Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Quyền nhân thân của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.78 KB, 9 trang )

Mục lục
I. Khái quát về quyền nhân thân của cá nhân
1. Khái niệm quyền nhân thân của cá nhân
Trong quan hệ dân sự bên cạnh các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân là một trong
hai đối tượng điều chỉnh chủ yếu của pháp luật dân sự và là một loại quan hệ mang tính
xã hội sâu sắc, rộng lớn, phản ánh sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Một quan hệ pháp
luật dân sự nói chung gồm ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung. Trong đó nội dung
là yếu tố cơ bản nhất để phân loại quan hệ đó là quan hệ nhân thân hay tài sản.
Nội dung của quan hệ pháp luật gồm các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
quan hệ đó. Do vậy quyền nhân thân chính là một nội dung của quan hệ pháp luật dân sự
về nhân thân. Nó là những quy định của pháp luật cho phép chủ thể được hưởng, được
làm, được đòi hỏi liên quan đến các giá trị nhân thân của mình khi tham gia vào các quan
hệ pháp luật dân sự.
Trong khoa học pháp lý có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quyền nhân thân
- Điều 26 Bộ luật Dân sự 1995: Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là
quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước,
lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác.
1
- Điều 24 Bộ luật Dân sự 2005: quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá
nhân và không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.
Một số quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005: quyền đối với họ
tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh; quyền được khai tử; quyền được bảo
đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền hiến các,
bộ phận cơ thể sau khi chết; quyền kết hôn; quyền bình đẳng vợ chồng; quyền ly hôn;
quyền nhận, không nhân cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và uyền được nhận làm
con nuôi…
2. Đặc điểm của quyền nhân thân


i/ Thuộc về cá nhân
Bộ luật Dân sự quy định quyền nhân thân là quyền dân sự của mỗi cá nhân, tổ chức
không thể là chủ thể của quyền nhân thân.
ii/ Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền nhân thân
Quyền nhân thân được ghi nhận cho tất cả mọi cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi chết
đi, không phân biệt giới tính, thành phần giai cấp, tôn giáo, dân tộc
iii/ Có tính chất phi tài sản
Đặc điểm này xuất phát từ đối tượng của quyền nhân thân là các giá trị nhân thân phi
tài sản. các quyền nhân thân không có nội dung kinh tế, không gắn với tài sản của chủ
thể. Nó không thể mang lại cho chủ thể quyền một lợi ích vật chất nào vì chúng không
thể là đối tượng để trao đổi, mua bán, tặng cho. Mặc dù một số quyền nhân thân cí thể
làm phát sinh một lợi ích vật chất nhất định như quyên tác giả nhưng quyền nhân thân
không phải là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không
gắn với tài sản mà thôi.
iv/ Không thể được đền bù ngang giá khi bị vi phạm do không định giá được bằng tiền.
v/ Không thể bị định đoạt:
Quyền nhân thân ghi nhận quyền của cá nhân đối với các giá trị nhân thân gắn liền với
mỗi cá nhân, nó không thể bị chuyển giao.
2
vi/Quyền dân sự tuyệt đối
Chủ thể quyền là xác định, cá biệt hóa, tất cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa
vụ.
3. Phân loại quyền nhân thân
3.1. Theo tính chất
- Quyền nhân thân gắn với tài sản: là các quyền mà khi xác lập thì phát sinh quyền tài
sản. chủ yếu là các quyền về sở hữu trí tuệ.
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản: tồn tại độc lập, không liên quan đến tài sản.
Các quyền nhân thân không gắn với tài sản này được công nhận đối với mọi cá nhân một
cách bình đẳng và suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn cảnh kinh tế, địa vị hay
mức độ tài sản của người đó. Các quyền nhân thân này thể hiện giá trị tinh thần của chủ

thể đối với chính bản thân mình, luôn gắn với chính bản thân người đó và không dịch
chuyển được sang chủ thể khác.
3.2. Theo đối tượng
- Nhóm quyền nhân thân liên quan đến căn cước của cá nhân: quyền đối với họ tên;
quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền khai sinh khai tử…
- Nhóm quyền nhân thân liên quan đến tính mạng sức khỏe thân thể của cá nhân:
quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể, quyền hiến bộ phận cơ
thể…
- Nhóm quyền nhân thân liên quan đến quan hệ gia đình: quyền kết hôn; quyền ly hôn;
quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chắm sóc giữa các thành viên trong gia
đình; quyền nhận, không nhận cha mẹ, con…
- Nhóm quyền nhân thân liên quan đến các yếu tố tinh thần của cá nhân: quyền được
bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư…
- Nhóm quyền liên quan đến tự do cá nhân: quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự
do đi lại, cư trú; quyền lao động…
- Nhóm quyền liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
II. Nội dung quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân.
3
1. Khái quát về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Thời kỳ hôn nhân: “là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng
ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” (điều 8 khoản 7 luật HNGĐ 2000). Như vậy
quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân được bắt đầu bằng việc đăng
ký kết hôn theo đó vợ và chồng sẽ có thêm các quyền về hôn nhân gia đình theo quy định
của pháp luật. Còn sau khi quyết định, bản án của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực
hoặc khi một trong hai bên bị tuyên bố là đã chết thì quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
chấm dứt, các quyền cơ bản của vợ, chồng mang tính chất là các quyền Hiến định không
bị ảnh hưởng, không thay đổi.
- Đặc điểm của quan hệ hôn nhân:
Thứ nhất, phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội qua mỗi giai đoàn phát triển của
đất nước. Dưới chế độ cũ (phong kiến, thực dân), quyền nhân thân của vợ và chồng được

xác định theo giáo lý Nho giáo với nhiều quy định hà khắc, mang tính phân biệt bất bình
đẳng. Dưới chế độ của Nhà nước ta hiện nay, quyền của vợ, chồng trong thời kỳ hôn
nhân đã trở thành các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp
luật. Nguyên tắc trong việc công nhận và bảo hộ chế độ hôn nhân gia đình là bình đẳng,
không phân biệt đối xử, kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của
dân tộc.
Thứ hai, gắn liền với lợi ích chung của gia đình và xã hội.
Thứ ba, mang tính chất nhân thân, phi tài sản. Trong đó yếu tố tình cảm là nét đặc trưng
gắn kết các chủ thể. Quyền và nghĩa vụ nhân thân không mang xuất phát từ tài sản, không
mang tính chất đền bù ngang giá và gắn liền với nhân thân của các chủ thể, không thể
chuyển giao chp người khác.
2. Nội dung các quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân
Qua tìm hiểu của nhóm nhận thấy các quan hệ nhân thân về gia đình giữa vợ và chồng
cũng như các thành viên khác trong gia đình xuất phát từ chức năng của gia đình.
Thứ nhất, chức năng sinh đẻ gắn với quyền sinh con; quyền được thừa nhận là cha, mẹ,
con; quyền nuôi con nuôi…
4
Thứ hai, chức năng giáo dục gắn với quyền đại diện giữa vợ và chồng; quyền được
hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình…
Ngoài ra một số quyền của vợ và chồng còn xuất phát từ những quyền cơ bản của con
người như quyền tự do cư trú, đi lại, quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Hiện nay tại Việt Nam, quan hệ giữa vợ và chồng được quy định tại chương IV từ điều
18-33 của Luật Hôn nhân-gia đình 2000 trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của
Luật Hôn nhân gia đình năm 1986 cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, đồng thời bổ
sung thêm một số quy định mới. Về cơ bản quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng gồm các
nội dung cơ bản sau:
2.1. quyền bình đẳng giữa vợ và chồng
Vợ, chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc giáo dục con cái, lựa chọn chỗ ở,
nghề nghiệp, chỗ ở, tôn giáo, tín ngưỡng hay trong việc chăm sóc con cái không phụ
thuộc vào địa vị xã hội, thu nhập . Luật hiện hành không thiết lập một tôn ti trật tự giữa

vợ và chồng, trong đó người chồng giữ vị trí chủ gia đình, là người bảo hộ đối với người
vợ. Các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng mang tính chất tương hỗ cho nhau, ngang
nhau. Hôn nhân không làm cho vợ chồng hòa nhập thành một chủ thể duy nhất của quan
hệ pháp luật: vợ, chồng tiếp tục giữ lai lịch pháp lý cá nhân của riêng mình, có danh dự,
nhân phẩm riêng, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi của riêng mình cả trong quan
hệ nội bộ và trong quan hệ với người thứ ba.
2.1.1. Tự do lựa chọn nơi cư trú
Để thực hiện quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp cũng như
nhằm loại trừ định kiến xã hội trong xác định vai trò của người vợ trong gia đình “thuyền
theo lái, gái theo chồng”, pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ quyền bình đẳng giữa
vợ và chồng về nhân thân liên quan tới lựa chọn nơi ở.
Điều 55 BLDS 2005 quy định “nơi cư trú chung của viwj chồng là nơi vợ chồng
thường xuyên chung sống”. Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng được thực hiện trên cơ
sở sự thỏa thuận giữa vợ và chồng. Điều 20 Luật HNGĐ 2000 quy định: “nơi cư trú của
vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới
hành chính”. Để đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và điều kiện làm việc của mỗi bên
5
thì vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận quyết định lựa chọn nơi cư trú. Quy định của pháp luật
nhằm xóa bỏ những quan niệm, tập tục có tính chất bắt buộc chỗ ở chung của nam nữ sau
khi kết hôn theo nguyên tắc “thuyền theo lái, gái theo chồng” hay tập tục ở rể của đồng
bào một số dân tộc thiểu số. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nhà làm luật cho phép
vợ chồng tự do thỏa thuận về việc không chung sống dưới cùng một mái nhà. Điều đó đi
ngược lại mục đích của hôn nhân, phá vỡ nghĩa vụ chung sống của vợ chồng cũng như
việc củng cố quan hệ vợ chồng.
2.1.2. Tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo
Điều 22 Luật HNGĐ quy định “ vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của nhau; không được cướng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào”.
Điều luật này nhằm cụ thể điều 70 của Hiến pháp 1992, theo đó vợ, chồng không bị
cưỡng ép theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Thông thương vấn đề tôn giáo được các
bên giải quyết trước khi kết hôn. Nhưng trong quá trình chung sống họ hoàn toàn có thể

thay đổi tín ngưỡng, tôn giáo. Vợ, chồng có quyền thực hiện các sinh hoạt tôn giáo trong
khuôn khổ pháp luật, không được gây mất trật tự trong sinh hoạt gia đình.
2.1.3. Quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội
“Vợ chồng cùng nhau bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp, học
tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người” (điều 23 Luật
HNGĐ). Việc lựa chọn nghề nghiệp là tự do, do mỗi người quyết định, người còn lại có
thể tham gia ý kiến.
2.1.4. Quyền đại diện giữa vợ và chồng
Theo điều 24 khoản 1 Luật HNGĐ 2000 thì “vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác
lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng
ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản”. Khoản 2 quy định “vợ,
chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều
kiện làm người gia,s hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia
được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật của người đó”. Quyền đại diện
6
trong gia đình là bình đẳng không bị phân biệt. Cụ thể hơn theo điều 62 khoản 1 BLDS
2005 thì “trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ;
nếu chông là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ”.
Ví dụ đơn giản nhất là trường hợp chồng bị tai nạn giao thông, bất tỉnh và phải mổ gấp
do mất nhiều máu đồng thời phải cắt bỏ một cánh tay đã bị dập nát. Khi đó người thân
thích mà thường là vợ sẽ ký xác nhận đồng ý việc mổ và cắt bỏ phần thân thể bị dập nát
của chồng. Ngoài ra khi mà chồng bị mất năng lực hành vi chẳng hạn, thì việc công bố,
sử dụng thông tin, tài liệu của người chồng phải được sự cho phép của người vợ trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
2.2. Quyền được công nhận và bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín
Quyền được an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong
những quyềnn tự nhiên và pháp lý cơ bản nhất của công dân. Pháp luật Việt Nam nghiêm

cấm mọi hành vi của các thành viên trong gia đình xâm phạm đến các quyền tự do thân
thể của cá nhân. Do đặc thù của quan hệ HNGĐ mang tính gắn bó, tình cảm và do định
kiến xã hội mà người chồng thường có hành vi bạo lực xâm phạm đến người vợ và vì
cuộc sống gia đình yên ấm mà người vợ thường nhẫn nhịn chịu đựng. Quyền này đặt ra
nhằm ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình.
Do đây là quyền cơ bản của mỗi con người chứ không chỉ của vợ hay chồng nên nó
được quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật như Hiến pháp 1992, Bộ Luật Dân sự
2005, Luật bình đẳng giới 2006, Bộ luật Hình sự 1999…
- Về thân thể:
Theo BLDS 2005 thì vợ hoặc chồng có quyền quyết định tặng cho các bộ phận trong
thân thể mình lúc còn sống và sau khi chết (điều 33, 34); vợ hoặc chồng không có quyền
sở hữu đối với tử thi của chồng hoặc vợ mình và do đó không có quyền tặng cho toàn bộ
hoặc một phần tử thi đó. Vợ hoặc chồng được tự do quyết định biện pháp chăm sóc y tế
cho chính mình. Và suy ra theo logic thì người vợ hoàn toàn có quyền quyết định việc
mang thai hay phá thai.
- Về uy tín, danh dự:
7
Theo điều 21 khoản 1 Luật HNGĐ 2000 thì vợ chồng không có quyền xúc phạm đến
danh dự, uy tín của nhau. Được thể hiện qua hai dạng hành vi: thứ nhất, người chồng (vợ)
trực tiếp có lời lẽ xúc phạm, chửi rủa vợ (chồng); thứ hai, chồng (vợ) đứng về bên phía
những người xúc phạm đến vợ (chồng) mình. Ví dụ như người chồng đứng về phía mẹ
đẻ, nghe theo mẹ đẻ mà chửi mắng vợ một cách vô cớ…
2.3. Quyền được làm cha mẹ và nuôi con nuôi
Quyền được làm cha, làm mẹ được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ thông
qua hai căn cứ phát sinh quyền này dựa trên sự kiện sinh đẻ và nuôi con nuôi:
- Thông qua sự kiện sinh đẻ: pháp luật không phân biệt việc sinh con và được nhận là
con trong điều kiện cha mẹ không có hôn nhân hay không có hôn nhân hợp pháp. Trong
trường hợp người phụ nữ đơn thân muốn thực hiện quyền làm mẹ của mình pháp luật
cũng tạo điều kiện cho người đó được thực hiện quyền này bằng cách sinh con theo
phương pháp khoa học. Đối với vợ chồng không thể sinh con tự nhiên thì pháp luật cho

phép học sử dụng phương pháp khoa học.
- Nuôi con nuôi: pháp luật cho phép vợ chồng được nhận con nuôi theo các quy định
của pháp luật.
2.4. Quyền ly hôn của vợ chồng
Ly hôn được quy định tại chương X, từ điều 85 đến điều 99 LHNGĐ 2000. Theo
pháp luật Việt Nam hiện hành ly hôn là quyền tự do cá nhân của vợ, chồng. Vợ chồng có
quyền ly hôn khi thấy tình cảm giữa vợ chồng không còn và việc duy trì hôn nhân là
không cần thiết và không có lợi cho gia đình. Việc ly hôn chỉ bị hạn chế trong trường hợp
người chồng có yêu cầu ly hôn khi người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng
tuổi. Mục đích của quy định này là gắn kết trách nhiệm của người chồng trong việc tạo
điều kiện cho người vợ thực hiện chức năng làm mẹ. Quyền yêu cầu ly hôn của người
phu nữ không bị hạn chế ngay cả khi đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Vợ, chồng đã ly hôn được tự do về hôn nhân có quyền kết hôn với người khác mà không
phải chịu ràng buộc nào đối với quan hệ hôn nhân đã chấm dứt. Pháp luật đặt ra các điều
kiện với việc giải quyết ly hôn nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên trong
8
gia đình, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của chấm dứt dôn nhân và tránh việc ly
hôn tùy tiện.
6. Quan hệ hôn nhân khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về
Điều 26 LHNGĐ 2000 quy định “ Khi Tòa án ra quyết định quyên bố một người là đã
chết theo điều 93 của BLDS mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người
khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong trường hợp vợ hoặc
chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có
hiệu lực pháp luật”.
Kết luận:
Qua phần tìm hiểu trên có thể nhận thấy là giữa các quy định về quan hệ vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân mà đặc biệt là về quyền của vợ chồng có điểm tương đồng lớn với các
quy định về quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 1992. Phần lớn trong số đó
như quyền bình đẳng giữa vợ và chồng; quyền tự do lựa chọn chỗ ở, nghề nghiệp…chính
là các quyền cơ bản của công dân. Do là một ngành luật độc lập nên các quan hệ nhân

thân giữa vợ và chồng có nhiều khác biệt nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình bền
vững, hạnh phúc. Một số quan hệ nhân thân bị giới hạn bới các quy định của pháp luật
khi nhà làm luật đặt ra một số tiêu chuẩn, điều kiện nhất định. Mặc dù Luâth HNGĐ quy
định vợ và chồng có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau nhưng thực tế theo phong tục Á
Đông nên phụ nữ thương ở thế yếu. Các quy định trên do đó còn nhằm bảo vệ phụ nữ,
ngăn chặn bạo lực gia đình.

9

×