Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Coi chừng ngộ độc ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.41 KB, 7 trang )

Coi chừng ngộ độc
Một số vi khuẩn tiềm ẩn trong thực phẩm có thể gây hại cho
mẹ và thai nhi. Chúng ta không dễ nhìn thấy chúng bằng mắt
thường nên làm gì?
Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của người mẹ khác hơn bình thường.
Vì thế, thai phụ có nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm và môi trường
xung quanh.
Việc nhiễm khuẩn này khiến thai phụ bị chóng mặt, nôn, sốt, đau
bụng, tiêu chảy. Đồng thời, chúng còn gây tổn thương trên phôi
thai, sinh non, sẩy thai, dị tật bẩm sinh cho bé.
Đáng lo ngại hơn là vi khuẩn gây ngộ độc có thể lây từ mẹ sang
thai nhi.

Rửa tay trước khi ăn để ngăn
ngừa các vi khuẩn độc hại (
Ảnh
minh họa)
Nhận diện các thủ phạm
Có rất nhiều vi rút, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm:
Samonella và Campylobacter: Hiện diện trong thịt gà hầm, lợn.
Ngoài ra, chúng còn có trong các sản phẩm từ sữa chưa tiệt
trùng.
Clostridium perfingens: Có trong thịt lợn, gia cầm tươi, trứng. Các
sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, thực phẩm rã đông không đúng
cách cũng chứa loại vi khuẩn này.
Listeria: Có mặt trong các loại thịt, hải sản đông lạnh Ở phụ nữ
mang thai, vi khuẩn Listeria có thể gây cảm cúm kèm những cơn
sốt lặp đi lặp lại, đau cơ, tiêu chảy. Tình trạng nhiễm khuẩn lan
đến hệ thần kinh trung ương sẽ gây mất cân bằng, co giật, đau
đầu, cứng cổ.
Đặc biệt, Listeria có thể xâm nhập vào nhau thai, khiến thai phụ


sinh non, sẩy thai hoặc bé sau khi sinh mắc bệnh hiểm nghèo.
Staphylococci: Xuất hiện trên da, mũi và cổ họng. Vi khuẩn này
lây lan qua việc cầm nắm thực phẩm.
E.coli: Cư ngụ trương đường ruột của gia súc. Tình trạng nhiễm
khuẩn xảy ra khi bệnh nhân dùng thịt bò tái hoặc sữa chưa tiệt
trùng.
Ngoài vi khuẩn gây hại, thai phụ cần chú ý đến nguồn thực phẩm
chứa thủy ngân cao như cá ngừ hoặc một số cá sông sống trong
vùng nước ô nhiễm có chứa hàm lượng chất độc khá cao. Cơ thể
tiếp nhận hàm lượng thủy ngân cao có thể khiến thai nhi chậm
phát triển, não bị tổn thương.
Ngoài ra, gan của gia cầm chứa nhiều vitamin A, gây ảnh hưởng
đến mẹ và bé. Thai phụ không nên dùng quá nhiều gan hoặc
uống bổ sung viên vitamin A
Nhiễm độc chì từ môi trường sống
Ngoài thực phẩm, môi trường sống cũng là nơi ẩn chứa nhiều
chì. Khi nhiễm chất này, độc tố sẽ phát tán, gây nguy hại cho cơ
thể, gọi là nhiễm độc chì.
Theo nghiên cứu của các bác sĩ, một lượng chì nhỏ cũng có thể
gây nguy cơ sẩy thai cao. Ngoài ra, chì còn có tác động không tốt
đến sự phát triển cân nặng, hệ thần kinh của thai nhi và sự phát
triển thể chất của bé trong hai năm đầu.
Khoáng chất này xuất hiện trong sơn chứa chì, vảy sơn lâu ngày
bị bong tróc, đất, nước, chảy từ đường ống có chì, những vật
dụng làm từ gốm
Ngăn chứa các chất độc hại
Để tránh ngộ độc thực phẩm, bạn nên nấu thức ăn chín kỹ, rã
đông trước khi chế biến. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm
quán hạn, ôi thiu, ẩm mốc.
Nên bảo quản thức ăn chưa dùng trong lọ thuỷ tinh hoặc dùng

giấy nhựa bọc kín.
Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi nấu nướng và trước khi ăn.
Thường xuyên lau nhà sạch sẽ, dùng khăn ướt hoặc dung dịch
xà phòng pha loãng để vệ sinh sàn, tường nhà. Cách này sẽ giúp
tránh tình trạng nhiễm độc chì.
Nên mở vòi, để nước chảy tự do sau 1-2 phút rồi hãy sử dụng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×