Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình hình thành cơ chế phân tán rủi ro và hạn chế các tác động về kinh tế xã hội p1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.71 KB, 10 trang )


1

LỜI NÓI ĐẦU

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và Hiến pháp
1992 đều khẳng định: Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế
nhiều thành đó, kinh tế quốc doanh được xác định giữ vai trò chủ
đạo.
Xuất phát từ thực trạng kinh doanh kém hiệu quả của hệ thống
doanh nghiệp Nhà nước và để kinh tế quốc doanh giữ được vai trò
chủ đạo, cần phải đổi mới một cách căn bản hoạt động của loại hình
doan nghiệp này. Mục tiêu của quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà
nước là từng bước phát huy có hiệu quả vai trò của doanh nghiệp
Nhà nước như một công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước chi
phối điều tiết sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng đã vạch
ra.
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một giải pháp quan
trọng để đổi mới quan hệ sở hữu trong doanh nghiệp Nhà nước. Cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm đa dạng hoá hình thức sở
hữu, đổi mới phương thức quản lý nhà nước, tạo động lực cho người
lao động làm chủ doanh nghiệp. Mặt khác, cổ phần hoá là một giải
pháp quan trọng góp phần hình thành thị trường chứng khoán ở
nước ta - một công cụ quan trọng, thiết yếu cho sự vận hành của nền
kinh tế thị trường.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng
đắn của Đảng và Nhà nước ta để nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước nhưng đến nay việc thực hiện còn chậm.
Xuất phát từ mục tiêu, lợi ích cũng như tình hình cổ phần hoá


doanh nghiệp nhà nước ở nước ta, với việc nghiên cứu thực trạng cổ
phần hoá để tổng kết những mặt được và những mặt còn tồn tại
nhằm đưa ra những giải pháp đẩy nhanh hơn, hoàn thiện hơn quá
trình này là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, cấp thiết trong
giai đoạn hiện nay. Do vậy em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải
pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam”.
Mặc dù đã để tâm nghiên cứu đề tài này nhưng do còn có những
hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn, về nguồn tài liệu nên đề án
Giáo trình hình thành cơ chế phân tán rủi ro và
hạn chế các tác động về kinh tế xã hội

2

không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý
phê bình của các thầy cô để có thể hoàn thiện hơn đề án này.
Cũng qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô
giáo Nguyễn Thu Thủy đã giúp em hoàn thành đề án này.

Hà nội, ngày tháng năm
2000
Sinh viên
Lê Kiên

3

Chương I:
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CỔ
PHẦN HOÁ

1.1. Công ty cổ phần

1.1.1. Khái niệm:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng
nhau góp vốn, cùng nhau chia lợi nhuận, cùng nhau chịu lỗ tương
ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi vốn của mình góp vào công ty.
Luật công ty nước ta (bàn hành 21/12/1990) và được sửa đổi
ngày 22/6/1994 quy định công ty cổ phần là công ty trong đó:
- Số thành viên gọi là cổ đông phải có trong suốt thời gian hoạt
động ít nhất là bảy.
- Vốn điều lệ của công ty được nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có
thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.
- Cổ phiếu được phát hành có thể có ghi tên hoặc không ghi
tên. Cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên hội đồng quản trị
phải là cổ phiếu có ghi tên.
- Cổ phiếu không ghi tên có thể tự do chuyển nhượng. Cổ
phiếu có ghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu có sự đồng ý của hội
đồng quản trị.
1.1.2.Ưu điểm của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị
trường.

4

* Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh huy
động tập trung được nhanh số vốn quy mô lớn và hiệu quả cao.
Bằng việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu, công ty cổ phần có
thể huy động thu thú được những khoản tiền nhỏ bé, tản mạn nhàn
rỗi trong xã hội, tập trung lại thành những khoản vốn lớn đầu tư vào
những ngành, lĩnh vực đòi hỏi lượng vốn lớn và dài hạn, mà mỗi cá
nhân hoặc doanh nghiệp không có khả năng tích luỹ được. Đây là ưu

điểm lớn nhất của công ty cổ phần, khác biệt so với các loại hình
doanh nghiệp khác bởi vì công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp
duy nhất được phép phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu để huy động
vốn. Thông qua việc mua cổ phiếu và trái phiếu, các nhà đầu tư sẽ
được nhận các cổ tức cao. Các cổ đông mua cổ phiếu còn được
quyền tham dự đại hội cổ đông, có quyền biểu quyết các quyết định
phương hướng hoạt động, quyết định việc phân chia lợi nhuận, bầu
và bãi miễn các thành viên của Hội đồng quản trị và nếu điều kiện
và khả năng cho phép có thể được đề cử vào ban lãnh đạo của công
ty. Cũng chính vì những lợi ích trên mà việc mua cổ phiếu hấp dẫn
hơn gửi tiền vào quỹ tiết kiệm hoặc các ngân hàng.
* Công ty cổ phần tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng nhanh.
Vốn được tập trung từ nhiều người với khối lượng lớn không
chỉ có điều kiện thuận lợi đầu tư vào những ngành đòi hỏi vốn lớn,
những ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao mà còn thúc đẩy
các doanh nghiệp phải ra sức hoàn thiện tổ chức quản lý cho phù
hợp với sản xuất kinh doanh kiểu mới, tạo được uy tín thật sự, gây
được tin tưởng đối với người góp vốn.
Xét về cơ cấu kinh tế, công ty cổ phần phát triển cũng sẽ làm
biến đổi cơ cấu ấy trên cơ sở sử dụng đồng vốn, khai thác tiềm năng

5

lao động đất nước mang lại hiệu quả kinh tế xã hội tốt nhất, phục vụ
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội năng động nhất.
* Công ty cổ phần tạo ra một cơ chế phân tán rủi ro, nhằm
hạn chế các tác động tiêu cực về kinh tế xã hội, doanh nghiệp
lâm vào tình trạng đình đốn phá sản.
Công ty cổ phần hoạt động theo chế độ chịu trách nhiệm hữu

hạn. Theo chế độ này thì có sự phân biệt rõ ràng tài sản của công ty
và phần vốn của cổ đông. Trách nhiệm tài chính của công ty giới
hạn trong phạm vi tài sản của công ty và phần vốn của cổ đông theo
tỷ lệ đóng góp của mỗi người. Điều đó đã hạn chế đến mức thấp
nhất những thiệt hại rủi ro, thua lỗ.
Dưới hình thức công ty cổ phần, người có nhiều vốn muốn đầu
tư có thể mua cổ phiếu, trái phiếu ở nhiều công ty khác nhau, do đó,
sự rủi ro và mạo hiểm của đầu tư được phân tán vào nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực nhiều công ty, làm giảm bớt được thiệt hại của người
đầu tư góp vốn hơn là tập trung vào một công ty khi công ty bị phá
sản. Cơ chế phân bố rủi ro này sẽ tạo điều kiện cho những người có
vốn mạnh dạn đầu tư theo sự tính toán, cân nhắc lựa chọn vào nhiều
công ty mà họ tín nhiệm, làm cho nền kinh tế phát triển và có xu thế
ổn định.
* Công ty cổ phần thúc đẩy quá trình phân công chuyên
môn hoá.
Với khả năng tập trung vốn tương đối lớn, các công ty cổ phần
có thể tranh thủ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, mạnh dạn
đầu tư vào các ngành nghề mới, có triển vọng đạt lợi nhuận cao làm
biến đổi cơ cấu nền kinh tế, từ đó tác động đến phân công lao động
xã hội. Cơ cấu đội ngũ công nhân cũng biến đổi không chỉ tăng về
số lượng mà còn trình độ lành nghề, các chức năng của đội ngũ cán

6

bộ quản lý điều hành cũng chuyên sâu và đa dạng hơn. Trong nội bộ
công ty do phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền kinh
doanh nên tạo cho những người góp vốn tham gia quản lý thật sự
công ty và lựa chọn những giám đốc, những thành viên Hội đồng
quản trị có tài năng và tích cực, đủ sức đảm nhiệm chức trách, bảo

đảm được quyền lợi, lợi ích trách nhiệm của các chủ sở hữu. Với
hình thức công ty cổ phần, người không thông thạo kinh doanh cũng
yên tâm vì đồng vốn của họ đóng góp vào công ty vẫn đem lại thu
nhập do đã được các nhà chuyên nghiệp sử dụng.
Như vậy, qua nghiên cứu về công ty cổ phần trên đây ta có thể
thấy công ty cổ phần có một vai trò hết sức quan trọng trong nền
kinh tế thị trường. Đó là mọi loại hình công ty có cấu trúc khá phức
tạp - một kết cấu kinh tế tách biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng để
chuyên môn hoá kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời
công ty cổ phần giải quyết được một cách hợp lý vấn đề lợi ích tạo
động lực kinh doanh có hiệu quả của các nhóm thành viên trong
công ty: cổ đông, Hội đồng quản trị và người quản lý (Ban giám
đốc). Có thể nói công ty cổ phần là kiểu tổ chức kinh doanh tiến bộ
văn minh nhất, ưu việt nhất của xã hội nhân loại so với các kiểu
công ty khác. Và đây là loại hình công ty không thể thiếu đối với các
nước có nền kinh tế thị trường. ở Việt Nam, từ khi chuyển sang cơ
chế thị trường đã hình thành một mạng lưới các công ty cổ phần.
Tuy số lượng chưa phải là nhiều song loại hình doanh nghiệp này đã
tỏ rõ tính hiệu quả của nó. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã chủ
trương phát triển mạnh hệ thống công ty cổ phần mà một trong các
cách để thực hiện việc đó là cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà
nước.


7

1.2. Cổ phần hoá.
* Khái niệm và thực chất của cổ phần hoá doanh nghiệp
Nhà nước.
Cổ phần hoá là một khái niệm còn khá mới mẻ ở nước ta. Về

thực chất của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có người cho rằng
đó là việc tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước. ý kiến này chỉ đúng
với một số doanh nghiệp nhà nước nhất định. Khi mà các doanh
nghiệp ấy xét thấy quốc doanh làm không hiệu quả có thể cho tư
nhân mua lại và như vậy là tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước.
Nhưng ý kiến đó không đúng ở nhiều điểm:

 Lẫn lộn khái niệm cổ phần hoá với tư nhân hoá. Tư nhân hoá
là biến một tài sản vốn thuộc sở hữu công thành sở hữu tư, có thể
diễn ra cả đối với doanh nghiệp nhà nước và tập thể. Còn cổ phần
hoá là đa sở hữu hoá tài sản, tức là chấp nhận nhiều người cùng sở
hữu tài sản - sở hữu hỗn hợp.
 Phương pháp tư nhân hoá là bán tài sản doanh nghiệp nhà
nước cho tư nhân hoặc thậm chí cho không tư nhân tài sản đó. Còn
phương pháp cổ phần hoá là huy động nhiều chủ thể đầu tư thuộc
các thành phần khác nhau và cũng có thể là các chủ thể trong một
thành phần kinh tế cùng góp vốn để chuyển từ một chủ sở hữu sang
đa sở hữu. Khi đánh giá phần giá trị tài sản để cổ phần hoá có thể
nhà nước cũng góp cổ phần vào doanh nghiệp vốn của mình đã cổ
phần hoá.
 Hình thức cổ phần hoá rất đa dạng:
- Bán cho các tư nhân khác nhau cùng góp cổ phần thành một
công ty cổ phần. Hình thức này đồng dạng với tư nhân hơn nhưng
lại khác là đa số hơn.

8

- Tất cả các thành phần kinh tế cùng góp cổ phần để mua doanh
nghiệp nhà nước (kể cả quốc doanh) để chuyển sang công ty cổ
phần. Hình thức này vừa đa sở hữu vừa đa thành phần, nói đúng hơn

là đa sở hữu đa thành phần. Trong hình thức này tuỳ thuộc vào phần
trăm cổ phần trong doanh nghiệp để xác định vai trò của người chủ
sở hữu chủ yếu.
- Chỉ có nhà nước và tư nhân cùng góp vốn cổ phần để mua lại.
- Tập thể và tư nhân cùng góp cổ phần để mua lại.
- Các doanh nghiệp khác cùng nhauu góp cổ phần để mua lại,
nhà nước cũng có thể tham gia một phần.
- Các doanh nghiệp khác nhau cùng góp cổ phần để mua lại.
- Công nhân vốn của doanh nghiệp ấy đứng ra góp vốn để mua
lại doanh nghiệp để cổ phần hoá, hoặc Nhà nước cho cán bộ công
nhân viên doanh nghiệp ấy và chia cổ phần cho công nhân.
- Nhà nước cùng các công ty nước ngoài cùng góp vốn để cổ
phần hoá.
- Bán hẳn cho các công ty nước ngoài góp vốn mụa để thành
công ty cổ phần
Như vậy, không thể quan niệm cổ phần hoá thực chất là tư
nhânhoá. Mà cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nên được hiểu là
quá trình chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần với
hai nội dung là chuyển toàn bộ hay một phần vốn và tài sản thuộc sở
hữu Nhà nước và các lĩnh vực lâu nay nhà nước độc quyền cho các
cổ đông.
1.3. Những nguyên nhân dẫn đến phải tiến hành cổ phần
hoá.
- Tình trạng hoạt động thiếu hiệu quả của các doanh nghiệp nhà
nước. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến hầu hết các chính phủ đi
đến quyết định cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Do đâu mà

9

có tình trạng này? Một điều dễ nhận thấy là ngay cả những điều kiện

thuận lợi thì hiệu quả của các xí nghiệp quốc doanh cũng chỉ đạt
mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực tư nhân.
Những doanh nghiệp nhà nước thường có vị thế độc quyền, được
nhà nước bảo hộ và không có sự cạnh tranh với hàng nhập khẩu,
mặc dù về quản lý đã được điều hành không có hiệu quả của các
doanh nghiệp nhà nước trong bản thân sở hữu nhà nước với sự điều
tiết trực tiếp của nhà nước ở các doanh nghiệp này. Đó là:
+ Hệ thống kế hoạch và tài chính cứng nhắc không có tính chất
thích ứng với cơ chế thị trường vì được quản lý theo hệ thống chính
sách từ trên xuống với nhiều cấp trung gian. Nguồn tài chính được
sử dụng hoàn toàn theo kế hoạch được duyệt từ đầu năm, không có
sự chuyển đổi linh hoạt nhằm sử dụng hợp lý nguồn vốn và cũng
không được chuyển sang cho năm sau. Điều này làm cho các kế
hoạch tài chính của doanh nghiệp không có động cơ tiết kiệm vì vậy
không hợp lý hoá được sản xuất và giá thành luôn luôn phải cộng
nhiều chi phí so với các doanh nghiệp tư nhân.
+ Tính tự chủ trong quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp nhà nước bị hạn chế vì nhiều qui chế liên quan
đến quyền sở hữu của nhà nước, do đó gây ra những yếu tố làm cản
trở đến hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp. Chẳng hạn, việc bổ
nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước được quyết định từ cơ quan
cấp trên, nên sẽ xuất hiện xu hướng là các nhà quản lý cao cấp cố
gắng thiết lập các mối quan hệ thân thiện với cấp trên hoặc các nhà
hoạt động chính trị và tranh thủ tìm những doanh nghiệp ở những vị
trí béo bở hơn là tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp hoặc là vì nhà nước là chủ sở hữu các doanh nghiệp nên các
quyết định kinh doanh về đầu tư, giá cả thị trường cung ứng và tiêu
thụ của doanh nghiệp lại do hệ thống phức tạp của chủ thể cấp trên
điều tiết vừa thiếu thống nhất vưà không rõ ràng về trách nhiệm với


10

các quyết định của mình, gây trở ngại tới hiệu quả công việc của các
doanh nghiệp nhà nước.
+ Tình trạng độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trên thị
trường được pháp luật của nhà nước củng cố đã đánh mất những
động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này,
đưa đến tình trạng xã hội buộc phải chấp nhận tiêu dùng các hàng
hoá và dịch vụ cho chúng sản xuất ra với chất lượng ít được cải tiến
nhưng giá cả ngày càng tăng không hợp lý và nếu không tăng giá thì
nhà nước phải chịu những gánh nặng trợ cấp ngày càng lớn.
+ Các doanh nghiệp nhà nước được thành lập nhờ nguồn vốn
của nhà nước, không được phép phá sản và được che chắn từ các
khoản trợ cấp từ ngân sách hoặc được sử dụng các nguồn vốn nội bộ
với lãi suất thấp hoặc được ưu tiên tiếp cận với các nguồn tài chính
nước ngoài. Vì vậy các doanh nghiệp nhà nước không có các yếu tố
kích thích phải nâng cao hiệu quả để tồn taị trong cạnh tranh đối với
các doanh nghiệp tư nhân.
+ Động cơ hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước chỉ nhằm
củng cố tránh né sự thẩm xét của các cơ quan cấp trên trước những
sản phẩm và dịch vụ đối với người tiêu dùng cũng như tránh né sự
xung đột trong nội bộ, tránh né những sự cải tổ đổi mới tổ chức quản
lý để nâng cao hiệu quả, đảm bảo cho xí nghiệp có điều kiện hoạt
động dễ chịu và ổn định. Do đó, mua sắm trang thiết bị ngày càng
dư thừa, biên chế ngày càng phình to dẫn đến chi phí quá mức so với
nguồn thu. Đó là chưa kể đến “chi phí chính trị” to lớn để trốn tránh
những cuộc kiểm tra của các cơ quan cấp trên như quốc hội hoặc bộ
chủ quản. Tình trạng này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến
việc tiết kiệm các nguồn lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.

×