Bệnh động mạch vành: nguyên nhân,
triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Động mạch vành là động mạch nào, có chức năng gì?
Tim là một bộ phận có chức năng bơm máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Sự
làm việc liên tục, suốt ngày đêm như vậy sẽ cần một lượng lớn năng lượng. Động
mạch vành là tên gọi của các động mạch (ĐM )dẫn máu (chất dinh dưỡng,năng
lượng) đến nuôi tim để cho tim có thể hoàn thành chức năng của nó.
Bệnh động mạch vành là bệnh như thế nào?
Danh từ bệnh động mạch (ĐM) vành dùng để chỉ tình trạng bệnh lý làm cho lòng
ĐM vành bị hẹp lại (hoặc tắc nghẽn), tình trạng hẹp hay tắc nghẽn lòng ĐM vành
là xơ vữa ĐM.
Khi lòng ĐM vành bị hẹp đến một mức độ nào đó thì dòng máu đến nuôi tim sẽ
không đủ và dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim.
Một số danh từ khác cũng được dùng để chỉ bệnh ĐM vành: như suy ĐM vành,
thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ…
Nguyên nhân của bệnh ĐM vành?
Hầu hết các trường hợp bệnh ĐM vành là do xơ vữa ĐM gây nên. Nguyên nhân
của xơ vữa ĐM thì chưa được xác định rỏ ràng. Hiện nay, khi nói đến nguyên
nhân của bệnh lý ĐM vành người ta dùng đến khái niệm yếu tố nguy cơ (YTNC)
của bệnh ĐM vành.
YTNC của bệnh ĐM vành là gì? YTNC của bệnh ĐM vành là những yếu tố mà
khi hiện diện ở một cá thể nào đó thì làm cho cá thể đó có tỷ lệ mắc bệnh ĐM
vành, tỷ lệ thương tật, tỷ lệ tử vong do ĐM vành cao hơn các cá thể khác.
YTNC của bệnh ĐM vành là những yếu tố nào? Đó là: tăng huyết áp, rối loạn
lipid máu (LDL cao, HDI thấp, Triglyceride cao). Hút thuốc lá, Béo phì, Đái tháo
đường, gia đình có người bị bệnh ĐM vành sớm, Tuổi cao…
Hậu quả của bệnh ĐM vành?
Hẹp lòng ĐM vành sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim, tình trạng này có thể kéo
dài lâu ngày. Bệnh nhân sẽ bị đau ngực, suy tim, rối loạn nhịp tim và nguy cơ bị
nhồi máu cơ tim cấp.
Khi mảng xơ vữa trong lòng ĐM vành vỡ ra thì sẽ làm bít tắc hoàn toàn ĐMvành
và gây ra thiếu máu cơ tim cấp tính, nặng nề, hoại tử cơ tim – còn được gọi là nhồi
máu cơ tim cấp. Tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cấp rất cao. Bệnh nhân qua
được cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể sẽ bị suy tim sau nhồi máu cơ tim, bị rối loạn
nhịp tim sau nhồi máu cơ tim.
Triệu chứng của tình trạng thiếu máu cơ tim?
* Đau ngực: triệu chứng của thiếu máu cơ tim thường gặp nhất là đau thắt ngực.
Đau khởi phát khi gắng sức, ở ngay sau xương ức, đau nhói, thắt chặt, lan ra vai
trái, cánh tay trái, bàn tay trái. Đau giảm đi khi nghĩ tĩnh hoặc khi dùng thuốc dãn
mạch. Nếu cơn đau xuất hiện lúc nghỉ tĩnh hoặc cơn đau quá trầm trọng hoặc cơn
đau kéo dài trên 30 phút thì phải nghĩ đến là bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp.
* Cũng có những trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà không có triệu
chứng đau ngực. Những trường hợp đó gọi là thiếu máu cơ tim yên lặng. Trong
trường hợp này bệnh nhân có thể có biểu hiện như hở van hai lá, suy tim, rối loạn
nhịp tim…
Chẩn đoán bệnh ĐMvành như thế nào?
1.Chẩn đoán thiếu máu cơ tim dựa vào việc khai thác triệu chứng đau ngực của
bệnh nhân. Những dấu hiệu thể hiện tình trạng thiếu máu cơ tim yên lặng là những
chỉ điểm khiến cho BS đi tìm thêm về nguyên nhân và phát hiện ra tình trạng thiếu
máu cơ tim.
2. Chẩn đoán dựa vào điện tâm đồ. Tình trạng thiếu máu cơ tim làm thay đổi về
tính chất diện học của tim. Điện tâm đồ có thể phát hiện được những thay đổi về
điện học đó. Vì vậy, điện tâm đồ là một công cụ trong chẩn đoán thiếu máu cơ tim.
Cũng cần lưu ý là có những tình trạng bệnh lý khác cũng có thể cho ra những dấu
hiệu điện tâm đồ giống như thiếu máu cơ tim đã cho ra.
3. Siêu âm tim. Tình trạng thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng đến sự co bóp của tim.
Thiếu máu cơ tim ở vùng nào thì cơ tim ở vùng đó sẽ bị rối loạn. Siêu âm tim là
một phương tiện giúp cho BS thấy được sự co bóp của cơ tim. Vì vậy, những vùng
giảm động do thiếu máu cơ tim gây ra sẽ được phát hiện bởi siêu âm tim.
4. Điện tâm đồ và siêu âm tim lúc gắng sức. Với tình trạng lòng động mạch
vànhchỉ hẹp ở một mức độ vừa phải thì triệu chứng thiếu máu cơ tim chỉ xảy ra
khi gắng sức. Nghĩa là bệnh nhân chỉ đau ngực khi gắng sức và những thay đổi về
điện tâm đồ và về siêu âm tim chỉ xuất hiện khi bệnh nhân gắng sức mà thôi. Vì
vậy, có những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà điện tâm đồ và siêu âm tim hoàn
toàn bình thường. Trong những trường họp này, điện tâm đồ họăc siêu âm tim
thực hiện lúc gắng sức sẽ giúp chẩn đoán được tình trạng thiếu máu cơ tim.
5. Xạ hình tưới máu cơ tim. Dùng chất đồng vị phóng xạ bơm vào mạch máu.
Những vùng nào của cơ tim bị thiếu máu nuôi sẽ giảm hoặc không bắt được chất
đồng vị phóng xạ. Dùng máy scan để phát hiện những vùng như vậy và chẩn đoán
thiếu máu cơ tim.
6. Chụp động mạch vành chọn lọc, cản quang. Phương pháp này được xemlà tiêu
chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh động mạch vành. Thông qua biện pháp này BS biết
được tình trạng của hệ thống động mạch vành của bệnh nhân: hẹp, tắc, tại đâu, bao
nhiêu mạch máu bị tổ thương…
7. Chụp CT đa lớp cắt. Phương tiện này giúp phát hiện tình trạng vôi hoá động
mạch vành chứ không giúp chẩn đoán tình trạng thiếu máu cơ tim. Hiện nay
phương tiện này chưa được công nhận trong qui trình chẩn đoán thiếu máu cơ tim.
Điều trị bệnh ĐM vành như thế nào?
Hiện tại có 3 phương pháp điều trị bệnh ĐM vành:
Điều trị nội khoa (dùng thuốc):
1. Điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐM vành để bệnh không tiến triển nặng
thêm: điều trị tăng huyết áp, điều trị rối loạn lipide máu, điều trị đái tháo đường,
bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng đạt cân nặng lý tưởng, thay đổi lối sống…
2. Điều trị phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp: dùng các loại thuốc kháng kết dính
tiểu cầu để phòng ngừa đông máu gây tắc mạch vành: Aspirine,Clopidogrel…
3. Điều trị chống cơn đau thắt ngực bằng các loại thuốc dãn mạch.
Điều trị can thiệp ĐM vành (nong rộng lòng ĐM, đặt khung giá đỡ trong lòng ĐM
vành).
1. Dùng cho các trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim mà ít hoặc không đáp
ứng với thuốc điều trị nội khoa.
2. Dùng cho các trường hợp bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim
cấp.
Điều trị phẫu thuật bắc cầu ĐM vành
1. Dùng cho các trường hợp ĐM vành bị tổn thương nhiều chổ, tổn thương kéo
dài… cho các trường hợp mà can thiệp ĐM vành không thể can thiệp được.
2. Đây là một cuộc mổ lớn, dùng các mạch máu khác của ngay chính bản thân
bệnh nhân để làm cầu nối qua chỗ ĐM vành bị hẹp.