Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

EPI-LASIK ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu: Epi-LASIK pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 24 trang )

EPI-LASIK ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ


TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Epi-LASIK là phẫu thuật excimer laser bề mặt
để điều trị tật khúc xạ, tách biểu mô khỏi màng đáy bằng dao lưỡi tù, không sử
dụng hóa chất. Mục tiêu là đánh giá kết quả phẫu thuật Epi-LASIK dựa vào chỉ
số an toàn, hiệu quả, thị lực và khúc xạ cũng như mức độ đau, mờ đục giác mạc
sau mổ.
Đối tượng và phương pháp: hồi cứu 15 bệnh nhân (29 mắt) gồm 3
nam (20%), 12 nữ, tuổi trung bình 27,4 (từ 20-35) được phẫu thuật Epi-
LASIK bằng dao epi- K (Moria, Pháp) từ 4/2005 đến 9/2006 tại Bệnh viện
Mắt TP.HCM thời gian theo dõi từ 1 tuần đến 12 tháng trong đó có 25 mắt
thời gian theo dõi trên 3 tháng. Khúc xạ trung bình trước phẫu thuật -4,77 D
(từ -2,25D đến -7,25D). Ghi nhận biến chứng trong mổ, độ khúc xạ, mức độ
kích thích mắt, mức độ mờ đục giác mạc, độ nhạy tương phản sau phẫu
thuật.
Kết quả: không có biến chứng trong phẫu thuật. Chỉ số an toàn 1,13;
chỉ số hiệu quả 1,0. Khúc xạ nằm trong khoảng ± 0,5D là 64% (16/25) và
trong khoảng ± 1,0D là 92%. Có 88% mắt có thị lực tối đa bằng hoặc tăng
trên 1 hàng sau mổ. Đa số bệnh nhân chỉ cảm giác cộm xốn nhẹ. Mờ đục
giác mạc độ 1 ở 7 mắt, đục độ 2 có 2 mắt. Tất cả đều tăng độ nhạy tương
phản có ý nghĩa thống kê (p=0.000).
Kết luận: về mặt an toàn, hiệu quả và khúc xạ đều có vẻ đạt tương
đương hoặc tốt hơn LASIK. Kích thích sau mổ không đáng kể. Mờ đục giác
mạc nhẹ, có thể cải thiện với áp Mitomycin C. Độ nhạy tương phản có vẻ tốt
hơn nhiều. Cần nghiên cứu lâu dài hơn trên số đông bệnh nhân hơn để có kết
luận vững vàng về tính ưu việt của Epi-LASIK.
ABSTRACT
EARLY OUTCOMES OF EPI-LASIK FOR REFRACTIVE
SURGERY


AT HO CHI MINH CITY EYE HOSPITAL
Tran Hai Yen, Lam Minh Vinh, Phan Hong Mai, Ha Tu Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 3 - 2007: 52
– 59
Introduction and objectives: Epi-LASIK is one kind of surface
ablations with ecximer laser for refractive errors treatment, epithelial sheet
separation from basement membrane by blunt microkeratome without
alcohol. We evaluated Epi-LASIK results based on safety, efficacy index,
UCVA, BCVA, post-operative refraction, patients symtoms, corneal haze.
Patients and methods: 15 patients (29 eyes) including 3 males
(20%), 12 females with mean age 27.4 (20 to 35) treated refractive errors by
Epi-LASIK with Epi-K microkeratome (Moria) from 4/2005 to 9/2006 at
HCMC Eye Hospital were retrospectively evaluated. Follow-up was from 1
week to 12 months with 25 eyes more than 3 months. Mean pre-operative
spherical equivalence was -4.77D (from -2,25D to -7,25D). Intra-operative
complications, post-operative refraction, discomforts, corneal haze
formation, contrast sensitivity were recorded.
* Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh

Results: no intra-operative complication. Safety and efficacy index
were 1.13 and 1.00 respectively. Post-operative refraction within ± 0.5D and
± 1.0D of attempted refraction were 64% (16/25) and 92% respectively. 88%
eyes had BCVA equal or gained at least 1 line postop. Most of patients had
quickly mild discomfort. There were 7 eyes with corneal haze grade 1 and 2
eyes with grade 2. All eyes had statistically increase contrast sensitivity
(p=0.000).
Conclusions: safety, efficacy and predictability seems to be better
than LASIK. Postop irritation is not significant. Corneal haze could be
resolved by Mitomycin C. Contrast sensitivity has spectacularly improved.
A larger study with longer follow up should be done to confirm its long-term

advandtages.
MỞ ĐẦU
Trong 20 năm trở lại đây, LASIK đã được chứng minh là hiệu quả, an
toàn và chính xác. Tuy nhiên một số biến chứng của LASIK cũng là nỗi lo
lắng của các phẫu thuật viên như dãn phình giác mạc, biến chứng liên quan
đến vạt giác mạc. Đặc biệt đối với bệnh nhân có giác mạc mỏng, để bảo đảm
tính an toàn, phẫu thuật LASIK không thể điều trị triệt để độ khúc xạ cho
bệnh nhân. Chính vì thế, PRK, LASEK đã góp phần nào khắc phục những
biến chứng của LASIK, nhưng không tránh được bất lợi sử dụng hóa chất
alcohol 20% trong thời gian 20-45 giây để tách lỏng biểu mô khỏi màng đáy
gây ảnh hưởng xấu trên giác mạc. Trong Epi-LASIK, biểu mô được tách
khỏi màng đáy bằng dao lưỡi tù mà không cần sử dụng bất kỳ loại hóa chất
nào.
Tại bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, LASIK vẫn là phương
pháp chủ đạo, an toàn, chính xác dùng điều trị cho bệnh nhân có tật khúc xạ.
Mặc dù vậy, một số bệnh nhân có giác mạc mỏng dưới 460µ không có chỉ
định LASIK đã được phẫu thuật Epi-LASIK từ tháng 4/2005 đến 9/2006.
Chúng tôi tiến hành hồi cứu trên những bệnh nhân này để khảo sát tính hiệu
quả và tính an toàn của phẫu thuật Epi-LASIK.
PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG
Hồi cứu hồ sơ của 15 bệnh nhân, gồm 29 mắt được phẫu thuật điều trị
tật khúc xạ bằng phương pháp Epi – LASIK tại khoa khúc xạ, bệnh viện Mắt
TP Hồ Chí Minh từ tháng 4/2005 đến tháng 9/2006.
Trong số 15 bệnh nhân, có 3 nam (20%), 12 nữ (80%) với tuổi trung
bình 27,4 (từ 20-35). Hai bảy mắt tái khám sau 1 tháng (93%) và 25 mắt tái
khám trên 3 tháng (86%) với thời gian theo dõi từ 1 tuần đến 12 tháng (trung
bình 6 tuần). Khúc xạ trung bình trước phẫu thuật -4,77 D (từ -2,25D đến -
7,25D). Trước khi phẫu thuật bệnh nhân được đo thị lực không chỉnh kính
(UCVA), thị lực tối đa sau chỉnh kính (BCVA), khúc xạ chủ quan, khúc xạ
khách quan, bản đồ giác mạc, chiều dày giác mạc, thị lực tương phản, nhãn

áp và khám mắt toàn bộ bằng sinh hiển vi. Những bệnh nhân mắt độc nhất,
có bệnh lý phần trước hay sau nhãn cầu, viêm bờ mi, khô mắt nặng, giác
mạc chóp, phụ nữ có thai, cho con bú hay sử dụng nội tiết tố được loại trừ.
Các bệnh nhân được điều trị theo phương pháp Epi-LASIK bằng dao
tạo vạt biểu mô epi- K (Moria, Pháp) và hệ thống máy laser Technolas 217
Z100 (Bausch & Lomb, Mỹ) hoặc Ladarvision 4000 (Alcon, Mỹ).
Trước phẫu thuật, vùng da quanh mắt mổ và mặt được sát trùng bằng
dung dịch Betadine 5%, nhỏ dung dịch Ofloxacin (Oflovid 0,3%, Santen,
Nhật), thuốc nhỏ tê Propacain 0,1% (Alcain, Alcon, Mỹ). Sau khi dán băng
keo vô trùng để cách ly mi mắt và phẫu trường, vòng hút giác mạc tạo áp lực
nội nhãn 65 mmHg, nhấn pedal để khởi động đầu Epi-K chạy theo chiều
ngang từ thái dương về phía mũi cùng lúc tưới nhỏ giọt dung dịch BSS liên
tục, đảm bảo mặt tiếp xúc giữa giác mạc và dao luôn trơn láng dễ dàng. Dao
lưỡi tù tách lớp biểu mô khỏi màng Bowman để lại bản lề phía mũi. Dùng
spatule gạt vạt về phía bản lề, chiếu laser để điều chỉnh tật khúc xạ theo
thông số khúc xạ chủ quan. Kết thúc chiếu laser, các mảnh vụn tổ chức giác
mạc được rửa sạch bằng dung dịch muối đẳng trương BSS, cắt bỏ vạt biểu
mô tại bản lề. Đặt kính áp tròng bảo vệ (Focus Night and Day, Cibavision,
Mỹ) lên bề mặt giác mạc. Nhỏ kháng sinh Oflovid 0,3% và Maxidex (Alcon,
Mỹ), bệnh nhân đeo kính bảo vệ, nghỉ ngơi, khám lại sau 40 phút và xuất
viện.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được nhỏ kháng sinh Oflovid 0,3% 1 giọt 4
lần một ngày trong 1 tuần đầu, Flumetholone 0,1% 1 giọt 4 lần/ ngày trong 4
tuần sau phẫu thuật. Tái khám sau mổ 1 ngày, 3 ngày, 1 tuần, 2 tuần, 1
tháng, 3 tháng và 6 tháng. Kính tiếp xúc được gỡ bỏ vào ngày thứ 3. Thị lực
không kính, thị lực tối đa có kính, khúc xạ chủ quan, mức độ đục giác mạc
được ghi nhận tại thời điểm tái khám 1 tuần, 1tháng, và lần khám cuối (từ 3
tháng trở lên), bản đồ giác mạc, thị lực tương phản, mức độ haze và nhãn áp
tại vào thời điểm khám cuối. Ghi nhận các biến chứng trong và sau phẫu
thuật. Mức độ đục giác mạc được giá qua khám sinh hiển vi theo 4 mức

(15,19)
:
0 - Giác mạc trong suốt,
1 - Dấu vết đục với mật độ tối thiểu, thấy được qua ánh sáng xiên, và
khuyếch tán,
2- Đục màng khói thấy dễ dàng với khe sáng trực tiếp, tại chỗ,
3 - Đục nhiều che phủ một phần chi tiết mống mắt,
4 - Đục rất nặng che hoàn toàn chi tiết mống mắt.
KẾT QUẢ
Vạt biểu mô được tạo thành công ở tất cả 29 mắt của 15 bệnh nhân.
Thời điểm ngay sau phẫu thuật mức độ cộm xốn và khó chịu hơn so với
LASIK. Tuy nhiên từ ngày thứ nhất những triệu chứng này giảm nhiều, chỉ
ở mức độ nhẹ và vừa, không có bệnh nhân nào đau nhức dữ dội hoặc chảy
nước mắt, sợ sáng quá mức. Biểu mô tái tạo trên khoảng 90 -95% diện tích ở
ngày thứ 3 khi gỡ kính tiếp xúc, chỉ còn khuyết nhẹ phần trung tâm. Ở lần
khám cuối chỉ số an toàn 1,13, và chỉ số hiệu quả 1,0. Biểu đồ số 1 cho thấy
có 64% bệnh nhân đạt được thị lực trên 10/10 và 40% đạt thị lực trên 12/10
ở thời điểm tái khám cuối cùng sau phẫu thuật

Biểu đồ 1: Thị lực không kính sau phẫu thuật
Epi LASIK cho kết quả tốt về thị lực và khúc xạ, tại thời điểm 3 tháng
có 60% bệnh nhân có thị lực không kính sau phẫu thuật bằng cao hơn thị lực
có kính trước phẫu thuật, 88% bệnh nhân thị lực có kính sau mổ bằng hoặc
cao hơn thị lực có kính trước mổ, trong đó 12% tăng 2 hàng thị lực tối đa
(biểu đồ 2).

Biểu đồ 2: Thay đổi thị lực có kính sau PT so với trước PT
Khúc xạ nằm trong khoảng ± 0,5D là 64% (16/25) và trong khoảng ±
1,0D là 92% (23/25) được hiển thị ở biểu đồ số 3.
Khúc xạ không có xu hướng thoái cận mà ngược lại độ cầu tương

đương trung bình biến đổi từ 0,28 D ở thời điểm 1 tuần lên 0,43 ở thời điểm
tái khám cuối (biểu đồ 4).
Ở thời điểm 1 tuần đục giác mạc độ 1 xảy ra ở 6 mắt, lần khám cuối
mức đục độ 1 xảy ra ra trên 7 trường hợp, có 2 trường hợp đục độ 2. Biểu đồ
5 cho thấy thị lực tương phản tăng có ý nghĩa thống kê ở tất cả 5 thị tần so
với trước mổ (p= 0,000).
Biểu đồ 3: Tính chính xác

Biểu đồ 4: Tính ổn định


Biểu đồ 5: Thị lực tương phản trước và sau phẫu thuật
Bảng 1: Kết quả so sánh

PRK
(Autrata
19
)

LASEK
(Autrata
19
)
LASIK
(HT
Nguyên
5
)
EpiLASIK
(THYến)

FDA
% % % % %
>= 5/10

89 91 96,3 88 85
>=10/10

67 73 51,5 64
Không
y/c
SE
trong kho
ảng
± 0,5D
57 62 80,1 64 50
SE
trong kho
ảng
± 1,0D
91 92 95,6 96,5 75
Ch
ỉ số
hiệu quả
0,967 0,978 0,94 1,0 -
Ch
ỉ số
an toàn
1,032 1,043 1,07 1,13




Biểu đồ 6: Khúc xạ điều chỉnh được so với dự tính
BÀN LUẬN
Laser excimer ngày nay đã trở thành một công cụ thường qui trong
điều trị tật khúc xạ. Tính đa dạng của các phương thức ứng dụng laser
excimer trong điều trị tật khúc xạ và sự ra đời của các phương pháp mới
hoàn thiện hơn làm cho phẫu thuật khúc xạ bằng laser ngày càng an toàn và
hiệu quả. Phẫu thuật PRK (Photorefractive Keratectomy) đã từng được sử
dụng nhiều để điều trị cận thị vừa hoặc nhẹ, nhưng trong những trường hợp
cận cao, mức độ và tần suất xảy ra sẹo giác mạc cao hơn. Từ khi ra đời,
LASIK (Laser in situ keratomileusis) với những đặc điểm vượt trội: không
đau, phục hồi nhanh, không gây đục giác mạc sau phẫu thuật đã trở thành
lựa chọn số một của phẫu thuật khúc xạ. Tuy nhiên bên cạnh đó những biến
chứng liên quan đến vạt giác mạc, như đứt vạt, rách vạt, thủng vạt, xâm lấn
biểu mô dưới vạt, nguy cơ dãn phình giác mạc sau phẫu thuật… hạn chế
việc áp dụng phẫu thuật này trên một số trường hợp
(19,20,12)
. Xu hướng các
phẫu thuật viên áp dụng phẫu thuật laser bề mặt (surface ablation) gia tăng
trở lại
(13,6,18)
. LASEK (laser –assited subepithelial keratectomy) là một
phương pháp hỗn hợp giữa PRK và LASIK. Trong phẫu thuật này cồn pha
loãng được sử dụng để làm lỏng biểu mô và dễ dàng tách khỏi màng
Bownman bên dưới, bộc lộ bề mặt nhu mô cho tia laser tác động. Lớp biểu
mô này được phủ trở lại sau khi kết thúc chiếu laser với hy vọng tác động tốt
lên quá trình lành sẹo giác mạc và phục hồi thị lực
(21)
. Nhưng những độc tính
tiềm ẩn của alcohol đối với biểu mô cũng làm cho một số phẫu thuật viên dè

dặt
(11,8)
. Năm 2003 Pallikaris và cộng sự báo cáo kết quả sử dụng dụng cụ
epikeratome để tạo vạt biểu mô
(9)
. EpiLASIK là một bước tiến mới của phẫu
thuật laser bề mặt. Sự khác biệt căn bản giữa epi-LASIK và LASEK đó là
bóc tách biểu mô cơ học không cần hóa chất. Tuy nhiên trong nghiên cứu
này chúng tôi không áp dụng nguyên thủy phương pháp epi-LASIK mà có
chỉnh sửa. Sau 1 vài trường hợp đầu tiên với một bên mắt trải lại lớp biểu
mô, bên còn lại bỏ lớp biểu mô, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt
về mức độ đau nhức, sự kích thích cũng như tốc độ tái tạo biểu mô giữa hai
bên. Những mắt còn lớp biểu mô, bề mặt giác mạc không trong suốt do lớp
biểu mô đã chết, phù đục gây giảm thị lực, ngoài ra phần tế bào biểu mô này
còn là lớp cản cơ học làm chậm sự phát triển của lớp mô mới bên dưới. Có
những trường hợp biểu mô mới mọc phủ lên lớp biểu mô cũ làm chậm lành
vết thương và chậm phục hồi thị lực
(6)
. Lớp vạt biểu mô trong phẫu thuật
LASEK được cho là có tác dụng kích thích lành sẹo nhanh hơn, giảm đau.
Tuy nhiên những nghiên cứu mới đây cho thấy việc giữ lại và bỏ lớp biểu
mô không có sự khác biệt
(13,7)
. Nhận thấy qua thực tế việc bỏ vạt biểu mô
sau khi chiếu laser không làm chậm quá trình lành sẹo cũng như không tăng
cảm giác cộm xốn kích thích của bệnh nhân, do vậy ở những mắt còn lại
chúng tôi chủ động bỏ lớp biểu mô sau khi chiếu laser. Tại ngày tái khám
thứ 1 bệnh nhân chỉ thấy cộn xốn nhẹ, không chảy nước mắt, không kích
thích. Khi bỏ kính sát tròng vào ngày thứ 3, bề mặt biểu mô lành ở hầu hết
các trường hợp. Như vậy quá trình tái tạo biểu mô mới không bị xảy ra dưới

lớp biểu mô cũ, đang bị đào thải, mờ đục. Ranh giới của biểu mô mới nhận
biết rõ ràng giúp cho việc đánh giá sự lành sẹo của biểu mô dễ dàng hơn so
với khi đánh giá bên dưới một lớp biểu mô đang bị hủy.
Đây là lô bệnh nhân đầu tiên được áp dụng phẫu thuật Epi LASIK do
vậy chưa có công thức hiệu chỉnh (nomogram), tuy nhiên với mức độ cầu
tương tự như nghiên cứu của Autrata kết quả của chúng tôi đều vượt so với
yêu cầu của FDA, các chỉ số an toàn và hiệu quả đều cao hơn so với PRK và
LASEK kể cả LASIK

trên cùng mức độ điều trị (bảng 1). Ở lần tái khám
cuối thị lực không kính của 64% bệnh nhân đạt từ 10/10 trở lên. Trong khi
hệ số an toàn và hiệu quả đều bằng hoặc cao hơn 1,0 tương tự như phẫu
thuật LASIK và các phẫu thuật bề mặt của một số tác giả khác
(19,11,5,4)
, như
vậy về yêu cầu chuyên môn Epi-LASIK cho kết quả tương đương LASIK.
Về sự ổn định khúc xạ sau phẫu thuật, trong nghiên cứu của chúng tôi có đặc
điểm hơi khác so với thường qui, khúc xạ cầu tương đương có xu hướng
thay đổi theo hướng viễn theo thời gian, điều này có thể do bị ảnh hưởng của
quá trình lành sẹo giác mạc, trùng với thời điểm mức độ đục giác mạc (haze)
cao.
EpiLASIK được so sánh cùng mức với phẫu thuật LASEK, tuy nhiên
việc thao tác trên một lớp mô mỏng 50-60 micron để tạo được vạt biểu mô
trọn vẹn trong phẫu thuật LASEK không phải là việc dễ dàng, những trường
hợp rách biểu mô và phải chuyển sang PRK không phải là hiếm gặp
(6,7)
.
Trong nghiên cứu này Epikeratome tạo được vạt biểu mô đều đặn và nguyên
vẹn không bị cắt vào nhu mô hoặc bị sót biểu mô trên tất cả 29 mắt. Như vậy
EpiLASIK tránh được những biến chứng liên quan đến vạt LASIK trong lúc

phẫu thuật đặc biệt những trường hợp nguy cơ cao như giác mạc quá cong
hoặc quá dẹt đồng thời tránh được hỏng vạt biểu mô của LASEK cũng như
tránh việc sử dụng alcohol của phẫu thuật PRK hoặc LASEK. Epi-keratome
giúp tách lớp biểu mô khỏi màng Bowman một cách đều đặn, bộc lộ bề mặt
giác mạc mịn màng hơn so với phẫu thuật PRK hoặc LASEK, như vậy tác
dụng của laser lên bề mặt giác mạc có tính dự đoán cao hơn. Gờ biểu mô
còn lại rất gọn và đều làm giảm đau nhức và kích thích, giúp cho biểu mô tái
tạo nhanh và dễ dàng sau phẫu thuật
(6,22)
trong nghiên cứu này trên 90-95%
diện tích giác mạc được biểu mô hóa ở ngày thứ 3 sau phẫu thuật.
Một trong những điểm bất lợi của LASIK đó là làm tăng quang sai
bậc cao sau phẫu thuật dẫn đến giảm thị lực tương phản và chất lượng thị
giác trong điều kiện ánh sáng yếu
(2,23,16)
. Với phẫu thuật laser bề mặt như
PRK, LASEK, Epi LASIK do không tạo vạt giác mạc nên tránh được yếu
điểm này. Trong một nghiên cứu so sánh cặp, ngẫu nhiên trên 64 mắt của 32
bệnh nhân, Vedat Kaya
(23)
nhận thấy thị lực tương phản suy giảm ở tất cả
các thị tần sau phẫu thuật trong nhóm LASIK, trong khi không thay đổi ở
nhóm LASEK. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các thị tần đều
tăng có ý nghĩa thống kê so với trước phẫu thuật. Điều này cho thấy Epi
LASIK không những cải thiện về số lượng mà còn cả về chất lượng thị giác
của bệnh nhân. Tuy nhiên để có những nhận định toàn diện và sâu sắc hơn
cần có một nghiên cứu kỹ lưỡng và sâu hơn về sự thay đổi quang sai bậc cao
và những yếu tố liên quan.
Đục giác mạc (haze) là nhược điểm lớn nhất của phẫu thuật laser bề
mặt, độ cận càng cao, chiều sâu bào mòn giác mạc càng nhiều, mức độ đục

càng nặng. Có một số tác giả nhận thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ cũng
như mức độ đục giác mạc giữa các phẫu thuật laser bề mặt
(6)
, tác giả khác
cho rằng với LASEK tỷ lệ haze ít hơn
(15,19,14,17,10)
. Tuy nhiên do các tác giả
sử dụng các thang điểm đo mức độ haze khác nhau do đó tỷ lệ cũng như
mức độ haze giữa các nghiên cứu khác nhau khó có thể so sánh. Trong
nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang đo Hanne tương tự như của Lee
(10)

và cộng sự, ở lần tái khám cuối nhận thấy tỷ lệ haze mức độ 1 là 7%. Đục
giác mạc sau phẫu thuật ở mức độ nhẹ có thể giảm và mất hẳn nếu được điều
trị corticoid thời gian 6-8 tuần với liều giảm dần. Khó khăn ở chỗ bệnh nhân
Việt nam ít tuân thủ nghiêm túc những căn dặn của thầy thuốc, thường
không tái khám đầy đủ, đúng hẹn để được khám và điều chỉnh chế độ thuốc
phù hợp. Đục giác mạc thường biểu hiện rõ rệt khoảng 1 tháng sau mổ,
nhưng bệnh nhân không đến khám đầy đủ do vậy khi được mời đến khám
lần cuối, quá trình biến đổi và lành sẹo của giác mạc đã ổn định, tác dụng
của thuốc khó thay đổi được những biến đổi thực thể. Hiện nay việc áp
Mitomycin C liều thấp cho thấy kết quả ngăn ngừa đục giác mạc một cách rõ
rệt, đây là một giải pháp mới giúp đưa phẫu thuật laser bề mặt trở lại như
một phương pháp phẫu thuật hàng đầu đặc biệt với những phương pháp tiên
tiến như EpiLASIK
(1)
.
KẾT LUẬN
Những kết quả ban đầu cho thấy tính an toàn và hiệu quả của phẫu
thuật Epi LASIK điều trị tật khúc xạ trên bệnh nhân Việt nam và tiềm năng

ứng dụng của Epi LASIK trong một số đối tượng có đặc điểm lâm sàng hoặc
các yêu cầu về nghề nghiệp phù hợp. Nếu xây dựng được công thức chuẩn
hóa (nomogram), thì kết quả phẫu thuật của epiLASIK còn có thể cao hơn.
Cần có những nghiên cứu tiếp theo, sâu hơn, rộng hơn với thời gian theo dõi
dài hơn để đánh giá hết những lợi ích cũng như nhược điểm tiềm ẩn của
phẫu thuật này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Argento C; Cosentino MJ; Ganly M. Comparison of Laser
Epithelial Keratomileusis With and Without the Use of Mitomycin C. J
Refract Surg. 2006;22:782-786.
2 Tran DB., Sarayba MA, Bor Z, Garufis C, Duh YJ, Soltes CR.,
Juhasz T, Kurtz RM Randomized prospective clinical study comparing
induced aberrations with IntraLase and Hansatome flap creation in fellow
eyes: potential impact on wavefront-guided laser in situ keratomileusis. J
Cataract Refract Surg 2005; 31:97–105.
3 Epi-LASIK: Closing In on The Perfect Procedure. Review of
Opthalmology. Vol. No: 13:10
4 Goes FJ, MD. LASIK for Myopia With the Zeiss Meditec MEL
80. J Refract Surg. 2005;21:691-697.
5 Hà Tư Nguyên, Trần Hải Yến, Phan Hồng Mai và CS. Laser In
situ Keratomileusis (LASIK) ở bệnh nhân cận thị. Tạp chí Nhãn khoa Việt
Nam. 2006; 7 (05): 62-70.
6 Hashemi H, Fotouhi A, Foudazi H, Sadeghi N, Payvar S,.
Prospective, Randomized, Paired Comparison of Laser Epithelial
Keratomileusis and Photorefractive Keratectomy for Myopia Less Than -
6.50 Diopters. J Refract Surg 2004;20:217-222.
7 Helzner J. Fine-tuning the Epi-LASIK Procedure. Opthalmolgy
management. September 2006.
8 Pallikaris IG., Naoumidi II., Kalyvianaki MI., Katsanevaki VJ.,.
Epi-LASIK: Comparative histological evaluation of mechanical and alcohol-

assisted epithelial separation. J Cataract Refract Surg 2003; 29:1496–1501.
9 Pallikaris IG., Kalyvianaki MI., Katsanevaki VJ., Ginis HS.,.
Epi-LASIK: Preliminary clinical results of an alternative surface ablation
procedure. J Cataract Refract Surg 2005; 31:879–885.
10 Lee JB, Seong GJ, Lee JH, Seo KY, Lee YG, Kim EK,
Comparison of laser epithelial keratomileusis and photorefractive
keratectomy for low to moderate myopia. J Cataract Refract Surg 2001;
27:565–570.
11 Dai J, Chu R, Zhou X, Chen C; Xiaomei Q, Wang X, One-year
Outcomes of Epi-LASIK for Myopia. J Refract Surg. 2006;22:589-595.
12 Knorz MC. Flap and interface complications in LASIK. Curr
Opin Ophthalmol. 2002 Aug;13(4):242-5.
13 Milne H.L Refractive surgery returns to the surface. Cataract
and refractive surgery today. October 2006.
14 Nguyễn Cường Nam, Lê Minh Tuấn. Ứng dụng kỹ thuật
LASEK điều trị cận thị nặng. Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam. 2007; 9 (02):
39-44.
15 Anderson NJ., Beran RF., Schneider TL.,. Epi-LASEK for the
correction of myopia and myopic astigmatism. J Cataract Refract Surg 2002;
28:1343–134.
16 Phạm Thị Bích Thủy. Sự thay đổi độ nhạy tương phản sau phẫu
thuật LASIK thường quy điều trị cận thị. Bản tin Nhãn khoa. 2007; 1: 24-33.
17 Long Q; Chu R; Zhou X, Dai J; Chen C, Rao SK.; Lam DSC.,
Correlation Between TGF-_1 in Tears and Corneal Haze Following LASEK
and Epi-LASIK. J Refract Surg. 2006;22:708-712.
18 Duffey RJ.; Leaming D. US Trends in Refractive Surgery:2003
ISRS/AAO Survey. J Refract Surg. 2005;21:87-91.
19 Autrata R, Rehurek J, Laser-assisted subepithelial keratectomy
for myopia: Two-year follow-up. J Cataract Refract Surg 2003; 29:661–668.
20 Sridhar MS, Rao SK, Vajpayee RB, Aasuri MK, Hannush S,

Sinha R. Complications of laser-in-situ-keratomileusis. Indian J Ophthalmol.
2002 Dec;50(4):265-82.
21 Taneri S, Zieske JD., Azar DT., Evolution, Techniques, Clinical
Outcomes, and Pathophysiology of LASEK: Review of the Literature. Surv
Ophthalmol. 2004, 49:576–602.
22 Claringbold TV. II,. Laser-assisted subepithelial keratectomy for
the correction of myopia. J Cataract Refract Surg. 2002; 28:18 –22.
23 Kaya V; Oncel B; Sivrikaya H; Yilmaz OF, Prospective, Paired
Comparison of Laser in situ Keratomileusis and Laser Epithelial
Keratomileusis for Myopia Less Than -6.00 Diopters. J Refract Surg
2004;20:223-228.

×