Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài tập thể dục mắt cho bé pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.25 KB, 6 trang )

Bài tập thể dục mắt cho bé
Để phát triển thị giác cho bé, các chuyên gia đưa ra
nhiều phương pháp vừa hay vừa đơn giản.

Sau một tuổi, bé dễ dàng tập trung nhìn vào một vật
gì đó một lúc lâu (google image)
Mới chào đời, bé chỉ phân biệt được ánh sáng và
bóng tối. Dần dần, bé bắt đầu phân biệt được những
đường nét của người và đồ vật xung quanh. Bé càng
thấy rõ hơn càng có nhiều kích thích cho phát triển
não bộ, kết quả là những quá trình tư duy hoạt động
tích cực hơn.

Sau một tuổi, bé dễ dàng tập trung nhìn vào một vật
gì đó một lúc lâu (khoảng chừng 5-7 phút). Thành
công chính ở độ tuổi này - biết cách phân biệt đồ vật
theo kích thước to nhỏ và hình dạng.

Những cảm nhận đầu tiên

Thế giới đối với bé như bức tranh trường phái ấn
tượng: những đường nét không rõ ràng, những dấu
chấm nhiều màu tản mạn. Nhưng cứ mỗi tuần, mỗi
tháng trôi qua những đường nét kia lại trở nên rõ ràng
hơn, không gian xung quanh trở nên hấp dẫn hơn. Bé
học cách tập trung ánh mắt vào các vật thể và theo
dõi chuyển động của chúng. Và "đối tượng" hấp dẫn
nhất chính là khuôn mặt mẹ.

Thế giới muôn màu, muôn vẻ


Càng lớn bé càng mở ra cho mình nhiều gam màu
sắc. Lúc đầu, hãy cho bé làm quen với những màu
sắc chính. Hãy đưa ra những ví dụ đơn giản: "vàng
như ánh mặt trời", "xanh như cỏ". Với các bé trai, trò
chơi ai xếp tháp nhanh hơn rất bổ ích. Chỉ cần tuân
thủ một điều quan trọng - các khối xếp hình phải
giống nhau (tốt nhất lấy từ một bộ đồ chơi). Hãy thỏa
thuận với nhà kiến trúc sư nhí rằng bạn sẽ dựng tháp
màu xanh lá cây, còn bé dựng tháp màu vàng. Dĩ
nhiên, trong trò chơi này người lớn cần phải thua.
Còn với các bé gái thì chơi trò chơi khác, không kém
thú vị và bổ ích. Hãy cùng bé gái lấy giấy màu cắt
những bông hoa tulip đỏ và da cam. Sau đó, nói bé
nhặt những bông hoa cùng màu vào từng giỏ. Khi
chuẩn bị ăn trưa, hãy dạy cho bé cách dọn bàn ăn. Bé
cần xếp những dĩa, chén theo màu và kiểu cho từng
người trong gia đình.

Để luyện nhận thức màu đúng, cần cùng bé luyện
tập thường xuyên. Vài lời khuyên cho bạn và bé:

- Hãy làm cho bé vui: cho bé xem các loại đồ chơi
mới, những đồ vật khác nhau, giải thích những đặc
điểm về màu sắc và hình khối của chúng. Ví dụ: con
thấy quả bóng hình tròn màu vàng đẹp không? Bạn
búp bê này có mái tóc nâu xinh quá!

- Thường xuyên hỏi bé nêu tên màu đồ vật bạn chỉ.
Nhưng đừng thúc giục bé, hãy cho bé thời gian suy
nghĩ.


- Khi dạo chơi ngoài trời, không quên dạy bé cách so
sánh phong cảnh. Hãy cho bé chỉ cây nào to nhất
hoặc cái xe hơi nào nhỏ nhất mà bé thấy.

Xác định kích thước

Mục đích của bài học - dạy bé phân biệt đồ vật này
trước đồ vật khác theo kích thước và hình thể.

Nhiệm vụ của bài học - nghiên cứu những vật có hình
dạng giống nhau, những kích thước khác nhau, và các
vật có hình dạng giống nhau.

- Hãy cho bé tạo hình kim tự tháp bằng những vòng
tròn từ nhỏ tới lớn. Bạn đừng ngạc nhiên khi thời
gian đầu bé có thể khó làm, nhưng chỉ cần hai tuần
sau thôi bé có thể xếp nhanh hơn cả bạn đấy.

- Hãy bỏ những đồ chơi hình cá vào chậu nước (có
thể thay thế bằng những quả bóng nhựa to nhỏ khác
nhau). Cho bé bắt cá, lúc đầu bắt những con to, sau
đó những con nhỏ. Trò chơi này ngoài việc phát triển
thị lực cho bé còn phát triển phối hợp động tác và sự
chú ý.

- Sau khi bé nắm được khái niệm "to-nhỏ" có thể tiến
hành dạy bé khái niệm hình thể. Để bé phân biệt
được hình khối và hình cầu, hãy đưa ra một thử
nghiệm đơn giản sau. Bạn nói bé đẩy quả bóng hình

cầu trước, sau đó hình khối. Bé sẽ hiểu ngay: quả cầu
biết "chạy" còn hình khối thì không.
Theo M&B

×