Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.8 KB, 20 trang )

VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG

Viêm phổi mắc phải cộng đồng (VPMPCĐ) là một trong những nguyên nhân
hàng đầu gây tỉ lệ mắc bệnh và tử vong trên thế giới (bao gồm các nước phát triển và
các nước đang phát triển). Theo Tổ chức Y tế thế giới, VPMPCĐ là nguyên nhân gây
tử vong xếp hàng thứ 6 và là hàng đầu trong các bệnh nhiễm khuẩn. Trong phần tổng
quan này, chúng tôi chủ yếu tập trung đề cập đến những thông tin mới về mặt dịch tễ
học, tác nhân gây bệnh và sinh bệnh học của VPMPCĐ.

ĐỊNH NGHĨA
Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm và đông đặc của nhu mô phổi gây ra bởi
nhiều tác nhân gây nhiễm như vi khuẩn Mycoplasma, Chlamydiae, Rickettsiae, virus,
nấm và ký sinh trùng.
VPMPCĐ là các trường hợp viêm phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện hoặc trong
vòng 72 giờ đầu tiên sau khi nhập viện. Trái ngược với viêm phổi mắc phải trong bệnh
viện là các trường hợp viêm phổi xảy ra sau khi đã nhập viện từ 72 giờ trở lên.

DỊCH TỄ HỌC
VPMPCĐ là bệnh khá phổ biến nhưng không dễ dàng để có thể báo cáo được một
cách chính xác và phần lớn các thông tin thống kê về tần suất mắc bệnh đều dựa trên
những ước đoán thô. Ở Hoa Kỳ, hàng năm khoảng 4 – 5 triệu trường hợp VPMPCĐ,
khoảng 500.000 – 600.000 ca phải nhập viện (dao động từ 10 – 20%), và khoảng
45.000 ca tử vong. Ở Pháp, Đức, Ý và Anh, mỗi năm có khoảng 1 – 3 triệu trường
hợp VPMPCĐ, trong đó, khoảng 22 – 51% ca cần nhập viện điều trị. Tỉ lệ tử vong do
VPMPCĐ thay đổi theo từng quốc gia như ở Canada là 6%, Thụy Điển là 8%, Anh là
13% và Tây Ban Nha là 20%. Nói chung, tần suất mắc bệnh VPMPCĐ thay đổi từ
2,6 – 16,8 trường hợp/1.000 dân mỗi năm và tỉ lệ tử vong từ 2 – 30% ở bệnh nhân
được nhập viện và dưới 1% ở bệnh nhân không nhập viện. Ngoài ra, tỉ lệ mắc bệnh
thay đổi tùy thuộc vào tuổi, giới, chủng tộc và tình trạng kinh tế. VPMPCĐ thường
gặp ở bệnh nhân dưới 5 tuổi và trên 65 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh của bệnh nhân từ 0 – 4
tuổi là từ 12 – 18/1.000 dân; từ 5 – 60 tuổi là 1 – 5/1.000 dân và trên 65 tuổi là


11,6/1.000 dân. VPMPCĐ xảy ra ở người da đen nhiều hơn người da trắng; nam gặp
nhiều nữ; và gặp nhiều nhất vào những tháng mùa đông và trong những mùa dịch
cúm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dịch tễ học của VPMPCĐ đã thay đổi gia
tăng rất nhiều do các yếu tố sau như sự thay đổi dân số; điều kiện kinh tế; môi trường
sống ô nhiễm, nhiều khói bụi; thay đổi khí hậu, thời tiết; bệnh lý nội khoa đi kèm
(như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, suy tim sung huyết, suy thận
mạn, bệnh lý gan mạn, suy giảm miễm dịch…); và do sự xuất hiện những tác nhân
gây viêm phổi mới cũng như sự thay đổi độ nhạy cảm của những vi khuẩn thường
gặp (như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và Staphylococcus
aureus).
Tại Việt Nam, mặc dù VPMPCĐ là một trong những bệnh nhiễm khuẩn
thường gặp nhất trên lâm sàng, nhưng hiện nay chưa có một tổng kết mang tính toàn
diện. Chỉ có vài số liệu nghiên cứu riêng lẻ ở một số bệnh viện được ghi nhận như
sau:
- Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trước năm 1985, viêm phổi do vi khuẩn
chiếm tỉ lệ 16,5% tại khoa hô hấp và bệnh viện 103, tỉ lệ này chiếm từ 1/5 đến 1/4 số
bệnh nhân ở khoa phổi.
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP. Hồ Chí Minh), năm 2004, có 710 trường
hợp viêm phổi trong số 29.353 bệnh nhân nhập viện (chiếm tỷ lệ là 2,4 %), có 44
trường hợp tử vong do viêm phổi trong tổng số 297 trường hợp tử vong (chiếm tỷ lệ
là 14,8%).

TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Nhiều nghiên cứu cho thấy về tác nhân gây bệnh trong VPMPCĐ bao gồm: vi
khuẩn, virus, nấm, và ký sinh trùng. Tần suất xuất hiện của các tác nhân không liên
quan đến với độ tuổi và mức độ nặng của bệnh. Mặc dù với những phương tiện xét
nghiệm chẩn đoán vi khuẩn học hiện đại, nhưng chỉ có khoảng gần một nửa số trường
hợp VPMPCĐ được xác định tác nhân gây bệnh và khoảng 50 – 70 % trường hợp
chưa được biết đến bệnh nguyên. Trong hơn ba thập kỷ qua nhiều tác nhân gây bệnh
mới đã được xác định như Legionella pneumoniae, Chlamydia pneumoniae và

Hantavirus. Ngoài ra, một số lượng lớn các tác nhân gây bệnh thường gặp đề kháng
với kháng sinh (như Streptococcus pneumoniae) ngày càng gia tăng. Streptococcus là
tác nhân thường gặp ở những bệnh nhân 60 tuổi hoặc trẻ hơn mà không có bệnh đi
kèm và được điều trị ngoại trú. Những tác nhân không điển hình ít gặp hơn chiếm tỉ lệ
khoảng 1%. Tỉ lệ tử vong của nhóm này trong khoảng 1 – 5%.
Streptococcus pneumoniae
Là tác nhân thường gặp nhất gây VPMPCĐ, và trong nhiều trường hợp đã
không xác định được tác nhân gây bệnh này bằng các xét nghiệm chuẩn. Khoảng
50% trường hợp VPMPCĐ xác định được vi khuẩn gây bệnh do Streptococcus
pneumoniae bằng kỹ thuật phản ứng chuỗi polymerase mẫu sinh thiết qua chọc hút
xuyên thành ngực. Streptococcus pneumoniae là một cầu khuẩn gram dương, gồm 84
loại huyết thanh (serotype) khác nhau; tuy nhiên, chỉ có 23 loại serotype là được xác
định trong 85% tất cả trường hợp nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn thường xảy ra vào mùa
đông và đầu mùa xuân, và gần 70% trường hợp xảy ra sau nhiễm siêu vi. Vi khuẩn
gây bệnh từ người này sang người khác và thường khu trú vùng hầu họng trước khi
gây viêm phổi. Viêm phổi xảy ra khi hít phải vi khuẩn gây bệnh khu trú ở vùng hầu
họng vào trong phổi. Nhiễm khuẩn thường gặp hơn ở người lớn tuổi; người bị cắt
lách, đa u tủy, suy tim sung huyết, hoặc người nghiện rượu; xảy ra sau nhiễm cúm; và
ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Viêm phổi do phế cầu gây nhiễm khuẩn
huyết thường gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV hơn người không nhiễm HIV ở cùng lứa
tuổi. Nhiễm khuẩn huyết xảy ra đến 20% trường hợp viêm phổi do phế cầu được
nhập viện. Những biến chứng ngoài phổi bao gồm viêm màng não, mủ màng phổi,
viêm khớp, viêm nội tâm mạc, và áp xe não.
Trong thập kỷ qua, đề kháng kháng sinh ở những trường hợp viêm phổi do
phế cầu ngày càng gia tăng, và đề kháng penicillin, cùng với đề kháng các kháng sinh
thường gặp khác (như macrolides, trimethoprim /sulfamethoxazole,
cephalosporin…), được ghi nhận xảy ra ở hơn 40% trường hợp do tác nhân gây bệnh
này. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae làm vấn đề điều trị trở
nên khó khăn, tình trạng nhiễm khuẩn ngày càng nặng, dễ đưa đến nhiễm khuẩn
huyết, rồi sốc nhiễm khuẩn và gia tăng tỉ lệ tử vong.


Tác nhân gây bệnh không điển hình
Mặc dù thuật ngữ “không điển hình” không mô tả một cách chính xác một hội
chứng viêm phổi lâm sàng đặc hiệu (a specific clinical pneumonia syndrome), nhưng
nó có thể được dùng để đề cập đến một nhóm tác nhân gây bệnh bao gồm
Mycoplasma pneumonia, Chlamidia. pneumonia, Legionella pneumophili. Nhóm tác
nhân gây bệnh này không thể được điều trị triệt để bằng nhóm -lactm (penicillins và
cephalosporins) nhưng phải được điều trị bằng macrolide, tetracycline, hoặc
quinolone. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nhiễm khuẩn do các tác nhân này thường
xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ngoài ra, chúng cũng có thể là những tác nhân gây bệnh tiên
phát hoặc là phối hợp với các tác nhân nhiễm khuẩn cổ điển. Một nhiễm khuẩn gây ra
do nhiều tác nhân gây bệnh sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng và phức tạp hơn. Có thể
có một sự phối hợp hiệp đồng giữa C. pneumoniae và phế cầu, đó là C. pneumoniae
có thể gây ra nhiễm khuẩn phối hợp và làm nặng thêm tình trạng nhiễm khuẩn của
phế cầu. Tần suất của các tác nhân gây bệnh không điển hình tăng cao chiếm 60%
trong vài nghiên cứu và gây nhiễm khuẩn phối hợp khoảng 40% các trường hợp
VPMPCĐ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với các tác nhân gây bệnh không điển
hình này, việc điều trị theo kinh nghiệm đã cho kết quả khả quan, rút ngắn số ngày
nằm viện và giảm tỉ lệ tử vong.
VPMPCĐ gây ra do tác nhân không điển hình có thể không là một hiện tượng
hằng định, và tần suất nhiễm khuẩn có thể thay đổi theo thời gian và nơi cư ngụ. Tỉ lệ
mắc bệnh do nhiễm Legionella ở những bệnh nhân nhập viện thay đổi từ 1 – 5% hoặc
hơn, phản ánh tình trạng thay đổi tỉ lệ nhiễm khuẩn theo mùa và địa lý cùng với
những tiến bộ trong xét nghiệm chẩn đoán. Để xác định Legionella, cần thiết thu thập
mẫu huyết thanh trong giai đoạn cấp và giai đoạn dưỡng bệnh (convalescent). Tác
nhân gây bệnh không điển hình hiện diện trong phần lớn 25 % bệnh nhân VPMPCĐ
trầm trọng, nhưng vi khuẩn gây bệnh có thể thay đổi theo thời gian. Trong nhiều
nghiên cứu, Legionella là tác nhân không điển hình thường gặp nhất gây ra VPMPCĐ
trầm trọng, nhưng trong một thập niên gần đây thì nó được thay thế bởi Mycoplasma
và Chlamydia.

Legionella pneumophila là một vi khuẩn gram âm đầu tiên được phát hiện sau
một đợt dịch năm 1976, và nhiễm khuẩn cũng có thể xảy ra đơn lẽ hoặc tạo thành một
trận dịch. Hiện nay, đã xác định được 12 nhóm huyết thanh khác nhau của chủng L.
pneumophila, và được cho là nguyên nhân của 90% các trường hợp gây bệnh
Legionnaires, trong đó thường gặp nhất là nhóm huyết thanh 1 (serogroup 1). Những
chủng khác cũng thường gây bệnh ở người là Legionella micdadei. Vi khuẩn này tồn
tại trong nước và có thể phát ra từ máy điều hòa không khí, nước uống, hồ và dải đất
dọc hai bên bờ sông, thùng nước và vòi sen. Nói chung, nhiễm khuẩn do hít phải
những hơi nước bị nhiễm khuẩn từ nguồn nước bị ô nhiễm. Khi nguồn nước bị nhiễm
khuẩn có thể sẽ gây thành dịch bệnh. Điều này đã xảy ra ở trong một vài bệnh viện,
đặc biệt là ở những bệnh nhân đang được điều trị bằng corticoid. Ở dạng gây bệnh
đơn lẻ, Legionella có thể gây ra 7 – 15% các trường hợp VPMPCĐ, và là tác nhân
đặc biệt có liên quan gây nên bệnh nặng, trầm trọng.
Đánh giá dựa vào các đặc điểm lâm sàng để tiên đoán tác nhân gây VPMPCĐ
thì rất khó khăn; tuy nhiên, hội chứng nhiễm Legionella kinh điển bao gồm các triệu
chứng như sốt cao, rét run, đau đầu, đau cơ, và giảm bạch cầu. Chẩn đoán cũng được
gợi ý bằng một tình trạng viêm phổi với tiêu chảy xảy ra trước đó, kèm những biểu
hiện rối loạn tâm thần sớm, giảm natri máu, nhịp tim nhanh, và bất thường chức năng
gan, nhưng hội chứng này không thường xuyên xuất hiện. Bệnh thường tiến triển
nhanh và dễ đưa đến tình trạng nhiễm độc hoàn toàn, vì vậy hội chứng nhiễm
Legionella nên được xem xét đến ở những bệnh nhân VPMPCĐ nhập vào khoa hồi
sức cấp cứu (ICU).

Vi khuẩn gram âm
Thường gặp nhất gây VPMPCĐ là H. Influenzae, một tác nhân gây bệnh
thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi và ở những người hút thuốc lá hoặc viêm phế quản
mạn. H. Influenzae có thể cũng là một vi khuẩn có vỏ bao hoặc không có và có thể
gây viêm phổi phế quản và hiếm khi gây mủ màng phổi. Những vi khuẩn gram âm
đường ruột ít khi gây VPMPCĐ trừ khi những bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh tim mãn
tính hoặc bệnh phổi mãn tính hoặc nghiện rượu. Những bệnh nhân này có thể bị

nhiễm các vi khuẩn gram âm như Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae. Một tác
nhân gram âm ít gặp trong VPMPCĐ là Pseudomonas aeruginosa, nhưng nó có thể
được phân lập từ những bệnh nhân VPMPCĐ và giãn phế quản và ở những bệnh
nhân VPMPCĐ trầm trọng, đặc biệt ở những bệnh nhân trên 75 tuổi.

Những tác nhân gây bệnh khác
VPMPCĐ cũng có thể do Staphylococcus aureus gây ra. S. aureus thường gặp
ở những bệnh nhân viêm phổi nặng và áp xe phổi. Vi khuẩn này có thể gieo rắc theo
đường máu đến phổi từ một mụn nhọt ngoài da, hoặc từ một sùi trong viêm nội tâm
mạc ở tim phải, hoặc từ một huyết khối tĩnh mạch bị nhiễm khuẩn (thường xảy ra sau
đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, hoặc nhiễm khuẩn tĩnh mạch cảnh). Vai trò của các
vi khuẩn kỵ khí trong VPMPCĐ chưa được biết rõ, nhưng chúng có thể quan trọng ở
những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ gây hít sặc (như bệnh tâm thần, khả năng
nuốt kém, bệnh thực quản) và có thể gây áp xe phổi khu trú.

Dự đoán tác nhân gây bệnh thường gặp:
Sau đây là các tác nhân gây VPMPCĐ thường gặp ở cả hai đối tượng bệnh
nhân ngoại trú và nội trú (bảng 1). Sự phân nhóm bệnh nhân dựa trên mức độ nặng
của bệnh và sự hiện diện của những yếu tố nguy cơ lâm sàng tạo điều kiện nhiễm
khuẩn do các tác nhân gây bệnh đặc hiệu, được xem như là những yếu tố hỗ trợ
(modifying factors).

Bảng 1: Tác nhân thường gặp gây VPMPCĐ
Đặc điểm bệnh nhân Vi khuẩn thường gặp
Bệnh nhân ngoại trú, không
có bệnh tim phổi hoặc những yếu
tố hỗ trợ
S. pneumoniae, M. pneumoniae, C. Pneumoniae
(nhiễm khuẩn riêng lẻ hoặc phối hợp), H. influenzae,
siêu vi gây bệnh hô hấp, những tác nhân khác

(Legionella species, M. tuberculosis, nấm).
Bệnh nhân ngoại trú, có
bệnh tim phổi hoặc những yếu tố
hỗ trợ
Tất cả các tác nhân gây bệnh ở trên, S.
Pneumoniae kháng thuốc, vi khuẩn gram âm đường
ruột, và các vi khuẩn kỵ khí bị hít phải.
Bệnh nhân nội trú, có bệnh
tim phổi hoặc những yếu tố hỗ trợ
S. pneumoniae (bao gồm S. Pneumoniae kháng
thuốc), H. influenzae, M. pneumoniae, C. Pneumoniae,
nhiễm khuẩn phối hợp, vi khuẩn gram âm đường ruột,
và các vi khuẩn kỵ khí bị hít phải, siêu vi, Legionella
species, những tác nhân khác (M. tuberculosis, nấm, P.
jiroveci).
Bệnh nhân nội trú, không
có bệnh tim phổi hoặc những yếu
Tất cả các tác nhân ở trên, ngoại trừ S.
Pneumoniae kháng thuốc và vi khuẩn gram âm đường
tố hỗ trợ ruột.
Bệnh nhân viêm phổi mắc
phải cộng đồng trầm trọng, nhưng
không có nguy cơ nhiễm P.
aeruginosa
S. pneumoniae (bao gồm S. Pneumoniae kháng
thuốc), Legionella species, H. influenzae, vi khuẩn
gram âm đường ruột, S. aureus, M. pneumoniae, siêu
vi gây bệnh hô hấp, và những tác nhân khác (M.
tuberculosis, C. Pneumonia, nấm).
Bệnh nhân viêm phổi mắc

phải cộng đồng trầm trọng, có
nguy cơ nhiễm P. aeruginosa
Tất cả các tác nhân ở trên, cộng thêm P.
Aeruginosa.

Những vi khuẩn thường gây VPMPCĐ trầm trọng bao gồm phế cầu, tác nhân
gây bệnh không điển hình, vi khuẩn gram âm đường ruột, (bao gồm P. aeruginosa),
S. aureus, và H. influenzae.
Những yếu tố hỗ trợ đối với phế cầu kháng thuốc là tuổi trên 65 tuổi, đã điều
trị nhóm -lactam trong 3 tháng vừa qua, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch (bao gồm
điều trị bằng corticoid), mắc nhiều bệnh cùng lúc, và tiếp xúc với trẻ sơ sinh.
Những yếu tố hỗ trợ đối với vi khuẩn gram âm đường ruột bao gồm sống
trong nhà dưỡng lão, mắc bệnh tim phổi cơ bản, mắc nhiều bệnh cùng lúc, và gần đây
có điều trị kháng sinh.
Những yếu tố nguy cơ đối với nhiễm P. aeruginosa là bệnh phổi cấu trúc (giãn
phế quản), điều trị corticoid (> 10 mg Prednisone mỗi ngày), điều trị kháng sinh phổ
rộng trên 7 ngày trong tháng vừa qua, và suy dinh dưỡng.
* Các yếu tố nguy cơ lâm sàng có liên quan đến tác nhân gây bệnh đặc
hiệu
Cần thiết đánh giá cẩn thận các yếu tố nguy cơ lâm sàng có liên quan đến tác
nhân gây bệnh đặc hiệu cho tất cả bệnh nhân VPMPCĐ (bảng 2).

Bảng 2: Các yếu tố nguy cơ lâm sàng có liên quan đến tác nhân gây bệnh đặc
hiệu
Các yếu tố nguy cơ Vi khuẩn thường gặp
Nghiện rượu S. pneumoniae (bao gồm S. Pneumoniae
kháng
penicillin), vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn gram âm đư
ờng ruột
Các yếu tố nguy cơ Vi khuẩn thường gặp

(gồm K. pneumoniae)
B
ệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính/b
ệnh nhân
hút thuốc lá
S. pneumoniae, H. influenzae,
M. catarrhalis,
Legionella
Sống trong nh
à
dưỡng lão
S. pneumoniae, vi khuẩn gram âm đường ruột,
H.
influenzae, S. aureus, vi khuẩn kỵ khí,
C. Pneumonia, M.
tuberculosis.
V
ệ sinh răng
miệng kém
Vi khuẩn kỵ khí
Tiếp xúc với dơi H. capsulatum
Tiếp xúc với chim

C. psittaci, C. Neoformans, H. capsulatum
Tiếp xúc với thỏ F. tularensis
Các yếu tố nguy cơ Vi khuẩn thường gặp
Du lịch tới v
ùng
Tây nam nước Mỹ

C. immitis, Hantavirus
Ti
ếp xúc với gia
súc hoặc mèo s
ắp đẻ
(parturient cats)
C. burnetii (sốt Q)
Sau viêm ph
ổi do
cúm
S. pneumoniae, S. aureus, H. influenzae
B
ệnh phổi cấu trúc
(giãn phế quản, bệnh x
ơ
nang)
P. aeruginosa, P. cepacia, hoặc S. aureus


* Phân loại các nhóm VPMPCĐ và các tác nhân gây bệnh thường gặp (theo
Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ, CDC).

Bảng 3: Phân loại các nhóm VPMPCĐ và các tác nhân gây bệnh thường gặp
(CDC)
NHÓM I: B
ệnh nhân ngoại trú,
bệnh nhẹ đến trung bình, không có b
ệnh đi
kèm, tuổi < 60
Streptococcus pneumoniae

M. pneumoniae
Virus
C. pneumoniae
H. influenzae
Chủng khác:
Legionella spp.,
S. aureus, M. tuberculosis, n
ấm, vi
khuẩn gram âm đường ruột.
NHÓM II: B
ệnh nhân ngoại trú,
bệnh nhẹ đến trung bình, hoặc có b
ệnh đi
kèm, hoặc tuổi > 60 hoặc cả hai
S. pneumoniae
Virus
H. influenzae
Vi khuẩn gram âm đư
ờng
ruột
S. aureus
Chủng khác:
M. catarrhalis,
Legionella, M. tuberculosis, nấm
NHÓM III: Bệnh nhân nội trú,
bệnh trung bình, có hoặc không có bệnh
đi kèm, mọi lứa tuổi
S. pneumoniae
H. influenzae
Vi khuẩn yếm khí v

à vi
khuẩn gram âm đường ruột
Legionella
S. aureus
C. pneumoniae
Virus
Chủng khác:
M. pneumoniae,
Moraxella catarrhalis, M.
tuberculosis, nấm
NHÓM IV: Bệnh nặng, có hoặc
không có bệnh đi kèm, mọi lứa tuổi
S. pneumoniae
Legionella
Vi khuẩn gram âm đư
ờng
ruột
H. influenzae
M. pneumoniae
Virus
Chủng khác:
M. tuberculosis,
nấm
CƠ CHẾ BỆNH SINH
Đường vào
Các vi khuẩn gây bệnh vào phổi qua một trong các đường sau:
Nhiễm các vi sinh vật thường trú ở vùng hầu họng
Đây là đường vào phổ biến nhất của hầu hết các tác nhân gây bệnh. Trên niêm
mạc vùng mủi hầu của người bình thường khỏe mạnh vẫn có thể mang tạm thời các
tác nhân gây bệnh như Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes,

Haemophilus influenzae, Mycoplasma pneumoniae, Moraxella catarrhalis (người
lành mang khuẩn). Các vi khuẩn kỵ khí thường xuất phát từ các kẽ răng và các mảng
bám răng. Sự hiện diện của các trực khuẩn gram âm hiếu khí ở niêm mạc hầu họng
rất hiếm gặp ở người bình thường khỏe mạnh (<2%) nhưng rất thường gặp ở người
lớn tuổi, nghiện rượu, tiểu đường, mắc nhiều bệnh đi kèm và suy nhược nặng.
Nguyên nhân có lẽ do sự gia tăng hoạt động tiêu đạm của tuyến nước bọt làm tiêu hủy
fibronectin, một loại glycoprotein bao phủ bề mặt niêm mạc và là thụ thể cho các
chủng vi khuẩn gram dương thường trú ở hầu họng. Khi fibronectin bị tiêu hủy sẽ để
lộ các thụ thể cho các trực khuẩn gram âm hiếu khí ở bề mặt tế bào niêm mạc. Các
trực khuẩn gram âm này có thể bắt nguồn từ đường tiêu hóa của chính bệnh nhân đó
nhưng cũng có thể có nguồn gốc từ bên ngoài. Ngoài ra, có khoảng 50% người khỏe
mạnh bình thường hít dịch tiết vùng hầu họng vào phổi trong khi ngủ. Khả năng này
xảy ra nhiều hơn ở những người có rối loạn ý thức (say rượu, nghiện ma túy, đột quỵ,
tai biến mạch máu não, gây mê toàn thân…), rối loạn chức năng thần kinh vùng hầu
họng, rối loạn nuốt hoặc có đặt ống thông mũi-dạ dày hay nội khí quản.Viêm phổi hít
xảy ra khi hít vào phổi lượng lớn chất tiết có chứa vi khuẩn có độc lực cao hoặc dị vật
như thức ăn hay mô hoại tử.
Hít phải các hạt mang vi khuẩn trong không khí
Các hạt có đường kính > 10 m thường bị giữ lại ở đường mũi và đường hô
hấp trên. Các hạt có đường kính nhỏ từ 3 – 5 m có mang 1 –2 vi khuẩn và thường lơ
lửng trong không khí cho đến khi bị hít vào phổi. Các hạt này quá nhỏ nên thường
vượt qua được hàng rào bảo vệ ở đường hô hấp trên, đến được các tiểu phế quản thậm
chí đến phế nang và khởi phát nhiễm khuẩn. Các trường hợp viêm phổi do
Haemophilus influenzae, Legionella, Psittacose thường xâm nhập vào phổi theo
đường này.
Theo đường máu
Thường gặp nhất là viêm phổi do Staphylococcus aureus. Người bệnh thường
có viêm nội tâm mạc do vi khuẩn ở tim phải hoặc tim trái, chích ma túy hoặc bị nhiễm
khuẩn từ các ống thông (catheter) tĩnh mạch hoặc động mạch.
Nhiễm trực tiếp

Người bệnh bị nhiễm trực tiếp từ ống đặt nội khí quản hoặc từ các vết thương
thấu ngực. Rất hiếm gặp.
Theo đường tiếp cận
Vi khuẩn có thể lan tràn từ các cơ quan lân cận bị nhiễm khuẩn.
Cơ chế gây tổn thương phổi
Sau khi các tác nhân gây bệnh vào đến các tiểu phế quản hoặc phế nang, tình
trạng nhiễm khuẩn sẽ khởi phát và diễn tiến thành thâm nhiễm phổi, đông đặc phổi
hay họai tử phổi tùy thuộc vào 2 yếu tố: đặc tính của vi khuẩn gây bệnh và có hay
không sự tắc nghẽn phế quản do khối u hay dị vật. Viêm phổi do Streptococcus
pneumoniae hầu như không khi nào gây hoại tử, ngược lại, các truờng hợp nhiễm
khuẩn phổi do vi khuẩn kỵ khí thì thường có tạo mủ.

×