Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

phân tích chiến lược kinh doanh của tổng công ty may nhà bè - ctcp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.37 KB, 29 trang )

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY
MAY NHÀ BÈ - CTCP
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ – CTCP
1. Một số thông tin giới thiệu doanh nghiệp
- Tên đầy đủ doanh nghiệp: Tổng công ty may Nhà Bè – CTCP
- Tên viết tắt: NBC
- Trụ sở: Số 04 – Đường Bến Nghé – Phường Tân Thuận Đông – Quận 7 – Tp. Hồ
Chí Minh
- Ngày tháng năm thành lập: Năm 1975
- Loại hình doanh nghiệp: Dệt may
- Tel: 84 (8) 38720077
- Fax: 84 (8) 38725107
- Website:
- Ngành nghề kinh doanh của Doanh Nghiệp:
• Theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh lần đầu số 4103003232 ngày 24
tháng 03 năm 2005.
• Đăng kí thay đổi lần thứ 5 theo số 0300398889 ngày 11 tháng 05 năm 2010
do Sở Kế hoach và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
- Vốn điều lệ thực góp: 140.000.000.000 ( một trăm bốn mươi tỷ VNĐ) năm 2007.
2. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược
Ngoài thế mạnh truyền thống là sản xuất các sản phẩm may mặc, NBC còn tham gia
một số lĩnh vực khác trên cơ sở phát huy tối đa năng lực sẵn có của Tổng công ty và các
đơn vị thành viên. Hoạt động của NBC gồm ba lĩnh vực/thị trường chính:
1- Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước
Các sản phẩm của NBC như bộ veston, sơmi, quần với những nhãn hàng
Novelty, Cavaldi, Style of Living từ lâu đã được khách hàng trong nước tín nhiệm. Tất
cả đều hội tụ những ưu thế của NBC, đó là nét tinh tế trong lựa chọn chất liệu, kiểu dáng
và sự sắc sảo về thiết kế, cắt may nhằm phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.
NBC có mạng lưới các điểm bán hàng rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước và
đội ngũ bán hàng tận tâm.
Liên tục 14 năm người tiêu dùng đã thể hiện niềm tin của mình đối với NBC bằng


cách bình chọn cho các sản phẩm của NBC là "Hàng Việt Nam chất lượng cao".
2- Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế
NBC là doanh nghiệp thuộc nhóm đầu của Việt Nam về năng lực và kinh nghiệm
sản xuất, gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu. Từ nhiều năm qua NBC đã trực tiếp sản
xuất sản phẩm của các nhãn hàng nổi tiếng thế giới như JCPenney, Decathlon, Tommy
Hilfiger và được các đối tác quốc tế đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, trình độ sản
xuất và các yếu tố liên quan khác.
NBC đã xây dựng được hệ thống nhà xưởng hơn 50.000m2, trên 13.000 thiết bị
chuyên dụng và quan trọng nhất là đội ngũ công nhân lành nghề gần 17.000 người.
3- Các hoạt động đầu tư, thương mại và dịch vụ khác
NBC có các đơn vị thành viên hoạt động trong các lĩnh vực như đầu tư tài chính,
du lịch, vận tải, xây dựng, công nghệ thông tin, bất động sản
3. Sứ mạng
NBC cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm thời trang đáng
tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo nên sự tự tin khi đồng hành cùng thương
hiệu NBC.
4. Tầm nhìn
NBC mang những xu thế thời trang mới nhất đến với người Việt Nam và thế giới
trong vai trò nhà cung cấp sản phẩm thời trang công nghiệp hàng đầu.
5. Giá trị cốt lõi
• Khách hàng là trọng tâm
Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược.
• Trách nhiệm xã hội
Với trách nhiệm của một doanh nghiệp chủ lực, NBC hoạt động không chỉ vì mục
đích kinh doanh mà bên cạnh đó chúng tôi cam kết đóng góp một cách tích cực
vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển xã hội.
• Sáng tạo và Chất lượng
Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra mẫu mã phù hợp, lựa chọn
chất liệu, cải tiến thiết bị và quy trình. Luôn xây dựng nhằm đạt được những tiêu
chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng.

• Linh động và Hiệu quả
Hệ thống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao nhằm đáp ứng nhu cầu thời
trang của khách hàng.
• Lợi nhuận
Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu quả
và trách nhiệm.
6. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Một vài chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty may Nhà Bè
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Tổng tài sản 861,70 tỷ đồng 1.004,482 tỷ đồng 1.374,11 tỷ đồng
Tổng nguồn vốn 861,170 tỷ đồng 1.004,482 tỷ đồng 1.374,11 tỷ đồng
Tổng doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
1.261,280 tỷ đồng 1.479,827 tỷ đồng 1.852,051 tỷ đồng
Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
1.260,641 tỷ đồng 1.469,636 tỷ đồng 1.841,456 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế 31,968 tỷ đồng 41,787 tỷ đồng 51,48 tỷ đồng
Lợi nhuận sau thuế 29,3 tỷ đồng 37,198 tỷ đồng 45,498 tỷ đồng
Ta thấy các chỉ tiêu tài chính của công ty May Nhà Bè đều tăng lên theo các năm từ 2008
đến 2010.
Năm 2009, với sự cố gắng phấn đấu, khắc phục khó khăn, công ty CP May Nhà
Bè đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, các chỉ tiêu kinh tế đều tăng so với năm
2008: tổng doanh thu 1.479,482 tỷ đồng, tăng 17,33% ; lợi nhuận trước thuế đạt 41,78 tỷ
đồng , tăng 30,72%; kim ngạch xuất khẩu 252 triệu USD , tăng 18,87%; nộp ngân sách
Nhà nước 27 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2008.

Sản xuất kinh doanh toàn hệ thống của Tổng công ty May Nhà Bè đã không hề
xảy ra bất cứ 1 sai sót nào gây thiệt hại cho khách hàng và ngày càng củng cố, xây dựng
tốt hơn chất lượng hệ thống.
Năm 2010 theo bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của công ty đạt được là
1.374,11 tỷ đồng, tăng 36,8% so với năm 2009. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ đạt được 1.852,051 tỷ đổng, tăng 25,15% so với năm 2009. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1841,456 tỷ đồng, tăng 25,3% so với năm 2009. Lợi
nhuận trước thuế đạt 51,48 tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 2009. Lợi nhuận sau thuế
tăng 22,3% so với năm 2009.
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1. Ngành kinh doanh của doanh nghiệp
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt Nam
hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh.
BMI dự báo giá trị gia tăng mà ngành dệt may mang lại năm 2007 tăng 13,5%;
năm 2008 giảm 9,2% và có thể năm 2009 sẽ giảm tồi tệ nhất chỉ còn 3%. Năm 2010 sẽ là
một năm ảm đạm với ngành dệt may Việt Nam, tốc độ tăng trưởng chỉ còn 0,9%. BMI dự
báo có lẽ phải tới năm 2011 tốc độ tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam mới có dấu hiệu
tăng và đạt ở mức 9,8%. Từ năm 2003 đến 2008 tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm
của giá trị gia tăng mà ngành dệt may mang lại đạt 11,9% vượt tốc độ tăng trưởng GDP
tới 7,8%. Nhưng trong vòng năm năm tới, tốc độ này chỉ còn 4,8% thấp hơn so với tốc độ
GDP ở mức 7%. BMI dự báo tốc độ xuất khẩu hàng dệt may sẽ giảm 18,6% (tương
đương khoảng 8,74 tỉ đô-la Mỹ) trong năm 2009; còn nhập khẩu giảm 20,4% (tương
đương khoảng 5,04 tỉ đô-la Mỹ). Tăng trưởng xuất khẩu bình quân ở mức 22,4%/năm
giai đoạn 2003 - 2008 có thể giảm xuống chỉ còn 1,8% trong giai đoạn 2008 - 2013.
2. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô
2.1 Nhân tố kinh tế
Ngành Dệt – May VN có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành
cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã hội, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn
lao động, đồng thời đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn từ xuất khẩu và đóng góp một nguồn

thu cho ngân sách Nhà nước. May Nhà Bè (NBC) là DN sản xuất hàng may mặc xuất
khẩu, nhưng cũng đã sớm tham gia thị trường trong nước. Mỗi biết động của nền kinh tế
trong nước đều tạo nên những cơ hội và thách thức cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
của công ty, đặc biệt là đối với một công ty quy mô lớn như NBC.
- Nền kinh tế tăng trưởng.
Nền kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với việc tài sản của nhà đầu tư được gia tăng, hơn
thế nữa tài sản của nền kinh tế quốc dân được gia tăng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
chứng tỏ khả năng sản xuất, cung ứng của các doanh nghiệp dệt may tốt, trong đó có
NBC. Nhưng những rủi ro của nền kinh tế tăng trưởng không bền vững luôn gắn liền với
kinh doanh thiếu bền vững. Ví dụ như kinh tế tăng trưởng mà tăng khoảng cách giàu
nghèo, môi trường bị ô nhiễm … thì sớm muộn các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực,
trong đó có ngành dệt may sẽ gặp phải những khó khăn trên thị trường vốn, thị trường lao
động… dẫn đến kìm hãm phát triển kinh doanh.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao báo động nguy cơ lạm phát, người tiêu dùng có thể
sẽ phải hạn chế chi tiêu, nhất là đối với hàng hóa là quần áo, các doanh nghiệp trong
ngành dệt may cần phải thận trọng trong việc cung ứng sản phẩm ra thị trường. Bên cạnh
đó, sự thay đổi giá cả của hàng hoá dịch vụ trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến các
chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu giá cả tăng, các khoản lãi cố định sẽ có giá trị thực
tế thấp hơn và làm giảm mức sinh lợi của các chứng khoán, do đó ảnh hưởng đến hoạt
động tài chính của doanh nghiệp trong ngành dệt may. Ngoài ra, giá cả tăng cao ảnh
hưởng không nhỏ tới các chi phí cho nguyên - phụ liệu đầu vào, buộc doanh nghiệp phải
tăng giá thành sản phẩm.
- Thu nhập bình quân đầu người
Khi nền kinh tế ổn định, thu nhập bình quân trên đầu người tăng, người dân sẽ
nâng cao mức chi tiêu đặc biệt là đối với mặt hàng quần áo, đó là cơ hội phát triển cho
các doanh nghiệp dệt may.
- Thuế và lãi suất vay vốn
Thuế và các khoản lệ phí khác là những yếu tố làm tăng chi phí sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Để các công ty may mặc có thể nâng cao lợi nhuận thì Nhà

Nước cần đưa ra mức thuế thật sự hợp lý và tránh việc tăng thuế các nguyên vật liệu cũng
như các mặt hàng của công ty. Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng là nguồn
vốn chủ yếu của các công ty may mặc như NBC. Với lãi suất cho vay cao ngất (từ 17 đến
19%), đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành của sản phẩm dệt may. Một số công ty may
đành phải chấp nhận giữ giá bán một số sản phẩm và chịu giảm lợi nhuận, một số sản
phẩm khác nếu có tăng giá thì cũng chừng mực. Nếu các ngân hàng có những chế độ ưu
đãi về lãi suất thì nhiều công ty may mặc như NBC sẽ thuận lợi hơn trong việc phát triển
khả năng sản suất, đầu tư cho các hạng mục kinh doanh.
- Sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ.
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt
Nam còn yếu và thiếu. Tỷ lệ nội địa hóa của ngành công nghiệp phụ trợ chưa cao, khiến
các công ty may mặc như NBC vẫn sẽ tiếp tục phải dựa vào nguyên liệu dệt nhập khẩu,
dẫn đến giá trị gia tăng không cao, thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng đáp ứng nhanh.
Một số nguyên phụ liệu dệt may cần nhập khẩu như bông, sợi nhân tạo, chỉ và filament,
vải. Hiện nay, ngành dệt may đang phải nhập một khối lượng lớn nguyên liệu đầu vào và
còn đang đối mặt với một nghịch lý. Sợi sản xuất ra hiện nay 2/3 phải xuất khẩu. Trong
khi ngành may lại phải nhập tới 5,3 tỷ USD tiền vải từ nước ngoài (khoảng 70%). Đây sẽ
vẫn là một bài toán khó khi ngành công nghiệp dệt sợi, in, nhuộm trong nước hiện vừa
yếu và thiếu về cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ sản xuất. Mặt khác, khoảng cách chất
lượng của các sản phẩm phụ trợ trong nước với nước ngoài còn khá xa, điều này ảnh
hưởng đến chất lượng của các sản phẩm may mặc trong nước.
Nguồn nhân lực.
Lực lượng lao động trong ngành dệt may khá dồi dào, có kỹ năng và tay nghề tốt,
có chi phí lao động thấp so với nhiều quốc gia khác, có khả năng sản xuất được các loại
sản phẩm phức tạp, đòi hỏi chất lượng cao và được phần lớn khách hàng kỹ tính chấp
nhận. Thêm vào đó, ngành dệt may Việt Nam được chính phủ ưu tiên phát triển, nên
ngành đã thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện mở rộng đầu tư trang
thiết bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.
Nhưng trên thực tế, muốn cạnh tranh, một số doanh nghiệp dệt may buộc hạ giá
tiền công. Mà giá nhân công càng hạ lại càng mất công nhân. Còn nếu tăng giá thì mất

khách hàng… Lao động dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các ngành nghề có
thu nhập khá hơn. Trong thời điểm hiện nay, nhiều ngành nghề phát triển với tốc độ
chóng mặt dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động tăng cao, một số dự án lớn của Nhật, Mỹ
thu hút tới 5.000 - 6.000 công nhân, với điều kiện làm việc là đồng lương hậu hĩnh. Trong
khi đó, ngành may mặc lại là một ngành cần rất nhiều lao động với mức lương làm gia
công không lấy gì làm cao lắm thì chỉ với một đến hai dự án lớn như vậy cũng đủ giết
chết hàng loạt doanh nghiệp may nếu như chủ các doanh nghiệp không có những biện
pháp cải tiến chất lượng, nâng cao năng suất và tăng lương cho người lao động. Hơn nữa,
với tình trạng lao động căng thẳng và giá tiêu dùng tăng cao như hiện nay, doanh nghiệp
buộc phải tăng lương cho người lao động, khiến chi phí sản xuất tăng, làm giảm hiệu quả
sản xuất.
- Các yếu tố về cơ sở hạ tầng.
Ngành dệt may còn đang phải đối mặt với sự yếu kém của hạ tầng cơ sở phục vụ
sản xuất, điển hình nhất là tình trạng thiếu điện. Điện cắt, sản xuất bị đình trệ, chậm hợp
đồng và phải bồi thường nhưng doanh nghiệp vẫn phải trả đủ lương cho công nhân…
Ngoài ra, việc tăng giá xăng dầu cũng khiến chi phí vận chuyển tăng theo càng tạo thêm
áp lực cho doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất nhập khẩu tại các cảng biển chật hẹp gây ách tắc giao
thông, ảnh hưởng đến việc nhận vật tư nguyên liệu và giao hàng xuất khẩu ở cảng.
- Khi Việt Nam gia nhập WTO.
Khi Việt Nam gia nhập WTO đem lại cho các ngành nghề, các doanh nghiệp nói
chung và ngành dệt may, May Nhà Bè nói riêng những cơ hội và thách thức. Cơ hội về
mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ… tuy nhiên cũng có rất nhiều thách thức, đó
là sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ mạnh trong và ngoài nước, chịu sự tác động
mạnh honk hi có những biến đổi trong nền kinh tế thế giới như sự biến động về tỷ giá
hối đoái, biến động của các nền kinh tế lớn…
2.2 Nhân tố văn hóa - xã hội.
Cũng như các doanh nghiệp dệt may khác NBC cũng chịu sự ảnh hưởng sâu sắc
của các yếu tố văn hóa – xã hội. Sự thay đổi của môi trường văn hóa – xã hội khiến các
doanh nghiệp dệt may phải thay đổi thiết kế, thay đổi các công cụ marketing tiếp cận thị

trường…
- Về xu hướng thời trang.
Kinh tế càng phát triển, đời sống và thu nhập càng cao thì con người càng chú
trọng đến các sản phẩm phục vụ tiêu dùng, trong đó có quần áo. Thêm vào đó, xu hướng
thời trang các nước có ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng và thị hiếu thẩm mỹ của người
tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc, đặc biệt là thời trang Pháp – kinh đô thời trang
thế giới. Nếu những doanh nghiệp dệt may như NBC không chú trọng đúng mức đến
công tác cải tiến mẫu mã sẽ nhanh chóng bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh này. Hàng
Trung Quốc với giá thành rẻ, kiểu dáng đa dạng thường xuyên thay đổi và khá phù hợp
với thị hiếu của người Việt Nam đang chiến lĩnh thị trường nội địa. Tuy nhiên, người Việt
Nam vẫn có tâm lý “ăn chắc mặc bền” nên những sản phẩm có chất lượng tốt của các
doanh nghiệp vẫn được người tiêu dùng tin dùng. Đó là một thuận lợi mà May Nhà Bè có
được trên sân nhà.
- Tập quán tiêu dùng.
Mỗi một vùng, mỗi một thị trường có một phong cách tiêu dùng đặc trưng, doanh
nghiệp dệt may muốn thâm nhập thị trường đó thì trước hết phải tìm hiểu về tập quán tiêu
dùng tại đây. Đặc biệt, hiện nay các doanh nghiệp dệt may hướng tới việc xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài nhiều hơn. Ví dụ điển hình đó là NBC chủ yếu sản xuất hàng may mặc
xuất khẩu với Mỹ 40%, EU 35%, Nhật 20%, Các nước khác 5%. Một điều tất yếu đó là
các doanh nghiệp dệt may như NBC phải thông thuộc ngôn ngữ và tôn giáo ở những thị
trường cần phát triển quá trình kinh doanh.
Phong cách giao tiếp liên quan đến việc chào đón khách hàng, tư vấn tại chỗ hay các
dịch vụ kèm theo như thế nào, doanh nghiệp dệt may cần phải tạo ra phong cách giao tiếp
đặc trưng của thị trường mục tiêu.
- Môi trường làm việc.
Trong các môi trường làm việc khác nhau con người sẽ cần có các bộ trang phục
phù hợp. Ví dụ như công nhân nhà máy cần bộ trang phụ dầy dặn không cầu kỳ về mặt
hình thức, các nhân viên văn phòng cần trang phục gọn gàng nhiều yếu tố thẩm mỹ để thể
hiện sự tôn trọng nơi công sở Bởi vậy các doanh nghiệp dệt may luôn phân tích môi
trường làm việc trong các tổ chức xã hội để thiết kế ra những bộ quần áo vừa thoải mái

vữa tôn lên vẻ đẹp của người sử dụng và đáp ứng được yêu cầu sử dụng khác nhau.
- Cơ cấu lứa tuổi
Mỗi một lứa tuổi có một phong cách ăn mặc khác nhau, cơ cấu lứa tuổi thay đổi
nghĩa là số lượng khách hàng mục tiêu của các doanh nghiệp dệt may thay đổi. Các
doanh nghiệp luôn phải xem xét cơ cấu độ tuổi để có những chiến lược phát triển sản
phẩm trên các phân khúc thị trường khác nhau.
2.3. Nhân tố chính trị - pháp luật
Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn
của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh tế
không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Việt
Nam là quốc gia được đánh giá có nền chính trị ổn định nhất trên thế giới, tạo nên cơ hội
lớn cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có May Nhà Bè và các doanh nghiệp
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Ngành dệt may nói chung và May Nhà Bè nói riêng chịu sự tác động, điều chỉnh pháp
luật rất lớn khi Việt Nam gia nhập WTO. Một số hiệp định của WTO có thể điều chỉnh
hoạt động của ngành may mặc.
Thứ nhất, Hiệp định Tổng quan về Thuế quan và Thương mại (1994) được ký kết vào
năm 1994 có những quy định chung về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đối với
hoạt động trao đổi hàng hóa, trong đó có hàng dệt may. Theo đó, hàng dệt may xuất khẩu
của thành viên WTO vào một nước thành viên khác sẽ nhận được những đối xử tốt
nhất (chẳng hạn, về thuế nhập khẩu) mà nước thành viên ấy dành cho các thành viên
WTO. Đó là một cơ hội mà các doanh nghiệp dệt may có được khi Việt Nam gia nhập
WTO.
Thứ hai, Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại cũng có thể ảnh hưởng
đến hoạt động của ngành dệt may. Với mục tiêu nhằm bảo đảm các quy định, tiêu chuẩn,
thủ tục kiểm định và chứng nhận không tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với
thương mại, rõ ràng, Hiệp định này có thể ảnh hưởng đến việc vận dụng các hàng rào kỹ
thuật nhằm hạn chế nhập khẩu hàng dệt may ở các nước thành viên. Đây là một thử thách
đối với May Nhà Bè và các doanh nghiệp dệt may trong nước khác, khi các doanh nghiệp
nước ngoài tiến vào thị trường Việt Nam dễ dàng hơn, thuận lợi hơn.

Thứ ba, các quy định về xuất xứ của hàng hóa cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng
thâm nhập thị trường của các sản phẩm dệt may. Các quy định này liên quan đến các tiêu
chí được sử dụng nhằm xác định xem sản phẩm được sản xuất ở đâu. Đây là một phần
quan trọng trong quy định thương mại vì nhiều chính sách có phân biệt giữa các nước
xuất khẩu (liên quan đến hạn ngạch, thuế suất ưu đãi, chống bán phá giá, v.v
Thứ tư, định giá hải quan cũng là một vấn đề cần được tính đến. Định giá hải quan là
một thủ tục hải quan được thực hiện nhằm xác định giá trị hải quan của hàng nhập khẩu.
Đối với các đơn vị nhập khẩu, quá trình này có ý nghĩa quan trọng như là mức thuế được
áp dụng, vì nếu mức thuế được tính theo tỷ lệ % của giá trị hải quan, giá trị hải quan cũng
ảnh hưởng đến mức thuế phải chịu đối với hàng nhập khẩu. Hiệp định về định giá hải
quan trong khung khổ WTO hướng tới một hệ thống định giá hàng hóa cho mục đích hải
quan được thực hiện một cách công bằng, đồng nhất, và trung tính. Kể từ khi kết thúc
vòng đàm phán Uruguay, Hiệp định này đã được thay thế bằng Hiệp định về thực thi
Điều VII của GATT 1994, và chỉ áp dụng đối với quá trình định giá hàng nhập khẩu để áp
dụng mức thuế nhập khẩu theo tỷ lệ %.
Hiện tại các Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng gia công
là chủ yếu, vì vậy các DN chưa thấy rõ được sự ảnh hưởng của Hiệp định này. Tuy nhiên
các DN đang phấn đấu tăng dần tỷ lệ đơn hàng theo phương thức FOB, do vậy việc hiểu
biết Hiệp định này là một việc cần thiết để các DN chủ động sử dụng được lợi thế của
phương pháp định giá này tăng tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam khi hội
nhập thế giới.
Một hiệp định khác có thể ảnh hưởng đến ngành dệt may khi gia nhập WTO là quy
định về việc bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt may, sau khi Hiệp định về Dệt
May (ATC) chấm dứt vào cuối năm 2004. Như vậy, với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ
không còn gặp phải vấn đề hạn ngạch khi xuất khẩu hàng dệt may nữa. Điều này giúp
Việt Nam có nền tảng cạnh tranh công bằng hơn, ít nhất là về mặt pháp lý, với các nước
sản xuất hàng dệt may khác như Ấn Độ, Băng-la-đét, Trung Quốc
Ngoài các hiệp định trong khung khổ WTO, các hiệp định thương mại tự do khác mà
Việt Nam tham gia ký kết và thực thi cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất
khẩu hàng dệt may. Đáng chú ý, các hiệp định thương mại tự do này chủ yếu được ký

trong khung khổ của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các hiệp định
thương mại này bao gồm Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA),
Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), và Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Úc -
Niu Dilân (AANZFTA). Ngoài ra, Việt Nam còn có Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam -
Nhật Bản (VJEPA) - có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dệt may vào thị trường
Nhật Bản.
2.4. Nhân tố công nghệ
Kỹ thuật - Công nghệ là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các
yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu
mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng Khi công nghệ
phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra
sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực
cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
Đầu tư chú trọng phát triển công nghệ, dây truyền sản xuất luôn là nỗ lực của các
ngành kinh tế không chỉ riêng ngành dệt may. Nhưng khi lĩnh vực công nghệ của Việt
Nam còn yếu kém, muốn tiếp thu công nghệ cao của nước ngoài đòi hỏi các doanh
nghiệp dệt may trong nước phải bỏ ra những khoản chi phí lớn, điều này dường như chỉ
có khả năng với các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn. Đó là thử thách của các doanh
nghiệp dệp may trong nước. Các doanh nghiệp dệt may trong nước cần có những hoạt
động tìm kiếm, đổi mới công nghệ, quy trình sản suất để nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Đẩy mạnh ứng dụng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ là một hướng đi cho
các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp dệt may nói riêng. Trong
thời kỳ hội nhập, công nghệ là một nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
3. Đánh giá cường độ cạnh tranh của May Nhà Bè
3.1. Tồn tại các rào cản khi ra nhập ngành
Ngoài những nhà cạnh tranh hiện tại, doanh nghiệp còn đối mặt với những đối thủ
cạnh tranh tiềm năng khác như từ các công ty Đệm: Đệm mút Vạn Thành, Đệm sông
Hồng, Đệm Vicosan…, các công ty trong ngành sợi, ngành giày: công ty giày Thượng

Đình, công ty Bitis, các công ty trong ngành nhựa…
Tuy các đối thủ cạnh tranh tiềm năng trên là những doanh nghiệp hiện không cạnh
tranh trong ngành nhưng khả năng các doanh nghiệp này ra nhập ngành rất lớn, vì:
- Tính kinh tế của quy mô tương đối cao: định hướng đến năm 2020, ngành Dệt
May của Việt Nam trở thành một trong nhứng ngành công nghiệp trọng điểm trọng
điểm, đóng góp GDP lớn trong tổng các ngành kinh tế.
- Tính chuyên biệt của sản phẩm Dệt May: với mức sống ngày càng cao của người
dân, thì nhu cầu về sản phẩm ngành dệt may cao. Sản phẩm của ngành dệt may thể
hiện được đẳng cấp và phong cách sống của khách hàng, nên người tiêu dùng và
nhiều nhà cung cấp dễ bị thu hút bởi ngành dệt may này.
- Chi phí tương đối thấp. Với ngành dệt may, nếu doanh nghiệp muốn gia nhập
ngành cũng không quá khó khăn với mức chi phí cho nhân công Việt Nam rẻ, chi
phí nguyên liệu Việt Nam sẵn có( nhưng chất lượng không cao)… Đây cũng là
những rào cản cho nhứng doanh nghiệp trong ngành may nói chung và Nhà bè nói
riêng.
- Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu không quá cao. Với công nghệ chuyển giao nhanh,
nhu cầu vốn đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành về nhà
xưởng, công nghệ, máy móc, trang thiết bị sẽ được cắt giảm.
- Gia nhập vào hệ thống phân phối: ở Việt Nam hiện nay có 4 kênh phân phối chính,
tuy nhiên các hệ thống không được chặt chẽ, đây là khe hở và là điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp muốn ra nhập ngành và là rào cản với các công ty trong
ngành may, có Nhà Bè.
- Chính sách của Chính Phủ: trong quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 về
phê duyệt chiến lược phát triển ngành và những thuận lợi để nâng cao cạnh tranh
và hội nhập vững chắc trong khu vực và thế giới…
Vậy tính kinh tế của quy mô, chuyên biệt hoá sản phẩm, cùng với nhu cầu vốn đầu tư
ban đầu, chi phí, tính gia nhập vào hệ thống phân phối và các chính sách cuả chính phủ…
tạo không ít thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành may phát triển, tuy nhiên nó cũng
là rào cản cho các doanh nghiệp trong ngành và là đe doạ gia nhập mới.
3.2. Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng

Nhà cung ứng lao động và nguyên nhiên vật liệu:
Nhà cung ứng lao động: Nhà Bè sử dụng lao động Việt Nam chủ yếu, lao động
Việt Nam với đội ngũ công nhân dồi dào, ổn định, có tay nghề, biết chú ý đến từng chi
tiết của sản phẩm, đây là một cơ hội lớn để đầu tư và phát triển những thương hiệu nổi
tiếng, tập trung vào những nhà bán lẻ để đầu tư vào những sản phẩm của họ để lôi kéo
người tiêu dùng trung và cao cấp. Chính vì vậy, quyền lực thương lượng của nhà cung
ứng lao động không cao.
Tuy nhiên quyền lực thương lượng của nhà cung ứng nguyên nhiên vật liệu( gồm
cả phụ liệu) là tương đối cao bởi vì: đây là khó khăn và cũng là áp lực lớn nhất của ngành
Dệt may là trong nước chưa tạo được nguồn nguyên liệu đủ và chất lượng cho sản xuất.
Hầu hết các nguyên liệu thường được nhập khẩu để phục vụ thị trường xuất khẩu.
Nguyên liệu phục vụ cho ngành Dệt may của Nhà Bè còn phải nhập khẩu tới 90%, phần
lớn nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó, ngành dệt may nói chung phải quy hoạch vùng
nguyên liệu, đặc biệt là trồng bông. Tuy nhiên hiện nay, diện tích trồng bông tại Việt
Nam lại trông không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (42%), vùng duyên hải
miền Trung (33%), miền Bắc (20%) và Đông Nam bộ (5%)
(Ở trong nước, nguyên liệu tổng hợp, thường là polyester, được làm từ các sản
phẩm của dầu khí. Những nguyên liệu thô Việt Nam không cần phải nhập khẩu. Trong
khi vật liệu tổng hợp cung cấp những lợi thế về góc độ kỹ thuật, khách hàng Châu Âu lại
thích cảm giác tự nhiên của bông và các sản phẩm len hơn )
3.3 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng tương đối cao
Thị trường khách hàng mà Nhà Bè hướng tới một phần là trong nước, còn phần
chủ yếu sang các nước Mỹ, Nhật Bản, EU… Tại các nước này, sản phẩm dệt may nói
chung và sản phẩm của Nhà Bè nói chung: phải đối mặt với rào cản kỹ thuật của thị
trường Mỹ - thị trường xuất khẩu (XK) hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam: Đó là đạo
luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ, có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Đây là
thách thức lớn, đòi hỏi ngành dệt may gấp rút chạy đua với thời gian để kịp đáp ứng.Vượt
qua rào cản kỹ thuật: Không đơn giản
Không chỉ riêng có Mỹ đưa ra những rào cản kỹ thuật đối với ngành Dệt may
Việt Nam, mà hầu hết các nước có hàng Việt Nam nhập khẩu đều đưa ra những rào cản

kỹ thuật, khiến dệt may Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức. Ví dụ như với thị
trường Nhật Bản (đứng sau thị trường Mỹ và EU), rào cản kỹ thuật là việc yêu cầu các
sản phẩm phải có chứng chỉ sạch và thân thiện với môi trường.
(Mỹ là thị trường XK dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 57% thị phần,
trong khi cả 1 thị trường rộng lớn như EU chỉ là 18 %. Năm 2009, ngành Dệt may Việt
Nam đặt mục tiêu kim ngạch XK khoảng 9,2 tỷ USD, trong đó sẽ đạt trên 5 tỷ USD ở thị
trường Mỹ. Con số này vào năm 2010 là 10,5 tỷ USD)
3.4. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành
Ngành dệt may có rất nhiều doanh nghiệp lớn có lợi thế cạnh tranh lớn như: May
An Phước, Việt Tiến, May 10… Các doanh nghiệp dệt may này có sự ảnh hưởng mạnh
mẽ tới sự phát triển, kinh doanh của May Nhà Bè.
Như vậy các CTCP lớn ở Việt Nam chuyên về may mặc đều có tuyến sản phẩm
riêng của mình, bên cạnh đó thì nhiều doanh nghiệp chọn mở rộng các tuyến sản phẩm
rộng hơn, đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung trong và ngoài nước.
Truyền thống là công ty thành lập khá sớm trong ngành may mặc CTCP Nhà Bè cũng gặp
phải khá nhiều trở ngại giữa các doanh nghiệp trong nganh về chi phí, mục tiêu của các
doanh nghiệp, môi trường ngành, các tuyến sản phẩm thay thế và mở rộng của các doanh
nghiệp khác. Như vậy ngành có mức tập trung cao, mức độ tăng trưởng tốt, lao động
nhiều, chi phí rẻ vv. chúng cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong
ngành cao.
3.5. Đe doạ từ sản phẩm thay thế
Các mặt hang chủ lực của Nhà Bè:Veston cao cấp nam, Veston cao cấp nữ, sản
phẩm sơ- mi nam nữ.quần nam nữ, sản phẩm thời trang các loại.
Với dòng sản phẩm như MATTANA; DE CELSO; NOVELTY và các mặt hàng
chủ lực như vậy thì trong xu hướng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, Nhà
Bè sẽ gặp đe doạ từ các sản phẩm thay thế khác như váy công sở, hàng thời trang nam nữ
khác nhau
3.6. Quyền lực thương lượng của các bên liên quan
Cổ đông: người nắm giữ cổ đông luôn muốn có giá cổ phiếu cao, tuy nhiên một
công ty lớn khi gia tăng số cổ phiếu giao dịch trên thị trường thì thường giá cổ phiếu sẽ

giảm. Điều này sẽ là áp lực giữa công ty và cổ đông trong công ty.
Công đoàn: luôn mong muốn tiền công lao động cao, cơ hội thăng tiến và các
quyền lợi khác cho người lao động tốt. Trong khi đó công ty muốn tối thiểu hoá các
khoản chi phí và tối thiểu hoá chi phí lao động là một trong những cách công ty muốn áp
dụng. Nhưng công ty muốn có và giữ chân được những lao động có tay nghề thì công ty
phải chi khoản lớn cho lao động và công đoàn. Quyền lực thương lượng của công đoàn
cũng tương đối cao.
Ngoài ra còn có chính phủ, các tổ chức tín dụng, các hiệp hội thương mại, đan
chúng và các nhóm quan tâm đặc biệt khác cũng tương đối cao.
Kết luận: Từ những phân tích các nhân tố tác động tới mức độ cạnh tranh của May Nhà
Bè, đánh giá được cường độ cạnh tranh trong nghành là mạnh và ngành dệt may có tính
hấp dẫn cao.
Xây dựng mô thức EFAS của May Nhà Bè
Các nhân tố chiến lược
(1)
Độ
quan
trọng
(2)
Xếp
loại
(3)
Tổng
điểm
quan
trọng
(4)
Chú giải
Các cơ hội:
1. Việt Nam gia nhập WTO

2. Xu hướng tiêu hàng thời trang ở Việt
Nam
3. Thị trường nội địa tiểm năng
4. Chiến lược phát triển ngành may mặc
Việt Nam
5. Nguồn nhân công giá rẻ
0.2
0.05
0.1
0.05
0.1
4
3
3
4
4
0.8
0.15
0.3
0.2
0.4
-Mở rộng thị trường
-Chất lượng sản phẩm,
thương hiệu
-Quy mô và năng suất
-Vị thế tốt
-Sử dụng nhân lực hiệu
quả
Các đe dọa:
 Áp lực cạnh tranh ngành dệt may toàn

cầu
 Ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái thế
giới
 Cạnh tranh trên thị trường nội địa
 Sự dịch chuyển nguồn nhân lực có tay
nghề cao
 Sự phát triển yếu ớt của ngành công
nghiệp phụ trợ
0.05
0.1
0.1
0.1
0.15
3
3
4
3
2
0.15
0.3
0.4
0.3
0.3
-Vị thế tốt
-Vị thế tốt
-Yếu tố sản phẩm, dvụ
-Yếu tố con người
-Cần thêm thời gian
Tổng 1.0 3.30
III. Phân tích môi trường bên trong

1. Sản phẩm chủ yếu
Các dòng sản phẩm: Jacket, đầm váy, quần áo với các dòng sản phẩm mang
thương hiệu nổi tiếng như:
MATTANA: sản phẩm thời trang công sở nam nữ. Công ty may nhà Bè (NBC) mong
muốn rằng người lao động Việt Nam luôn trẻ, khỏe, đẹp, thành công và luôn là tiềm năng
phát triển của đất nước.
DE CELSO: sản phẩm được chuyển giao thiết kế và công nghệ từ Châu Âu. Đây là
thương hiệu không có sự bảo trợ của NBC và được phát triển theo nhu cầu về thời trang
cao cấp của người tiêu dùng.
NOVELTY: nhãn hiệu truyền thống của NBC cung cấp những sản phẩm thời trang công
sở nam nữ với tính cách thương hiệu, Mạnh mẽ - Hiện đại - Thích chinh phục“ cho độ
tuổi thanh niên & trung niên.
2. Thị trường
Là một trong 100 thương hiệu mạnh của Việt Nam, NBC có mạng lưới bán hàng
rộng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. NBC hiện đang có hơn 200 cửa hàng, đại lý
phủ khắp các tỉnh thành trong nước, mạng lưới phân phối chuyên nghiệp cho các chợ bán
sỉ, siêu thị, trung tâm thương mại cao cấp. Ngoài ra, NBC còn có công ty chuyên may đo
đồng phục tận tình, chu đáo.
Thị trường xuất khẩu của May Nhà Bè được phân bố gồm nhiều nhất là 35% ở thị trường
Mỹ, 35% ở châu Âu và 15-17% là Nhật
3. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh nghiệp
3.1 Hoạt động cơ bản
 Hậu cần nhập
Công ty may nhà Bè luôn quan tâm đến chất lượng nguồn nguyên liệu. Nguyên
vật liệu chính để sản xuất các sản phẩm của Công ty là các loại vải sợi cao cấp, chủ yếu
được cung cấp bởi các nhà doanh nghiệp lớn, uy tín trong và ngoài nước. Phần lớn nguồn
nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất của Công ty được nhập khẩu từ nước ngoài, thông
qua sự chỉ định của các đối tác, nhằm đảm bảo chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu của đơn
hàng và giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số nguyên vật liệu, phụ
liệu khác để sản xuất như: khuy, nút, dây kéo, dây thun, chỉ, sơ sợi được cung cấp bởi

các doanh nghiệp trong nước và từ chính các đối tác tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, Công ty
luôn có sự chủ động dự trữ nguyên vật liệu, phụ liệu linh hoạt và hợp lý để đảm bảo phục
vụ nhu cầu sản xuất liên tục, đảm bảo tiến độ giao hàng và chất lượng sản phẩm.
 Sản xuất
Với tiêu chí hoạt động luôn coi trọng uy tín, chất lượng lên hàng đầu, do vậy các
sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng được Công ty kiểm tra nghiêm ngặt thông
qua những nguyên tắc và quy trình đã được thiết lập sẵn. Công ty đang áp dụng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và SA 8000 nhằm tăng cường trách nhiệm
xã hội của Công ty đối với cộng đồng.
Toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất được kiểm soát bởi hệ thống kiểm tra chất lượng
nội bộ của từng bộ phận, các bộ phận này gắn kết chặt chẽ với từng công đoạn sản xuất.
Sau đó, các sản phẩm trước khi nhập kho thành phẩm cũng được một bộ phận gồm những
người có kinh nghiệm kiểm duyệt một lần nữa. Do đó hầu như tất cả các sản phẩm của
Công ty sản xuất đều đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và ngày càng khẳng định uy
tín của mình trên thị trường trong và ngoài nước
 Hậu cần xuất
Chiến lược phát triển thị trường trong nước của NBC là phát triển mạng lưới phân
phối sản phẩm phủ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhằm đưa những sản phẩm
chất lượng, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng đến người tiêu dùng
cả nước. Các sản phẩm may mặc áo sơ-mi nam nữ, quần âu, bộ vét-tông nam nữ, áo
khoác nữ hiện đã có mặt ở tất cả các kênh phân phối hiện đại từ cửa hàng đến siêu thị,
trung tâm mua sắm dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng. NBC có mạng lưới bán hàng rộng
khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, hơn 200 cửa hàng phân phối sản phẩm ở khắp mọi
miền đất nước và các hệ thống cửa hàng Matana, siêu thị lớn như Coop Mark, Big C,
Vinatex Mark, Metro.
 Marketing và bán hàng
Công ty may nhà Bè rất chú trọng tới hoạt động marketing nhằm đưa hình ảnh
công ty và thương hiệu đến được với đông đảo người tiêu dùng. Cùng với công tác quản
lý chất lượng sản phẩm, Công ty luôn quan tâm và thực hiện các hoạt động Marketing
như nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng mức giá cạnh tranh để duy trì và phát triển

quan hệ với khách hàng cũ, tiếp cận và thu hút khách hàng mới, tiềm năng bằng uy tín
chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty.
Nhằm từng bước nâng cao tính tự chủ, không ngừng phát triển doanh số và lợi
nhuận trong thời gian tới, Phú Thịnh - Nhà Bè đang đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm
cung cấp cho các khách hàng bên ngoài theo hình thức ký kết hợp đồng bán hàng trực
tiếp, đồng thời giảm tỷ lệ hàng gia công trong nước. Đây là một bước tiến quan trọng đối
với Công ty trong việc từng bước khẳng định thương hiệu và mở rộng thị trường trong
thời gian sắp tới. Ngoài việc chinh phục người tiêu dùng bằng sự đa dạng và phong phú
về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu…, Sản phẩm của công ty còn thu hút khách hàng bởi
công nghệ sản xuất trên dây chuyền tiên tiến, hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á nhưng
có mức giá cạnh tranh nhất. Ngoài ra công ty may nhà Bè còn đưa ra nhiều chương trình
khuyến mại như nhân dịp 2-9, nhãn hàng thời trang công sở Novelty tổ chức chương
trình khuyến mãi mua 1 sản phẩm tặng 1 bộ dao cạo râu tại khu vực phía Bắc,hay “Cào
Mattana trúng xe tay ga”…
Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè (NBC) là một trong những doanh nghiệp (DN)
hưởng ứng Chương trình "Ðồng hành cùng DN dệt may Việt Nam vì đồng bào biển đảo
của Tổ quốc" ngay từ những ngày đầu phát động. Quý 4-2009, NBC đóng góp vào Quỹ
hỗ trợ đồng bào vùng biển đảo của Chương trình số tiền 149,5 triệu đồng. Ðể có thể
đóng góp nhiều hơn cho Chương trình, NBC tập trung mở rộng thị trường trong nước,
tăng doanh thu.
 Dịch vụ sau bán
Người tiêu dùng trong nước tìm mua sản phẩm của NBC không chỉ vì sản phẩm của
NBC đạt chất lượng, giá cạnh tranh mà còn là dịch vụ chăm sóc khách hàng như may đo
tại các cửa hàng. Tại các cửa hàng, khách hàng được tư vấn các xu hướng thời trang mới
nhất kết hợp với sự tận tâm và tư vấn của nhân viên phục vụ Ðặc biệt, các sản phẩm
Mattana của công ty đều được quản lý nghiêm ngặt tiêu chuẩn hàm lượng Formaldehyde
nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho người sử dụng
3.2 Hoạt động bổ trợ
 Quản trị thu mua
Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè Phạm Phú Cường cho

biết, Tổng công ty chỉ sử dụng được 20% nguyên liệu và 50% phụ liệu trong nước, còn
lại đều phải nhập từ nước ngoài. Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu
của Tổng công ty là 150 triệu USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu là 240 triệu USD.
Nguyên liệu, phụ liệu sản xuất trong nước chưa phong phú, đa dạng, giá bán lại cao hơn
hàng nhập khẩu từ 5% đến 10% là lý do khiến DN này phải nhập khẩu phần lớn các loại
nguyên liệu, phụ liệu.
 Công nghệ
Hiện nay, Công ty Phú Thịnh - Nhà Bè có dây chuyền và thiết bị chuyên dùng
thuộc thế hệ mới của các hãng sản xuất hàng đầu như: máy may (máy 1 kim, máy 1 kim
điện tử, máy 2 kim), máy đính bọ, máy thùa khuy, máy vẽ, máy ép keo của các hãng
JUKI, BROTHER, UNICORN, WEISHI
Máy móc thiết bị của Công ty đảm bảo sản xuất với số lượng lớn những sản phẩm đạt
chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo cạnh tranh với các doanh
nghiệp sản xuất cùng ngành. Công ty đầu tư 13 nghìn máy móc thiết bị chuyên dùng hiện
đại của I-ta-li-a, Nhật Bản và dây chuyền công nghệ sản xuất bộ vét-tông hiện đại nhất và
lớn nhất khu vực Ðông - Nam Á. Ðây cũng là một trong những đơn vị trong Tập đoàn dệt
may Việt Nam đi đầu trong đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, triển khai ứng dụng
chuyền Lean vào sản xuất, vì vậy mà tiết kiệm chi phí, năng suất lao động được tăng lên
đáng kể.
 Quản trị nguồn nhân lực
Công ty hiện có gần 17 nghìn đội ngũ cán bộ, công nhân viên dày dạn kinh nghiệm,có
tinh thần trách nhiệm cao. Nhân viên luôn yên tâm với công việc có tính ổn định, chế độ
phúc lợi của công ty. Tổng công ty đã thành lập trung tâm với 30 nhà thiết kế trẻ, dưới sự
dẫn dắt của những nhà thiết kế nổi tiếng Việt Nam và nước ngoài nhằm nâng cao trình độ
của đội ngũ nhân viên.
4. Xác định năng lực cạnh tranh
• NBC đặc biệt chú trọng đầu tư vào công tác thiết kế, nghiên cứu đưa ra thị trường
nhiều dòng sản phẩm khác nhau với những thương hiệu phù hợp nhiều đối tượng
khách hàng với những phân khúc thị trường trong nước khác nhau. NBC đã có
bước đột phá trong việc xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa, mạnh dạn

liên kết về thiết kế ,kỹ thuật với nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp người I-ta-
li-a Lucas Hubscher và các nhà thiết kế thời trang có tên tuổi ở Việt Nam như Lâm
Hồng Phúc và Ðỗ Mạnh Cường xây dựng một số thương hiệu mạnh. Sau khi đã
thành công ở thương hiệu Novelty, năm 2009, NBC đầu tư gần 20 tỷ đồng để xây
dựng thương hiệu mới với cách đi riêng của mình
• Chủ tịch HÐQT Dương Thị Ngọc Dung cho rằng, để sản phẩm của NBC có lợi thế
cạnh tranh tại thị trường trong nước thì cùng với yếu tố chất lượng sản phẩm, NBC
đặc biệt quan tâm yếu tố giá bán để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Ðể
giảm chi phí, hạ giá thành và ổn định lực lượng lao động, NBC chú trọng việc thu
hút lao động tại những địa phương mà DN đầu tư phát triển các nhà máy mới với
công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại.
• Hệ thống kênh phân phối được đầu tư với nhận diện chuẩn mực và hiện đại phủ
khắp các tỉnh thành
• Hiện nay, nhiều đại lý phân phối các thương hiệu thời trang Việt Nam đưa hàng
Trung Quốc, hàng kém chất lượng vào mượn thương hiệu để bán làm ảnh hưởng
đến thương hiệu và uy tín sản phẩm. Trước tình trạng đó, việc kiểm soát hàng hóa
khi mở rộng hệ thống phân phối cũng được NBC chú trọng bằng cách cương quyết
đóng cửa các hệ thống nếu như không bán 100% sản phẩm chính hãng. Đối với
các đại lý, nếu là mô-tip Mattana chỉ có sản phẩm Mattana, mô-tip Novelty chỉ có
sản phẩm Novelty. Điều đó cũng khẳng định, Nhà Bè không chỉ chú trọng đến
việc làm ra thương hiệu mà còn cả chăm chút để định vị thương hiệu ngày càng
bền vững.
5.Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Vị thế cạnh tranh của công ty May Nhà Bè được đánh giá là mạnh.
• Thị trường trong nước
Các sản phẩm của NBC như bộ veston, sơmi, quần với những nhãn hàng
Novelty, Cavaldi, Style of Living từ lâu đã được khách hàng trong nước tín nhiệm. Tất
cả đều hội tụ những ưu thế của NBC, đó là nét tinh tế trong lựa chọn chất liệu, kiểu dáng
và sự sắc sảo về thiết kế, cắt may nhằm phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng Việt
Nam.NBC có mạng lưới các điểm bán hàng rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước và

đội ngũ bán hàng tận tâm. Liên tục 14 năm người tiêu dùng đã thể hiện niềm tin của mình
đối với NBC bằng cách bình chọn cho các sản phẩm của NBC là "Hàng Việt Nam chất
lượng cao”
• Thị trường quốc tế
NBC là doanh nghiệp thuộc nhóm đầu của Việt Nam về năng lực và kinh nghiệm
sản xuất, gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu. Từ nhiều năm qua NBC đã trực tiếp sản
xuất sản phẩm của các nhãn hàng nổi tiếng thế giới như JCPenney, Decathlon, Tommy
Hilfiger và được các đối tác quốc tế đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, trình độ sản
xuất và các yếu tố liên quan khác.
NBC đã xây dựng được hệ thống nhà xưởng hơn 50.000m2, trên 13.000 thiết bị
chuyên dụng và quan trọng nhất là đội ngũ công nhân lành nghề gần 17.000 người
Ông Joachim Hensch - Chủ tịch IACDE, Giám đốc kỹ thuật cao cấp của Công ty
Hugo Boss dẫn đầu, cùng hơn 100 nhà thiết kế, quản lý trong ngành may mặc của các
nước trên thế giới đã ngạc nhiên trước quy mô của Tổng công ty May Nhà Bè, cũng như
sự sắp xếp xưởng sản xuất khoa học, vệ sinh công nghiệp cao Ông Joachim Hensch đã
nói: "Tôi đã đi rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt khu vực châu Á, nhưng chưa từng thấy
công ty may nào sạch sẽ và có tổ chức tốt như NBC"
Thành công lớn nhất của NBC chính là việc tạo được uy tín với khách hàng trong và
ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được một đội
ngũ vững mạnh, đoàn kết hướng đến những mục tiêu cao nhất
Mô hình IFAS của công ty May Nhà Bè
Nhân tố bên trong Độ
quan
trọn
g
Xếp
loại
Tổng
điểm
quan

trọng
Chú thích
Điểm mạnh
1. Thương hiệu mạnh 0.1 4 0.4 Top 10 thương hiệu nổi tiếng của ngành dệt
may
2. Công nghệ,trang
thiết bị
0.05 4 0.2 Dây chuyền và thiết bị chuyên dùng thuộc
thế hệ mới của các hãng sản xuất hàng đầu
3. Đội ngũ thiết kế 0.05 3 0.15 Sáng tạo, tay nghề cao
4. Hệ thống phân phối
sản phẩm
0.1 3 0.3 Rộng và tiện lợi
5. Chất lượng sản
phẩm
0.1 4 0.4 Được thị trương trong và ngoài nước đánh
giá cao
6.Quy mô 0.1 3 0.3 Quy mô lớn với nhiều cơ sở sản xuất phân
bố rộng khắp.
Điểm yếu
1. Nguyên vật liệu 0.15 3 0.45 Chưa chủ động được nguyên vật liệu chủ
yếu là nhập khẩu
2. Giá bán 0.1 3 0.45 Giá bán còn khá cao so với thu nhập bình
quân của người dân
3. Vẫn phải nhập máy
móc,thiết bị từ nước
ngoài
0.05 2 0.1 Chưa chủ động được máy móc, ảnh hưởng
tới chi phí sản xuất do giá thiết bị cao
4. Sản phẩm hạn chế 0.1 3 0.3 Sản phẩm của công ty tập trung ở phân khúc

thời trang công sở
5. Vị thế trên thị
trường quốc tế
0.1 3 0.3 Xuất khẩu sản phẩm chủ yếu dưới hình thức
gia công cho nước ngoài, thương hiệu nhà
Bè chưa được biết đến nhiều
Tổng 1 3.2
Thiết lập mô thức TOWS của May Nhà Bè
Tổng công ty May Nhà Bè
Điểm mạnh:
1. Thương hiệu mạnh
2. Công nghệ,trang thiết bị
3. Đội ngũ thiết kế
4. Hệ thống phân phối sản
phẩm
5. Chất lượng sản phẩm
6. Quy mô lớn
Điểm yếu:
1. Nguyên vật liệu
2. Giá bán
3. Vẫn phải nhập máy
móc,thiết bị từ nước ngoài
4. Sản phẩm hạn chế
5. Vị thế trên thị trường quốc
tế
Cơ hội:
1. Việt Nam gia nhập WTO
2. Xu hướng tiêu hàng thời
trang ở Việt Nam
3. Thị trường nội địa tiểm năng

4. Chiến lược phát triển ngành
may mặc Việt Nam
5. Nguồn nhân công giá rẻ
- Thâm nhập thị trường nội
địa.
- Phát triển thị trường quốc
tế.
- Chiến lược khác biệt hóa
- Chiến lược dẫn đạo về chi
phí
- Chiến lược tích hợp hàng
ngang
- Chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm
Thách thức:
1. Áp lực cạnh tranh ngành dệt
may toàn cầu
2. Ảnh hưởng của nền kinh tế
suy thoái thế giới
3. Cạnh tranh trên thị trường
nội địa
4. Sự dịch chuyển nguồn nhân
lực có tay nghề cao
5. Sự phát triển yếu ớt của
ngành công nghiệp phụ trợ
- Chiến lược khác biệt hóa
- Chiến lược tập trung
- Chiến lược tích hợp hàng
ngang
- Chiến lược liên minh, lien

kết.
IV.Chiến lược của doanh nghiệp
1. Chiến lược cạnh tranh và các chính sách triển khai
1.1 Chiến lược dẫn đầu về chi phí
Để sản phẩm của NBC có lợi thế cạnh tranh tại thị trường trong nước thì cùng với
yếu tố chất lượng sản phẩm, NBC đặc biệt quan tâm yếu tố giá bán để thu hút sự chú ý
của người tiêu dùng. Ðể giảm chi phí, hạ giá thành và ổn định lực lượng lao động, NBC
chú trọng việc thu hút lao động tại những địa phương mà DN đầu tư phát triển các nhà
máy mới. May Nhà Bè mở rộng quy mô để tận dụng lợi thế quy mô, giảm chi phí sản
xuất đem đến cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ tốt với giá thành cạnh tranh. Bên cạnh
đó, là sự đầu tư về công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại nhất Đông Nam Á để đem lại
năng suất sản xuất lớn gấp 100 lần so với một vài năm về trước. Với 13 nghìn máy móc
thiết bị chuyên dùng hiện đại của I-ta-li-a, Nhật Bản và dây chuyền công nghệ sản xuất
bộ vét-tông hiện đại nhất và lớn nhất khu vực Ðông - Nam Á. NBC đáp ứng yêu cầu số
lượng lớn, chất lượng cao các sản phẩm may mặc của khách hàng xuất khẩu và khách
hàng trong nước. Ðây cũng là một trong những đơn vị trong Tập đoàn dệt may Việt Nam
đi đầu trong đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, triển khai ứng dụng chuyền Lean vào sản
xuất, vì vậy mà tiết kiệm chi phí, năng suất lao động được tăng lên đáng kể.
1.2 Chiến lược khác biệt hóa
Phát triển dòng sản phẩm có giá trị cao, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ
hiện đại để giảm thiểu cạnh tranh với các đối tác là định hướng của Nhà Bè trong nhiều
năm tới. Tổng công ty đã thành lập trung tâm với 30 nhà thiết kế trẻ, dưới sự dẫn dắt của
những nhà thiết kế nổi tiếng Việt Nam và nước ngoài. Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư máy
móc thiết bị và công nghệ với hệ thống quản lý chất lượng tốt để sản xuất hàng phục vụ
thị trường trong nước. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, ngành dệt may Việt
Nam sẽ tập trung chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là những người
làm thiết kế thời trang.
Coi thị trường nội địa là thị trường trọng điểm, NBC đã có bước đột phá trong việc
xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa, mạnh dạn liên kết về thiết kế và kỹ thuật
với nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp người I-ta-li-a Lucas Hubscher và các nhà thiết

kế thời trang có tên tuổi ở Việt Nam như Lâm Hồng Phúc và Ðỗ Mạnh Cường xây dựng
một số thương hiệu mạnh. Sau khi đã thành công ở thương hiệu Novelty, năm 2009, NBC
đầu tư gần 20 tỷ đồng để xây dựng thương hiệu mới với cách đi riêng của mình. Ðầu tiên
là triển khai xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của TCT, với thương hiệu mới
"NBC" thay cho "Nhabeco", sau đó tập trung xây dựng dòng sản phẩm thời trang công sở
Mattana dành cho nam, nữ và thương hiệu De Celso là dòng sản phẩm cao cấp sang trọng
và hiện đại. Người tiêu dùng trong nước tìm mua sản phẩm của NBC không chỉ vì sản
phẩm của NBC đạt chất lượng, giá cạnh tranh mà còn là dịch vụ chăm sóc khách hàng
như may đo tại các cửa hàng. Quan điểm của công ty là khẳng định tên tuổi bằng sự quan
tâm trên mọi chi tiết của sản phẩm từ kiểu may, loại vải đến từng đường kim mũi chỉ phải
tuân theo các tiêu chuẩn của hàng dệt may xuất khẩu; hoa văn, loại vải đẹp và có những
mẫu mới, khác với sản phẩm nội địa bình thường trên thị trường.
Ngoài việc chinh phục người tiêu dùng bằng sự đa dạng và phong phú về kiểu
dáng, mẫu mã, chất liệu…, Novelty còn thu hút khách hàng bởi công nghệ sản xuất trên
dây chuyền tiên tiến, hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á nhưng có mức giá cạnh tranh
nhất. Với nhiều cửa hàng đối chứng đồng nhất về bảng hiệu, cách trưng bày, phong phú
về sản phẩm… Novelty hy vọng trong thời gian tới sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm
hàng thời trang công sở ngày càng cao của người tiêu dùng ở khắp mọi miền đất nước…
Tại thị trường quốc tế, May Nhà Bè là doanh nghiệp tên tuổi của Việt Nam về năng
lực và kinh nghiệm sản xuất, gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu như J.C Penney,
Hugo Boss, Mango, Calvin Klein… Tuy vậy, May Nhà Bè vẫn xác định việc đáp ứng nhu
cầu trong nước là một trọng trách phát triển kinh tế. Với phương châm “Mang công nghệ
cao phục vụ cho vẻ đẹp của người Việt”, May Nhà Bè đã tận dụng tất cả những kỹ thuật,
công nghệ tiên tiến nhất trong việc sản xuất hàng xuất khẩu để cho ra đời nhiều loại sản
phẩm Novelty nhằm mục đích chính là tôn vinh vẻ đẹp của người Việt.
Ðến cửa hàng bán sản phẩm cao cấp của công ty, khách hàng có thể thấy cách trang
trí, bày biện hàng hoá khá đẹp mắt, hiện đại. Nhân viên bán hàng phục vụ khách chu đáo
và ân cần. Hàng hoá không có nhiều loại, nhưng chuyên biệt. Công ty chỉ có một số
nhóm hàng chủ lực veste nhưng có nhiều loại sản phẩm với kiểu dáng và kỹ thuật cắt cúp
theo kiểu may công nghiệp mới.

1.3 Chiến lược tập trung
NBC được khách hàng đánh giá là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về sản phẩm
veston. Chính vì vậy, NBC tập trung nguồn lực phát triển sản phẩm này. Thương hiệu
veston cao cấp Nhà Bè đang là sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn, chiếm 50% giá trị xuất
khẩu. Phát triển dòng sản phẩm có giá trị cao, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ
hiện đại để giảm thiểu cạnh tranh với các đối tác. Nếu như năm 2007, TCTy CP May Nhè
Bè mới đưa vào hoạt động nhà máy may veston cao cấp đầu tiên nhằm đáp ứng đơn hàng
cho đối tác Thụy Sỹ với công suất may đo dừng ở 50 bộ/ngày thì tại thời điểm này, năng
lực sản xuất bộ veston cao cấp của Nhà Bè đã tăng tới 500.000 bộ veston nam, nữ/tháng.
Một sự tăng trưởng vượt trội về năng lực sản xuất. Đặc biệt sản phẩm veston Nhà Bè đã
xuất khẩu sang Nhật, Mỹ, EU. Hiện tại 3 nhà máy sản xuất veston của công ty đã chạy
hết công suất, công ty đang mở rộng và chuẩn bị đưa vào hoạt động nhà máy veston thứ
tư tại Khu Công nghiệp Bình An (Bình Dương).
Mặc dù vậy, NBC cũng đã có nhiều nỗ lực phát triển thị trường nội địa thông qua
khoảng 200 đại lý trên cả nước, trong đó 2 trung tâm lớn là TPHCM và Hà Nội đều có
cửa hàng may đo cao cấp sản phẩm thời trang veston nam nữ. Thế nhưng, dòng sản phẩm
thời trang của NBC vẫn chưa thật sự định vị là sản phẩm cao cấp trong lòng người tiêu
dùng, do hệ thống nhận diện thương hiệu chưa được đầu tư bài bản, chưa tạo được phong
cách riêng. Vì vậy, trong năm 2009, NBC đã thay toàn bộ bảng hiệu 200 đại lý theo bộ
nhận diện thương hiệu mới và phát triển thêm 200 đại lý nữa. Với các động thái trên,
NBC hy vọng sẽ tăng nhanh doanh thu bán hàng nội địa, có nhiều dòng sản phẩm cho
nhiều đối tượng, thay thế hàng nhập khẩu. Trước tình hình kinh tế thế giới đang biến
chuyển xấu, NBC đã nhanh chóng đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu theo hướng
chuyên nghiệp. Và kết quả là sự ra đời của hai dòng thời trang Mattana và De Celso với
hệ thống nhận diện thương hiệu mới, định vị đẳng cấp mới trên thị trường
2. Các chiến lược tăng trưởng và chính sách triển khai
Có thể nói mọi chiến lược tăng trưởng cùng với các chính sách triển khai của công
ty May Nhà Bè luôn gắn liền với các giá trị cốt lõi. Ba giá trị cốt lõi mà ta thấy rõ nhất là:
1. Khách hàng là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược.
2. Sáng tạo và chất lượng.

Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra mẫu mã phù hợp, lựa chọn chất
liệu, cải tiến thiết bị và quy trình. Luôn xây dựng nhằm đạt được những tiêu chuẩn chất
lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng.
3. Linh động và hiệu quả.
Hệ thống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
Những giá trị này được thể hiện trong các chiến lược sau;
2.1 Chiến lược chuyên môn hóa
Nhờ chiến lược đầu tư đúng đắn vào các sản phẩm công nghệ cao nên Công ty
May Nhà Bè giảm được áp lực cạnh tranh khi Mỹ áp dụng hạn ngạch với ngành dệt may
Việt Nam. Sản phẩm veston của Nhà Bè là sản phẩm duy nhất ở Việt Nam sản xuất trên
dây chuyền công nghệ hiện đại, có giá trị xuất khẩu cao, và nhất là sản phẩm này chưa bị
áp dụng hạn ngạch nên làm bao nhiêu xuất bấy nhiêu. Khi đi vào mặt hàng này, công ty
đã tính tới áp lực cạnh tranh. Năm ngoái công ty mở thêm 2 xí nghiệp may veston nam
xuất đi Mỹ với công suất 40.000 bộ/tháng; một xí nghiệp may veston nữ có công suất
50.000 bộ/tháng, xuất đi Mỹ và châu Âu. Bên cạnh đó, công ty vẫn tập trung vào các sản
phẩm chủ lực của ngành may với việc mở thêm 4 dây chuyền sản xuất jacket, 5 dây
chuyền sản xuất quần jeans, 8 dây chuyền áo sơ mi nam, tiếp nhận thêm Xí nghiệp May
Nam Tiến, Xí nghiệp May của Công ty Xuất nhập khẩu An Giang, liên doanh với Công
ty MSA (Hàn Quốc) tại Mỹ Tho chuyên sản xuất quần, công suất 2 triệu sản phẩm/năm…
Nhờ phát triển mạnh, trong năm qua Nhà Bè đã thu hút thêm 3.000 lao động.
Cạnh tranh bằng công nghệ và quản lý: Hiện đại từ các thiết bị thiết kế mẫu, nhảy
vóc, giác sơ đồ, trải vải và cắt tự động đến các thiết bị máy may cắt chỉ tự động. Công ty
rất chú trọng đến đầu tư các thiết bị hiện đại, nhằm tăng năng suất lao động, tạo điều kiện
làm việc tốt nhất cho công nhân.
Cùng với thiết bị hiện đại, việc liên tục cải tiến các biện pháp quản lý, tổ chức sản
xuất cũng đã mang lại hiệu quả cho Nhà Bè. Công ty luôn tìm kiếm bố trí người quản lý
đúng năng lực, bố trí chuyền sản xuất. May Nhà Bè luôn cho rằng con người là yếu tố
quan trọng hàng đầu, nếu biết đặt đúng chỗ sẽ phát huy tác dụng rất lớn. Công ty cũng
tạo cơ hội cho nhân viên làm hết khả năng. Khó khăn nhất là tổ chức sản xuất theo hướng

chuyên môn hóa đối với từng khu vực, nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nêu
cao tinh thần trách nhiệm của từng công nhân trên dây chuyền. Trước đây, khâu cắt cứ
cắt, khâu may cứ may, cắt không chuẩn bị đá nhiều, đến khi lên sản phẩm không đạt chất
lượng thì không biết từ đâu. Vì thế, công ty quy định, nếu sản phẩm không đạt chất lượng
thì xưởng may phải mua lại sản phẩm đó, do vậy phải kiểm tra kỹ nguyên phụ liệu, đạt
mới đưa vào sản xuất. Chính vì vậy mà tổ cắt phải trải và kiểm vải kỹ trước khi cắt và khi
giao bán thành phẩm cho các chuyền may đảm bảo nguyên phụ liệu đúng kỹ thuật. Để tất
cả vào nề nếp là cả một quá trình phấn đấu, tự mỗi người phải nỗ lực, các khâu trên
chuyền sản xuất phải phối hợp với nhau tạo nên sự nhịp nhàng. Tốc độ tăng trưởng nhanh
nên lượng công nhân mới vào làm nhiều nhưng do được đào tạo chu đáo và hợp lý nên
chỉ sau một thời gian ngắn, các chuyền may mới đã bắt nhịp với tốc độ sản xuất của các
dây chuyền cũ về năng suất và chất lượng.
Năm 2004 được đánh giá là một năm nhiều khó khăn và yếu tố cạnh tranh rất
quyết liệt. Để giữ vững tốc độ phát triển, May Nhà Bè đã thực hiện chiến lược chuyên
môn hóa mặt hàng, từng khu vực sẽ chuyên sản xuất các nhóm mặt hàng để tăng năng
suất và chất lượng sản phẩm.
2.2 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
Thời gian qua, NBC đặc biệt chú trọng đầu tư vào công tác thiết kế, nghiên cứu
đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm khác nhau với những thương hiệu phù hợp nhiều
đối tượng khách hàng với những phân khúc thị trường trong và ngoài nước khác nhau.Ví
dụ:

×