Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

nghiên cứu hình thái nhĩ đồ ở trẻ viêm v.a quá phát có chỉ định phẫu thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 105 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI



HÀ LAN PHƯƠNG




NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI NHĨ ĐỒ Ở TRẺ VIÊM
V.A QUÁ PHÁT CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT


Chuyên ngành: TAI MŨI HỌNG
Mã số: 60.72.53



LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGUYỄN TẤN PHONG




HÀ NỘI - 2011




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI



HÀ LAN PHƯƠNG





NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI NHĨ ĐỒ Ở TRẺ
VIÊM V.A QUÁ PHÁT CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT





LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC








HÀ N

ỘI
-
2011


Lêi c¶m ¬n
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn:
PGS.TS. Nguyễn Tấn Phong - Phó chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng
Trường Đại Học Y Hà Nội - người thầy đã tận tình chỉ bảo và trực tiếp hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình học và hoàn thành đề tài này.

PGS.TS. Nguyễn Đình Phúc – nguyên Chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi
Họng Trường Đại Học Y Hà Nội; PGS.TS. Lương Thị Minh Hương - Chủ
nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng Trường Đại Học Y Hà Nội - người thầy đã quan
tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài này.
PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài An, nguyên trưởng khoa tai mũi họng trẻ
em Bệnh Viện Tai Mũi Họ
ng Trung Ương; BSCKII. Lê Thị Lan, trưởng khoa
thính thanh học và thăm dò chức năng Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung Ương
– người đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học,
các thầy cô trong Bộ môn Tai Mũi Họng - Trường Đại học Y Hà Nội, Ban
giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung
Ương cùng tập thể khoa tai mũi
họng trẻ em, khoa thính thanh học và thăm dò chức năng Bệnh viện Tai Mũi
Họng Trung Ương đã quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng
góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện
đề tài này.

Tôi xin bày tỏ lòng kính yêu, lòng biết ơn sâu sắc đến cha, mẹ, chồng,
con và những người thân trong gia đình, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã
động
viên khích lệ, ủng hộ nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập cũng như hoàn thành luận văn này.
Hà Nội tháng 11 năm 2011

Hμ Lan Ph−¬ng


Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ y học “Nghiên cứu hình
thái nhĩ đồ ở trẻ viêm VA quá phát có chỉ định phẫu thuật” là đề tài
nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn
Tấn Phong. Các số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan
và khoa học. Kết quả luận văn chưa được đăng tải trên bất kỳ một tạp
chí hay công trình khoa học nào.
Tôi xin hoàn toàn ch
ịu trách nhiệm về những nội dung tôi trình
bày trong luận văn này.

Học viên

Hμ Lan Ph−¬ng



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A Amidan
AL Áp lực

CĐĐT Chỉ định điều trị
ĐTT Độ thông thuận
HTNL Hình thái nhĩ lượng
NĐ Nhĩ đồ
MN Màng nhĩ
Min - max Giá trị nhỏ nhất – Giá trị lớn nhất
OTK Ống thông khí
SBA Số bệnh án
SC Statistic Compliance – Độ thông thuận
SD Standard Deviation – Độ lệch chuẩn
TB Trung bình
VTUD Viêm tai ứ dịch
VTG Viêm tai giữa


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu 3
1.1.1. Ngoài nước 3
1.1.2. Trong nước 4
1.2. Giải phẫu chức năng tai giữa 6
1.2.1. Giải phẫu vòi nhĩ 7
1.2.2. Cấu trúc vòi nhĩ 8
1.2.3. Sự khác nhau giữa vòi nhĩ trẻ em và người lớn 10
1.2.4. Chức năng vòi nhĩ 11
1.3. Rối loạn chức năng vòi nhĩ (Eutachian tube Dysfuntion – ETD) 13
1.3.1. Nguyên nhân gây rối loạn chức năng vòi nhĩ 13
1.3.2. Hậu quả của rối loạn chức năng vòi 15

1.4. Đo nhĩ lượng 16
1.4.1. Nguyên lý 16
1.4.2. Thông số cơ bản 16
1.5. Nhĩ đồ và phân loại 17
1.5.1. Nhĩ đồ bình thường 18
1.5.2. Phân loại nhĩ đồ 18
1.5.3. Phân loại nhĩ đồ theo Nguyễn Tấn Phong 20
1.6. VA - Viêm VA 23
1.6.1. VA 23
1.6.2. Viêm VA 24
1.6.3. Biến chứng của VA 28
1.6.4. Chỉ định và chống chỉ định nạo VA 29
1.7. Hình thái nhĩ đồ gặp trên bệnh nhân viêm VA 30


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32
2.2.2. Các bước tiến hành 32
2.2.3. Phương tiện và kỹ thuật thu thập số liệu 33
2.2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu 35
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu 38
2.2.6. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Đặc điểm lâm sàng, nội soi, nhĩ đồ 39
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới 39
3.1.2. Triệu chứng cơ năng 40
3.1.3. Kết quả nội soi 41
3.1.4. Kết quả nhĩ đồ 44

3.2. Đối chiếu nhĩ đồ với nội soi, chẩn đoán và chỉ định điều trị 50
3.2.1. Nhĩ đồ - hình ảnh nội soi VA 50
3.2.2. Nhĩ đồ - nội soi tai 51
3.2.3. Nhĩ đồ – nội soi - chẩn đoán, chỉ định điều trị 53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58
4.1. Đặc điểm lâm sàng, nội soi, nhĩ đồ 58
4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới 58
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng 59
4.1.3. Kết quả nội soi 60
4.1.4. Kết quả nhĩ đồ 64
4.2. Đối chiếu nhĩ đồ với nội soi, chẩn đoán và chỉ định điều trị 67
4.2.1. Nhĩ đồ và hình ảnh nội soi VA 67


4.2.2. Nhĩ đồ và hình ảnh nội soi màng nhĩ 68
4.2.3. Nhĩ đồ - nội soi- chẩn đoán và chỉ định điều trị 71
KẾT LUẬN 74
KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi 39
Bảng 3.2: Tính chất dịch trên bề mặt VA 41
Bảng 3.3: Hình thái vị trí màng nhĩ 42
Bảng 3.4: Tình trạng dịch hòm tai 43
Bảng 3.5: Phân bố các dạng nhĩ đồ 45

Bảng 3.6: Hình thái của hoành đồ nhĩ lượng 46
Bảng 3.7: Chỉ số độ thông thuận của nhĩ đồ 48
Bảng 3.8: Áp lực đỉnh nhĩ đồ 49
Bảng 3.9: VA với áp lực trung bình của hòm nhĩ 51
Bảng 3.10: Đối chiếu vị trí màng nhĩ với áp lực hòm nhĩ 51
Bảng 3.11: Đối chiếu nhĩ đồ với màu sắc màng nhĩ 52
Bảng 3.12: Đối chiếu nhĩ đồ với dịch hòm tai 52
Bảng 3.13: Tính chất dịch hòm tai qua nội soi và trích màng nhĩ 53
Bảng 3.14: Tính chất dịch hòm tai với màu màng nhĩ 54
Bảng 3.15: Tính chất dịch hòm tai và dạng nhĩ đồ 55
Bảng 3.16: Kết quả viêm VA theo tuổi 56
Bảng 3.17: Kết quả chỉ định điều trị 57











DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới 39
Biểu đồ 3.2: Triệu chứng cơ năng thường gặp 40
Biểu đồ 3.3: Mức độ to của VA qua nội soi 42
Biểu đồ 3.4: Màu sắc màng nhĩ 43
Biểu đồ 3.5: Độ thông thuận của nhóm nhĩ đồ hình đồi 48
Biểu đồ 3.6: Mức độ âm của áp lực hòm tai 50

Biểu đồ 3.7: Đối chiếu độ to VA với độ thông thuận nhĩ đồ 50



















DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Hình ảnh soi màng nhĩ 6
Hình 1.2: Vòi nhĩ 7
Hình 1.3: Cấu trúc vòi nhĩ 9
Hình 1.4: Sự khác nhau giữa góc của vòi nhĩ trẻ em và người lớn 10
8Hình 1.5: Ba chức năng của vòi nhĩ 12
Hình 1.6: Hình ảnh nhĩ lượng bình thường 18
Hình 1.7: Phân loại nhĩ đồ theo Jerger, 1970 19
Hình 1.9: Hình ảnh biến động nhĩ đồ theo trục tung 21

Hình 1.10: Hình ảnh biến động nhĩ đồ theo trục hoành 22
Hình 1.11: Hình ảnh các tổn thương phối hợp trong nhĩ đồ 22
Hình 1.12: Họng mũi và VA 23
Hình 1.13: VA quá phát 27
Hình 1.14: Màng nhĩ dày đục, mất bóng sáng, lõm 27
Hình 1.15: Các hình thái nhĩ đồ trên bệnh nhân viêm VA 31
Hình 2.1: Ống nội soi 0
0
, 30
0
2,7mm 33
Hình 2.2: Máy đo nhĩ lượng AZ 26, Đan Mạch 33
Hình 2.3: Đo nhĩ lượng trên bệnh nhân 33
Hình 3.1: VA quá phát độ 1 41
Hình 3.2: VA quá phát độ 2 41
Hình 3.3: VA quá phát độ 3 41
Hình 3.4: Màng nhĩ có bóng khí, mức dịch 43
Hình 3.5: Màng nhĩ màu vàng 43
Hình 3.6: Một số dạng hoành đồ nhĩ lượng 47


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
VA là một tổ chức lympho ở vòm mũi họng, nó cùng với các tổ chức
lympho khác ở vùng họng miệng tạo thành vòng bạch huyết Waldeyer bao
quanh hầu họng – là cửa ngõ của đường ăn và đường thở. Do đặc điểm cấu
tạo và vị trí giải phẫu VA thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nên
nó rất hay bị viêm.
Viêm VA là bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp trên thường gặp nhất ở trẻ em
đặc biệ

t là trẻ 1 – 3 tuổi và đây là lý do chính đi khám bệnh của trẻ lứa tuổi
này. Bản thân viêm VA không nguy hiểm nhưng những biến chứng tại chỗ
lân cận và toàn thân thì phức tạp. Một trong những biến chứng hay gặp nhất
đó là biến chứng tai– đây là bệnh có gánh nặng bệnh tật lớn cho gia đình, cho
ngành y tế, cho xã hội và đặc biệt cho bản thân trẻ gây ảnh hưởng không chỉ
đến sức nghe, sự phát triể
n tiếng nói, ngôn ngữ mà còn ảnh hưởng đến sự phát
triển thể chất và trí tuệ của trẻ [12], [13], [55], [60]. Việc chẩn đoán viêm tai
giữa đặc biệt là viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín ở trẻ nhỏ là không đơn giản.
Hơn nữa, một tỷ lệ lớn trẻ viêm VA có biến chứng viêm tai giữa màng nhĩ
đóng kín với triệu chứng nghèo nàn nên thường bị bỏ sót hoặc chẩn đoán
muộn.
Đo nhĩ lượng rất thường được dùng để đánh giá chức năng tai giữa ở
trẻ em. Đây là phương pháp đo khách quan, đơn giản, nhanh, có độ nhạy cao,
dễ thực hiện ngay cả ở những trẻ nhỏ. Kết quả phép đo cung cấp những thông
tin có giá trị về chức năng tai giữa, chức năng vòi nhĩ, sự hiện diện của dịch
trong hòm tai và độ di động củ
a hệ màng nhĩ xương con. Qua đó ta có thể
đánh giá được những tổn thương tai giữa trong những trường hợp không
thủng màng nhĩ [18], [47], [55], [61].


2
Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về nhĩ đồ ở trẻ em viêm
VA quá phát:
Alhady AR (1984) [23], Zaman K (1989) [65], Furmann A
(2002) [41],
Modrzyński M (2003) [48], Wang Wuqing (2010) [62].
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về nhĩ đồ trên bệnh nhân viêm tai
giữa màng nhĩ đóng kín do nhiều nguyên nhân và nghiên cứu chung cả người

lớn và trẻ em: Nguyễn Tấn Phong, Phạm Thị Cơi (2003) [16], Lương Hồng
Châu (2007) [5], [6], Nguyễn Thị Minh Tâm (2009) [20]. Tuy nhiên chưa có
một đề tài nào nghiên cứu về nhĩ đồ của trẻ em viêm VA nói chung và đặc
biệt là nhóm viêm VA quá phát có chỉ định phẫu thuật, vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này v
ới 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, nội soi và hình thái nhĩ đồ ở trẻ viêm VA
quá phát có chỉ định phẫu thuật.
2. Đối chiếu hình thái nhĩ đồ với hình ảnh nội soi để rút ra kinh nghiệm cho
chẩn đoán và chỉ định điều trị.



3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Ngoài nước
1984,
Alhady AR nghiên cứu thông số áp lực tai giữa để đánh giá chức
năng vòi nhĩ dựa trên kết quả nhĩ đồ của 120 bệnh nhân VA quá phát, viêm
xoang mạn tính và viêm amidan mạn tính và 50 người bình thường cho thấy
áp lực tai giữa của cả 3 nhóm đều giảm so với nhóm bình thường nhưng chỉ
có ý nghĩa thống kê ở nhóm viêm VA phì đại, nhóm viêm xoang mạn tính.
Tác giả kết luận giảm chức năng vòi gặp nhiều nhất ở nhóm VA quá phát, ít ở
nhóm viêm xoang và ít nh
ất ở nhóm viêm amidan mạn tính [23].
1989,
Zaman K nghiên cứu về áp lực tai giữa (Middle Ear Pressure)

trên 100 trẻ em có tuổi trung bình là 7 tuổi 6 tháng được nạo VA. Tác giả cho
thấy: trước phẫu thuật, MEP trung bình là -89,3mmH
2
O, có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa 2 nhóm VA to và nhỏ, MEP được cải thiện rõ rệt sau
phẫu thuật 2 tháng (-32,4 mmH
2
O) [65].
1994, Sassen ML đo nhĩ lượng trước phẫu thuật đặt ống thông khí hoặc
nạo VA của 266 trẻ (515 tai) tuổi từ 5 tháng đến 11 tuổi, cho thấy độ nhạy và
độ đặc hiệu của nhĩ đồ giữa nhóm 5 tháng đến 2 tuổi và nhóm 2 đến 11 tuổi
khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Và tác giả cũng nhận xét nội soi tai có
giá trị hạn chế trong chẩn đoán sự có dịch tai giữa ở nhóm tuổi này [54].
2002,
Furmann A nhận xét VA phì đại có thể gây giảm nghe đặc biệt ở
những tần số thấp và có ảnh hưởng đến trở kháng tai giữa. Tác giả tiến hành
đo thính lực, nhĩ lượng trên 18 trẻ viêm VA quá phát và 10 trẻ bình thường
cho thấy có mối liên quan giữa trở kháng tai giữa và ngưỡng nghe ở 250,
1000, 2000Hz và trung bình của 3 tần số 250, 500, 1000Hz. Không có mối


4
liên quan này ở 500Hz và trung bình ngưỡng nghe của 3 tần số 500, 1000,
2000Hz [41].
2003,
Modrzyński M nghiên cứu về nhĩ đồ của 89 trẻ em tuổi 4-10
được chẩn đoán viêm VA quá phát và có giảm thính lực, thấy 37 trẻ có nhĩ
lượng dạng B (nhĩ đồ dạng đường thẳng), 44 trẻ có nhĩ lượng dạng C (nhĩ đồ
đỉnh nhọn, áp lực âm) [48].
2010,

Toros SZ nghiên cứu trên 95 trẻ viêm VA cho kết quả : nhĩ đồ
dạng B 49/190 tai và nhĩ đồ dạng C 62/190 tai. Tác giả không tìm thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ nặng của các triệu chứng lâm sàng,
mức độ to của VA và kết quả nhĩ đồ [59].
2010, Wang Wuqing và cs đánh giá ảnh hưởng của VA quá phát lên
chức năng tai giữa của 272 trẻ (544 tai) tuổi từ 2 - 12 (trung bình 6,3 tuổi),
gồm 2 nhóm: nhóm 1 có 94 trẻ (188tai) sức nghe bình thường, nhóm 2 là 178
trẻ
(356 tai) giảm sức nghe. Kết quả cho thấy: 377 tai có nhĩ đồ dạng B (nhóm
1 có 65 tai, nhóm 2 là 312 tai) trong đó 373 tai được khẳng định có dịch tai
giữa bằng chụp phim CT xương thái dương (Temporal bone Computered
Tomography) và phẫu thuật ( 61 tai nhóm 1 và 312 tai nhóm 2); 73 tai nhĩ đồ
dạng C chỉ có 14 tai chẩn đoán xác định có dịch hòm tai bằng CT và phẫu
thuật [62].
1.1.2. Trong nước
2000, Nguyễn Tấn Phong nghiên cứu về nhĩ đồ của 120 bệnh nhân có
bệnh lý tai giữa không thủng màng nhĩ, đưa ra kết qu
ả về phân loại nhĩ đồ,
các hình thái vận động của nhĩ đồ theo thời gian và không gian [14].
2000, Nguyễn Tấn Phong nghiên cứu 120 nhĩ đồ của 80 bệnh nhân
trong đó 3/4 là trẻ em. Tác giả đưa ra kết quả về các hình thái nhĩ đồ thường
gặp trên bệnh nhân bị viêm VA [15].


5
2001, Nguyễn Lệ Thủy nghiên cứu trên 82 tai bị tắc vòi nhĩ cho thấy:
nhĩ đồ dạng bẹt gặp nhiều nhất 45 tai chiếm 54,9%, nhĩ đồ hình đồi và nhĩ đồ
dạng đường thẳng chếch trái về vùng áp lực âm gặp ít hơn (26 tai và 11 tai
chiếm 31,7% và 13,4%) [21].
2002, Nguyễn Tấn Phong, Phạm Thị Cơi, nghiên cứu về hình thái nhĩ

lượng và thính lực đồ trên bệnh nhân viêm tai dính [16].
2003, Lương Hồng Châu đưa ra kết quả nh
ĩ đồ của 168 tai được chẩn
đoán viêm tai giữa không thủng màng nhĩ thấy nhĩ đồ dạng bẹt gặp nhiều nhất
chiếm 77,98% (131 tai bệnh), nhĩ đồ dạng đường thẳng chếch gặp ở 21 tai
chiếm 12,5% và nhĩ đồ hình đồi gặp ở 16 tai chiếm 9,5% [4].
2007, Lương Hồng Châu nghiên cứu về biến động của thính lực và nhĩ
lượng của bệnh nhân xẹp nhĩ tạ
i khoa Tai thần kinh, Bệnh viện Tai Mũi Họng
Trung ương thấy có sự biến động rõ rệt của nhĩ đồ: 51,7% nhĩ đồ chuyển sang
vùng áp lực âm và đỉnh giảm dưới 0,5ml và 41,7% nhĩ đồ dạng bẹt biểu thị
một sự giảm áp lực hoàn toàn trong hòm tai [6].
2009, Nguyễn Thị Minh Tâm nghiên cứu những hình thái biến động
của nhĩ đồ trong viêm tai màng nhĩ đóng kín, cho kết quả nhĩ đồ dạng bẹ
t gặp
nhiều nhất 51/110 tai, nhĩ đồ hình đồi, đỉnh thấp, lệch về phía áp lực âm gặp
tương đối nhiều 32/110 tai và nhĩ đồ đỉnh hình đồi, thấp, không lệch gặp ít
hơn 13/110 tai. Ít gặp hơn cả là các dạng nhĩ đồ đỉnh nhọn, thấp, lệch trái; nhĩ
đồ đỉnh nhọn, thấp, không lệch; nhĩ đồ đỉnh nhọn, không thấp và lệch trái
tương ứng là 1 tai, 5 tai và 8 tai [20].
Các nghiên c
ứu trên đều nghiên cứu về nhĩ đồ của VTMNĐK do nhiều
nguyên nhân trên cả trẻ em và người lớn nói chung, chưa có nghiên cứu nào
về nhĩ đồ của viêm VA.


6
1.2. Giải phẫu chức năng tai giữa
Tai giữa là hệ thống các khoang rỗng chứa khí bao gồm: hòm nhĩ, vòi nhĩ
và các tế bào xương chũm. Các phần này có liên quan mật thiết với nhau về

giải phẫu cũng như chức năng sinh lý.
Màng nhĩ
Màng nhĩ là một màng mỏng, dai, chắc và cứng ngăn cách giữa ống tai
ngoài và hòm nhĩ. Hình tròn hoặc hình bầu dục lõm ở giữa và hơi ngả về phía
trước và phía ngoài, chỗ
lõm nhiều nhất gọi là rốn nhĩ.Màng nhĩ màu hơi
xám, sáng bóng và trong, chia làm 2 phần: phần trên là màng chùng chiếm 1/4
diện tích, phía dưới là màng căng chiếm 3/4 diện tích.

Hình 1.1: Hình ảnh soi màng nhĩ [8]


7
1.2.1. Giải phẫu vòi nhĩ
Vòi nhĩ – vòi Eustachian là một ống xương sụn, nối liền thành trước
hòm nhĩ với thành bên họng. Ở người lớn dài khoảng 36mm (31 – 38mm), nó
hướng chếch vào trong, ra trước và xuống dưới tạo với mặt phẳng nằm ngang
một góc 45
0
. Vòi nhĩ chia làm 2 phần: 1/3 sau trên là phần xương dài khoảng
12mm nằm hoàn toàn trong phần đá của xương thái dương liên tiếp với thành
trước của hòm nhĩ, 2/3 trước dưới là phần sụn và màng dài khoảng 24 mm,
chỗ tiếp nối hẹp nhất gọi là eo vòi [1], [4], [28], [37].

Hình 1.2: Vòi nhĩ [60]
Sụn vòi được tạo thành từ một sụn, nó uốn cong tạo nên thành giữa,
thành trên (mái) và một phần thành bên, phần thành bên còn lại và thành dưới
được che phủ bởi màng đó là chỗ gắn vào của những sợi mở vòi của cơ căng
màn hầu. Sụn vòi lớn dần từ khi sinh ra đến tuổi dậy thì thì hoàn chỉnh. Có
nhiều khe nứt theo trục dọc và khe nứt ngang chia sụn vòi thành 4 – 6 mảnh



8
riêng biệt, nối liền nhau bằng tổ chức xơ và xếp chồng nhau như ngói lợp.
Nhờ các khe rạn đó mà vòi giãn nở dễ dàng [4].
Lòng vòi có hình thù khác nhau tùy đoạn nhưng nói chung có 3 tầng:
tầng trên là vòm, tầng giữa hẹp là cổ, tầng dưới là đáy có các nếp niêm mạc
dọc. Kích thước của lòng vòi: đoạn xương cao 3 - 4mm, rộng 2mm; eo vòi
cao 2mm, rộng 1mm; lỗ vòi ở họng cao 8mm, rộng 5mm khi mở [4].
Lỗ vòi mở ra ở thành bên họng, loe và nhô ra
ở lòng vòm họng. Là một
lỗ giãn nở được, có hình tam giác khi mở và hình vạch thẳng đứng khi đóng,
hướng về phía trong, trước, dưới do mép sau và đỉnh nhô hơn mép trước và
đáy.
Niêm mạc vòi nhĩ:. Phần vòi sụn được bao phủ bởi niêm mạc đường hô hấp
– biểu mô trụ có lông chuyển, dày, chứa nhiều tế bào nhầy đôi khi tập hợp
thành tuyến nhày. Phía dưới là lớp tế bào đáy trẻ chưa biệt hóa, tiế
p đến là lớp
đệm rất phát triển ở phần họng chứa nhiều sợi chun, mạch máu, tuyến nang
ống tiết thanh dịch nhày. Và mô lympho ở miệng loa vòi, có khi phát triển
thành đám gọi là amidan vòi hay amidan Gerlach.
Phần vòi xương niêm mạc mỏng hơn, biểu mô với các tế bào thấp hơn, lông
chuyển thưa hơn, lớp đệm mỏng hơn, tuyến tiết ít hơn, không có mô lympho –
đó là kiểu niêm mạc chuyển tiếp giữa niêm mạc đườ
ng hô hấp và niêm mạc
hòm nhĩ [4].
1.2.2. Cấu trúc vòi nhĩ
a. Các cơ bao vòi: có 4 cơ đó là cơ căng màn hầu, cơ nâng màn hầu, cơ loa
vòi và cơ căng màng nhĩ. Tác dụng mở vòi trực tiếp là bó giữa của cơ căng
màn hầu gắn vào thành bên (thành màng) của vòi nhĩ, khi co nó có tác dụng

mở vòi nhĩ còn gọi là cơ mở vòi [1], [55].


9
Cơ nâng màn hầu không làm mở vòi nhưng khi co nó làm nâng thành
giữa của sụn vòi ở phần họng của vòi nhĩ.
Cơ căng màng nhĩ cũng đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế mở
vòi. Cơ này gắn một phần lên sụn vòi và lên phần xương tiếp giáp sụn nên khi
co nó làm mở vòi nhĩ ở chỗ tiếp nối giữa phần sụn và phần xương [1].
b. Bản lề elastin: phần mái chỗ n
ối giữa thành giữa và thành bên của sụn vòi
rất giàu sợi elastin tạo thành bản lề, bằng cách kéo giật lên nó có tác dụng giữ
cho vòi nhĩ đóng khi các cơ giãn ra [37].
c. Lớp mỡ Ostmann: nằm ở dưới phần màng của vòi nhĩ, nó cũng giúp cho
sự đóng vòi nhĩ và đồng thời bảo vệ sự trào ngược dịch từ mũi họng vào vòi
nhĩ [1], [37].

Hình 1.3: Cấu trúc vòi nhĩ


10
1.2.3. Sự khác nhau giữa vòi nhĩ trẻ em và người lớn
Vòi nhĩ trẻ em rộng hơn, ngắn hơn, thẳng hơn và nằm ngang hơn,
những đặc điểm này tạo điều kiện cho viêm nhiễm từ vòm mũi họng vào tai
giữa thậm chí cả sữa nếu trẻ không được cho ăn ở tư thế đầu cao [4].
- Chiều dài: Vòi nhĩ ở trẻ em ngắn hơn, chiều dài khi mớ
i đẻ 15mm (13 –
18mm) bằng khoảng 1/2 ngưòi trưởng thành, 1 tuổi là 20mm, khi 4 tuổi là
30mm [4], [37].
- Hướng: nằm ngang hơn, khi mới sinh ra góc tạo với mặt phẳng ngang là

10
0
. Từ trên 7 tuổi góc này là giống người lớn [37].

Hình 1.4: Sự khác nhau giữa góc của vòi nhĩ trẻ em và người lớn [35]
- Eo: Vòi nhĩ trẻ em thẳng, hầu như không có eo [1], [4].
- Sụn vòi: Mềm hơn do đó dễ xảy ra quá trình trào ngược dịch mũi họng vào
vòi nhĩ. Trong khi đó sụn vòi của người lớn hầu như cứng giúp cho việc đóng
vòi nhĩ và bảo vệ tai giữa khỏi sự trào ngược dịch mũi họng [37].
- Mật độ
elastin: Vòi nhĩ người lớn có mật độ elastin cao hơn hẳn trẻ em
ngược lại mật độ tế bào sụn của vòi nhĩ trẻ em lại lớn hơn người lớn, đặc
điểm này làm cho vòi nhĩ trẻ em mềm hơn, hoạt động kém hiệu quả hơn
Tai trẻ em
Tai người lớn


11
người lớn: ở người lớn khi cơ căng màn hầu co do sụn vòi cứng nên vòi mở ra
còn ở trẻ em sụn vòi mềm nên việc mở vòi khó hơn [1], [4].
- Lớp đệm mỡ: thể tích của lớp này là nhỏ hơn ở trẻ em. ở người lớn rộng hơn
nên nó giúp cho việc đóng vòi tốt hơn [1], [37] .
- Góc tạo bởi cơ căng màn hầu và sụn vòi là khác nhau giữa trẻ em và người
l
ớn. Ở người lớn, góc này ổn định trong toàn bộ chiều dài của vòi còn ở trẻ
em góc này rộng hơn ở phần họng mũi của vòi và giảm dần ra sau về phần tai
giữa của vòi. Sự khác biệt này có thể liên quan đến chức năng vòi kém hiệu
quả ở trẻ em, do đó viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em [1].
1.2.4. Chức năng vòi nhĩ: có 3 chức năng cơ bản [17], [28], [37].
- Ch

ức năng thông khí: là chức năng quan trọng nhất. Vòi nhĩ có khả năng
điều hòa và cân bằng áp lực của hòm nhĩ với môi trường ngoài thông qua
chức năng đóng mở loa vòi.
- Chức năng bảo vệ: Phản xạ đóng loa vòi ngăn không cho áp lực âm thanh và
dịch từ vòm mũi họng xâm nhập tai giữa.
- Dẫn lưu và làm sạch: nhờ hoạt động của hệ thống niêm dịch – lông chuyển
của niêm m
ạc hòm nhĩ và vòi nhĩ mà dịch tiết trong tai giữa được dẫn lưu
thường xuyên xuống vòm họng.
 Chức năng thông khí
Bình thường tai nghe rõ nhất khi áp lực không khí ở 2 bên mặt màng
nhĩ cân bằng. Khi áp lực âm hoặc dương hơn ở tai giữa đều ảnh hưởng đến
sức nghe. Do vậy vòi nhĩ đóng mở đều đặn để cân bằng áp lực của tai giữa
với bên ngoài. Trong điều ki
ện bình thường vòi nhĩ đóng khi nghỉ, nó mở
trong khi nuốt, hắt hơi và ngáp. Tư thế cũng có ảnh hưởng đến chức năng của
vòi nhĩ, nó mở kém hiệu quả khi ở tư thế nằm và trong khi ngủ do sự ứ máu


12
tĩnh mạch. Chức năng này cũng kém ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do đó bệnh lý tai
giữa cũng thường gặp hơn ở lứa tuổi này.
 Chức năng bảo vệ
Âm thanh có áp lực lớn từ mũi họng có thể được truyền vào hòm tai
nếu vòi nhĩ mở do đó ảnh hưởng đến sức nghe bình thường của tai. Trong
những trường hợp này vòi nhĩ duy trì ở
trạng thái đóng để bảo vệ tai giữa khỏi
những âm thanh này.
Vòi nhĩ cũng bảo vệ tai giữa khỏi sự trào ngược dịch từ mũi họng. Sự
trào ngược này xảy ra dễ dàng hơn ở những vòi nhĩ loe rộng, vòi nhĩ ngắn

(như vòi nhĩ trẻ em) hoặc có lỗ thủng màng nhĩ. Áp lực cao từ mũi họng cũng
có thể đẩy dịch tiết mũ
i họng vào hòm tai như khi xì mũi, khi nuốt ở những
trường hợp mũi bịt kín (VA to, tắc 2 bên mũi).
 Chức năng dẫn lưu và làm sạch
Niêm mạc vòi nhĩ và phần trước của hòm nhĩ được lót bởi biểu mô trụ
có lông chuyển. Những lông chuyển này di chuyển theo hướng của mũi họng,
điều này giúp cho quá trình làm sạch, dẫn lưu dịch tiết, chất tiết từ trong hòm
tai ra ngoài mũi h
ọng. Chức năng này được tăng cường thêm nhờ hoạt động
đóng mở của vòi nhĩ.


MN: Màng nhĩ OTN: Ống tai ngoài HT: Hòm tai
Hình 1.5: Ba chức năng của vòi nhĩ [35]
THÔNG KHÍ


13
1.3. Rối loạn chức năng vòi nhĩ (Eutachian tube Dysfuntion – ETD)
1.3.1. Nguyên nhân gây rối loạn chức năng vòi nhĩ
Có rất nhiều nguyên nhân gây giảm chức năng vòi nhĩ bao gồm nhiễm
trùng, dị ứng, trào ngược, tắc nghẽn cơ học, yếu tố môi trường, do gen, do dị
tật bẩm sinh, do thầy thuốc,…Mặc dù liệt kê đầy đủ là rất khó nhưng có một
số nguyên nhân phổ biến như sau [55]:
- Nhiễm khuẩn hô hấp trên do vi khu
ẩn, vi rút: Doyle và cs (2000) đã chỉ ra
rằng không chỉ chức năng vòi nhĩ bị giảm do nhiễm khuẩn hô hấp trên mà vòi
nhĩ có chức năng bình thường còn giúp làm giảm những biến chứng của
nhiễm khuẩn hô hấp trên.


- Viêm mũi xoang mạn tính: Stoikes and Dutton (2005) đã khẳng định rằng
bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang đã giảm các triệu chứng tai liên
quan đến giảm chức năng vòi nhĩ. Viêm mũi dị ứng và nhiễm vi rút cũng
được biết đến là nguyên nhân gây giảm chức năng vòi nhĩ.
- Khói thuốc lá: Agius và cs (1995) đã công bố 2 nghiên cứu về chức năng tai
giữa và vòi nhĩ trên 1225 đối tượng hút thuốc lá và khẳng định có sự giảm t
ốc
độ vận động lông chuyển của niêm mạc vòi nhĩ ở đối tượng này so với người
không hút thuốc. Dubin và cs (2002) cũng khẳng định hút thuốc lá bị động
cũng gây ảnh hưởng chức năng vòi nhĩ nhưng không đóng vai trò gây lên
bệnh lý tai giữa.
- Hội chứng trào ngược dạ dày – họng: White và cs (2002) đã khẳng định có
giảm chức năng vòi nhĩ rõ rệt trên động vật thí nghiệm khi niêm mạc mũi
họng tiếp xúc với dịch vị dạ dày. Thử nghiệm chỉ ra rằng chức năng thông khí
và làm sạch của vòi nhĩ bị bất hoạt hoàn toàn. Heavner (2001) nghiên cứu trên
động vật thí nghiệm cũng công bố kết quả tương tự.


14
- Dị tật bẩm sinh- hở hàm ếch: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em hở
hàm ếch sẽ tăng nguy cơ bị bệnh tai giữa. Tỷ lệ giảm chức năng vòi nhĩ lên
tới 79% ở trẻ hở hàm ếch và trẻ sứt môi hở hàm ếch (Gold và cs – 1993) và
một điều thú vị là trong nghiên cứu của họ có 2/110 trẻ bị Cholesteatoma mắc
phải.
Arnold và cs (2002) thấy ở trẻ
hở hàm ếch 2 bên có vòi nhĩ hầu như nằm
ngang. Ở những trẻ này, do hoạt động không bình thường của cơ nâng màn
hầu gây ảnh hưởng đến chức năng vòi nhĩ. Một điều không may mắn là một
số trẻ hở hàm ếch đã được phẫu thuật vẫn tiếp tục bị giảm chức năng vòi nhĩ

cho đến tuổi trưởng thành như trong nghiên cứu của Gudzil và Mann (2006)
có tới 1/3 người lớn có tiền sử sứt môi hở hàm ếch có giảm chức năng vòi nhĩ
kéo dài.
- Khối u vòm mũi họng và sau điều trị tia xạ vòm họng: Điều trị ung thư mũi
họng bằng tia xạ gây tác động có hại cho các cấu trúc xung quanh đặc biệt là
vòi nhĩ. Nhiều nghiên cứu đã thấy bệnh nhân điều trị tia xạ bị bệnh lý tai thứ
phát sớm hay muộ
n.
- Nito oxit: Teixeira and cs (2005) nghiên cứu cho thấy có khoảng ½ bệnh
nhân nhận được 50% Nito oxit sau gây mê phẫu thuật có nhĩ đồ dạng C (đỉnh
nhọn, áp lực âm) so với nhĩ đồ dạng A trước phẫu thuật. Sự thay đổi áp lực tai
giữa thứ phát này là do sự hấp thụ Nito oxit dẫn đến giảm thể tích không khí
của tai giữa.
- VA quá phát: Theo nhiều tác giả thì đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây
giảm chức năng vòi ở trẻ em [55]. Nguyễn L
ệ Thủy nghiên cứu trên 50 bệnh
nhân tắc vòi nhĩ có đến 50% do VA quá phát [21]. VA gây giảm chức năng
vòi do:
- VA to gây chèn ép cơ học ảnh hưởng đến hoạt động mở vòi nhĩ.

×