Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

MỨC ĐỘ TRẦM TRỌNG CỦA TÌNH TRẠNG RĂNG NHIỄM FLUOR Ở TRẺ 12 VÀ 15 TUỔI pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 27 trang )

MỨC ĐỘ TRẦM TRỌNG CỦA TÌNH TRẠNG RĂNG NHIỄM
FLUOR Ở TRẺ 12 VÀ 15 TUỔI


TÓM TẮT
Mở đầu: Chương trình fluor hóa nước máy được thực hiện tại thành
phố Hồ Chí Minh từ năm 1990, với nồng độ fluor ban đầu là 0,7 ppm. Tuy
nhiên, không phải tất cả các vùng trong thành phố đều sử dụng hệ thống cấp
nước đã được fluor hóa. Dựa trên biên bản báo cáo nồng độ fluor trong nước
hàng tháng của trung tâm Y tế Dự phòng thành phố Hồ Chí Minh cũng như
của nhà máy nước, chúng chia 22 quận huyện của thành phố ra 3 vùng:
Vùng 1 là vùng không fluor hóa nước; vùng 2 là vùng fluor hóa nước không
ổ định; và vùng 3 là vùng fluor hóa nước ổn định.
Mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá tỷ lệ và độ trầm trọng của
tình trạng răng nhiễm fluor ở trẻ 12 và 15 tuổi sống trong 3 vùng nêu trên.
Kỹ thuật chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên nhiều bậc đã được sử dụng trong
nghiên cứu này để chọn trường trong mỗi quận/huyện và sau đó chọn học
sinh trong các trường đó. Tổng cộng 1361 trẻ 12 tuổi và 1286 trẻ 15 tuổi đã
được khám tình trạng răng nhiệm fluor, theo chỉ số Dean, bởi 2 điều tra viên
đã được chuẩn hóa. Nghiên cứu đã sử dụng kiểm định 
2
và kiểm định
ANOVA một yếu tố để so sánh tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng
răng nhiễm fluor giữa các vùng.
Kết quả nghiên cứu như sau:
Vùn
g
12 tuổi 15 tuổi
n Tỷ
lệ
CFI



n Tỷ
lệ
CFI

Vùn
g 1
35
8
6,1%

0,13
 0,46
32
2
9,9%

0,18
 0,53
Vùn
g 2
70
7
26,4
%
0,51
 0,91
69
0
27,0

%
0,49
 0,85
Vùn 29 43,2 0,81 27 37,6 0,66
g 3 6 %  0,99 4 %  0,91
P= 0,000 p= 0,000
Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy là tỷ lệ và mức độ trầm
trọng của tình trạng răng nhiễm fluor ở trẻ 12 và 15 tuổi cao hơn cách đáng
kể ở những vùng fluor hoá nước của thành phố, với chỉ số CFI ở mức giới
hạn đối với vùng fluor hóa không ổn định và mức nhẹ đối với vùng fluor hóa
ổn định
ABSTRACT
Background: Water fluoridation program has been implemented in
Ho Chi Minh city for twelve years with a concentration of 0.7ppm. All areas
in the city are not similarly covered by the fluoridated water supply system.
Basing on fluoride concentrations, monthly reported by HCMC Center for
diseases Control and Prevention as well as the HCM city water plan, three
strata were considered: Strata 1 included areas without water fluoridation;
Strata 2, areas where the fluoride concentration was low and not constant;
strata 3, areas with constant fluoride concentration.
The objective of this study was to evaluate the prevalence and
severity of enamel fluorosis in 12 and 15 year-old children living in these
three strata. A multi-stage sampling process was used to select schools from
each district of the city and then children in those schools. A total of 1361
twelve year-old and 1286 fifteen year-old children were examined. Enamel
fluorosis was recorded by 2 calibrated examiners, using Dean’s community
fluorosis index (CFI). A oneway ANOVA and Chi-square test were used to
compare the prevalence and severity of enamel fluorosis between the strata.
The results were as follows:
A

rea
12 year-old children 15 year-old children
n

Prev
alence
C
FI
n

Prev
alence
C
FI
St
rata 1
3
58
6.1% 0.
13
0.46
3
22
9.9% 0.
18
0.53
St
rata 2
7
07

26.4
%
0.
51
0.91
6
90
27.0
%
0.
49
0.85
St
rata 3
2
96
43.2
%
0.
81
0.99
2
74
37.6
%
0.
66
0.91
p= 0.000 p= 0.000
Conclusion: The results of this study indicate that the prevalence and

severity of enamel fluorosis in 12 and 15 year-old children were
significantly higher in fluoridated areas, with CFI borderline score in Strata
2 and slight score in Strata 3.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Fluor ngăn ngừa sâu răng, và fluor hóa nước là một trong những hình
thức sử dụng fluor phổ cập để dự phòng sâu răng hữu hiệu nhất cho cộng
đồng. Gần đây, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật của Hoa Kỳ
(CDC) đã liệt kê chương trình fluor hóa nước vào một trong mười chương
trình y tế quan trọng nhất của thế kỷ thứ 20.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, chương trình fluor hóa nước đã được
thực hiện từ năm 1990 với nồng độ fluor trong nước là 0.7  0.1ppm. Tuy
nhiên, không phải tất cả các quận/huyện trong thành phố đều sử dụng nước
máy đã được fluor hóa do hệ thống cấp nước công cộng không đủ nước máy
để phân phối đầy đủ cho cả 22 quận/huyện trong toàn thành phố. Theo báo
cáo của Trung Tâm Y tế Dự Phòng thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ fluor
trong nước sinh hoạt của người dân thành phố thay đổi theo từng
quận/huyện, cụ thể là từ 0.0 ppm đến 0.9 ppm fluor.
Từ khi thực hiện chương trình đến nay, nhiều công trình nghiên cứu
đã báo cáo tính hiệu quả của fluor hóa nước trong việc làm giảm sâu răng
cho trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây
đã có nhiều báo cáo ghi nhận tình trạng răng nhiễm fluor ở trẻ em, tình trạng
này phổ biến hơn ở vùng fluor hóa nước máy ổn định của thành phố.
Năm 2003, thời điểm thích hợp để đánh giá hiệu quả của chương trình
sau 12 năm thực hiện cả về khía cạnh giảm sâu răng cũng nhưng tác dụng
phụ do chương trình đem lại. Đặc biệt là trên nhóm trẻ 12 tuổi, đây là đối
tượng được hưởng toàn bộ chương trình fluor hoá nước máy của thành phố
từ khi sinh, cũng như trẻ 15 tuổi là nhóm trẻ được hưởng chương trình sau
khi đã có bộ răng sữa.
Mục đích của nghiên cứu này là để khảo sát tình trạng răng nhiễm
fluor của trẻ 12 và 15 tuổi sống trong các vùng có nồng độ fluor khác nhau,

sau 12 năm thực hiện chương trình fluor hóa nước máy tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Khao sát tình trạng răng nhiễm fluor của trẻ 12 và 15 tuổi sống trong
3 vùng có nồng độ fluor khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh, sau 12 năm
thực hiện chương trình fluor hóa nước máy.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỷ lệ nhiễm fluor trên răng của trẻ em 12 và 15 tuổi ở 3 vùng
có nồng độ fluor trong nước uống khác nhau của thành phố, sau 12 năm thực
hiện chương trình fluor hóa nước.
- Xác định mức độ trầm trọng của tình trạng răng nhiễm fluor ở trẻ em 12
và 15 tuổi sống ở 3 vùng có nồng độ fluor trong nước uống khác nhau của thành
phố Hồ Chí Minh sau 12 năm thực hiện chương trình fluor hóa nước.
- So sánh tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng răng nhiễm fluor ở trẻ
12 và 15 tuổi, sống ở 3 vùng có nồng độ fluor trong nước uống khác nhau của
thành phố sau 12 năm thực hiện chương trình fluor hóa nước máy.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang phân tích.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu: trẻ 12 và 15 tuổi sống ở thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số chọn mẫu: học sinh 12 và 15 tuổi học tại các trường trung học
cơ sở ở 22 quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh, trong học kỳ II năm học
2002-2003.
Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
Cỡ mẫu
Theo điều tra thăm dò của Hỷ Hùynh Thảo, 2003. Dựa vào hướng dẫn
của Tổ chức Sức Khỏe Thế Giới năm 1997. Cỡ mẫu của điều tra sẽ được
ước tính như sau:

- Tỷ lệ bệnh thấp: cỡ mẫu cho mỗi điểm chọn mẫu (quận/huyện) là
50-60 trẻ cho mỗi lứa tuổi.
- Tổng cỡ mẫu: 50-60 x 2 (nhóm tuổi)x 22 điểm chọn mẫu (quận/huyện)
= 2200-2640. Nghĩa là khoảng 1100-1320 trẻ cho mỗi nhóm tuổi.
Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nhiều bậc.
Dựa vào các biên bản báo cáo hàng tháng về nồng độ fluor trong nước
uống của Trung tâm Y tế Dự Phòng thành phố Hồ Chí Minh năm 1995, để
chia 22 quận/huyện của thành phố thành 3 vùng (tầng) có nồng độ fluor
trong nước uống khác nhau:
- Vùng 1 (vùng không fluor hóa nước) gồm 6 quận/huyện: quận 12,
Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ.
- Vùng 2 (vùng fluor hóa nước không ổn định) gồm 11 quận: quận 2,
quận 6, quận 7, quận 8, quận 9, quận 11, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận
Bình Thạnh, quận Phú Nhuận và quận Thủ Đức.
- Vùng 3 (vùng fluor hóa nước ổn định) gồm 5 quận: quận 1, quận 3,
quận 4, quận 5 và quận 10.
Chọn mẫu
Giai đoạn 1: liệt kê danh sách các trường trung học cơ sở đóng trên 22
quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh, chia các trường này theo các vùng
như đã nêu trên.
Giai đoạn 2: chọn ngẫu nhiên 2 trường trong mỗi quận/huyện, tổng số
trường trong mỗi vùng như sau: Vùng 1: 12 trường. Vùng 2: 22 trường.
Vùng 3: 10 trường
Giai đoạn 3: ở mỗi trường, chọn ngẫu nhiên 25-30 học sinh 12 tuổi và
25-30 học sinh 15 tuổi, tổng số học sinh được chọn ở mỗi vùng sẽ là: Vùng
1: 360 học sinh 12 tuổi và 360 học sinh 15 tuổi. Vùng 2: 660 học sinh 12
tuổi và 660 học sinh 15 tuổi. Vùng 3: 300 học sinh 12tuổi và 300 học sinh
15 tuổi.
Tiêu chí chọn mẫu

- Trẻ 12 và 15 tuổi sinh ra và lớn lên tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Trẻ 12 và 15 tuổi sinh ra và lớn lên ngay tại quận/huyện nghiên cứu.
Kiểm soát sai lệch chọn lựa
Bảng câu hỏi hồi cứu về nơi cư ngụ của trẻ từ khi sinh ra cho đến nay,
sẽ được gởi đến phụ huynh để xác định lại nơi sinh và thời gian trẻ đã sống
tại quận/huyện nghiên cứu.
Thu thập dữ kiện
Tình trạng răng nhiễm fluor
Ghi nhận theo chỉ số Dean (1942);
Gồm 5 mức độ (0): bình thường; (0.5): nghi ngờ; (1): rất nhẹ; (2):
Nhẹ; (3): trung bình và (4): nặng. Chỉ số răng nhiễm fluor của cộng đồng
(CFI), Dean 1942:
- Tiêu chuẩn ghi nhận
Tiêu chuẩn xếp loại và ghi mã số nhiễm fluor răng được Dean mô tả
năm 1942. Mỗi răng được khám và đánh giá từ 1 đến 6 mức độ nhiễm fluor.
Mỗi cá thể được ghi nhận một chỉ số, răng được khám dưới ánh sáng tự
nhiên không cần làm sạch răng và không thổi khô răng trước khi khám. Khi
xếp loại thì dựa vào tình trạng cặp răng bị ảnh hưởng nhiều nhất, nếu 2 răng
không tương đương nhau thì chọn mã số theo răng bị nhiễm ít hơn.
- Các điểm số ghi nhận:
0: Bình thường: men răng có độ trong bình thường, nhẵn, bóng, thường có
màu kem nhạt.
0.5: Nghi ngờ: có sự biến đổi nhẹ về độ trong của men răng từ vài
đốm trắng đến vài chấm trắng. Việc xếp loại này được sử dụng khi không
xác định được là ở mức độ bình thường hay mức độ rất nhẹ.
1: Rất nhẹ: các vùng nhỏ, đục, trắng như giấy rải rác không đều trên
men răng nhưng không qúa 25% mặt ngoài của răng. Những đốm trắng đục
khoảng 1-2 mm tại đỉnh múi hay rìa cắn.
2: Nhẹ: các vùng trắng đục nhiều hơn loại rất nhẹ nhưng không qúa
50% bề mặt răng.

3: Trung bình: toàn bộ bề mặt răng bị ảnh hưởng trắng đục, mặt răng
có thể nhiễm sắc.
4: Nặng: toàn bộ bề mặt răng bị ảnh hưởng hoàn toàn, có hiện diện
các hố khiếm khuyết. Các hố rời rạc hay kết hợp lại với nhau, có thể có
nhiễm sắc.
- Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của chỉ số nhiễm fluor cộng đồng
(CFI).
CFI được tính cho cộng đồng theo công thức: CFI = ? (n . w)/N.
Trong đó: n = Số lượng trẻ em ở mỗi mức độ; w = tần số của mỗi mức độ và
N= tổng số cá thể được khám.
Điểm
CFI
Ý ngh
ĩa sức khỏe
cộng đồng
0,0 –
0,4
Âm tính (không
hại)
0,4 –
0,6
Gi
ới hạn (ranh giới
hại và không hại)
0,6 –
Nhẹ
1,0
1,0 –
2,0
Trung bình

2,0 –
3,0
Đáng kể
3,0 –
4,0
Rất đáng kể
Phương pháp thu thập dữ kiện
Khám lâm sàng
Ghi nhận tình trạng răng nhiễm fluor của trẻ ngay tại trường học, dưới
ánh sáng tự nhiên, theo các điểm ghi của chỉ số Dean như đã nêu trên.
Răng được lau sạch bằng gòn và được làm ẩm bằng chính miệng của
trẻ trước khi khám.
Mỗi trẻ, được ghi nhận tình trạng răng nhiễm fluor dựa vào 2 răng có
tình trạng nặng nhất trong miệng. Trong 2 răng này, răng nào có tình trạng
nhẹ hơn sẽ được ghi nhận như là tình trạng răng nhiễm fluor của trẻ đó
(5)
.
Công cụ thu thập dữ kiện
Bộ đồ khám nha khoa: gương, thám trâm, kẹp gắp. Phiếu khám và ghi
nhận tình trạng răng nhiễm fluor (WHO, 1997). Bảng câu hỏi hồi cứu nơi cư ngụ
của trẻ. Gòn sạch. Lò hấp dụng cụ. Hoá chất vệ sinh vô trùng dụng cụ khám.
Đội điều tra: 2 điều tra viên, 2 thư ký, 2 dụng cụ viên và 2 điều phối
viên.
Kiểm soát sai lệch thông tin:
- 2 điều tra viên được tập huấn về khám và ghi nhận tình trạng răng
nhiễm fluor. Sau đó đánh giá độ nhất trí của 2 điều tra viên này theo ngưới
khám chuẩn bằng chỉ số Kappa; bên cạnh đó mỗi điều tra viên cũng được
đánh độ tin cậy bằng cách khám lập lại lần 2 trên 20 trẻ 12 tuổi để đo lường
% nhất trí giữa 2 lần khám trong từng điều tra viên này.
- Khám lập lại lần 2 trên 5% tổng số cá thể tham gia vào nghiên cứu

trong suốt quá trình ghi nhận tình trạng răng nhiễm fluor tại trường học.
- Sử dụng các tiêu chuẩn của Russell (1963) để chẩn đoán phân biệt giữa
tình trạng đục men do nhiễm fluor và không do nhiễm fluor.
Xử lý và phân tích dữ kiện.
- Các phiếu khám được kiểm tra trong ngày, điều chỉnh các sai sót
(nếu có) ngay cuối buổi khám.
- Xử dụng phần mềm SPSS, phiên bản 10.05 để xử lý và phân tích dữ
kiện.
- Thống kê mô tả: Tỷ lệ % trẻ có tình trạng răng nhiễm fluor: bao gồm
những trẻ có tình trạng răng nhiễm fluor từ mức độ rất nhẹ trở lên (Szpunar,
1987). Tỷ lệ % các mức độ nhiễm fluor theo phướng pháp của Dean. Số
Trung bình: được dùng để tính toán chỉ số CFI theo phương pháp của Dean,
1942.
- Thông kê suy lý: kiểm định 2 đuôi, p<0.05. Kiểm định 
2
hay
Fisher. Kiểm định ANOVA một yếu tố kết hợp với các so sánh đa biến
(Turkey test).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Phân bố nồng độ fluor (trung bình và khoảng biến thiên) và
số cá thể khám ở mỗi vùng
Vùng

N
ồng
đ
ộ fluor
(ppm)
Số trẻ khám
12

tuổi
15
tuổi
Tổng

1
2
3
<0,01
ppm
0,68
(0,0-0,9)
0,77
(0,7-0,9)
358
707
296
322
690
274
680
1397

570
Tổng

1361 1286

2647




%

Biểu đồ 1: Phân bố tỷ lệ (%) nhiễm fluor trên răng của trẻ 12 và 15
tuổi ở 3 vùng
Kiểm định 
2
, p=0,0000
%

Biểu đồ 2: Phân bố tỷ lệ % các mức độ nhiễm fluor theo chỉ số Dean
ở trẻ 12 tuổi, theo 3 vùng nêu trên.
%

Biểu đồ 3: Phân bố tỷ lệ % các mức độ nhiễm fluor theo chỉ số Dean
ở trẻ 15 tuổi, theo 3 vùng nêu trên

Bảng 2: Phân bố chỉ số CFI ở trẻ 12 tuổi theo 3 vùng và ý nghĩa sức
khỏe cộng đồng

CFI*

Ý nghĩa sức
khỏe cộng đồng
Vùng
1
0,13 Am tính
Vùng
2

0,51 Giới hạn
Vùng
3
0,81 Nhẹ
*ANOVA one way, p=0,0000
Bảng 3:: Phân bố chỉ số CFI ở trẻ 15 tuổi theo 3 vùng và ý nghĩa sức
khỏe cộng đồng
CFI*

Ý nghĩa sức khỏe
cộng đồng
Vùng
1
0,18 Am tính
Vùng
2
0,49 Giới hạn
Vùng
3
0,66 Nhẹ
*ANOVA one way, p=0,0000
BÀN LUẬN.
Tình trạng răng nhiễm fluor ở trẻ 12 tuổi
Biểu đồ 2 và 3 trình bày tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng
răng nhiễm fluor ở trẻ 12 tuổi, theo 3 vùng. Tỷ lệ răng nhiễm fluor ở trẻ tăng
đáng kể theo nồng độ fluor trong nước uống của từng vùng. Cao nhất là
43.2% ở vùng fluor hóa ổn định của thành phố, kế đến là vùng không ổn
định (26,4%) và chỉ chiếm 6.1% ở vùng không fluor hóa. Mặc dù tỷ lệ nhiễm
fluor khá cao ở vùng fluor hóa ổn định của thành phố, nhưng mức độ trầm
trọng của tình trạng này vẫn chủ yếu giới hạn ở dạng nhẹ (19,4% ở vùng fluor

hóa không ổn định và 31.8% ở vùng ổn định). Không quá 1%, 7% và 8,7% trẻ
có tình trạng răng nhiễm fluor ở mức trung bình hay nặng ở vùng không fluor
hóa, fluor hoá ổn định và không ổn định của thành phố.
Bảng 2 trình bày sự phân phối chỉ số CFI của trẻ 12 tuổi và ý nghĩa sức
khỏe cộng đồng của nó ở từng vùng. Tương tự, chỉ số CFI tăng đáng kể
(p=0,0000) theo nồng độ fluor ở từng vùng. Cao nhất là ở vùng ổng định, với
CFI là 0,81; kế đến là vùng không ổn định, CFI là 0,51 và thấp nhất là vùng
không fluor hóa, CFI là 0,13.
Tình trạng răng nhiễm fluor ở trẻ 15 tuổi.
Biểu đồ 1 và 3 trình bày tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng
răng nhiễm fluor ở trẻ 15 tuổi theo 3 vùng với nồng đô fluor khác nhau của
thành phố. Từ 2 biểu đồ này cho thấy, trẻ 15 tuổi sống ở vùng fluor hóa
không ổn định của thành phố, gần như có cùng tỷ lệ và mức độ trầm trọng về
tình trạng răng nhiễm fluor với trẻ 12 tuổi sống trong cùng vùng này.
Bên cạnh đó, hai biểu đồ trên cũng cho thấy có một sự khác biệt nhỏ
về tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng này ở trẻ 15 tuổi và 12 tuổi sống
trong vùng không có fluor hóa nước của thành phố. Ở vùng fluor hoá ổn
định của thành phố, trẻ 15 tuổi có cả tỷ lệ nhiễm fluor (37,6%) và chỉ số CFI
(0,66) thấp hơn đáng kể so với trẻ 12 tuổi.
Biểu đồ 3 cho thấy không có tình trạng răng nhiễm fluor ở mức nặng
ơ trẻ 15 tuổi. So sánh kết hợp giữa biểu đồ 2 và 3, trẻ 15 tuổi sống ở vùng
fluor hoá ổn định và không ổn định của thành phố có tỷ lệ răng nhiễm fluor
ở mức trung bình thấp hơn so với trẻ 12 tuổi trong các vùng tương ứng.
Fluor hoá nước tại Tp.HCM và tình trạng răng nhiễm fluor.
Như đã trình bày ở phần mở đầu, chương trình fluor hóa nước của
thành phố được thực hiện từ năm 1990. Năm 2003, là thời điểm thích hợp để
đánh giá hiệu qủa của chương trình về cả mặt giảm sâu răng lẫn tác dụng
phụ của nó (tình trạng răng nhiễm fluor) trên trẻ em của thành phố. Việc
đánh giá hiệu quả giảm sâu răng của chương trình sau 12 năm cũng đã được
thực hiện và kết quả cho thấy những trẻ sống liên tục ở vùng fluor hoá ổn

định và không ổn định của thành phố (vùng 2 và 3) từ khi sinh cho đến nay
đã giảm 42% sâu răng so với những trẻ khác (Đào Thị Hồng Quân, Hoàng
Trọng Hùng và CS, 2003).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát hiện thấy là tỷ lệ răng nhiễm
fluor thay đổi theo từng vùng, phản ánh nồng độ fluor trong nước uống ở cả
nhóm trẻ 12 và 15 tuổi. Tỷ lệ răng nhiễm fluor là 6,1%; 26,4% và 43,2% ở trẻ
12 tuổi; 9,9%; 27% và 37,6% ở trẻ 15 tuổi tương ứng với vùng không fluor
hóa, fluor hóa không ổn định và fluor hóa ổn định của thành phố. Tương tự,
Chỉ số CFI cũng có cùng một dạng phân bố như vậy. Khác biệt rõ giữa trẻ 12
tuổi và 15 tuổi là ở vùng không fluor hóa nước và fluor hoá nước ổn định của
thành phố. Thực tế, chúng ta không mong tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm
fluor ở trẻ 12 và 15 tuổi, sống ở vùng không fluor hoá nước của thành phố bởi
vì những nhóm trẻ này đã không được hưởng chương trình fluor hóa. Sự khác
biệt đáng kể về tỷ lệ và mức độ trầm trọng của tình trạng này ở trẻ 12 và 15
tuổi đã cho thấy rõ ảnh hưởng của việc tiếp xúc với fluor theo tuổi, vì nhóm
trẻ 12 tuổi là trẻ được hưởng chương trình fluor hoá từ khi sinh, trong khi
những trẻ 15 tuổi chỉ bắt đầu được nhận fluor từ chương trình này ở tuổi lớn
hơn (3 tuổi).
6%-10% trẻ 12 và 15 tuổi ở vùng không fluor hóa nước của thành phố
có tình trạng răng nhiễm fluor, điều này chứng tỏ là trẻ em ở thành phố Hồ
Chí Minh đang tiếp nhận thêm một một nguồn fluor khác ngoài fluor trong
nước. Nguồn fluor này có thể từ kem đánh răng có sẵn trên thị trường từ
trước năm 1990 hoặc có thể từ một vài loại thức ăn hay uống được sản xuất
từ vùng có fluor hoá nước của thành phố, nguồn fluor này đủ để bảo vệ sâu
răng cũng như có thể gây ra tình trạng răng nhiễm fluor. Hiệu quả này được
gọi là hiệu quả “Khuyếch tán” (Griffin SO, 2001). Để có câu trả lời chính
xác cho vấn đế này, cần phải phân tích những yếu tố nguy cơ gây ra tình
trạng trên. Hiện nay, chúng tôi đang phân tích bảng trả lời từ phụ huynh về
việc hồi cứu tiền sử tiếp xúc với fluor cũng như các yếu tố nguy cơ gây ra
tình trạng này ở trẻ, nhằm xác định nguồn fluor nào là nguồn fluor chính,

góp phần cùng fluor trong nước uống gây ra tình trạng răng nhiễm fluor cho
trẻ em trên toàn thành phố Hồ Chí Minh.
So sánh với một số nghiên cứu khác.
Quay trở lại với công trình nghiên cứu kinh điển của Dean năm 1938
và những nghiên cứu của ông sau đó, đã chứng minh rằng nồng độ 1ppm
fluor trong nước là nồng độ tối ưu để bảo vệ sâu răng tối đa, và hầu như
không gây ra tình trạng răng nhiễm fluor. Vào thời kỳ này, Dean đã ước tính

×