạnh mẽ. Tại Hưng Nguyên hơn
20.000 nông dân đã liên kết với nông dân huyện Nam Đàn tổ chức một
cuộc biểu tình vũ trang lớn, ủng hộ công nhân Bến Thủy bãi công và
hưởng ứng nông dân các tỉnh khác đấu tranh, với khẩu hiệu: “Đả đảo
chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”. Đoàn biểu tình dài hơn 1 km
kéo về Vinh. Trên đường đi, đoàn biểu tình thỉnh thoảng dừng lại diễn
thuyết, chỉnh đốn đội ngũ. Dọc đường, đoàn biểu tình được bổ sung
thêm và khi về đến Vinh đã lên tới 30.000 người, dài 4 km.
Thực dân Pháp đã đàn áp dã man. Chúng điều 5 máy bay đến ném bom
và bắn súng máy vào đoàn biểu tình, có 174 người chết. Ngày hôm sau,
khi tổ chức đưa tang những người bị chết, thược dân Php lại cho máy
bay đến ném bom, 43 người nữa bị chết. Trong 2 ngày 12 và 13 tháng 9
năm 1930, thực dân Pháp đã giết chết 217 người, làm bị thương 125
người, đốt cháy 277 ngôi nhà, triệt hạ hoàn toàn hai làng Lộc Châu và
Lộc Hải.
Sự khủng bố đẫm máu của thực dân Pháp không ngăn chặn được phong
trào đáu tranh. Sau ngày 12 – 9, lễ truy điệu những người hi sinh ở Hưng
Yên được tổ chức ở khắp nơi. Đồng thời, phong trào đấu tranh cũng
dâng cao hơn bao giờ hết. Quần chúng phá nhà lao, đốt huyện đường,
vây đồn lính khố xanh, phá trạm điện tín, trừng trị bọn địa chủ tàn ác và


bọn cường hào phản động. Chính quyền đế quốc, thực dân bị tê liệt và
tan rã nhiều nơi.
Bọn thực dân hoang mang trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào.
Báo cáo của Hăngri Móocsê (Henri Morché) viết: “Chỉ trong vòng vài
tuần, chủ nghĩa cộng sản lan dần từ chỗ này đến chỗ khác, hầu như khắp
các làng trong thung lũng sông Cả và đồng bằng Hà Tĩnh”. Nhiều Tri
phủ, Tri huyện bỏ trốn, một số hào lí mang triện trả lại cho Tri huyện
hoặ xin nghỉ việc. Toàn quyền Rôbanh (Rene Robin) đã phải thừ nhận:
“Họ hoàn toàn bất lực, chẳng làm được điều gì để ngăn cản sự mở rộng
của phong trào, chính quyền bản xứ thuộc mọi cấp trong tỉnh đều tê liệt,
không thể nêu tên một người cầm đầu nào, không thể nhờ cậy vào một
sự trợ giúp nào của các chức trách cấp tổng và xã, khiến người ta có cảm
giác rằng họ đã mất hết tất cả uy quyền trên đám quần chúng mà họ cai
trị.

Sự sợ hãi làm tê liệt các ông quan, các ông này khóa cổng chui vào trong
nhà và chỉ lo có mỗi việc phòng vệ cho chính bản thân họ. Mỗi khi các
ông Tri phủ, Tri huyện đi tuần theo quân đội hoặc lính bản xứ, họ đi mà
nình mẩy, chân tay run lẩy bẩy”.
Trước tình trạng chính quyền thực dân, phong kiến tan rã ở nhiều địa
phương Nghệ - Tĩnh, mặc dù Đảng chưa có chủ trương giành chính
quyền lúc này, các Chi bộ Đảng và Nông hội đỏ đứng trước thực tế này
đã quản lí và điều hành mọi hoạt động trong làng, xã. Những người cách
mạng dựa trên những hiểu biết sơ lược về chính quyền Xô viết ở Nga
qua sách báo, tài liệu của Đảng, đứng ra quản lí xã hội. Một hình thức
mới của chính quyền xuất hiện: Chính quyền Xô viết. Tuy sơ khai,
nhưng thực chất đó là một chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân
lãnh đạo.
Bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến bị đập tan. Chính quyền
Xô viết ban bố và thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Các

tầng lớp nhân dân nhiệt tình tham gia các tổ chức chính trị như Nông
hội, Đội Tự vệ, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Phụ nữ giái phóng, Hội Cứu
tế đỏ v.v và tích cực phát huy vai trò làm chủ của mình trong nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết, quản lí xã hội.

Tại Nghệ An, chính quyền Xô viết được thành lập ở các xã thuộc huyện
Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng
Yên và Diễn Châu. Tại Hà Tĩnh, các xã thuộc huyện Can Lộc, Đức Thọ,
Thach Hà, một số xã thuộc huyện Nghi Xuân, Hương Khê cũng hình
thành chính quyền Xô viết.
Về chính trị: Chính quyền Xô viết ban bố và thực hiện các quyền tự do,
dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tự do tham gia các hoạt động
đoàn thể, như Nông hội, Đội Tự vệ, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Phụ nữ
giải phóng, Hội Cứu tế đỏ…, tự do hội họp, giải quyết các vấn đề xã hội.

Về kinh tế: Chính quyền mới tịch thu ruộng đất công, thóc lúa công, chia
cho dân nghèo, bãi bỏ các loại thuế bất hợp lí, như thuế thân, thuế chợ,
thuế đò…, quan tâm công tác đắp đê, phòng lụt, tu sửa đường sá, cầu
cống, tổ chức các hình thức hợp tác sản xuất.

Về văn hóa xã hội: Chính quyền Xô viết tổ chức cho nhân dân học chữ
Quốc ngữ, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, giữ vững an ninh trật
tự ở thôn xã. Hoạt động của Xô viết Nghệ - Tĩnh nói lên sức sáng tạo
của một chế độ xã hội mới. Nguyễn Chấn, một Đốc học được cử về “dẹp
loạn cộng sản”, trong báo cáo gửi cho Khâm sứ Trung Kì vào tháng 7 –
1931 đã viết: “Hào lí bỏ trốn, cộng sản truất quyền của họ và cử người
tin cẩn lên thay. Họ cấm thu thuế, tự chia ruộng đất. Buổi tối, Ban chấp
hành của họ hội họp để ban hành và thực hiện đường lối chính trị của Xô
viết.


Họ chôn cất người chết, cấp tiền bạc cho gia đình những người chết
hoặc bị nạn trong các cuộc biểu tình, cho cả những người nghèo khổ
nữa. Họ phát thuốc cho người ốm, xử các vụ kiện tụng. Họ trừng trị
những người nghiện thuốc phiện, nghiện rượu và cấm hội hè cúng tế
trong làng. Họ không nộp các thứ thuế cho Chính phủ. Họ trừng trị kẻ
phạm pháp, cứu giúp người nghèo khổ. Nghĩa là họ làm đủ mọi cách để
ảnh hưởng, nêu gương cho mọi người. Cho nên mệnh lệnh của họ được
thi hành ngay tức khắc và không bị mảy may cản trở dù cho binh lực của
Nhà nước mạnh như thế nào cũng mặc”.

Điều kiện cơ bản để tạo bước tiến của phong trào ở Nghệ - Tĩnh là do
Nghệ - Tĩnh sớm có một Đảng bộ mạnh, sớm xây dựng được khối liên
minh công nông vữnh chắc. Năm 1931, Nghệ - Tĩnh có 2.011 đảng viên,
399 hội viên Công hội, 48.464 hội viên Nông hội, 6.648 hội viên Phụ nữ
giải phóng và 2.356 đoàn viên Thanh niên Cộng sản. Vinh – Bến Thủy
là khu công nghiệp lớn với 6.000 công nhân, có mối liên hệ chặt chẽ, tự
nhiên với nông dân trong vùng.

Nhân dân Nghệ - Tĩnh bị nhiều khổ đau, cùng cực, có truyền thống yêu
nước, truyền thống đấu tranh chống áp bức, bóc lột và phải chịu nhiều
tai họa do thiên nhiên khắc nghiệt giáng xuống. 97 cuộc bãi công, biểu
tình của công nông Nghệ - Tĩnh từ ngày 1 – 5 đến tháng 8 – 1930 là tiền
đề của Xô viết Nghệ - Tĩnh. Trên cơ sở đó, đội quân chính trị hùng hậu
của quần chúng hình thành. Sức mạnh cúa đội quân này đã làm sụp đổ
một phần bộ máy thống trị của đế quốc Pháp ở nông thôn từ những ngày
đầu tháng 9 năm 1930.

Trong phong trào cách mạng của cả nước những năm 1930 – 1931 đã
xuất hiện Xô viết Nghệ - Tĩnh và đây là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần
chúng đấu tranh. Tuy thực dân Pháp khủng bố dã man phong trào đấu

tranh ở Nghệ - Tĩnh, nhưng các cuộc biểu tình, thị uy của quần chúng
càng trở nên quyết liệt. Trước tình hình đó, thực dân Pháp tập trung lực
lượng và dùng những thủ đoạn thâm độc để đối phó. Chúng phái những
tên thực dân đầ sỏ như Toàn quyền Pãtkiê (Pierre Pasquyer), Khâm sứ
Trung Kì LơPhôn (Le Fol) và nhữnh tên tay sai tàn bạo Nguyễn Hữu
Bài, Nguyễn Khoa Kì, Tôn Thất Đàn… tới Nghệ - Tĩnh trực tiếp nghiên
cứu, vạch kế hoạch đàn áp. Chúng thực hiện một chương trình bình định
Nghệ - Tĩnh về quân sự, chính trị, văn hóa. Nhiều đơn vị lính khố đỏ,
lính lê dương được điều động tới Nghệ - Tĩnh, ban bố lệnh thiết quân
luật, dùng thủ đoạn thâm độc “buộc dân cày ra đầu thú”, bắt nhân dân tổ
chức “rước cờ vàng”, nhận thẻ “quy thuận”. Chúng ráo riết săn lùng
những người cộng sản. Tôn Thất Đàn tuyên bố: “Hữu Nghệ - Tĩnh bất
phú, vô Nghệ - Tĩnh bất bần” (có Nghệ - Tĩnh cũng không giàu, không
có Nghệ - Tĩnh cũng không nghèo) và ra sức đàn áp. Ngoài ra, chúng
còn xuất bản sách báo, như Hoan Châu Tân báo, Thanh – Nghệ - Tĩnh
thanh văn…vu cáo chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô.

Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào cách mạng ở
Nghệ - Tĩnh, Trung ương Đảng đã theo dõi sát tình hình diễn biến và chỉ
đạo, uốn nắn kịp thời phương hướng và phương pháp đấu tranh. Qua
thực tế diễn biến của phong trào, Trung ương Đảng đã ra những Chỉ thị
về “Vấn đề thành lập Hội Phản đế Đồng minh”, về phát triển các đội Tự
vệ công nông, về việc chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai buộc
dân cày ra “đầu thú”, giúp cho phong trào phát triển đúng hướng, qua đó
tránh được tổn thất trong nhiều trường hợp, duy trì được lực lượng cách
mạng.

Ngày 7 – 10 – 1930, nông dân huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) có lực
lượng tự vệ vũ trang hỗ trợ, xông vào huyện đường đốt sổ sách, phá nhà
lao. Nông dâncác huyện Mộ Đức, Sơn Tịnh cũng nổi dậy đấu tranh.


Khắp toàn quốc, các cuộc đấu trang của quần chúng đã có nhiều khẩu
hiệu ủng hộ Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Ở Bắc Kì, ngay tại Hà Nội, ngày 11 – 10 – 1930, đội Tuyên truyền xung
phong, tập hợp hàng trăm người, phân phát truyền đơn, kêu gọi nhân dân
ủng hộ Xô viết Nghệ - Tĩnh. Ngày 14 – 10, nông dân Tiền Hải (Thái
Bình) biểu tình. Ngày 20 – 10, nông dân Bồ Đề, huyện Bình Lục (Hà
Nam) đấu tranh. Cuối tháng 10, công nhân dệt Nam Đinh, công nhân các
nhà máy, xí nghiệp ở Hải Phòng đấu tranh.

Ở Trung Kì, ngày 17 – 10 – 1930 nổ ra các cuộc đấu tranh của nông dân
các huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi).

Ở Nam Kì, công nhân các hãng dầu Stênđô (Standard), Texaco và
Phơrăngse – Asie bãi công. Tổng Công hội Nam Kì tổ chức diễn thuyết
ở Nhà Bè, kêu gọi công nhân đứng lên đấu tranh ủng hộ Nghệ - Tĩnh đỏ.
Nông dân Đức Hòa (Chợ Lớn), Cao Lãnh biểu tình đòi xóa bỏ thuế phụ
thu, miễn lao dịch.

Trong hai tháng 9 và 10 – 1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh: Bắc Kì
có 29 cuộc, Trung kì 316 cuộc, Nam kì 17 cuộc. Trong đó hơn 20 cuộc
của công nhân, hơn 300 cuộc của nông dân, hơn 10 cuộc của các tầng
lớp khác.
Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở nước ngoài,
nhưng Người theo dõi chặt chẽ diễn biến phong trào cách mạng ở trong
nước. Một mặt, Người chỉ thị cho Trung ương phải nhanh chóng có kế
hoạch chống địch khủng bố, bảo vệ tổ chức Đảng. Mặt khác, Người gửi
báo cáo cho Quốc tế Cộng sản yêu cầu giúp đỡ. Ngày 29 - 9 -1930,
Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Ngày 5

– 11 – 1930, Người gửi thư cho Quốc tế nông dân. Ngày 19 – 2 – 1931,
Người gửi báo cáo “Nghệ - Tĩnh đỏ” cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng
sản, trong đó có đoạn viết: “Trong thừi kì Pháp xâm lược cũng như trong
các phong trào cách mạng quốc gia (1905 – 1925), Nghệ - Tĩnh đã nổi
tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ -
Tĩnh vẫn giữ vững truyền thống của mình…Nghệ - Tĩnh thật xứng đáng
với danh hiệu đỏ”.

Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Bom đạn, súng máy, đốt nhà, đồn binh…
(28 đồn được dựng lên ở riêng Nghệ An), tuyên truyền của Chính phủ,
báo chí đều bất lực, không dập tắt nổi phong trào cách mạng của Nghệ –
Tĩnh”.
Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng Xô viết Nghệ - Tĩnh đã
tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu việt của nó. Từ giữa năm 1931,
phong trào tạm thời lắng xuống và cuộc đấu tranh chuyển sang thời kì
phục hồi phong trào.


4. Thoái trào cách mạng và cuộc đấu tranh phục hồi phong trào
1932- 1935

4.1. Chính sách mới của thực dân Pháp (1931- 1935)

Từ cuối năm 1931, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Tuy vậy,
chính qyền thực dân Pháp ở Đông Dương vẫn rất lo sợ những người
cộng sản. Toàn quyền Patxkiê (Pasquyer) tuyên bố: Cuộc chiến đấu
chống cộng sản là một chiến đấu quyết liệt nhất, cho đến khi nào cộng
sản bị hoàn toàn tiêu diệt mới thôi. Trong báo cáo của Mácti (Louis
Marti) trùm mật thám Pháp, cũng thừa nhận những khó khăn của chúng
khi đương đầu với những người cộng sản.


Hi vọng dập tắt hẳn phong trào cách mạng Việt Nam, thực dân Pháp
tăng cường chính sách khủng bố . Hàng vạn chiến sĩ cộng sản và quần
chúng cách mạng trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã bị bắt.
Trần Phú bị bắt ngày 19 – 4 – 1931 tại Sài Gòn .

Thực dân Pháp đã tăng cường khủng bố nhằm dập tắt phong trào cách
mạng Việt Nam. Hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước bị
bắt. Các nhà tù Hỏa Lò ( Hà nội ), Khám Lớn ( Sài Gòn ), nhà tù Côn
Đảo, ngục Kon Tum, Lao Bảo, Sơn La và các trại giam ở nhiều nơi khác
chật đầy tù chính trị. Từ năm 1930 đến 1933, thực dân Pháp đã bắt giam
242.532 người. Trong những năm 1930 – 1935, ở Côn Đảo có 833 tù
chính trị bị tra tấn đến chết. Ở ngục Kon Tum có hơn 300 tù chính trị bị
thủ tiêu. Hai năm 1930 – 1931, ở Bắc Kì, thực dân Pháp mở 21 phiên tòa
đại hình, xử 1094 vụ, trong đó có 164 án tử hình, 114 án khổ sai chung
thân, 420 án đày biệt xứ .

Từ năm 1930 đến đầu năm 1933, Hội đồng đề hình và Tòa án phong
kiến đã xử 6.902 vụ, trong đó 188 người bị kết án tử hình .

Ở Nam Kì, trong một phiên xét xử vào tháng 5 – 1933, Tóa án đại hình
Sài Gòn xử các đảng viên cộng sản và những người yêu nước như: Ngô
Gia Tự, Nguyễn Chí Diễu … , đã kết án tự hình 8 người, chung thân 19
người và 79 người bị kết án tù từ 5 đến 20 năm.

Chính sách khủng bố vô cùng tàn bạo của thực dân Pháp không làm suy
giảm tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường, bất khuất của những chiến sĩ
cách mạng sẳn sàng hi sinh vì Tổ quốc, vì lý tưởng cộng sản. Trước lúc
hi sinh, Trần Phú còn nhắc các đồng chí của mình: “ Hãy giữ ý chí chiến
đấu”. Ở trong xà lim đợi ngày lên máy chém, Nguyễn Đức Cảnh vẫn

toàn tâm, toàn ý vào việc tổng kết công tác vận động công nhân. Ngô
Gia Tự và những người cộng sản khác đã biến phiên tòa xử những chiến
sĩ cách mạng thành diễn đàn tố cáo chủ nghĩa đế quốc: “Chính đế quốc
Pháp cướp nước Việt Nam, nô dịch nhân dân chúng tôi. Điều đó thúc
đảy chúng tôi làm cách mạng”. Lí Tự Trọng, thể hiện khí phách hiên
ngang trước kẻ thù của dân tộc và tuyên bố: “Con đường của thanh niên
chỉ có thể là con đường cách mạng”.

Thực dân Pháp cào cấu kết với bọn đế quốc và các thế lực phản động
quốc tế (như Anh, Hà Lan, Nhật…) săn lùng các nhà cách mạng Việt
Nam.

Bên cạnh đó, thực dân Pháp cũng dùng những htur đoạn mị dân, nhằm
lừa bịp quần chúng.

Tháng 6 – 1931, thực dân Pháp lập ra “ủy ban điều tra” để nghiên cứu
tình hình Đông Dương. Tháng 10 – 1931, Paul Reynaud, Bộ trưởng Bộ
Thuộc địa sang nghiên cứu Đông Dương, tìm hiểu tình hình và định ra
chính sách cải cách chế độ thuộc địa.

Năm 1932, thực dân Pháp đưa Bảo Đại về nước làm vua với một chương
trình cải cách: Lập nội các mới, cải tổ nền giáo dục sơ học; cải tổ nền tư
pháp bản xứ.

Trong khi củng cố bộ máy chính quyền bù nhìn, thực dân Pháp thực hiện
một số cải cách nhằm lôi kéo tầng lớp quan lại, địa chủ, tư sản, trí thức
cao cấp. Chẳng hạn ở Nam Kì được cử một đại biểu người Việt vào
Thượng Hội đồng thuộc địc Pháp; tăng số nghị viện vào các viện Dân
biểu Bắc Kì, Trung Kì, phòng canh nông, Phòng thương mại; mở các kì
thi tuyển quan lại, cho người bản xứ được nhập quốc tịch Pháp với các

điều kiện rộng rãi hơn.

Về kinh tế, chính quyền thực dân Pháp lập một số công ti kinh doanh
công nghiệp, cho đấu thầu một số công trình thủy lợi, cầu đường, xây
dựng với vốn nhỏ để những nhà tư sản bản xứ có thể tham gia.

Về giáo dục, thực dân Pháp tổ chức lại trường Cao đẳng Đông Dương,
trường Luật, đặt thêm ngạch học quan ở Bắc Kì như Đốc học, Kiểm học,
Giáo thụ, Huấn đạo. Chúng cấp thêm học bổng cho con cái quan lại và
những người thuộc tầng lớp trên sang du học ở Pháp.

Về xã hội, thực dân Pháp tìm cách tranh thủ, lợi dụng các tôn giáo như
lập các Xứ hội, Tỉnh hội Phật học ở Bắc Kì, Trung Kì, tổ chức các chi
phái ở Nam Kì, tạo điều kiện cho đạo Cao Đài phát triển. Các loại sách
bói toán, kiếm hiệp được bày bán khắp nơi; các sòng bạc, tiệm hút, nhà
chứa mở ra nhan nhản ở các thành phố để lôi kéo thanh niên vào con
đường ăn chơi, trụy lạc.
Chính sách khủng bố trắng và mị dân của thực dân Pháp đã có những tác
động nhất định tới thái độ chính trị của các giai cấp, các tầng lớp xã hội
Việt Nam với nhữnh mức độ khác nhau.

Tư sản mại bản và đại địa chủ quyền lợi gắn liền với đế quốc Pháp.
Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, chúng đã tích cực cộng tác,
làm tay sai cho thực dân Pháp đàn áp quần chúng. Sau phong trào này,
chúng càng tỏ ra phản động, giúp thực dân Pháp đàn áp và lừa bịp nhân
dân. Đại diện cho tầng lớp này là phái “Bảo hoàng” của Phạm Quỳnh,
phái “Lập hiến” của Bùi Quang Chiêu, phái “Trực trị” của Nguyễn Văn
Vĩnh…

Tư sản dân tộc, tiểu địa chủ bị sa sút trong cuộc khủng hoảng kinh tế, bị

tư bản Pháp chèn ép nên họ vừa có tinh thần dân tộc, chống đế quốc, vừa
sợ cách mạng, không giám trực tiếp tham gia phong trào đấu tranh của
quần chúng.

Tầng lớp tiểu tư sản có tinh thần dân tộc, có thái độ ủng hộ phong trào
đấu tranh cách mạng. Nhưng sau cuộc khủn bố của thực dân Pháp, một
số dao động, không hoạt động, một số chán nản, hoài nghi, co mình.

Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo tham gia phong trào 1930 –
1931. Trước sự khủng bố, đàn áp của thực dân Pháp, một số nông dân
hoang mang, dao động, tiêu cực, nhưng phần lớn vẫn tin tưởng vào cách
mạng.
Giai cấp công nhân trưởng thành trong đấu tranh cách mạng. Cuộc
khủng bố của thực dân Pháp làm cho phong trào đấu tranh của công
nhân tạm lắng xuống, nhưng sức mạnh tiềm tàng của một giai cấp tiên
tiến, sẵn sàng nổi lên khi thời cơ đến.

Trong hoàn cảnh đó, những người cộng sản vẫn kiên cường chiến đấu
trên vị trí của mình. Những đảng viên bị cầm tù, bị tra tấn, bị kết án tử
hình vẫn đấu tranh đến hơi thở cuối cùng. Họ đã biến nhà tù thành
trường học cách mạng nhằm huấn luyện cán bộ cho các cuộc đấu tranh
sắp tới. Ngoài ra họ còn đấu tranh chống các quan điểm sai lầm của các
tù nhân Việt Nam Quốc dân Đảng, của bọn Tờrốtkít. Cuộc đấu tranh đó
đã nâng cao trình độ lí luận cách mạng cho đảng viên, đã làm phân hóa
hàng ngũ của các tổ chức chính trị khác, lôi kéo nhiều người trở thành
đảng viên cộng sản. Khi có điều kiện thuận lợi, các chi bộ Đảng Cộng
sản trong nhà tù đã tổ chức cho đảng viên vượt ngục ra ngoài gây cơ sở.

Trong lúc cơ sở cách mạng và quần chúng trong nước gần như bị tê liệt
vì địch khủng bố, nhiều cán bộ lãnh đạo bị bắt, một số đảng viên cộng

sản hoạt động ở Trung Quốc, Thái Lan tìm cách trở về hoạt động. Tại
những tỉnh biên giới Việt Nam – Trung Quốc, như Cao Bằng, Lạng
Sơn , hay biên giới Lào – Xiêm (Thái Lan), như Thà Khẹt, Xavanakhẹt,
các cơ sở cách mạng dần dần được gây dựng trở lại.

Ngày 27 – 2 – 1932, Quốc tế Cộng sản gửi thư yêu cầu các Đảng Cộng
sản Pháp, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Ấn Độ phát
động quần chúng các nước này đấu tranh ủng hộ và cổ vũ công nông
Đông Dương, lên án cuộc khủng bố tàn bạo của thực dân Pháp.

Ngày 9 – 3 – 1933, Đảng Cộng sản Pháp thành lập Ủy ban vận động tòa
án ân xá tù chính trị Đông Dương. Sau đó, Gabriel Péri, một nghị sĩ
thuộc Đảng Cộng sản trong Quốc hội Pháp dẫn đầu một phái đoàn sang
Đông Dương điều tra tình hình. Phái đoàn đã yêu cầu chính quyền thực
dân giải quyết nhiều yêu sáchquyền chính trị và đời sống của các tầng
lớp nhân dân Đông Dương
Năm 1932, theo Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong và một
số đồng chí thành lập Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Tháng 6 –
1932, soạn thảo Chương trìng hành động với nội dung chủ yếu là đòi các
quyền dân sinh, dân chủ cho nhân dân lao động, đòi trả tự do cho tù
chính trị, đòi bỏ các thứ thuế bất công vô lý, các độc quyền rượu, muối ;
củng cố và phát triển các đoàn thể quần chúng cách mạng; tăng cường
xây dựng Đảng . Chương trình hành động còn đề ra những yêu cầu cụ
thể riêng cho từng giai cấp, từng tầng lớp nhân dân, như công nhân,
nông dân, binh lính, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành
thị, thanh niên, phụ nữ…

Dưới ánh sáng của Chương trình hành động, quần chúng công nông đã
sáng tạo ra các hình thức tổ chức và đấu tranh thích hợp. Các tổ chức
biến tướng, như hội cấy, hội cày, hội hiếu, hội đá bóng, hội đọc sách báo

được lập ra. Phong tráo cách mạng của quần chúng dần dần được nhen
nhóm trở lại. Các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân lại bùng nổ.

×