NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
VÀ XÂY DỰNG NNPQ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Người biên soạn:
NCS Đinh Ngọc Thắng
I. MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA
II. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG XÂY
DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
III. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN XHCN VIỆT NAM CỦA DÂN,
DO DÂN, VÌ DÂN.
•
Chuyện người, chuyện mình
Gần 8 triệu ngoại kiều trên tổng số hơn
80 triệu dân Đức muốn nhập quốc tịch
phải vượt qua kỳ thi trắc nghiệm kiến
thức xã hội nước Đức, trong đó có một
câu hỏi, nhà nước pháp trị là gì? với 4
câu trả lời sẵn sơ đẳng:
1- Nhà nước có quyền,
2- Đảng có quyền,
3- Công dân quyết định luật pháp và
4- Nhà nước phải tuân thủ pháp luật.
(Nguồn tạp chí tia sáng/chungta.com)
CÁC THUẬT NGỮ
Nhà nước Pháp quyền
Nhà nước Pháp trị />NNPQ Tư bản
NNPQ xã hội chủ nghĩa
Tư tưởng NNPQ
Quan niệm NNPQ
Khái niệm NNPQ
Nguồn gốc các thuật ngữ ở
phương Tây
•
Rechtsstaat của Đức
•
Etat de droit của Pháp.
•
Rule of law của Anh.
1. MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
1.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền và
những đặc trưng cơ bản của nhà nước
pháp quyền.
1.1.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền.
Các câu hỏi cần được trả lời
1.Nhà nước pháp quyền là học thuyết, tư
tưởng hay khái niệm?
2.nội hàm của nó gồm những yếu tố nào?
3.nhà nước pháp quyền có phải là kiểu nhà
nước hiện đại, là mô hình khả dụng cho các
nước đương đại hay chỉ là hình thức,
phương pháp, nguyên tắc hay biện pháp tổ
chức quyền lực nhà nước?
4. nhà nước pháp quyền XHCN có những đặc
trưng gì khác với nhà nước pháp quyền nói
chung?
5. để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay cần phải có
những điều kiện gì?
Tư tưởng (học thuyết) và Khái niệm
NNPQ
C:\Documents and Settings\Khoa Luat
\My Documents\chuyen de K48luat\phụ
lục 1.doc
TƯ TƯỞNG (HỌC THUYẾT)
-
Xôlông (638-559 TCN)
Với chủ trương cải cách nhà nước
"Chỉ có pháp luật mới thiết lập
được trật tự và tạo nên sự thống
nhất"; nhà nước và pháp luật là hai
công cụ để thực hiện dân chủ, tự
do và công bằng, vì vậy, "hãy kết
hợp sức mạnh (quyền lực nhà
nước) với pháp luật".
•
Hêraclít (520-460 TCN) đã có sự bổ sung
quan trọng, coi pháp quyền là phương
tiện quan trọng để chống lại cực quyền,
vì vậy ông kêu gọi: “Nhân dân phải đấu
tranh để bảo vệ pháp luật như bảo vệ
chốn nương thân của mình”.
•
Xôcrát (469-399 TCN) quan niệm về công
lí trong sự tuân thủ pháp luật. Theo ông,
xã hội không thể vững mạnh và phồn
vinh nếu các pháp luật hiện hành không
được tuân thủ, giá trị của công lí (pháp
luật) chỉ có được trong sự tôn trọng pháp
luật.
•
Platon (427-374 TCN)
Phát triển ý tưởng về sự tôn trọng pháp
luật ở một góc độ khác - từ phía nhà
nước.
•
Aristote (384-322 TCN)
Bổ sung khía cạnh mới về mối quan hệ
giữa chính trị và pháp luật (chính trị
được hiểu theo nghĩa là nhà nước -
TG). Theo ông, cần thiết phải có sự phù
hợp giữa chính trị và pháp luật, vì vậy,
việc đề cao pháp luật phải gắn với cơ
chế, hệ thống các cơ quan thực thi
quyền lực nhà nước. : “Nhà nước nào
cũng phải có cơ quan làm ra luật, cơ
quan thực thi pháp luật và toà án”.
•
Xixêrôn (106-43 TCN)
Tiếp tục phát triển ý tưởng của Aristote
đến trình độ cao hơn, ông đã đưa ra
quan niệm mới về nhà nước, coi nhà
nước là "một cộng đồng pháp lí", "một
cộng đồng được liên kết với nhau bằng
sự nhất trí về pháp luật và quyền lợi
chung" và ông đã đề xuất nguyên tắc:
"Sự phục tùng pháp luật là bắt buộc
đối với tất cả mọi người".
•
Kết luận thời cổ đại
•
Thời Trung đại?
•
.
•
J. Locke (1632-1704), nguyên tắc về tính tối
cao của pháp luật đã được phát triển tới trình
độ mới. có được tính tối cao thì các đạo luật
phải khách quan, phải thừa nhận các quyền
và tự do cá nhân, phải bảo đảm tính công khai
và phải thừa nhận sự phân chia quyền lực
nhà nước để tránh sự lạm quyền và tuỳ tiện.
Pháp luật "phải có (những) quy tắc xử sự
chung cho cuộc sống, quy tắc đó là giống
nhau với mọi người và từng người, quy tắc
đó được đặt ra bởi các cơ quan lập pháp. Tự
do của tôi, có nghĩa là tôi được hành động
theo ý nguyện của mình, nếu hành động đó
không bị pháp luật cấm. Tôi không phụ thuộc
vào ý chí - một ý chí không định trước, không
rõ ràng của người khác".
•
Như vậy, J. Locke đC đặt nền
móng cho việc hình thành hai
nguyên tắc mới: Cá nhân công
dân "được làm tất cả những gì
mà pháp luật không cấm" và
các cơ quan nhà nước, công
chức nhà nước "chỉ được làm
những điều mà pháp luật cho
phép".
•
Montesquieu (1698 - 1755) trong tác phẩm
"Tinh thần pháp luật" đã đề ra lí thuyết phân
chia quyền lực, một trong những nội dung
chủ yếu của nhà nước pháp quyền tư sản.
Montesquieu cho rằng trong mỗi quốc gia
đều có ba thứ quyền lực là: Quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp.
•
Cùng với lí thuyết về phân chia quyền lực,
Montesquieu cũng bổ sung thêm những
quan điểm lí luận quan trọng về quyền tự do
chính trị, về giải quyết vấn đề công bằng và
bảo đảm tính tối cao của pháp luật.
•
J. Rousseau (1712-1778) trong tác phẩm
"Bàn về khế ước xã hội", bên cạnh việc
phân tích những vấn đề mang tính
nguyên tắc chung của việc cai trị theo
pháp luật, đã bàn một cách khá cặn kẽ
về các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp theo lí thuyết của Montesquieu.
Nhưng J. Rousseau lại có tư tưởng và
cách tiếp cận mới hết sức độc đáo đó là
khẳng định tính tất yếu khách quan của
khế ước xã hội và coi khế ước xã hội là
cơ sở để giải quyết các vấn đề về nhà
nước, pháp luật và công dân.
•
I. Kant (1724-1804) là người có đóng góp
quan trọng trong việc phát triển tư tưởng
nhà nước pháp quyền, đã đưa ra những lập
luận có tính triết lí về nhà nước pháp quyền.
I. Kant cho rằng, con người là chủ thể có ý
thức về phẩm giá; con người trong hành vi
của mình phải tuân thủ những đạo luật đạo
đức; thực chất của tự do là cái bên trong của
nhân cách con người; con người có khả
năng ứng xử theo mục đích với những cách
thức phù hợp. Tuy nhiên, không phải ai cũng
sử dụng được tự do cá nhân một cách đúng
mức, do đó dễ dẫn đến chuyên quyền. Pháp
luật có hiệu lực bắt buộc các cá nhân phải
phục tùng ý chí chung.
•
Hêghen (1770 -1831) cho rằng pháp luật thể
hiện (một cách hạn chế) ý chí tự do; sự phát
triển của tư tưởng pháp quyền trải qua nhiều
cấp độ, mỗi cấp độ có hình thức riêng và khởi
điểm của sự phát triển pháp quyền là ý chí tự
do; pháp luật là mối quan hệ của con người,
có tính trừu tượng và "là phương thức tồn tại
của lí trí tự do”. Ph. Hegel coi nhà nước cũng
chính là pháp luật; nhà nước là pháp luật phát
triển, sự biểu hiện cao nhất của pháp luật cụ
thể, đứng trên đỉnh cao của hình chóp pháp
luật. Với cách lập luận đó, Heghen đi đến kết
luận rằng "chỉ có nhà nước là sự thể hiện của
tự do"; “nhờ có nhà nước mà gia đình, xã hội
công dân được bảo tồn và những mâu thuẫn
đẳng cấp được điều hoà”
•
Có thể nói, đến nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế
kỉ XIX, về mặt lí thuyết, tư tưởng nhà nước
pháp quyền được phát triển tương đối toàn
diện, trở thành một trong những tư tưởng
chính trị - pháp lí có tính phổ biến và trong
sách báo chính trị, pháp lí cũng bắt đầu xuất
hiện các ý kiến coi tư tưởng này như học
thuyết về nhà nước pháp quyền. Từ đây, có
trào lưu mới đã xuất hiện - trào lưu nghiên
cứu ứng dụng học thuyết nhà nước pháp
quyền vào việc xác lập các nguyên tắc tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước,
xây dựng, thực thi pháp luật và xã hội công
dân.
•
Tuy nhiên, nếu hiểu học thuyết với nghĩa là
toàn thể nói chung những quan niệm có hệ
thống dùng để lí giải các hiện tượng và
hướng hoạt động của con người trong lĩnh
vực nhất định (mà ở đây là lĩnh vực nhà
nước, pháp luật và xã hội công dân) thì học
thuyết nhà nước pháp quyền vẫn còn chưa có
được một cách đầy đủ tính hệ thống của các
quan niệm về nhà nước pháp quyền và khó có
thể nói ai (những ai) là tác giả của học thuyết
này. Đó là cái khó đối với việc nghiên cứu về
nhà nước pháp quyền nhưng đồng thời, đó
cũng là cái thuận, là hướng mở cho những tư
duy sáng tạo để tiếp cận những vấn đề về nhà
nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay.
•
KHÁI NIỆM
- Mặc dù tư tưởng nhà nước pháp
quyền đã xuất hiện từ rất sớm nhưng
phải đến thế kỉ XIX, khái niệm nhà
nước pháp quyền mới có được cách
biểu hiện với ý nghĩa là khái niệm.
- Khái niệm nhà nước pháp quyền là
khái niệm có tính lịch sử.
•
Quan niệm về tính lịch sử của khái
niệm nhà nước pháp quyền cho phép
chúng ta có thể rút ra một số kết luận: