Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TẬP TRUNG HOÁ BÁO CHÍ TẠI CÁC NƯỚC TBCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.58 KB, 19 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đại học quốc gia Hà Nội
Trờng Đại học khoa học x hội và nhân vănã
Khoa báo chí
---------------
tiểu luận
Môn: Lịch sử báo chí thế giới
Tập trung hóa báo chí tại các nớc t bản chủ
nghĩa
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
TẬP TRUNG HOÁ BÁO CHÍ TẠI CÁC NƯỚC TBCN
Quá trình toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành tiền đề và động lực cho
quá trình tập trung và độc quyền hoá các phương tiện thông tin đại chúng
diễn ra với nhịp độ nhanh chóng. Sự bành trướng và ảnh hưởng của các tập
đoàn báo chí ở phương Tây cũng như ở một số nước TBCN ra phạm vi
toàn thế giới đã kéo theo sự biến đổi về tính chất và mức độ của nền báo
chí nói chung, nhất là khi bộ máy chính trị ở các cường quốc Anh, Pháp,
Mỹ nhúng bàn tay ma thuật vào dòng chảy thông tin có nguồn sức mạnh và
quyền lực vô biên này. Do có sức tác động to lớn đó mà các tập đoàn báo
chí đã trở thành một thế lực toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội,
một cách tự nhiên vạch ra hướng đi cho nhận thức, thúc đẩy việc hình
thành thái độ, quan điểm chính trị - xã hội. Bằng cách ấy, nó đã tạo ra các
điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi cho những hành động chính trị, kinh tế cụ
thể nào đó. Chính các chính phủ ở các nước phương Tây đóng vai trò ngày
càng lớn trong định hướng và thao túng các phương tiện truyền thông đại
chúng nhằm phục vụ cho những tham vọng và mục đích chính trị. Điều này
chính là căn nguyên để quá trình tập trung hoá báo chí ở các nước TBCN
diễn ra.
Tập trung hoá báo chí là quá trình hình thành các tập đoàn báo chí
nhằm chi phối, lũng đoạn thị trường truyền thông ở một quốc gia, khu vực


hoặc trên thế giới. Về cơ bản, các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản hình
thành trên hai cơ sở, có thể là cạnh tranh, tích tụ tư bản, cá lớn nuốt cá bé
hoặc các công ty báo chí truyền thông tự nguyện liên kết lại bằng hình thức
mua bán hay sáp nhập với nhau nhằm tăng nguồn lực, tạo ra sức mạnh đủ
khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh
khốc liệt như hiện nay. Cũng có thể các quá trình trên diễn ra giữa những
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tập đoàn kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ với các công ty báo chí
truyền thông nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tạo ra lợi thế xã hội trong
phát triển.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. SỰ KẾT HỢP LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ TRUYỀN
THÔNG CỦA NHÂN LOẠI
Đại diện tiêu biểu nhất cho việc các cơ quan báo chí bắt tay, sáp
nhập với nhau để tạo thành tập đoàn báo chí chính là cuộc gặp gỡ, kết hợp
giữa hai đại gia trong lĩnh vực thông tin và công nghệ là AOL (American
online) và TIME WARNER vào năm 2001 với trị giá 163 tỷ USD.
American online là nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất nước Mỹ.
TIME WARNER là tập đoàn truyền thông khổng lồ của Mỹ có tài
sản trị giá 18 tỷ USD. Đây là tập đoàn sở hữu rất nhiều tạp chí, báo, các tác
phẩm nổi tiếng của thế giới đặc biệt là tạp chí Thời đại (TIME) tiêu biểu
cho phong cách News Magazine (tạp chí tin tức). Tạp chí này đã cạnh tranh
được với báo về tính thời sự.
Vòi bạch tuộc của nó còn vươn tới cả lĩnh vực phát thanh - truyền
hình, sở hữu nhiều studio, kênh phát thanh - truyền hình…đại diện đẳng
cấp thế giới là CNN (Cable News Network). Được thành lập và đi vào hoạt
động từ 1-6-1960, đến nay CNN (hệ thống tin tức cáp) đã phủ sóng toàn
cầu thông qua vệ tinh, cung cấp dịch vụ tin tức truyền hình cho hơn 55 triệu

gia đình ở Mỹ và hàng tỷ dân của 92 nước trên thế giới. Hãng Turner
Broadcasting System do Robert Edward Turner sáng lập năm 1963 cũng
thành công và nổi tiếng chủ yếu dựa trên sự nổi tiếng và phát đạt của kênh
truyền hình này.Năm 1995, CNN đã sáp nhập vào TIME WARNER - một
đế chế truyền thông của Mỹ, tạo nên sức mạnh khổng lồ. Bởi một lẽ truyền
hình luôn là cuộc sống, là thực tế sống động hiện lên ngay trên màn hình,
có sức thu hút lớn nên việc đầu tư để thiết lập đế chế hùng mạnh luôn là
mục đích hàng đầu. Nói như nhà báo Mỹ Giôdep Phitchơ khi nhận xét về
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kênh truyền hình toàn cầu CNN “người ta nhận thấy rõ rằng CNN - và
cùng với nó là việc đưa tin dồn dập của toàn thế giới báo chí mà CNN đã
kích thích - bắt đầu ảnh hưởng đến chiều hướng diễn biến của các sự kiện”.
T.W và AOL là hai tập đoàn truyền thông, giải trí, công nghệ khổng
lồ của Mỹ và thế giới đã kết hợp với nhau thành một tập đoàn lớn để tiến
tới lũng đoạn thị trường truyền thông, giải trí trên thế giới.Công nghệ và
truyền thông đang là hai lĩnh vực chiếm ưu thế có thể nói là tối quan trọng
trong cuộc sống hiện đại, nó đem lại nguồn siêu lợi nhuận khiến cho hai
trong số các đại gia đó nghĩ ngay đến sự liên kết với nhau để tạo ra lợi
nhuận cao nhất cho tập đoàn của mình.Không có gì cần ưu tiên hơn là mở
rộng hoạt động trong những lĩnh vực liên quan tới internet để thu lợi.Một
lĩnh vực có khả năng bứt phá về khả năng làm chủ cuộc sống của con
người, đem lại nguồn kinh tế cao, một lĩnh vực có sức mạnh to lớn trong
việc tạo lập và định hướng dư luận đã gặp nhau hỗ trợ nhau, hạn chế rủi ro
và để đẩy nhanh những sự tập hợp mới trong lĩnh vực truyền thông đại
chúng, tạo ra quy mô hoạt động và sức ảnh hưởng ra ngoài biên giới quốc
gia, phạm vi khu vực và trên toàn thế giới.
Việc hình thành các tập đoàn báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa là
một quá trình thuần tuý kinh tế, nhằm mục đích kinh tế.Những yếu tố liên
quan đến khuynh hướng, tác động chính trị thực ra cũng nhằm tìm đến lợi

nhuận và bị lợi nhuận chi phối. Ngay cả ở một số quốc gia khá thống nhất
về chính trị thì đảng cầm quyền và nhà nước vẫn chủ động tạo ra các nguồn
lực và điều kiện kinh tế - xã hội - kỹ thuật - công nghệ để xây dựng các tập
đoàn báo chí nhằm mục đích tạo ra sức mạnh truyền thông chi phối dư luận
xã hội, phục vụ cho các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị. Khi trở thành tập đoàn
báo chí thì nó có thế lực truyền thông chính trị, thế lực kinh tế chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi các quy luật kinh tế trong quá trình tồn tại và phát
triển.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nguồn lợi mà các tập đoàn báo chí mang lại cho giới chủ thông qua
hai dạng thức chủ yếu là trực tiếp và gián tiếp. Nguồn trực tiếp thu được
qua việc bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ báo chí truyền thông và hoạt
động quảng cáo. Nguồn gián tiếp thu đuợc thông qua việc tạo ra những ảnh
hưởng chính trị, làm thay đổi các chính sách của nhà nước, hình thành
những điều kiện đầu tư thuận lợi, những đơn đặt hàng béo bở. Về sâu xa thì
đây mới là nguồn lợi to lớn hơn mà các nhà tư bản hướng tới, là lý do quan
trọng nhất để dẫn tới sự liên kết giữa báo chí truyền thông với tài chính,
dịch vụ để hình thành những tập đoàn độc quyền khổng lồ.
Xu hướng phát triển của chúng là phát triển nhằm đảm bảo sự bao
quát đầy đủ các công đoạn sản xuất một loại hình sản phẩm truyền thông
(lập chương trình, sản xuất, phát hành hoặc phân phối) hoặc liên kết trong
nội bộ nhằm tăng cường ưu thế và sức mạnh cạnh tranh với các tập đoàn
báo chí khác. Như với Thomson là tập đoàn báo chí - xuất bản đa quốc gia
lớn nhất có các công ty xuất bản và phát thanh truyền hình hoạt động tại
Canada, Mỹ, Anh và một loạt các nước tại Á, Phi có lợi nhuận lớn nhất
cũng là từ các phương tiện thông tin đại chúng. Có thể nói việc bắt tay liên
kết với nhau sẽ tạo ra tầm ảnh hưởng lớn, và quan trọng nhất là hai bên
cùng có lợi. Trong các chiến dịch thông tin và tuyên truyền, khối liên kết
đa năng này cho phép khai thác hiệu quả một cách tối đa đồng thời tiết

kiệm được nhiều tiền bạc.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
II. RUPERT MURDOCH VÀ CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH
ĐẾ CHẾ TRUYỀN THÔNG CÓ TÊN LÀ NEWS
CORPORATION (NC)
Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đầu XX, phát thanh truyền hình
chỉ mới ở trình độ sơ khai, báo in là loại hình truyền thông đại chúng quan
trọng nhất, giữ vai trò chi phối dư luận cũng như thị trường báo chí ở các
nước tư bản chủ nghĩa phương Tây. Do các điều kiện kinh tế - xã hội lúc đó
cũng như mức độ thu lợi hạn chế mà việc phát triển các tập đoàn báo chí
chỉ mới dừng lại ở những bước đi đầu tiên. Cho tới khi phát thanh và
truyền hình phát triển mạnh mẽ, các phương tiện truyền thông đại chúng
dần dần được coi là những doanh nghiệp có khả năng sinh lời lớn. Xu
hướng tập trung và tích tụ tư bản khiến cho các công ty báo chí truyền
thông ngày càng bành trướng bằng việc mua lại, thôn tính các công ty nhỏ
hơn không đủ sức cạnh tranh.Với việc bỏ ra hàng tỷ đôla, các ông chủ đó
đã đẩy nhanh những sự tập hợp mới trong lĩnh vực báo chí, truyền thông
đại chúng dẫn tới tình trạng tập trung, độc quyền hoá ngày càng tăng.
Nếu như vào năm 1892, “chuỗi mắt xích” đầu tiên ra đời ở Mỹ với
sự góp mặt của 5 tờ báo thì ngày nay, 50 tập đoàn lớn đang kiểm soát hầu
hết các phương tiện truyền thông của nước này. Nghiên cứu của tờ The
Washington Post: trong những năm tới chắc chắn toàn bộ báo chí Mỹ sẽ tập
trung trong tay của 12 tập đoàn lớn nhất. Tại các nước tư bản khác tình
trạng cũng diễn ra tương tự. Nhiều tờ báo nhỏ hoặc là đóng cửa, hoặc là trở
thành bộ phận của các công ty lớn. Nhiều tờ báo nổi tiếng cũng không thể
tồn tại độc lập mà đã phải bán lại cho các tập đoàn xuyên quốc gia. Theo số
liệu của Công ty nghiên cứu thị trường Dialogic, trong 5 tháng đầu năm
2007, trên toàn thế giới đã ghi nhận 372 bản hợp đồng sáp nhập, mua lại
7

×