Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình hình thành cơ chế phân tán rủi ro và hạn chế các tác động về kinh tế xã hội p4 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.33 KB, 10 trang )


31


Trước CPH Sau CPH Chỉ tiêu Đơn vị
tính
1993 1994 1995 1996
1. Doanh thu Tr. đồng 11.200 13.493

18.624 25.639
2. Nộp ngân sách Tr. đồng 2.100 2.800 5.200 8.100
3. Lãi Tr. đồng 2.718 3.152 5.412 7.918
4. Thu nhập bình
quân người/tháng
1000
đồng
420 470 850 1.200
5. Lao động Người 380 400
Nguồn: Ban cổ phần Bộ tài chính
2.3.2. Thời kỳ sau thí điểm (từ cuối năm 1996 đến nay)
Thực hiện Nghị định 28/CP (7/5/1996) về chuyển các doanh
nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, thời kỳ sau thí điểm cổ phần
hoá (từ cuối năm 1996 đến tháng 2 năm 1999) đã có 134 doanh
nghiệp được chuyển sang công ty cổ phần, tính chung cả thời kỳ thí
điểm hiện nay có tất cả 146 doanh nghiệp (theo báo cáo của Ban cổ
phần hoá, bộ tài chính). Từ bảng danh sách (phụ lục), chúng ta thấy
tốc độ cổ phần hoá diễn ra còn chậm, số các doanh nghiệp nhà nước
chuyển sang công ty cổ phần “nhỏ giọt” trong các năm 1993 - 1997,
cụ thể năm 1993: 2 donah nghiệp; năm 1994: 1 doanh nghiệp; năm
1995: 2 doanh nghiệp; năm 1996: 7 doanh nghiệp và năm 1997: 4
doanh nghiệp. Sang năm 1998 đã có sự tiến bộ: 102 doanh nghiệp.


Như vậy số doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần năm 1998
lớn hơn nhiều so với số doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần
của các năm trước công lại. Song kế hoạch đề ra: thực hiện cổ phần

32

hoá thành công 150 doanh nghiệp trong năm 1998 thì con số 102
công ty cổ phần chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Bước sang năm 1999, Chính phủ đặt ra kế hoạch sẽ thực hiện cổ
phần hoá thêm khoảng 400 doanh nghiệp. Theo Ban đổi mới quản lý
doanh nghiệp trung ương thì từ đầu năm đến nay đã có thêm 42
doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần với tổng số
vốn điều lệ gần 180 tỷ đồng. Trong số đó có gần 23 doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp xây dựng, 10 doanh nghiệp dịch vụ thương
mại, 3 doanh nghiệp giao thông vận tải và 5 doanh nghiệp nông -
lâm - thuỷ sản. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, chỉ
có 3 doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên là công ty cổ
phần bao bì Bỉm Sơn thuộc Tổng công ty xi măng (38 tỷ đồng),
công ty cổ phần điện cơ thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam (25
tỷ đồng) và công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tân Định thuộc thành
phố Hồ Chí Minh (10 tỷ đồng). Các địa phương và ngành triển khai
cổ phần hoá tích cực nhất là tỉnh Bình Định (4 doanh nghiệp), thành
phố Hồ Chí Minh (4 doanh nghiệp), Tổng công ty cà phê (3 doanh
nghiệp), Tổng công ty xi măng Việt Nam (2 doanh nghiệp) Trong
số 34 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán cổ phiếu đã có 12 doanh
nghiệp không có cổ phần của Nhà nước và 27 doanh nghiệp có cổ
phần của cổ đông ngoài doanh nghiệp. Như vậy, theo kế hoạch đặt
ra cho năm 1999 là sẽ cổ phần hoá từ 400 - 600 doanh nghiệp thì
con số 42 doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hoá từ đầu năm
đến nay chỉ bằng 1/10 kế hoạch. Và từ giờ đến cuối năm, chúng ta

phải cổ phần hoá thêm hơn 300 doanh nghiệp nữa.
Kết quả bước đầu.
 Về phía doanh nghiệp, nhìn chung hoạt động của công ty cổ
phần sau khi cổ phần hoá đều có hiệu quả, các chỉ tiêu tăng nhiều

33

lần so với khi còn là doanh nghiệp nhà nước, biểu hiện trên cả 3 mặt
lợi ích của: lao động - doanh nghiệp - Nhà nước. Việc huy động vốn
của công ty cổ phần chủ yếu đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ
nên năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn trước, đem lại
lợi nhuận cao hơn.
Cơ câú vốn sở hữu trong các công ty cổ phần, tỷ lệ vốn sở hữu
nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất so với các sở hữu khác. Nhà nước
nắm từ 18% đến 51% (Bình quân 41%) cổ phần công ty; cổ đông là
người lao động từ 18% đến 50% cá biệt có doanh nghiệp trên 70%
(bình quân 30%) cổ phần công ty; số cổ phần còn lại là thuộc cổ
đông ngoài xã hội nắm giữ (bình quân 29%).
 Về phía nhà nước, ngoài việc nhà nước tăng thu các khoản thu
từ doanh nghiệp như thuế lợi tức do doanh nghiệp hoạt động hiệu
quả, nhà nước còn thu được một lượng vốn từ các nguồn phát sinh
trong quá trình cổ phần hoá như số thu về tiền bán cổ phiếu. Ví dụ
số thu về cổ phần hoá tính đến hết năm 1997 như sau:
Tiền thu về bán cổ phiếu: 30. 207 triệu đồng
Lợi tức của Nhà nước tại các công ty cổ phần: 6.995 triệu đồng
Lãi tiền vay mua chịu cổ phần Nhà nước: 522 triệu đồng.
Tổng công: 37. 724 triệu đồng.
 Về phía người lao động: người lao động đã gắn được kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với lợi ích của bản thân,
của doanh nghiệp, đồng thời được tạo điều kiện làm chủ doanh

nghiệp.
Thu nhập của người lao động cao hơn khi còn là doanh nghiệp
nhà nước từ 1,5 - 2 lần, bên cạnh đó người lao động còn nguồn thu
từ lợi tức cổ phần khoảng 22% - 24%/năm.

34

Việc làm của người lao động được đảm bảo, hơn thế ngoài số
lao động cũ, các công ty cổ phần còn thu hút thêm nhiều lao động
ngoài xã hội vào làm việc.
Trong một số công ty cổ phần, người lao động đã đề cử đại diện
của mình tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp. Theo kết quả
khảo sát của chương trình hỗ trợ phát triển dự án Mêkông (Mekong
Project Development Facility - MPDF) năm 1998 trong 13 doanh
nghiệp được khảo sáta đã thành lập Hội đồng quản trị; 3 công ty
người ngoài đại diện cho cán bộ công nhân viên đảm nhận chủ tịch
hội đồng và giám đốc điều hành, 2 công ty khác giữ 1 trong 2 trọng
trách trên.
2.2. Những thuận lợi, những vấn đề còn tồn tại của quá
trình cổ phần hoá doanh nghiệp ở nước ta.
2.2.1. Về các yếu tố thuận lợi.
- Điều kiện và môi trường pháp lý về cơ bản được xác lập đặt
tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Việc thực
hiện “thương mại hoá” các hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế là tiền đề cơ bản và cần thiết để từng
bước thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
- Chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cổ
phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và quyết tâm thực hiện. Điều
này thể hiện ở việc ban hành các văn bản luật và dưới luật nhằm
thực hiện chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, như luật

công ty, quyết định 315 và 330 về sắp xếp lại sản xuất trong khu vực
kinh tế nhà nước, Nghị định 388 - HĐBT về thành lập và giải thể
doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là Quyết định 202 - HĐBT và chỉ
thị 84 - TTg của Thủ tướng chính phủ về thí điểm cổ phần hoá một
số doanh nghiệp nhà nước Ngoài ra, còn có các quyết định, thông

35

tư của các bộ và liên bộ để cụ thể hoá việc thực hiện vấn đề này.
Điều này góp phần xác định rõ quan điểm và phương hướng chỉ đạo
thống nhất ở mọi cấp, mọi ngành cho đến từng doanh nghiệp triển
khai thực hiện.
- Tình hình kinh tế đất nước đã có nhiều biến đổi theo hướng
tích cực. Giá cả thị trường đã được duy trì tương đối ổn định, mức
lạm phát đã được kiềm chế đồng tiền Việt Nam đã giữ được giá, lãi
suất ở mức khuyến khích các hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh
doanh. Điều này tạo cho điều kiện thuận lợi về tâm lý cho mọi người
muốn đầu tư thông qua hình thức mua cổ phiếu trong các doanh
nghiệp nhà nước được cổ phần hoá.
- Nhờ những đổi mới trong chính sách phát triển kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần của nhà nước mấy năm qua, thu nhập của dân
cư được nâng cao. Số người khá giả ở thành thị và nông thôn ngày
càng nhiều. Đây là lượng cầu tiềm năng cần phải đáp ứng cho các
chứng khoán phát hành ở những doanh nghiệp được cổ phần hoá.
- Hoạt động trong cơ chế thị trường với thời gian chưa lâu
nhưng đã xuất hiện đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp đã thích
ứng được về ý thức tác phong và hiệu quả công việc trong điều kiện
cạnh tranh về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Điều này sẽ làm
cho người đầu tư yên tâm bỏ vốn, góp phần thuận lợi cho việc cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

- Với luật đầu tư nước ngoài và sự xuất hiện của nhiều chi
nhánh ngân hàng kinh doanh của nước ngoài tại Việt Nam đã góp
phần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư bằng cổ phiếu vào các doanh nghiệp nhà nước sẽ được
tiến hành cổ phần hoá.

36

Ngoài ra với những kinh nghiệm thực tiễn phong phú của các
nước trên thế giới trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà
nước sẽ là những bài học bổ ích và quý giá để Nhà nước tiến hành
hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện công việc cổ phần hoá
các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.

2.2.2. Về các yếu tố khó khăn và cản trở.
Khó khăn và cản trở lớn nhất trong quá trình tư nhân hoá và cổ
phần hoá ở nhiều nước đang phát triển và Đông Âu là khu vực tư
nhân nhỏ bé và yếu ớt. đối với Việt Nam cũng như vậy, khi hàng
chục năm khu vực này được coi là đối tượng cải tạo XHCN. Sự nhỏ
bé và yếu ớt của khu vực kinh tế tư nhân phản ánh trình độ chậm
phát triển kinh tế thị trường trong đó hình thái doanh nghiệp một chủ
tự mình đứng ra kinh doanh là phổ biến, hình thái công ty cổ phần
còn xa lạ với hầu hết mọi người. Điều này gây ra sự bỡ ngỡ, lúng
túng cho cả người đầu tư lẫn người sử dụng vốn đầu tư dưới hình
thức cổ phiếu do đó làm cho việc tiến hành chương trình cổ phần
hoá ở nước ta phải thực hiện trong một thời gian dài song song với
sự hình thành và phát triển hình thái công ty cổ phần cũng như xác
lập môi trường pháp lý tương ứng.
- Cùng với sự yếu ớt và nhỏ bé của khu vực kinh tế tư nhân là
sự thiếu vắng một thị trường tài chính thực sự trong đó có thị trường

chứng khoán. Như trên đã trình bày, thị trường chứng khoán là trung
tâm phản ánh trạng thái hoạt động của các công ty cổ phần trong
một nền kinh tế thị trường: nó vừa là điều kiện vừa là tấm gương
phản chiếu sự ra đời và hoạt động của các công ty cũng như huy
động vốn trên thị trường tài chính.
2.2.3. Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp.

37

Việc xác định mục tiêu của các cổ phần hoá có ý nghĩa quan
trọng trong việc đề ra các hình thức cổ phần hoá, quy hoạch đối
tượng cổ phần hoá, mức độ cổ phần hoá cũng như các bước tiến
hành. Tuỳ t heo tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi nước
mà mục tiêu cổ phần hoá, tư nhân hoá ở các nước khác nhau được
xác định khác nhau.
Ở nước ta, mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước khác
nhiều so với các nước. Điều này bắt nguồn từ các nguyên tắc chi
phối quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước dưới đây:
Thứ nhất, việc cổ phần hoá phải góp phần nâng cao vai trò chủ
đạo của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế nước nhà, làm cho tài
sản thuộc sở hữu của nhà nước được sử dụng có hiệu quả.
Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu toàn dân mà nhà
nước là người đại diện chủ sở hữu. Do vậy, cổ phần hoá phải nằm
trong chương trình tổng thể và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
do nhà nước vạch ra chứ không thể do sự chủ động sáng tạo của
từng doanh nghiệp.
Các mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta
được quy định trong Quyết định 202/CT ngày 8/6/1992, Nghị định
số 28/CP ngày 7/5/1996 chỉ giữ lại hai trong số ba mục tiêu quy định
trong Quyết định 202/CT. Theo quy định tại điều 1 Nghị định

44/CP, việc chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ
phần nhằm 2 mục tiêu:
Mục tiêu thứ nhất, huy động vốn của công nhân viên chức trong
doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để
đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp.

38

Hiện nay một vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp nhà nước là
thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước không thể và cũng không
nên cấp vốn cho một khu vực làm ăn kém hiệu quả. Do đó, muốn có
vốn đầu tư cho phát triển, doanh nghiệp Nhà nước cần bán cổ phần
cho công nhân viên chức, cá nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài
nước và thông qua đó chuyển thành các cổ phần. Sự thay đổi cơ cấu
sở hữu trong các doanh nghiệp Nhà nước sẽ thu hút các nguồn vốn
của các thành phần kinh tế trong xã hội. Có thể nói đây là mục tiêu
cần thiết, tuy nhiên việc thực hiện ở nước ta lại khặp rất nhiều khó
khăn bởi vì trong thực tế các nhà đầu tư chỉ bỏ góp vốn vào những
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi còn các doanh nghiệp
thuộc các ngành lĩnh vực không có triển vọng thì khó có thể thu hút
được các nhà đầu tư. Do đó để thu hút vốn từ các thành phần kinh tế,
chúng ta cần xác định và lựa chọn kỹ lưỡng các loại hình doanh
nghiệp Nhà nước và xác định bước đi cụ thể để cổ phần hoá.
Mục tiêu thứ hai, tạo điều kiện để công nhân viên chức trong
doanh nghiệp có cổ phần, có điều kiện để làm chủ thực sự, tạo thêm
động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Khi mua cổ phiếu của công ty, người lao động sẽ trở thành cổ
đông người chủ thực sự có quyền và tham gia quản lý doanh nghiệp
như: tham gia dự đại hội cổ đông để bầu các thành viên của Hội

đồng quản trị và thành viên ban kiểm soát, tham gia biểu quyết các
vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Có thể nói cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước làm thay đổi
phương thức quản lý trong doanh nghiệp. Những cán bộ quản lý
chủ chốt trong doanh nghiệp không phải chỉ do nhà nước cử mà do
đại hội đồng bầu ra. Người góp vốn có quyền bầu ra những người

39

mình cho là xứng đáng thay mặt họ quản lý doanh nghiệp. Những
cán bộ quản lý được bầu cũng phải hết sức với công ty để thúc đẩy
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Trong mục tiêu này, vấn đề
đáng quan tâm là thái độ của người lao động trong việc thựuc hiện
quyền làm chủ thực sự của mình. Trước đây trong các doanh nghiệp
Nhà nước chế độ bao cấp đã hình thành một nếp nghĩ phổ biến rằng
người lao động là đối tượng được Nhà nước chăm lo, được hưởng
một mức thu nhập nhất định. Do đó, khi doanh nghiệp Nhà nước
chuyển thành công ty cổ phần, người lao động dể nảy sinh tâm lý no
sợ về công ăn việc làm và thu nhập của bản thân. Vì vậy, để đạt
được mụctiêu này, Nhà nước phải có chính sách ưu đãi, hợp lý cho
người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
Ngoài hai mục tiêu chính trên đây, quá trình cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước ở nước ta còn góp phần:
- Giải quyết vấn đề ngân sách. Bời vì qua việc cổ phần hoá, một
mặt Nhà nước không còn phải bao cấp bằng vốn ngân sách cho các
doanh nghiệp Nhà nước yếu kém nữa. Mặt khác, Nhà nước bán được
một số tài sản bằng các cổ phần hoá sẽ có thêm nguồn thu cho ngân
sách và đưa các tài đó vào sử dụng có hiệu quả hơn cho xã hội.
- Giảm bớt sự can thiệp quá mức của Nhà nước và hoạt động
của các doanh nghiệp, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong kinh

doanh của các doanh nghiệp.
- Tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng
khoán ở nước ta trong tương lai.

40

Chương III:
GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN
HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

3.1. Các giải pháp và kiến nghị
3.1.1. Về tư tưởng quan điểm cổ phần hoá
Đối với các doanh nghiệp: người lãnh đạo (giám đốc, phó giám
đốc hầu hết là do chế độ bổ nhiệm mà có, do vậy khi chuyển sang
công ty cổ phần dễ gì giữ được chức vụ đó trước đại hội cổ đông.
Sau khi cổ phần thì những quyền lực quan trọng nhất thuộc về đại
hội cổ đông và Hội đồng quản trị công ty. Giám đốc doanh nghiệp
Nhà nước trước đây giả sử có tái cử làm giám đốc điều hành thì chỉ
đóng vai trò thực thi của hai tổ chức nói trên mà thôi. Hội đồng của
giám đốc có sự giám sát chặt chẽ của ban kiểm soát (như đã nên ở
trương một), của Hội đồng quản trị của công ty. Lẽ đương nhiên thu
nhập của giám đốc sẽ bị giảm xuống, không còn hẫp dẫn, quyền
hành lại bị hạn chế. Chắc chắn trước ngưỡng cửa cổ phần hoá, các vị
giám đốc quốc doanh ít nhiều đều có tâm tư mắc mớ, ít nhiệt tình
đối với phương án cổ phần hoá. Còn với khả năng xấu hơn, vị trí
công tác của giám đốc có thể bị thay đổi, thậm chí có thể bị mất việc
thì hậu quả còn tồi tệ hơn.
Chính vì lẽ đó giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thường có
tâm lý không muốn cổ phần hoá, chuyển đổi sở hữu, mặc dù đã nhận

thức được khó khăn trong cạnh tranh thị trường, và biết rằng doanh
nghiệp có thể nguy cơ suy sụp trong cuộc cạnh tranh thị trường ngày

×