Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.81 KB, 10 trang )

Triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính

Những bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường có các biểu hiện sau :
- Bệnh nhân tuổi thường trên 40, có tiền sử hút thuốc hoặc nghề nghiệp có tiếp xúc
với khói, bụi ô nhiễm
- Bệnh nhân thường đến khám vì ho, khạc đờm, khó thở:
+ Ho: nhiều về buổi sáng, ho cơn hoặc ho thúng thắng, có kèm khạc đờm hoặc
không.
+ Đờm: nhầy, trong, trừ đợt cấp có bội nhiễm thì màu vàng.
+ Khó thở: khi gắng sức, xuất hiện dần dần, cùng với ho hoặc sau đó một thời
gian; giai đoạn muộn có khó thở liên tục.
Bệnh nhân có thể được chia thành 2 nhóm sau
+ Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm A: khó thở nhiều, người
gầy, thiếu oxy máu lúc nghỉ ít.
+ Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm B: thiếu oxy máu và tăng
carbonic nhiều, khó thở ít.
Khám lâm sàng
- Kiểu thở: thở mím môi nhất là khi gắng sức.
- Có sử dụng các cơ hô hấp phụ: cơ liên sườn, co kéo hõm ức, hố thượng đòn.
- Đường kính trước sau của lồng ngực tăng lên (lồng ngực hình thùng).
- Gõ lồng ngực thấy vang như trống, biểu hiện này rất rõ ở những bệnh nhân có
lồng ngực hình thùng.
- Nghe phổi ở những bệnh nhân này có thể thấy tiếng tim mờ nhỏ, tiếng thở của
phổi giảm hơn người bình thường, có thể nghe thấy những tiếng lép bép khi có bội
nhiễm.
Các biểu hiện của suy tim như:
- Mắt lồi như mắt ếch, nhìn thấy nổi nhiều vằn đỏ.
- Nhịp tim nhanh, có thể có loạn nhịp hoàn toàn.
- Nhìn tĩnh mạch vùng cổ thấy nổi và có thể đập theo nhịp tim.
- Dấu hiệu đau vùng gan gặp ở những trường hợp suy tim, làm gan to và đau.


- Phù chân và bụng có thể có dịch ở bên trong.
Phân mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường đi khám vì ho và khó thở,
thông thường bệnh đều đã ở giai đoạn nặng. Những bệnh nhân này thường được
các bác sỹ chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn III hoặc IV, có
thể có suy tim phải (tâm phế mạn) hoặc không. Vậy khi các bệnh nhân mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính, các bác sỹ đã đánh giá mức độ nặng của họ dựa vào
những tiêu chuẩn gì ?
Để đánh giá mức độ nặng của các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,
thông thường các bác sỹ dựa chủ yếu vào các tiêu chuẩn sau:
• Khám lâm sàng: đánh giá các triệu chứng ho, khó thở, tím môi, đàu chi, phù
chân, gan to
• Chụp X quang phổi: hình ảnh giãn phế nang, tăng áp động mạch phổi (đường
kính nhánh xuống của động mạch phổi > 16mm).
• Đo chức năng hô hấp với máy phế dung kế: đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất.
Việc phân chia mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa theo chức
năng thông khí phổi như sau:
o Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 0: Bệnh nhân có ho khạc đờm mạn tính
kéo dài ít nhất 3 tháng/ 1 năm và trong 2 năm liên tiếp. Đo chức năng thông khí
phổi hoàn toàn bình thường.
o Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn I: Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) và/
hoặc Tiffeneau (FEV1/VC) 80%.
o Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn II: Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) và/
hoặc Tiffeneau (FEV1/VC) < 70% và thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên
(FEV1) = 50 - 80%.
o Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn III: Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) và/
hoặc Tiffeneau (FEV1/VC) < 70% và thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên
(FEV1) = 30 - 49%.
o Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn IV: Chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) và/
hoặc Tiffeneau (FEV1/VC) < 70% và thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên

(FEV1) < 30%.
• Điện tim và siêu âm tim: tìm các dấu hiệu của tăng gánh thất phải. Nếu bệnh
nhân có chức năng thông khí phổi tương ứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai
đoạn III, nhưng lại có kèm theo các dấu hiệu của tăng gánh thất phải hoặc suy tim
phải thì bệnh nhân đó được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn IV.
Điều trị dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Dự phòng thuốc lá
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đầu gây
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, do vậy giảm tỷ lệ hút thuốc sẽ làm giảm đáng kể số
bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong tương lai. Bên cạnh đó, bỏ
thuốc lá làm chậm lại đáng kể tốc độ xấu đi của chức năng thông khí phổi, làm
giảm tần xuất đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bỏ thuốc lá càng sớm càng
có tác động làm chậm đi sự tiến triển xấu của chức năng phổi.
Cần tiến hành đồng thời các biện pháp nhằm làm giảm tỷ lệ hút thuốc. Các biện
pháp bao gồm: các hoạt động cộng đồng, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trên
các phương tiện thông tin đại chúng, những bài giảng trong các trường học, các
khẩu hiệu, tờ rơi, cấm hút thuốc tại những nơi công cộng, các công sở. Chương
trình phòng chống hút thuốc lá cần có sự cam kết từ phía chính phủ. Việc tuyên
truyền phòng chống tác hại của thuốc lá cần được tiến hành thường xuyên, với tất
cả các lứa tuổi.
Tiếp xúc nghề nghiệp
Ở Mỹ có khoảng 19% số bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hút thuốc và
khoảng 31% các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không hút thuốc,
những đối tượng này thông thường có tiếp xúc thường uyên với bụi hoặc khói
nghề nghiệp. Tỷ lệ này có xu hướng cao hơn ở những nước có tỷ lệ ô nhiễm nghề
nghiệp cao. Nhiều nghề nghiệp được xem là yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, đặc biệt những nghề có tiếp xúc với khói, bụi sinh học. Giảm tiếp
súc với một số nghề nghiệp làm giảm đáng kể số đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính, tình trạng kiểm soát bệnh được tốt hơn. Các biện pháp can thiệp bao gồm:
- Thi hành một số các biện pháp làm giảm nồng độ bụi ở các cơ sở nhà máy, xí

nghiệp.
- Tăng cường các biện pháp giáo dục các công nhân, quản lý phân xưởng, nhân
viên y tế, các nhà lập pháp về tác hại của tiếp xúc bụi.
- Giáo dục cho các công nhân, các nhà lập pháp về ảnh hưởng khuếch đại của khói
thuốc lá trên những người có tiếp xúc bụi thường xuyên trong việc gây bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính.
- Với những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần được chuyển tới
công tác ở những đơn vị ít ô nhiễm bụi, khói.
Kiểm soát ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà
Phòng tránh ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà làm cải thiện rõ rệt chức năng
phổi, làm giảm tần xuất các đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Để cải thiện
môi trường không khí trong và ngoài nhà, cần sự kết hợp các chính sách chung của
địa phương và các biện pháp của mỗi cá nhân nhằm làm giảm lượng khói, bụi
trong môi trường.
Cần đảm bảo thông khí tốt khi có sử dụng nhiều chất đốt rắn khác nhau. Nên có
cửa ngăn giữa bếp và phòng ở, lắp và bật thường xuyên quạt thông gió trong bếp.
Mở cửa sổ bếp thường xuyên.
Nên mang các phương tiện bảo hộ khi buộc phải tiếp xúc với môi trường nhiều
khói, bụi, đặc biệt với các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên thường xuyên theo dõi
về tình hình kh ói bụi quanh nơi cư trú và nên ở trong nhà khi môi trường có ô
nhiễm nặng.
Phòng nhiễm khuẩn hô hấp
Nhiễm khuẩn hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây các đợt cấp bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính. Trong các đợt cấp, chức năng phổi của bệnh nhân xấu đi nhanh
chóng, dự phòng nhiễm khuẩn hô hấp làm giảm đáng kể các đợt cấp bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính. Các biện pháp dự phòng bao gồm:
Tránh lạnh, ẩm: cần giữ ấm vào mùa lạnh, những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính nên ở trong nhà khi có thay đổi thời tiết, nên dùng máy hút ẩm
trong những ngày trời nồm .

Tiêm vacin phòng cúm hàng năm, tiêm vacin phòng phế cầu mỗi bốn năm cho các
bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiêm vacin đều đặc có thể làm giảm
tần xuất các đợt nhiễm trùng hô hấp, từu đó làm giảm các đợt cấp bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính.
Chế độ dinh dưỡng
Một số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có teo cơ, giảm cân nhanh.
Tình trạng này làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của các cơ hô hấp, làm tốc độ
xấu đi của bệnh diễn ra nhanh hơn.
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng làm phục hồi cả các cơ hệ hô hấp và thể trạng
chung của bệnh nhân. Chế độ dinh dưỡng cần được tăng cường bởi các thức ăn
mềm, dễ tiêu, nhiều năng lượng. Sử dụng thường xuyên các androgen không được
khuyến cáo.
7 lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1. Hãy đến Bác sĩ ngay khi bạn có dấu hiệu mắc bệnh: ho, khạc đờm và khó thở
khi làm nặng. Hãy đo chức năng hô hấp để xác định xem liệu bạn có mắc COPD.
2. Dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn cần đến khám lại định kỳ hàng
tháng và mỗi khi có đợt bùng phát của bệnh.
3. Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đây là việc quan trọng đầu tiên nên làm nếu bạn là
người hút thuốc lá, thuốc lào. Hãy yêu cầu Bác sĩ giúp đỡ, cho lời khuyên. Tránh
xa nơi có nhiều người hút thuốc và những vật dụng liên tưởng đến thuốc lá. Dùng
thuốc cai thuốc nếu cần.
4. Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó
thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.
5. Luyện tập, giữ cho thân thể khoẻ mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của Bác sĩ, đi
bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
6. Nếu bạn bị COPD mức độ nặng, hãy sống lạc quan và hoạt động tối đa trong
điều kiện sức khoẻ cho phép. Làm mọi việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn
giản; chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần.
7. Đến bệnh viện hay Bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn của bạn xấu đi.
- Cần chuẩn bị sẵn: số diện thoại của bác sỹ, bệnh viện mà bạn có thể đến ngay

được, danh sách các thuốc bạn đang dùng.
- Đi cấp cứu ngay nếu bạn có dấu hiệu nguy hiểm sau đây: nói chuyện, đi lại khó
khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều, thuốc
thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng - thở vẫn gấp và
khó.
Tập thể dục có lợi cho bệnh nhân COPD
Nghiên cứu do Judith Garcia-Aymerich và đồng nghiệp thuộc Đơn vị điều tra y tế
thành phố Barcelona tiến hành. Garcia-Aymerich cho biết: ''Chúng tôi rất ngạc
nhiên về kết quả nghiên cứu''.
COPD là dạng kết hợp của nhiều bệnh phổi, chủ yếu là khí thũng và viêm phế
quản mạn tính, thường do hút thuốc gây ra. Nó cản trở luồng không khí đi vào
phổi và ngày càng trầm trọng theo thời gian. COPD là nguyên nhân gây tử vong
đứng thứ tư tại Mỹ.
Các nhà nghiên cứu đã giám sát 304 nam giới mắc COPD trong thời gian hơn 1
năm. Trong năm đó, 63% phải nhập viện ít nhất 1 lần và 29% tử vong. Sau khi
xem xét các nhân tố trong điều trị và lối sống, các nhà nghiên cứu phát hiện nhân
tố quan trọng nhất, có tác dụng giảm nguy cơ nhập viện là hoạt động thể chất. 30%
bệnh nhân thông báo tập thể dục hàng ngày và tỷ lệ nhập viện của họ chỉ bằng
46% tỷ lệ của bệnh nhân không tập thể dục.
Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân COPD tập thể dục song nhiều người không làm
như vậy do các vấn đề liên quan tới hô hấp và mệt mỏi do chứng bệnh này gây ra.

×