Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Chống Duyhring I - Chương 3: Phân loại. Chủ nghĩa tiên nghiệm pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.28 KB, 10 trang )

Chống Duyhring I
Chương 3: Phân loại. Chủ nghĩa
tiên nghiệm
Phần thứ nhất
Triết học
Theo ông Đuy-rinh, triết học là sự phát triển của hình thức cao nhất của ý thức về
thế giới và về đời sống và theo nghĩa rộng, triết học bao quát những nguyên lý của
mọi hiểu biết và ý chí. Ở bất cứ nơi nào mà một loạt những nhận thức hay những
động cơ nào đó, hay một nhóm hình thức tồn tại nào đó được đề ra trước ý thức
con người thì những nguyên lý của tất cả những cái đó phải trở thành đối tượng
của triết học. Những nguyên lý ấy là những yếu tố đơn giản, hoặc từ trước đến nay
vẫn được coi là đơn giản, họp thành nội dung muôn vẻ của hiểu biết và của ý chí.
Cũng như sự cấu tạo hoá học của các vật thể, cấu trúc chung của sự vật cũng có
thể quy thành những hình thức cơ bản và những yếu tố cơ bản. Những yếu tố hay
những nguyên lý ấy, một khi người ta đã nắm được, mà cả đối với thế giới không
biết và không thể nắm được đối với chúng ta. Như vậy là những nguyên lý triết
học là cái bổ xung cuối cùng mà các khoa học đều cần đến để trở thành một hệ
thống thống nhất nhằm giải thích giới tự nhiên và đời sống con người. Ngoài
những hình thức cơ bản của mọi tồn tại ra, triết học chỉ có hai đối tượng nghiên
cứu riêng của nó, cụ thể là giới tự nhiên và thế giới loài người. Do đó, chúng ta có
3 nhóm một cách hoàn toàn thoải mái để sắp xếp lại vật liệu của chúng ta, cụ thể là
đồ thức luận chung về vũ trụ, học thuyết về những nguyên lý của giới tự nhiên và
cuối cùng là học thuyết về con người. Trình tự đó đồng thời cũng bao hàm một trật
tự lôgích bên trong; bởi vì những nguyên lý hình thức, có ý nghĩa đối với mọi tồn
tại, đi ở phía trước, còn những lĩnh vực vật thể, trong đó những nguyên lý ấy phải
Chống Duyhring I
được ứng dụng, thì đi theo sau chúng tuỳ theo mức độ phục thuộc của những lĩnh
vực đó.
Đó là những gì mà ông Đuy-rinh khẳng định và gần như đúng từng câu từng chữ.
Như vậy là ông Đuy-rinh nói đến những nguyên lý rút ra từ tư duy, chứ không
phải từ thế giới bên ngoài, đến những nguyên lý hình thức phải được ứng dụng


vào giới tự nhiên và loài người, do đó, giới tự nhiên và loài người phải phù hợp
với chúng. Nhưng tư duy lấy những nguyên lý ấy từ đâu ra? Từ bản thân nó ư?
Không phải, bởi vì chính ông Đuy-rinh nói: lĩnh vực của tư duy thuần tuý tự giới
hạn trong những đồ thức lôgích và ở những hình thức toán học{42} (điều này
thêm nữa cũng sai lầm, như chúng ta sẽ thấy). Những đồ thức lôgích chỉ có thể
thuộc về những hình thức tư duy; nhưng ở đây chỉ nói đến những hình thức của
tồn tại, của thế giới bên ngoài. Nhưng như thế là toàn bộ quan hệ hoá ra bị đảo
ngược: các nguyên lý không phải là điểm xuất phát của sự nghiên cứu mà là kết
quả cuối cùng của nó; những nguyên lý ấy không phải được ứng dụng vào giới tự
nhiên và lịch sử loài người; không phải là giới tự nhiên và loài người phải phù hợp
với các nguyên lý, mà trái lại các nguyên lý chỉ đúng trong chừng mực chúng phù
hợp với giới tự nhiên và lịch sử. Đó là quan điểm duy vật duy nhất đối với vấn đề,
còn quan điểm của ông Đuy-rinh chống lại quan điểm ấy là quan điểm duy tâm, là
quan điểm hoàn toàn đặt lộn ngược sự vật và cấu tạo thế giới hiện thực từ tư duy,
từ những đồ thức, từ những phương án hay những phạm trù tồn tại vĩnh cửu ở đâu
đó trước khi có thế giới, hoàn toàn theo kiểu của một Hegel nào đó.
Thật vậy, chúng ta hãy đối chiếu "Bách khoa toàn thư" của Hegel và tất cả những
điều tưởng tượng mê sảng của nó với những chân lý cuối cùng cao nhất của ông
Đuy-rinh. Trước hết chúng ta thấy ở ông Đuy-rinh cái đồ thức luận chung về vũ
trụ, cái mà ở Hegel gọi là lôgích. Sau đó, chúng ta lại thấy cả hai đều ứng dụng
những đồ thức - hay phạm trụ lôgích ấy - vào giới tự nhiên: đó là triết học về tự
nhiên, và sau cung ứng dụng vào loài người: đó là cái mà Hegel gọi là triết học
Chống Duyhring I
của tinh thần. Như vậy là cái "trật tự lôgích bên trong" của hệ thống Đuy-rinh dẫn
chúng ta "một cách hoàn toàn thoải mái" trở về với "Bách khoa toàn thư" của
Hegel, nơi mà trật tự đó đã được rút ra một cách trung thực khiến cho giáo sư
Michelet ở Béc-lin, chàng Do-thái lang thang của học phái Hegel, phải cảm động
đến ứa nước mắt.
Điều này bao giờ cũng xảy ra khi người ta hiểu "ý thức", "tư duy" theo kiểu hoàn
toàn tự nhiên chủ nghĩa, coi đó là một cái gì đó có sẵn, đối lập từ đầu với tồn tại,

những quy luật của tư duy và những quy luật của giới tự nhiên phù hợp với nhau
đến như thế. Nhưng sau đó, nếu người ta đặt câu hỏi rằng tưu duy và ý thức con
người là gì, chúng từ đâu đến, thì người ta sẽ thấy rằng chúng là sản vật của bộ óc
con người và bản thân con người lại là một sản vật của giới tự nhiên, tư duy và tồn
tại, những quy luật của tư duy và những quy luật của giới tự nhiên phù hợp với
nhau đến như thế. Nhưng sau đó, nếu người ta đặt câu hỏi rằng tư duy và ý thức là
gì, chúng từ đâu đến, thì người ta sẽ thấy rằng chúng là sản vật của bộ óc con
người, - quy đến cùng, cũng là những sản vật của giới tự nhiên. Nhưng ông Đuy-
rinh lại không thể tự cho phép mình lý giải vấn đề một cách đơn giản như vậy. ông
ta không chỉ tư duy với danh nghĩa loài người - đó cũng là một việc tuyệt đẹp rồi -
mà còn với danh nghĩa mọi sinh vật có ý thức và đang tư duy của tất cả mọi thiên
thể.
Thật vậy, "chúng ta sẽ hạ thấp những hình thức cơ bản của ý thức và tri thức, nếu
như sau khi đã gán cho chúng cái hình dung từ "của con người", chúng ta muốn
gạt bỏ hay dầu chỉ nghi ngời ý nghĩa tối cao của chúng và cái quyền tuyệt đối của
chúng được đạt đến chân lý".
Cho nên để cho người ta khỏi đi đến chỗ nghi ngờ rằng trên một thiên thể nào đó,
hai lần hai là năm, ông Đuy-rinh không được gọi tư duy là "của con người", và do
đó tách tư duy ra khỏi cơ sở hiện thực duy nhất trên đó chúng ta tìm thấy nó, tức là
ra khỏi con người và giới tự nhiên, và do đó ông ta rơi một cách không thể cứu
Chống Duyhring I
vãn được vào một hệ tư tưởng làm cho ông trở thành kẻ hậu sinh của chính Hegel,
người mà ông gọi là "kẻ hậu sinh". Vả lại, sau này chúng ta sẽ còn nhiều lần có
dịp được chào ông Đuy-rinh trên những thiên thể khác nữa.
Lẽ dĩ nhiên là trên một cơ sở tưu tưởng như vậy thì không thể lập ra được bất cứ
một học thuyết duy vật nào. Sau này chúng ta sẽ thấy ông Đuy-rinh nhiều lần buộc
phải gán cho giới tự nhiên một phương thức hành động có ý thức, tức là cái mà
người ta gọi một cách đơn giản là thượng đế.
Nhưng nhà triết học về hiện thực của chúng ta còn có nhiều động cơ khác để
chuyển có sở của mọi hiện thực từ thế giới hiện thực vào thế giới ý niệm. Chính

khoa học về cái đồ thức luận chung về vũ trụ, về những nguyên lý hình thức đó
của tồn tại, là cơ sở của triết học của ông Đuy-rinh. Nhưng nếu đồ thức về vũ trụ
được rút ra - không phải từ bộ óc, mà chỉ nhờ bộ óc - từ thế giới hiện thực, nếu
những nguyên lý của tồn tại được rút ra từ những cái đang tồn tại, thì để làm việc
đó, chúng ta không cần đến một triết học nào cả, mà chỉ cần đến những hiểu biết
thực chứng về thế giới và về những gì diễn ra trong thế giới đó; và những gì thu
được từ việc đó cũng không phải là triết học mà là khoa học thực chứng. Nhưng
trong trường hợp ấy, toàn bộ tập sách của ông Đuy-rinh chẳng qua chỉ là một công
trình vô ích mà thôi.
Tiếp nữa, nếu người ta không còn cần đến triết học với tưu cách là triết học nữa thì
người ta cũng không cần đến bất kỳ một hệ thống nào, ngay cả hệ thống tự nhiên
của triết học. Cái quan niệm cho rằng toàn bộ những qua trình của tự nhiên đều
nằm trong một mối liên hệ có hệ thống, sẽ thúc đẩy khoa học phải chỉ rõ mối liên
hệ có hệ thống ấy ở khắp mọi nơi, trong những cái riêng cũng như trong toàn bộ.
Nhưng trình bày mối liên hệ ấy một cách tương ứng, cặn kẽ, khoa học, cấu tạo
trong tư duy một hình ảnh chính xác của hệ thống thế giới trong đó chúng ta đang
sống, là một việc không thể làm việc đối với chúng ta cũng như đối với tất cả mọi
thời đại. Nếu vào một giai đoạn phát triển nào đó của nhân loại người ta cấu tạo ra
Chống Duyhring I
được một hệ thống hoàn thiện cuối cùng như vậy, bao quát tất cả những mối liên
hệ - về vật thể cũng như về tinh thần lịch sử - của thế giới, thì như thế có nghĩa là
lĩnh vực nhận thức của nhân loại đã đạt tới giới hạn cuối cùng của nó và sự phát
triển hơn nữa của lịch sử sẽ ngừng lại từ khi xã hội được xây dựng phù hợp với hệ
thống đó - đó sẽ là điều phi lý, hoàn toàn vô nghĩa. Do đó con người đứng trước
một mâu thuẫn như sau: một mặt, phải nhận thức được một cách cặn kẽ hệ thống
thế giới trong toàn bộ mối liên hệ của nó, nhưng mặt khác, do bản tính của con
người và do bản tính của hệ thống thế giới, con người lại không bao giờ có thể giải
quyết được hoàn toàn nhiệm vụ đó. Nhưng mâu thuẫn này không phải chỉ nằm
trong bản tính của hai nhân tố vũ trụ và con người, mà nó còn là đòn bẩy chủ yếu
của toàn bộ sự tiến bộ tinh thần và nó được giải quyết hàng ngày và thường xuyên

trong quá trình phát triển tiến lên không ngừng của nhân loại, hoàn toàn giống như
những bài toán nhất định, chẳng hạn, được giải đáp bằng một chuỗi vô hạn hay
một phân số liên tục. Trên thực tế, bất kỳ phản ánh nào của hệ thống thế giới vào
trong tư tưởng cũng đều bị hạn chế về mặt khách quan bởi điều kiện lịch sử, và về
mặt chủ quan bởi đặc điểm thể xác và tinh thần của tác giả. Nhưng ông Đuy-rinh
lại tuyên bố trước rằng phương pháp tư duy của ông ta loại trừ mọi ý định xây
dựng một thế giới quan hạn chế về mặt chủ quan. Trên kia, chúng ta đã thấy ông
Đuy-rinh là người có mặt ở khắp mọi nơi, - trên tất cả các thiên thể có thể được.
Bây giờ, chúng ta lại thấy ông ta cái gì cũng biết. ông ta đã giải quyết những
nhiệm vụ cuối cùng của khoa học, và như vậy là ông ta đã bịt kín cửa đi đến tương
lai của toàn bộ khoa học.
Cũng như đối với các hình thức cơ bản của tồn tại, ông Đuy-rinh cũng cho rằng có
thể trực tiếp rút toàn bộ môn toán học thuần tuý từ đầu óc của con người một cách
tiên nghiệm, nghĩa là không cần đến kinh nghiệm mà thế giới bên ngoài cung cấp
cho chúng ta.
Theo ông ta:
Chống Duyhring I
trong toán học thuần tuý, lý tính phải dụng chạm tới "Những sản vật mà bản thân
nó đã sáng tạo và tưởng tượng ra một cách tự do"; những khái niệm về số và hình
là "Đối tượng đầy đủ của toán học và do bản thân toán học sáng tạo ra", và vì thế
toán học "có một ý nghĩa độc lập đối với kinh nghiệm đặc biệt và đối với nội dung
hiện thực của thế giới ".
Toán học thuần tuý có ý nghĩa độc lập đối với kinh nghiệm đặc biệt của mỗi cá
nhân, điều đó tất nhiên là đúng, và điều đó cũng đúng với tất cả các sự thực đã
được xác định của khoa học, thậm trí còn đúng đối với tất cả các sự thực nói
chung. Cực tính của nam châm, thành phần của nước gồm hyđrô và ô xy, cái sự
thực là Hegel đã chết và ông Đuy-rinh đang sống, - tất cả những cái đó đều có ý
nghĩa độc lập đối với kinh nghiệm cá nhân của tôi hay của những người cá biệt
khác, thậm trí cũng độc lập đối với cả kinh nghiệm của ông Đuy-rinh, khi ông ta
ngủ giấc ngủ của con nguời ngoan đạo. Nhưng cũng hoàn toàn không đúng khi nói

rằng trong toán học thuần tuý, lý tính chỉ dụng chạm đến những sản vật mà bản
thân nó đã sáng tạo và tưởng tượng ra. Những khái niệm về số và hình không thể
rút ra từ đâu khác, mà chỉ là từ thế giới hiện thực mà thôi. Mười ngón tay mà
người ta dùng để tập đếm nghĩa là để làm bài toán số học đầu tiên, có thể là bất cứ
cái gì cũng được, nhưng không chỉ là một sự tạo tự do của lý tính. Muốn đếm,
chẳng những cần phải có những đối tượng có thể đếm được mà cũng đã cần phải
có cái lực là khi khảo sát những đối tượng đó, gạt bỏ được tất cả những thuộc tính
khác của chúng trừ số lượng của chúng - và năng lực này là kết quả của một sự
phát triển lịch sử lâu dài, dựa trên kinh nghiệm. Giống như khái niệm về số, khái
niệm về hình cũng là hoàn toàn mượn của thế giới bên ngoài chứ không phải nảy
sinh ra trong óc từ việc tư duy thuần tuý. Phải có những vật có hình và người ta
phải đem so sánh các hình của những vật ấy, trước khi có thể đi đến một khái niệm
về hình. Đối tượng của toán học thuần tuý là những hình thức không gian và
những quan hệ số lượng của thế giới hiện thực, tức là một chất liệu rất hiện thực.
Việc chất liệu này xuất hiện dưới một hình thức hết sức trừu tượng, việc đó chỉ có
Chống Duyhring I
thể che đậy một cách yếu ớt nguồn gốc của nó từ thế giới bên ngoài. Nhưng để có
thể nghiên cứu những hình thức và quan hệ ấy trong trạng thái thuần tuý của
chúng thì phải hoàn toàn tách chúng ra khỏi nội dung của chúng, gạt nội dung ấy
ra coi như là một cái gì không quan trọng; làm như vậy, ta có được những điểm
không có kích thước, những đường không có chiều dày và chiều rộng, những a và
b, x và y, những hằng số và những biến số và chỉ sau rốt người ta mới đi đến
những sáng tạo tự do và những tưởng tượng tự do của bản thân lý tính, tức là
những số ảo. Ngay cả việc dẫn xuất một đại lượng toán học này từ một đại lượng
khác, dường như là tiên nghiệm, cũng không chứng minh nguồn gốc tiên nghiệm
của chúng, mà chỉ chứng minh mối liên hệ hợp lý giữa chúng với nhau mà thôi.
Trước khi đi đến các quan niệm rút ra hình trụ từ việc quay tròn của một hình chữ
nhật xung quanh một cạnh của nó, thì người ta đã phải nghiên cứu một số hình chữ
nhật và hình trụ hiện thực, dù là dưới những hình thức rất không hoàn thiện. Cũng
như tất cả các khoa học khác, toán học sinh ra từ những nhu cầu thực tiễn của con

người: Từ việc đo diện tích các khoảnh đất và việc lường dung tích của những đồ
chứa, từ việc đếm thời gian và từ cơ học. Nhưng cũng như trong mọi lĩnh vực của
tư duy, đến một trình độ phát triển nào đó, những quy luật được rút ra bằng con
đường trừu tượng hoá từ thế giới hiện thực, cũng bị tách khỏi thế giơi hiện thực, bị
đem đối lập với thế giới hiện thực như là một cái gì độc lập, như là những quy luật
từ bên ngoài mà thế giới phải thích ứng theo. Tình hình là như vậy trong Xã hội và
Nhà nước; tình hình cũng như vậy chứ không khác đối với môn toán học thuần
tuý, nó được áp dụng về sau vào thế giới, mặc dầu là nó được mượn từ chính thế
giới đó và chỉ biểu hiện một phần những hình thức liên hệ vốn có của thế giới đó -
và chính chỉ vì thế mà toán học nói chung mới có thể áp dụng được.
Nhưng, giống như ông Đuy-rinh tưởng tượng rằng từ những định đề toán học,
những định đề mà
Chống Duyhring I
"Xét theo quan điểm của lô - gích thuần tuý cũng không thể chứng minh được và
không cần phải chứng minh "
người ta có thể rút ra toàn bộ toán học thuần tuý mà không có một tạp chất có tính
chất kinh nghiệm nào cả, rồi sau đó đem toán học thuần tuý ấy ứng dụng vào thế
giới, - ông ta cũng tưởng rằng có thể, thoạt tiên, tạo ra từ trong đầu óc của mình
những hình thức cơ bản của tồn tại, những yếu tố giản đơn của mọi hiểu biết,
những định đề của triết học, rồi từ những cái đó mà suy ra toàn bộ triết học, hay tổ
chức về vũ trụ, và ban bố một cách uy nghiêm cái hiến pháp ấy của mình cho giới
tự nhiên lại tuyệt nhiên không gồm những người Phổ ủng hộ Manteuf - fel năm
1850
[16]
và chỉ có một bộ phận hết sức nhỏ bé của loài người là gồm những người
Phổ như thế mà thôi.
Những định đề toán học là những biểu hiện nội dung tư tưởng hết sức nghèo nàn
mà toán học bắt buộc phải mường tượng của lô - gích học. Có thể quy chúng thành
hai định đề sau đây:
1. Chỉnh thể thì lớn hơn bộ phận. Mệnh đề này chỉ là một cách nói thuần tuý trùng

lắp, bởi vì xét về ý nghĩa số lượng thì quan niệm "bộ phận" đã có trước một mối
quan hệ nhất định với quan niệm "chỉnh thể" rôi, cụ thể là từ "bộ phận" trực tiếp
nói lên rằng "chỉnh thể" số lượng là do nhiều "bộ phận" số lượng họp thành. Việc
định đề ấy xác nhận một cách rõ ràng điều nói trên cũng không làm cho chúng ta
tiến thêm được bước nào. Thậm chí người ta cũng có thể chứng minh trên một
chừng mực nào đó lời nói trùng lặp ấy bằng cách nói như sau: chỉnh thể là cái gồm
nhiều bộ phận; bộ phận là cái mà nếu đem tập hợp nhiều lại với nhau thì họp thành
chỉnh thể, do đó bộ phận nhỏ hơn chỉnh thể, - trong đó sự trống rỗng của sự lặp lại
làm cho sự trống rỗng của nội dung càng nổi bật hơn nữa.
2. Nếu hai đại lượng bằng nhau một đại lượng thứ ba thì hai đại lượng đó bằng
nhau. Như Hegel đã chứng minh, mệnh đề này là một kết luận được lô gích học
Chống Duyhring I
đảm bảo là đúng đắn
[17]
, - do đó nó đã chứng minh, mặc dầu là ở ngoài lĩnh vực
toán học thuần tuý. Những định đề khác về sự ngang bằng chỉ là sự phát triển lô -
gích của kết luận này mà thôi.
Dựa vào những luận điểm ngèo nàn đó, thì trong toán học cũng như trong bất cứ
lĩnh vực vực nào khác, người ta không thể tiến xa được. Muốn tiến xa hơn nữa,
chúng ta phải đưa những quan hệ hiện thực vào, những quan hệ và những hình
thức không gian mượn của những vật thể hiện thực. Những quan niệm về đường,
mặt, góc, đa giác, hình khối, hình cầu, v.v., đều là mượn của hiện thực, và phải
khá ngây thơ về tư tưởng thì mới có thể tin vào nhứng nhà toán học cho rằng sở dĩ
có đường đầu tiên là do sự di chuyển của một điểm trong không gian, có mặt đầu
tiên là do sự di chuyển trong không gian, có mặt đầu tiên là do sự di chuyển của
một đường, có hình khối đầu tiên là do sự di chuyển của một mặt, v.v Bản thân
ngôn ngữ cũng chống lại ý kiến đó. Một hình toán học ba chiều thì được gọi là
một vật thể, corpus solidum, do đó theo ngay tiếng la tinh, là một vật thể có thể sờ
mó được, và như vậy là nó mang một tên gọi hoàn toàn không phải mượn của trí
tưởng tượng tự do của trí tuệ, mà là mượn của hiện thực chắc nịnh.

Nhưng suy luận dài dòng như thế để làm gì? Sau khi đã nhiệt liệt ca tụng, ở trang
42 và 43
[18]
, tính độc lập của toán học thuần tuý đối với thế giới kinh nghiệm, tính
tiên nghiệm của nó, cách nó vận dụng những sáng tạo và tưởng tượng tự do của trí
tuệ thì ông Đuy-rinh nói ở trang 63 như sau:
"Cụ thể, người ta dễ không thấy rằng những yếu tố toán học đó (số, đại lượng, thời
gian, không gian và vận động hình học), chỉ có tính chất ý niệm xét theo hình thức
của chúng mà thôi, . . . bởi vậy những đại lượng tuyệt đối, thuộc bất cứ loại nào,
cũng đều là một cái gì hoàn toàn có tính chất kinh nghiệm" . . . song "những đồ
thức toán học đều có thể có một đặc trưng tách rời khỏi kinh nghiệm nhưng tuy
vậy vẫn đầy đủ".
Chống Duyhring I
Điều này ít nhiều đúng với mọi sự trừu tượng, nhưng tuyệt nhiên không chững
minh rằng sự trừu tượng đó không phải là rút ra từ hiện thực. Trong cái đồ thức về
vũ trụ thì toán học thuần tuý đã nảy sinh ra từ tư duy thuần tuý, - trong cái triết học
về tự nhiên, nó lại là một cái gì hoàn toàn có tính chất kinh nghiệm, mượn của thế
giới bên ngoài, rồi bị tách ra khỏi thế giới đó. Vậy thì chúng ta nên tin cái nào bây
giờ?

×