Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP - Chương 9 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.42 KB, 49 trang )

Chương 9.
QUẢN TRỊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH TRONG DN
9.1. Tổng giá trị sản xuất và phân bổ tổng giá trị sản
xuất trong DN
9.2. Lợi nhuận và những nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của DN
9.3. Phân tích hoạt động SXKD trong DN
1
2
9.1. Tổng GTSX và phân bổ tổng GTSX trong DN
9.1.1. Khái niệm và ý nghĩa
a) Khái niệm

Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của sản phẩm vật
chất (thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở
dang) và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất
định (thường là một năm).

Trong thống kê, Giá trị sản xuất được tính theo giá
thực tế và giá so sánh.
9.1. Tổng GTSX và phân bổ tổng GTSX

Giá trị sản xuất bao gồm:

Giá trị hàng hoá và dịch vụ sử dụng hết trong
quá trình sản xuất;

Giá trị mới tăng thêm trong quá trình sản xuất:
thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế
sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng trong


sản xuất, và thặng dư sản xuất.

Giá trị sản xuất có sự tính trùng giá trị HH và dịch
vụ giữa các đơn vị sản xuất, mức độ tính trùng phụ
thuộc vào mức độ CMH của tổ chức sản xuất.
3
4
Cơ cấu tổng giá trị sản xuất

Theo C. Mác, tổng giá trị sản xuất bao gồm 3 bộ phận:
G = C + V + m
Trong đó:

C: Giá trị vật chất các TLSX đã tiêu hao trong quá
trình sản xuất, gồm khấu hao TSCĐ, nguyên nhiên
vật liệu.

V: giá trị công lao động và các chi phí cho lao
động tiêu hao trong quá trình sản xuất

m: Bộ phận giá trị thặng dư, là bộ phận còn lại của
doanh nghiệp để thực hiện chức năng tái sản xuất
mở rộng.
Hệ thống tài khoản quốc gia

Hệ thống tài khoản quốc gia: GO (Gross Outputs)
bao gồm chi phí trung gian ký hiệu IC
(Intermediary Costs) và giá trị tăng thêm ký hiệu
VA (Value Added).
GO = VA + IC

5
Chi phí trung gian IC

Khái niệm
Chi phí trung gia là chỉ tiêu kinh tế phản ánh giá
trị hàng hóa và dịch vụ sử dụng hết trong quá
trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới trong một
thời kỳ nhất định, gồm cả chi phí sửa chữa nhỏ và
duy tu tài sản cố định dùng trong sản xuất.
Chi phí trung gian tính theo ngành kinh tế và toàn
bộ nền kinh tế, theo giá thực tế và giá so sánh.

6
Chi phí trung gian IC

Cơ cấu: IC gồm hai nhóm chủ yếu:

Nhóm chi phí vật chất gồm: nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, điện, nước, khí
đốt, chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền
mau hỏng và chi phí sản phẩm vật chất khác.

Nhóm chi phí dịch vụ gồm: vận tải; bưu điện;
bảo hiểm; dịch vụ ngân hàng; dịch vụ pháp lý,
dịch vụ quảng cáo và các dịch vụ khác.
=> Trong IC cũng bao gồm các chi phí do DN tự
sản xuất được tính quy đổi theo giá trị hiện
hành và các chi phí thuê mướn bên ngoài (thuê
mướn dịch vụ hoặc thuê mướn lao động thời
vụ ).

7
8
Giá trị tăng thêm VA (Value Added)

Giá trị tăng thêm VA: là bộ phận quan trọng nhất trong tổng
giá trị sản xuất của DN, được tạo ra do tiêu dùng các yếu tố
ban đầu (tiêu dùng trung gian), VA bao gồm:

W (Wages): Chi phí lao động thường xuyên (tiền công, tiền
lương). Trường hợp thuê lao động ngoài có tính thời vụ,
không thường xuyên thường gắn liền với dịch vụ được tính
vào chi phí trung gian.

ff (finance fees): Các chi phí về dịch vụ tài chính, thuế, bảo
hiểm, lãi vay ngân hàng.

T (Tax): Các khoản thuế và lệ phí mà doanh nghiệp phải
đóng góp,

A (Amortization): khấu hao tài sản cố định dùng vào sản
xuất trong năm

Pr (profit): Lợi nhuận ròng (lợi nhuận thuần) của doanh
nghiệp được sử dụng cho việc đầu tư tăng thêm, tiêu dùng
hay tích luỹ để tái sản xuất mở rộng
9
9.1. Tổng GTSX và phân bổ tổng GTSX
9.1.2. Ý nghĩa của phân phối tổng giá trị sản xuất

Phân phối GTSX là một khâu quan trọng không thể

thiếu của quá trình tái sản xuất.

Giúp giải quyết hài hoà các lợi ích, đáp ứng hợp lý
cho các bộ phận, các khâu sản xuất, đảm bảo điều
kiện cho quá trình tái sản xuất.
10
9.1.2. Nội dung phân phối giá trị sản xuất
a) Nguyên tắc
Thực hiện nguyên tắc phân phối tổng sản phẩm xã hội của Mác:

Toàn bộ tổng sản phẩm xã hội phải khấu trừ:

Phần tư liệu sản xuất đã dùng rồi (C)

Một phần thêm vào để mở rộng sản xuất

Một phần để dự trữ bảo hiểm đề phòng thiên tai

Phần còn lại để tiêu dùng, nhưng trước khi tiến hành phân phối
cho cá nhân thì phải khấu trừ đi:

Chi phí chung về quản lý

Chi phí dùng để thoả mãn nhu cầu chung (như trường học,
bệnh viện, vệ sinh nơi công cộng…)

Trích nuôi dưỡng những người không có khả năng lao
động

Trích cho quốc phòng

9.1. Tổng GTSX và phân bổ tổng GTSX
11
9.1.2 Nội dung phân phối giá trị sản xuất
b) Nội dung phân phối giá trị sản xuất trong DNNN

Bù đắp được các yếu tố tiêu hao

Đảm bảo mở rộng tái sản xuất và tiêu dùng

Phân phối nhằm thực hiện được nghĩa vụ đối với
nhà nước và đảm bảo hài hoà các lợi ích kinh tế.
9.1. Tổng GTSX và phân bổ tổng GTSX
12
Bù đắp các yếu tố tiêu hao

Các giá trị tiêu dùng trung gian (IC) phải được tính
đầy đủ, chính xác cho từng loại sản phẩm hoặc dịch
vụ của DN và phải được bù đắp ngay sau mỗi chu kỳ
sản xuất.

Bù đắp hao phí lao động thể hiện quan hệ giữa lợi ích
của DN và người lao động, thể hiện mối quan hệ giữa
sản xuất và tiêu dùng.

Các chi phí tài chính: bao gồm lệ phí, lãi vay ngân
hàng thể hiện mối quan hệ của doanh nghiệp với
các tổ chức tài chính.

Các chi phí về các loại thuế thể hiện mối quan hệ của
doanh nghiệp với Nhà nước.


Khấu hao: là phần bù đắp hao mòn của tài sản cố định
để tái đầu tư và bảo tồn vốn sản xuất của doanh
nghiệp.
13
Đảm bảo mở rộng tái sản xuất và tiêu dùng

Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp (Pr) được sử dụng
cho việc đầu tư tăng thêm để mở rộng sản xuất kinh
doanh hay tiết kiệm, trích lập các quỹ của doanh
nghiệp, đặc biệt quan trọng là quỹ phát triển sản xuất
và quỹ dự phòng.

Tăng quy mô giá trị sản phẩm tăng thêm là cơ sở cho
việc giải quyết một cách hợp lý và hài hoà các mối
quan hệ trong phân phối: quan hệ giữa sản xuất và
tiêu dùng, sản xuất và tích luỹ, sản xuất và đầu tư và
các lợi ích kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.
14
c) Yêu cầu phân phối tổng giá trị sản xuất trong DN

Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất, lưu ý yếu tố giá cả

Chi phí thù lao lao động phải được quan tâm đúng
mức, có tính đến sự khác nhau về hao phí lao động
giữa các ngành, các hoạt động.

Thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ thuế theo Luật
định.


Cần đảm bảo sự dân chủ và công khai trong phân phối
tổng sản phẩm
9.2. Lợi nhuận và những nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận của DN
9.2.1. Khái niệm và nguồn gốc của lợi nhuận trong DN
9.2.2. Vai trò và phương pháp xác định lợi nhuận
9.2.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận
9.2.4. Biện pháp tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao tỷ suất
lợi nhuận trong DN
15
9.2.1. Khái niệm, nguồn gốc của lợi nhuận
a) Khái niệm

Lợi nhuận trong kinh tế học: là phần tài sản mà nhà đầu
tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chi phí
liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là
phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.

Lợi nhuận trong kế toán: là phần chênh lệch giữa giá
bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở
hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí. Trong kế toán,
người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà
không kể chi phí cơ hội như trong kinh tế học. Chính sự
khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi
nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.
16
9.2.1. Khái niệm, nguồn gốc của lợi nhuận

Lợi nhuận của DN gồm 03 loại:


Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh hàng hoá dịch vụ

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là lợi nhuận thu
được từ các hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh
doanh về vốn đưa lại (liên doanh, liên kết, đầu tư mua
bán chứng khoán, thu lãi tiền gửi. . .)

Lợi nhuận từ hoạt động bất thường là lợi nhuận từ các
hoạt động mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc
những hoạt động không mang tính chất thường xuyên
như: Thanh lý tài sản, thu từ vi phạm hợp đồng, thu
tiền phạt huỷ bỏ hợp đồng. . .
17
9.2.2 Vai trò, phương pháp tính lợi nhuận
a) Vai trò

Đối với doanh nghiệp

Lợi nhuận vừa là mục tiêu, động lực và điều kiện
tồn tại và phát triển

Là nguồn tích luỹ để tái sản xuất mở rộng

Là nguồn để khuyến khích lợi ích vật chất đối với
người lao động, nâng cao năng suất lao động, cải
thiện đời sống

Lợi nhuận còn là nguồn để doanh nghiệp tham gia
các hoạt động xã hội

18
a) Vai trò của lợi nhuận

Đối với kinh tế xã hội

Là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà Nước

Là nguồn tích luỹ quan trọng nhất để thực hiện tái
sản xuất mở rộng xã hội và đáp ứng các nhu cầu
phát triển của xã hội.

Lợi nhuận có mối quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật như: chỉ tiêu về đầu tư, sử dụng các
yếu tố đầu vào, chi phí và giá thành sản xuất, các chỉ
tiêu đầu ra và các chính sách tài chính nhà nước.
9.2.2 Vai trò, phương pháp tính lợi nhuận
19
b) Phương pháp tính lợi nhuận
Chỉ tiêu Cách tính Ý nghĩa
Lợi nhuận
HĐSXKD
DTT - Z
TB
Lợi nhuận thu được từ
HĐSX, cung ứng sản phẩm,
dịch vụ trong kỳ.
Lợi nhuận
HĐTC
Doanh thu HĐTC
-Thuế (nếu có) - chi phí

HĐTC.
Là số chênh lệch giữa doanh
thu từ HĐTC với chi phí về
HĐTC và các khoản thuế
gián thu (nếu có).
Lợi nhuận
HĐBT
DTBT - thuế (nếu có) -
CPBT.
Là số chênh lệch giữa doanh
thu bất thường với chi phí bất
thường và khoản thuế gián
thu (nếu có).
20
Tỷ suất lợi nhuận
TT Các chỉ tiêu Ý nghĩa
1 LN/DTT Nói lên một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu càng cao càng tốt.
2 LN/VKDBQ Nói lên một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao
nhiêu LN. Chỉ tiêu càng cao càng tốt.
3 LN/VCSHBQ Nói lên một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
4 LN/VLĐBQ Nói lên một đồng vốn lưu động tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
5 LN/VCĐBQ Nó cho ta biết được hiệu quả sử dụng một
đồng vốn cố định.
6 LN/GTSX(hay
giá thành toàn bộ)
Phản ánh hiệu quả kinh tế của các chi phí đã
bỏ ra.

21
  




 ả
 !"#$


%&'"($
 !
 !
)*+,"$
/0+1&"#2(2$
"#$%&'
3
22
9.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận
a) Các nhân tố khách quan

Thị trường và sự cạnh tranh

Chính sách kinh tế của Chính phủ

Sự biến động giá trị tiền tệ
b) Chủ quan

Doanh thu (SP tiêu thụ, cơ cấu mặt hàng, giá

bán…)

Giá thành toàn bộ

Khả năng về vốn

Nguồn nhân lực
23
9.2.4. Biện pháp tăng lợi nhuận, TSLN

Lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp

Lựa chọn, huy động và sử dụng vốn, nguồn lực
hiệu quả

Hạ chi phí và giá thành SP

Tiêu thụ sản phẩm và thanh toán tiền hàng nhanh

Phân phối lợi nhuận hợp lý
24
25
9.3. Phân tích hoạt động kinh doanh
9.3.1. Mục đích, yêu cầu và đặc điểm
9.3.2. Phương pháp và nội dung phân tích kinh doanh
9.3.3. Tổ chức phân tích kinh doanh

×