Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình hình thành cơ chế phân tán rủi ro và hạn chế các tác động về kinh tế xã hội p2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.29 KB, 10 trang )


11

Chương II:
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.

2.1. Thực trạng các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh
tế nước ta.
2.1.1. Sự ra đời của doanh nghiệp nhà nước và hoạt động của
nó trong cơ chế cũ.
Hệ thống doanh nghiệp nhà nước ta đã có hơn 40 năm xây dựng
và phát triển. Trong thời kỳ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta, các xí nghiệp quốc doanh (doanh nghiệp nhà nước) là lực
lượng chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Chúng được hình thành
từ 3 nguồn sau:
Thứ nhất, xây dựng bằng nguồn vốn của ngân sách nhà nước,
nguồn viện trợ hoặc đi vay (của Liên xô cũ, Trung Quốc và các nước
XHCN khác trong thời kỳ đó).
Thứ hai, quốc hữu hoá xí nghiệp của các nhà tư sản mại bản, tư
sản dân tộc đã bỏ ra nước ngoài hoặc xí nghiệp nhà nước của chế độ
cũ. Hình thức này được áp dụng rộng rãi trong những năm 50, 60
được tiếp tục trong những năm 70 và đỉnh cao vào năm 1975, 1976.
Thứ ba, biến các xí nghiệp tư nhân của các nhà tư sản dân tộc
thành các xí nghiệp công tư hợp doanh và sau đó thành các xí nghiệp
quốc doanh.
Cũng giống các nước theo nền kinh tế xã hội chủ nghĩa khác
Việt Nam đã vận dụng học thuyết Mác - Lênin để thực hiện chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất, coi chế độ công hữu là nền tảng kinh tế

12



để xoá bỏ sự phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội do nền kinh tế
thị trường và chế độ tư hữu gây ra, để xây dựng một chế độ công
hữu do nhân dân lao động làm chủ. Trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội nước ta đã nhấn mạnh vào nhiệm vụ và vai trò của kinh
tế nhà nước, coi đó là hiện thân của chế độ công hữu có sức mạnh
toàn năng trong việc tổ chức mọi hoạt động kinh tế của xã hội đồng
thời phủ nhận vai trò của thị trường, của kinh tế tư nhân.
Vì vậy nền kinh tế quốc dân ở nước ta không phải là một nền
sản xuất hàng hoá mà là một nền kinh tế hiện vật và xã hội hoá được
quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp: Nhà
nước XHCN vừa tập trung quyền lực chính trị vừa là chủ sở hữu duy
nhất và thống nhất đối với tuyệt đại đa số các tư liệu sản xuất của xã
hội. Và nhà nước vừa là người chỉ huy, vừa là người tổ chức thực
hiện sản xuất kinh doanh.
Ở nước ta, trong thời gian dài trước đại hội Đảng lần thứ VI (12
- 1986) doanh nghiệp nhà nước đã hình thành và phát triển với một
cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, ở tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế
quốc dân như hàng không, hàng hải, bưu điện, đường sắt, nông
nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá đến các dịch vụ đơn giản. Doanh
nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và
nắm 100% các ngành then chốt như điện, khai khoáng, luyện kim,
chế tạo máy công cụ, hoá chất, nhiên liệu, xi măng, bưu điện viễn
thông, giao thông đường sắt, đường thủy, ngoại thương, ngân hàng,
quốc phòng và an ninh. Trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
nội địa và xuất khẩu, lực lượng doanh nghiệp nhà nước cũng chiếm
tỉ trọng tuyệt đối lớn hoặc phần lớn đối với các sản phẩm chủ yếu
như: 100% hàng dệt kim, thuốc chữa bệnh, bia, 90% quạt điện, 85%
giấy viết, 85% vải mặc, 70% xe đạp hoàn chỉnh.


13

Các doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 85% vốn cố định của
nền kinh tế, 90% lao động có kỹ thuật, cán bộ khoa học và quản lý
được đào tạo của cả nước. Nhà nước cũng ưu tiên dành nhiều nguồn
lực để phát triển các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ tính riêng trong
khoảng mười năm, từ 1976 đến 1985, nhà nước đã phân bố từ 60 -
70% vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế và trên 90% vốn tín dụng
với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước.
Hàng năm các doanh nghiệp nhà nước đóng góp khoảng 30 -
40% tổng sản phẩm xã hội và 28 - 30% thu nhập quốc dân. Phần thu
của doanh nghiệp nhà nước từ doanh nghiệp nhà nước thông qua
doanh nghiệp nhà nước là phần thu lớn nhất, dao động hàng năm
trong khoảng 60 - 70%.
Do chúng ta duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan
liêu bao cấp trong khu vực doanh nghiệp nhà nước nên khu vực kinh
tế này đã bộc lộ những yếu kém nghiêm trọng. Đó là:
- Năng suất, chất lượng và hiệu quả rất thấp. Toàn bộ khu vực
doanh nghiệp nhà nước không vượt qua ngưỡng cửa tái sản xuấta
giản đơn. Tính chung trong vòng mười năm 1976 - 1985 tỉ lệ chi của
nhà nước và thu của doanh nghiệp nhà nước là 3:1.
- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thực thanh -
thực chi, giao đủ nộp đủ. Nhà nước bao cấp và quyết định giá đầu
vào, đầu ra, nên doanh nghiệp không phải tính toán hiệu quả kinh
doanh. Hoạt động thua lỗ có nhà nước gánh chịu.
- Sự phân phối thu nhập trong doanh nghiệp theo cách bình
quân đã làm suy yếu động lực kích thích lao động, làm việc có năng
suất, chất lượng và hiệu quả.

14


- Bộ máy doanh nghiệp cồng kềnh, nhiều cấp trung gian với
chức năng chồng chéo. Các cơ quan quản lý thường can thiệp sâu
vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngày ngày của doanh nghiệp.
2.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế
thị trường nước ta hiện nay.
Trong một thời kỳ dài chúng ta đã mắc sai lầm quá sùng bái
kinh tế quốc doanh, đã thành lập tràn lan các doanh nghiệp nhà
nước. Trong cơ chế cũ các doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ các yếu
kém như đã trình bày ở phần trên.
Chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước, hệ thống kinh tế quốc doanh
vẫn được xác định vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân cần
phải củng cố và phát triển nhất là trong ngành và lĩnh vực then chốt,
quan trọng, có tác dụng mở đường và tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế khác phát triển.
Doanh nghiệp nhà nước có vai trò chủ đạo theo nghĩa là công cụ
điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vai trò chủ đạo của nó gắn liền với vai
trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường. Đây là yêu
cầu có tính quy luật chung của sự phát triển kinh tế xã hội, vì bản
thân nền kinh tế thị trường chứa đựng những khuyết tật mà muốn
khắc phục nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước.
Các doanh nghiệp nhà nước bao gồm các các doanh nghiệp hoạt
động hoạt động kinh doanh và các doanh nghiệp hoạt động công ích
được củng cố và phát triển trong các ngành và lĩnh vực then chốt,
tạo cơ sở hạ tầng và tiền đề tốt cho sự phát triển của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân. Thông qua doanh nghiệp nhà nước, nhà nước tạo
ra nguồn dự trữ đủ mạnh để có thể can thiệp vào thị trường, thực
hiện điều chỉnh các cân đối cơ bản của nền kinh tế. Doanh nghiệp


15

thực hiện việc đầu tư có định hướng để khắc phục bản chất “vô
chính phủ” của nền kinh tế thị trường, duy trì môi trường cạnh tranh
lành mạnh, chống xu hướng độc quyền của tập đoàn tư nhân, đi đầu
trong đổi mới công nghệ thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo xu
hướng năng suất - chất lượng - hiệu quả.
Như vậy, vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước xuất phát
từ yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường nước ta và được
ghi thành chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước. Vai trò
luật định này là yếu tố quan trọng chi phối sự điều chỉnh pháp lý đối
với tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Để thực hiện
được vai trò đó trước hết phải kiên quyết đổi mới hệ thống doanh
nghiệp này. Việc đổi mới phải được đặt trong sự phát triển tổng thể
nền kinh tế quốc dân và phải xuất xứ từ thực trạng doanh nghiệp nhà
nước ở nước ta.
2.1.3. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ta
hiện nay.
Trong cơ chế cũ, ở nước ta doanh nghiệp nhà nước tồn tại với
một số lượng khổng lồ. Theo số liệu của tổng cục thống kê, tính đến
ngày 1 - 9 - 1990 cả nước có 12.084 doanh nghiệp trong tất cả các
ngành các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và do nhiều cấp quản
lý. Sau khi thực hiện việc tổ chức sắp xếp lại theo quyết định
315/HĐBT ngày 1 - 9 - 1990 và thành lập lại các doanh nghiệp nhà
nước theo nghị định 388/ HĐBT và ngày 20 - 11 - 1991 và sau hàng
loạt cải cách, đến nay doanh nghiệp nhà nước vẫn còn khoảng 5800
doanh nghiệp (theo số liệu của vụ đăng ký kinh doanh - Bộ kế hoạch
đầu tư). Trong đó có khoảng 30% là doanh nghiệp nhà nước do các
bộ ngành trung ương quản lý và khoảng 70% doanh nghiệp do uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý.


16

Đến năm 1995, số lượng các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm
tỷ trọng lớn so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: trong lĩnh
vực công nghiệp là 78,8%; Xây dựng cơ bản: 49%; tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm: 99,6%, giao thông vận tải, bưu điện: 54%; thương
nghiệp, vật tư: 46,5%.
Sau 5 năm đổi mới và điều hành, số lượng các doanh nghiệp
nhà nước ở nước ta giảm gần song như vậy vẫn còn quá nhiều. Các
doanh nghiệp nhà nước hiện nay vẫn còn tồn tại ở hầu hết các
ngành, các lĩnh vực, điều đó là không cần thiết. Hơn nữa với số
lượng doanh nghiệp nhà nước nhiều như vậy làm vượt quá khả năng
nguồn lực về vốn và cán bộ quản lý của nước ta hiện có.
Hệ thống doanh nghiệp nhà nước phân bố còn nhiều bất hợp lý.
Các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn
như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều vùng của đất nước có nguồn tài nguyên phong phú, lao động
dồi dào ở miền núi phía Bắc hầu như không có doanh nghiệp nhà
nước. Sự phân tán của các doanh nghiệp nhà nước ở các ngành các
lĩnh vực dẫn đến các tình trạng trên cùng một địa bàn lãnh thổ doanh
nghiệp nhà nước của Trung ương, địa phương hoạt động chồng
chéo, cạnh tranh lẫn nhau một cách vô tổ chức, gây khó khăn cho
nhau trong việc sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp nhà nước ta có quy mô
nhỏ và hoạt động kém hiệu quả.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tổng số vốn Nhà nước
tại các doanh nghiệp nhà nước là 70.184 tỷ đồng, bình quân một
doanh nghiệp là 11,6 tỷ đồng tương đương với vốn một doanh
nghiệp loại nhỏ ở các nước như Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia.


17

Đến nay vẫn còn 46,1% doanh nghiệp nhà nước có số lao động
dưới 100 người và gần 50% doanh nghiệp nhà nước có mức vốn
dưới 1 tỷ đồng, trong đó gần một nửa số vốn dưới 500 triệu đồng.
Các doanh nghiệp có số vốn lớn từ 100 tỷ trở lên chỉ chiếm 1,5%
tổng số doanh nghiệp. Số doanh nghiệp có từ 1000 lao động trở lên
chỉ chiếm 4% trong tổng số doanh nghiệp.
Vốn thực tế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chỉ bằng
80% vốn hiện có do kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, tài sản mất
mát, kém phẩm chất chưa được xử lý. Riêng vốn lưu động có 14.239
tỷ đồng và chỉ có 50% được huy động vào kinh doanh, 50% còn lại
nằm ở lỗ, công nợ khó đòi.
Các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay, do quy mô nhỏ,
vốn ít không có khả năng đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng sản
xuất kinh doanh nên yếu sức cạnh tranh trên thị trường.
Trình độ kỹ thuật, công nghệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Trừ một số rất
ít (18%) doanh nghiệp nhà nước mới được đầu tư (sau năm 1986)
còn chủ yếu được thành lập từ lâu có trình độ kỹ thuật thấp, công
nghệ lạc hậu. Giá trị còn lại của tài sản cố định trong doanh nghiệp
nhà nước là 61,4% so với nguyên giá.
Theo đánh giá của Bộ khoa học và công nghệ và môi trường:
máy móc thiết bị của doanh nghiệp nhà nước lạc hậu với thế giới từ
10 - 20 năm. Theo điều tra của Tổng cục thống kê: thiết bị của
doanh nghiệp nhà nước lạc hậu từ 2 - 3 thế hệ. Các doanh nghiệp
TW có tới 54,3% trình độ thủ công, 41% trình độ cơ khí và 3,7%
trình độ tự động. Doanh nghiệp địa phương còn lạc hậu hơn; chỉ có
2% trình độ tự động, 24% trình độ cơ khí và 74% trình độ thủ công.


18

Nhiều thiết bị trong các doanh nghiệp nhà nước sau 14 - 15 năm
mới được thay đổi, thậm chí trong một số ngành vẫn sử dụng thiết bị
từ năm 1938 - 1940 trong khi đó thời gian đổi mới thiết bị ở các
nước khác trung bình là 5 năm. Các báo cáo về tình hình hoạt động
của doanh nghiệp nhà nước cho thấy chỉ có khoảng 15% sản phẩm
công nghiệp của ta đạt tiêu chuẩn xuất khẩu: 65% số sản phẩm đạt
mức dưới trung bình để tiêu dùng nội địa, 20% số sản phẩm kém
chất lượng. Hiện tượng hàng hoá ứ đọng với khối lượng lớn và
chiếm hơn 10% số vốn lưu động của toàn xã hội. Chính do công
nghệ lạc hậu nên năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
nhà nước kém. Theo kết quả điều tra xét về mặt hiện vật, năng suất
lao động của ta về chế biến dầu thực vật chỉ bằng 10% mức thế giới,
về sản xuất các sản phẩm dệt, giấy, may chỉ bằng 30% đến 40% mức
của thế giới, về thi công cầu đường chỉ bằng 1/20 mức của Pháp.
Hiện nay, việc quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà
nước chưa hợp lý. Một mặt các cơ quan chủ quản vẫn can thiệp khá
sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác
trong nhiều lĩnh vực hoạt động đặc biệt là quản lý tài chính lại bị
buông lỏng. Điều này hạn chế quyền tự chủ trong sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đồng thời làm cho Nhà nước mất vai trò
thực sự là người chủ sở hữu và tạo cơ hội cho nhiều cá nhân lạm
dụng, chiếm đoạt tài sản công để làm giàu cá nhân, hoặc làm ăn phi
pháp. Trong một số doanh nghiệp nhà nước, đội ngũ cán bộ chủ chốt
có trình độ chuyên môn và tổ chức quản lý chưa đủ tiêu chuẩn vì
không đủ sức giải quyết các vấn đề phát sinh trong sản xuất kinh
doanh. Nhiều giám đốc, kế toán trưởng đã phải vào tù vì tham ô tài
sản của Nhà nước, vi phạm chế độ quản lý tài chính.


19

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước còn
thấp. Mấy năm gần đây, sản xuất trong các doanh nghiệp nhà nước
bắt đầu được phục hồi và phát triển, nhưng nhìn chung hiệu quả vẫn
còn thấp, thấp nhất là ở các ngành sản xuất vật chất. Trong các
doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động chỉ có 11,28% doanh nghiệp
có tỷ suất lợi nhuận từ 15%/năm trở lên trong ngành sản xuất vật
chất và 4,3% doanh nghiệp nhà nước có tỷ suất lợi nhuận từ
20%/năm trong các ngành dịch vụ.
Tỷ trọng tiêu hao vật chất trong tổng sản phẩm xã hội của khu
vực kinh tế nhà nước cao gấp 2 lần so với kinh tế tư nhân. Hệ số
sinh lời của khu vực doanh nghiệp nhà nước rất thấp. Hệ số sinh lời
của vốn lưu động tính chung chỉ đạt 7%/năm trong đó ngành giao
thông vận tải 2%/năm, ngành công nghiệp khoảng 3%/năm, ngành
thương nghiệp đạta 22%/năm.
Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động thu lỗ chiếm tỷ trọng lớn.
Cụ thể ở thời điểm 1997 chỉ có 76% hoạt động có lãi ở mức thấp,
22% doanh nghiệp bị thua lỗ, bình quân mỗi doanh nghiệp lỗ 0,6 tỷ
đồng/năm, 2% doanh nghiệp hoạt động không thua lỗ, nhưng không
có lãi. Các số liệu đó cho thấy việc làm ăn thua lỗ của các doanh
nghiệp nhà nước đã gây ra tổn thất lớn cho ngân sách nhà nước và là
một trong những nguyên nhân đưa đến việc bội chi ngân sách.
Từ năm 1989 đến nay, nền kinh tế đã thực sự bước sang hoạt
động theo cơ chế thị trường. Các chính sách kinh tế, tài chính đối
với doanh nghiệp nhà nước đã được thay đổi theo hướng tự do hoá
giá cả, chi phí ngân sách nhà nước cho bù lỗ, bù giá, bổ sung vốn
lưu động cho khu vực này đã giảm đáng kể. Nhưng tư tưởng bao cấp
trong đầu tư vẫn còn nặng nề. Hàng năm 85% vốn tín dụng với lãi

suất ưu đãi được dành cho doanh nghiệp nhà nước vay. Hầu hết các

20

doanh nghiệp nhà nước không bảo toàn được nguồn vốn nhà nước
đầu tư. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, nhìn chung các doanh
nghiệp nhà nước mới chỉ bảo toàn được vốn lưu động, còn vốn cố
định thì mới bảo toàn ở mức 50% so với chỉ số lạm phát. Hai ngành
chiếm giữ vốn lớn nhất là công nghiệp và thương nghiệp (72,52%)
lại là ngành có tỷ lệ thất thoát vốn lớn nhất (16,41% và 14,95%).
Vấn đề nợ nần vòng vo mất khả năng thanh toán còn diễn ra khá
nghiêm trọng do tình trạng quản lý của nhà nước về tài chính còn
lỏng lẻo, từ đó nạn tham nhũng lãng phí diễn ra mức báo động.
Từ sự phân tích trên ta có thể rút ra kết luận về thực trạng của
doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay.
- Số lượng các doanh nghiệp quá nhiều và bố trí không hợp lý.
- Quy mô của doanh nghiệp nhà nước còn nhỏ bé.
- Kỹ thuật và công nghệ ở các doanh nghiệp nhà nước còn lạc
hậu.
- Việc quản lý đối với hệ thống doanh nghiệp nhà nước còn yếu
kém.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước
còn thấp.
Từ bản chất cũng như thực trạng hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước, chúng ta có thể thấy một vấn đề lớn trong cơ chế quản lý
hiện nay làm cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa có hiệu
quả là:
Cơ chế thực hiện quyền sở hữu toàn dân trong các doanh nghiệp
nhà nước là chưa rõ ràng. Người đại diện chủ sở hữu của doanh
nghiệp nhà nước chưa được xác định cụ thể do đó dẫn đến tình trạng

vô chủ hoặc quá nhiều chủ trong các doanh nghiệp Nhà nước. Do

×