Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

HÃY GIAO TIẾP PHẦN 1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 26 trang )

Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hoà Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM
2009 - LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2009


HÃY GIAO TIẾP



GIAO TIẾP


SỔ TAY CHO NGƯỜI LÀM VIỆC VỚI
TRẺ CÓ KHÓ KHĂN VỀ GIAO TIẾP

PHẦN
1
Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hồ Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM



Trong phần này, chúng ta sẽ nói đến những thông tin cơ sở cần thiết để làm việc
với trẻ có khó khăn về giao tiếp.

Sau khi học xong phần này, chúng ta có thể:
• Giải thích mọi vấn đề về giao tiếp.
• Hiểu rõ về những kỹ năng giao tiếp bình thường.
• Xác đònh được những trẻ có khó khăn về giao tiếp.
• Xác đònh và hiểu rõ về những những nguyên nhân gây ra những khó khăn
về giao tiếp ở trẻ.
• Dạy cho nhân viên y tế và phụ huynh về những chủ đề trên.
***



Dịch từ “Let’s Communicate – Section 1 – COMMUNICATION
A handbook for people working with children with communication difficulties
Người dịch: Trần Minh Tân
Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật, Tp. HCM


1
GIAO TIẾP

Giao tiếp là gì?
• Giao tiếp là truyền (bày tỏ) và nhận (hiểu) thông tin, ý tưởng giữa người
với người.
• Giao tiếp xảy ra giũa hai hay nhiều người; không thể xảy ra khi chỉ có
một người.
• Con người dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Ngôn ngữ là bất cứ phương tiện
nào giúp con người gửi và nhận thông tin, ý tưởng có ý nghóa.
• Thông điệp có thể được thể hiện bằng lời (gọi là “giao tiếp có lời”, bao gồm nói, viết, đọc)
hay không lời (gọi là “giao tiếp khơng lời”, bao gồm ra dấu và thể hiện qua cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt, v.v.).
• “Ngơn ngữ cơ thể” cũng là một phần quan trọng trong giao tiếp có lời và giao tiếp không lời
được thể hiện qua giọng nói, vẻ mặt, dáng điệu. Ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp chúng ta bày tỏ
thêm được ý của mình.
• Để giao tiếp có hiệu quả chúng ta cần kết hợp ngôn ngữ có lời, ngôn ngữ không lời và ngôn
ngữ cơ thể.

Tại sao chúng ta cần giao tiếp?
• Thông qua giao tiếp chúng ta bày tỏ nhu cầu, tình cảm, ý nghó của mình. Chúng ta nhận
thông tin và truyền thông tin, qua đó tự khẳng đònh mình là một cá nhân với những đặc điểm
riêng.

• Có khả năng giao tiếp, chúng ta sẽ biết cách kiểm sóat những việc xảy đến với chúng ta.
• Có khả năng giao tiếp tốt là một bước quan trọng trong việc xây dựng những mối quan hệ
trong cộng đồng.

Giao tiếp bắt đầu từ lúc nào?
• Giao tiếp bắt đầu ngay khi đứa bé cất tiếng khóc chào đời và người mẹ có hành động đáp lại
tiếng khóc đó. Giao tiếp xuất hiện rất sớm, rất lâu trước khi đứa trẻ biết nói.
Giao tiếp gồm có những bước nào?
• Hầu hết mọi người đều nghó rằng giao tiếp là một tiến trình đơn giản và ít khi dành thời gian
nghó đến việc giao tiếp bởi vì đối với họ giao tiếp xảy ra thật dễ dàng.
• Nhưng nếu chúng ta thật sự suy nghó chính xác về những điều liên quan đến giao tiếp, chúng
ta sẽ ngạc nhiên thấy rằng giao tiếp là một tiến trình khá phức tạp…

2
Hãy nhìn qua tất cả các bước có liên quan với nhau, từ việc nhận thông tin đến việc đáp lại. Sau
đây là sơ đồ mô tả tất cả các bước đó - chúng ta hãy gọi đó là “Chu trình giao tiếp”.




Khó khăn trong giao tiếp
Khi một người gặp khó khăn ở một bước nào đó trong chu trình giao tiếp, do chậm biết giao tiếp
hoặc không biết giao tiếp, chu trình sẽ chậm hình thành hoặc không thể hình thành. Khó khăn của
họ có thể là không hiểu thông điệp, không diễn đạt được hoặc cả hai.


3
Ngơn ngữ lời nói và ngơn ngữ khơng lời

Chu trình giao tiếp tùy thuộc vào ngôn ngữ. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về cái mà chúng ta gọi là

“ngôn ngữ”.

Ngơn ngữ là kết quả của việc sắp xếp những biểu tượng lại với nhau theo một thứ tự nhất đònh,
thành một thông điệp có nghóa để người khác hiểu được. Các biểu tượng này có thể là lời nói hay
chữ viết (gọi chung là ngơn ngữ lời nói) hoặc là dấu hiệu, cử chỉ, tranh ảnh (gọi chung là ngơn ngữ
khơng lời). Ngôn ngữ có liên quan đến cả việc hiểu (bước 1 – 4 trong chu trình) và diễn đạt (bước 5
–10). Trong giao tiếp, chúng ta có điều muốn nói trong đầu, thông qua ngôn ngữ chúng ta bày tỏ
cho người khác biết điều muốn nói đó.




Để sử dụng các lọai ngôn ngữ này chúng ta cần có các công cụ:
• Ngôn ngữ nói dùng môi, lưỡi, vòm miệng, thanh quản và phổi.
• Ngôn ngữ viết / đọc dùng khả năng nhìn và kiểm soát bàn tay.
• Ngôn ngữ dấu hiệu / cử chỉ, điệu bộ dùng khả năng kiểm soát bàn tay, cánh tay và toàn
bộ cơ thể.
• Ngôn ngữ hình ảnh dùng khả năng nhìn và kiểm sóat bàn tay.
Nhưng hãy nhớ là – chỉ các công cụ này thôi không đủ – cơng cụ quan trọng nhất chúng ta cần
là sự hiểu biết và khả năng học tập.


4

• Lời nói là sản phẩm của âm thanh - các âm thanh xếp thành chuỗi tạo ra từ.
Lời nói liên quan đến bước thứ 9 trong chu trình giao tiếp.


• Ngôn ngữ nói là kết quả của việc đặt các từ thành chuỗi, thành câu có nghóa.
Lời nói là phương tiện truyền đạt của ngôn ngữ nói.

Ngôn ngữ nói liên quan đến tất cả các bước (từ bước 1 đến bước 10) trong chu trình giao tiếp.




Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ sự khác nhau giữa lời nói và ngôn ngữ nói, hãy thử họat động sau đây:

1. Yêu cầu một người bạn nói với chúng ta một
từ nước ngòai.
2. Lặp lại theo người đó từ đó nhiều lần.



3. Chúng ta có thể nói từ đó nhưng nó vô dụng
đối với chúng ta vì không hiểu nghóa của nó.

Đó có phải là giao tiếp không?
4. Bây giờ hãy yêu cầu bạn của chúng ta cho
biết nghóa của từ đó.
5. Khi đã hiểu nghóa của từ, chúng ta có thể
dùng nó để giao tiếp.
Đây là ngôn ngữ và là một pần quan trong
trong giao tiếp.

Vì vậy, như bạn thấy đó,
dạy một người lặp lại từ mà không cho họ biết ý nghóa thì không phải là dạy ngôn ngữ - việc
đó không có ích gì cho giao tiếp. Một người phải có khả năng liên hệ từ họ nghe thấy với ý
tưởng hay đồ vật nó đại diện để biến nó thành ngôn ngữ có ý nghóa.

5

Ngơn ngữ cơ thể
Chúng ta đã đề cập đến ngôn ngữ cơ thể như giọng nói, cử chỉ – điệu bộ, vẻ mặt, cách ăn mặc. Nói
cách khác, đó là những thông tin không lời chúng ta chuyển đi trong khi giao tiếp. Trong khi dùng
ngôn ngữ hoặc có lời hoặc không lời, tất cả chúng ta đều có sử dụng ngôn ngữ cơ thể.



Ngôn ngữ cơ thể là phần chính yếu trong chu trình giao tiếp.
Khi gửi và nhận thông tin, một người không có kỹ năng tốt về ngôn ngữ cơ thể có thể làm gián đọan
chu trình giao tiếp.

Có kỹ năng tốt về ngôn ngữ cơ thể nghóa là biết:
• Lắng nghe và quan tâm
• Tiếp xúc bằng mắt (nhìn vào mắt người đang nói chuyện với chúng ta)
• Ln phiên trong việc gửi và nhận thơng điệp
• Diễn cảm bằng vẻ mặt và giọng nói
• Có tư thế thích hợp
• Nói vừa đủ.

Hãy thử các hoạt động ở trang kế tiếp để biết các kỹ năng này góp phần quan trọng như thế nào
trong sự thành công của một giao tiếp.

6
Chọn một người bạn và nói chuyện với người đó. Trong khi nói chuyện, thử làm theo những hướng
dẫn sau đây:



Sau đó hãy cho biết:
• Bạn cảm thấy thế nào trong mỗi tình huống?

• Bạn của bạn cảm thấy thế nào trong mỗi tình huống?


Vì vậy hãy nhớ:
• Lắng nghe và tỏ ra quan tâm đến điều người khác đang nói.
• Nhìn người đối diện khi nghe họ nói, nhưng không nhìn chòng chọc.
• Luân phiên khi nói chuyện – không nói ít quá cũng không nói nhiều quá.
• Dùng giọng nói và vẻ mặt thích hợp với điều đang nói.
• Có tư thế thích hợp để người đối diện cảm thấy dễ chòu.
• Giữ sự cân bằng giữa người nói và người nghe – đừng giành ưu thế trong khi trò chuyện.

7




CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG CẦN NHỚ
VỀ GIAO TIẾP

• Ngay khi chào đời con người đã bắt đầu giao tiếp.

• Việc giao tiếp là một tiến trình hai chiều
– luôn luôn liên quan đến hai hay nhiều người.

• Giao tiếp liên quan đến việc phát đi những thông tin
có ý nghĩa và hiểu những thông điệp nhận được.

• Để giao tiếp, chúng ta dùng ngôn ngữ.

• Ngôn ngữ có thể là không lời hay có lời.


• Ngôn ngữ cơ thể là phần thiết yếu trong giao tiếp.

• Lời nói chỉ có ích cho việc giao tiếp
khi ta hiểu rõ ý nghĩa của nó dùng nó.

• Sự thành công trong giao tiếp có liên quan đến
nhiều bước. Sự thất bại trong giao tiếp xảy ra
khi một trong những người tham gia giao tiếp
gặp khó khăn ở một bước nào đó.

• Để việc giao tiếp có thể xảy ra, chúng ta cần
có ít nhất là hai người để luân phiên
và ít nhất là một vấn đề để cùng nhau trao đổi.








8
SỰ PHÁT TRIỂN
BÌNH THƯỜNG



(Ở Zimbabwe, mỗi trẻ sơ sinh được cấp một phiếu “Đường dẫn tới sức
khỏe”, trong đó ghi lại chi tiết về sự tăng trưởng của trẻ, việc chích ngừa, sự

phát triển của trẻ được cho tới khi trẻ 15 tuổi. Phiếu này giúp người ta theo
dõi tốc độ phát triển bình thường của trẻ; cũng như cho biết một số thông tin
về các mốc phát triển. Thế nhưng, chúng ta cần biết về sự phát triển bình
thường chi tiết hơn nữa – hãy xem biểu đồ ở trang kế tiếp.)

9






10
Bây giờ, chúng ta hãy xem xét chi tiết hơn về sự phát triển giao tiếp bình thường:
• Trẻ cần biết nhiều kỹ năng khác nhau để giao tiếp.
• Các kỹ năng này bắt đầu phát triển ngay khi trẻ cất tiếng khóc chào đời.
• Chúng ta có thể xem vai trò của những kỹ năng này như vai trò của những viên gạch
trong một ngôi nhà.
• Cũng như những viên gạch lắp ghép lại với nhau tạo ra ngôi nhà, các kỹ năng giao tiếp
phát triển cùng nhau tạo thành kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói ở trẻ.
• Các kỹ năng cần cho giao tiếp là:
* Chú ý * Lắng nghe * Bắt chước * Luân phiên
* Vui chơi * Hiểu biết * Diễn tả bằng
cử chỉ - điệu bộ
* Diễn tả bằng
lời nói


• Các kỹ năng này không phát triển độc lập mà phụ thuộc vào nhau.
• Mỗi kỹ năng có những giai đọan phát triển riêng.

• Sự chú ý bắt đầu xuất hiện khi trẻ lần đầu tiên nhìn thấy gương mặt của mẹ, dần dần phát
triển thành kỹ năng biết tập trung vào một họat động riêng biệt.
• Sự lắng nghe bắt đầu xuất hiện khi trẻ nhận biết tất cả các âm thanh và có phản ứng với
chúng, dần dần phát triển thành khả năng lắng nghe có chọn lọc.
• Sự ln phiên và bắt chước bắt đầu xuất hiện khi người mẹ lặp lại các hành động và tiếng
kêu của trẻ - rồi trẻ lặp lại theo mẹ, dần dần phát triển thành kỹ năng luân phiên khi nói
chuyện.
• Kỹ năng vui chơi bắt đầu xuất hiện khi trẻ thích tự mình tạo ra âm thanh và lắng nghe âm
thanh đó, thích nhìn và đưa tay sờ vào các khuôn mặt, rồi dần dần trẻ biết chơi các trò chơi
phức tạp có luật chơi.
• Sự hiểu biết bắt đầu xuất hiện khi trẻ hiểu những điều trẻ nhìn thấy, nghe thấy, rồi dần
dần hiểu được ngôn ngữ của người lớn và các tình huống phức tạp.
• Cử chỉ, điệu bộ bắt đầu xuất hiện khi trẻ khóc, cơ thể vặn vẹo và được mẹ đáp lại, rồi dần
dần biết sử dụng nhiều cử chỉ, điệu bộ tinh tế hơn.
• Lời nói bắt đầu xuất hiện khi trẻ biết kêu ư ư và nói bập bẹ, rồi dần dần biết nói các từ và
câu rõ ràng.


11

Trẻ học được các kỹ năng cần cho giao tiếp bằng cách nào …






Bạn có biết rằng … Lúc mới chào đời trẻ có khả năng học được bất kỳ
ngôn ngữ nào - Tây ban nha, Anh, Trung quốc, v.v. Ngôn ngữ trẻ học đầu
tiên sẽ là ngôn ngữ mà trẻ nghe nói nhiều nhất. Nếu trẻ lớn lên trong một

gia đình nói hai ngôn ngữ trẻ sẽ học được cả hai ngôn ngữ này.


12




Các điểm quan trọng cần nhớ
về sự phát triển giao tiếp bình thường

• Trẻ bắt đầu học giao tiếp ngay từ khi được sinh ra –
rất lâu trước khi biết nói từ đầu tiên.
• Trẻ cần có nhiều kỹ năng trước khi phát triển kỹ năng
giao tiếp bình thường.
• Trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua việc giao
tiếp hằng ngày với mọi người xung quanh.
• Trẻ hiểu từ và tình huống trước khi có khả năng
diễn đạt.
• Sự phát triển vận động thô có thể được nhận biết dễ
dàng trong khi sự phát triển các kỹ năng giao tiếp
sớm lại không được thấy rõ lắm. Chúng ta cần phải
rất tinh mắt mới nhận ra được.
• Ở trẻ em, tất cả các lónh vực phát triển đều có quan
hệ với nhau. Nếu trẻ gặp khó khăn trong một lónh vực,
khó khăn này sẽ ảnh hưởng tới các lónh vực còn lại.
• Có thể trẻ chỉ gặp khó khăn trong lónh vực giao tiếp,
nhưng đôi khi tất cả các lónh vực phát triển của trẻ
cũng bò chậm lại tuy ở mức độ không giống nhau.
• Các lónh vực phát triển của trẻ đều quan trọng như

nhau. Nếu trẻ gặp khó khăn trong một số lónh vực
phát triển, trẻ cần được giúp đỡ trong tất cả các liõnh
vực này – không sót lónh vực nào.
• Cần ít nhất 5 năm để trẻ phát triển đầy đủ các
kỹ năng giao tiếp.




13
PHÁT HIỆN SỚM

Cũng như đối với tất cả trẻ khuyết tật, được phát hiện và được giúp đỡ càng
sớm càng tốt, trước khi trẻ lên năm tuổi là điều cực kỳ quan trọng đối với trẻ có khó
khăn trong giao tiếp.

Tại sao lại quan trọng?
Bởi vì:
• Năm năm đầu đời của trẻ là khoảng thời gian quyết đònh để phát triển các kỹ
năng giao tiếp. Sau thời gian đó rất khó cải thiện sự giao tiếp của trẻ và có
thể trẻ sẽ không bao giờ bắt kòp các trẻ khác.
• Nếu trẻ không được giúp giao tiếp sớm, kết quả sẽ đến chậm, cả phụ huynh
và trẻ sẽ dễ nản lòng, có thể sẽ không tiếp tục cố gắng nữa, chu trình giao
tiếp sẽ dễ bò gián đọan. Mục đích của chúng ta là không để chu trình này
gián đọan.
• Ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp tạo cơ sở cho tất cả việc học tập trong tương
lai, chẳng hạn như việc học đọc và viết, kết bạn, tham gia sinh hoạt tập thể ở
trường. Nếu trẻ không được giúp đỡ sớm thì về sau các kỹ năng này sẽ
không phát triển và trẻ sẽ bò thiệt thòi vónh viển.


Chúng ta nên để ý điều gì?
Trong nỗ lực phát hiện càng sớm càng tốt vấn đề giao tiếp ở trẻ, chúng ta nên để ý
đến:
• Tất cả trẻ được coi là có nguy cơ bò điếc.
• Tất cả lo lắng của người mẹ (hoặc người chăm sóc) vì trẻ không nghe hay
không giao tiếp như trẻ khác.

Chúng ta nên chú ý nếu trẻ:
• Không có phản ứng khi nghe giọng nói hoặc âm thanh quen thuộc lúc 6 – 8
tuần tuổi.
• Không tỏ ra quan tâm đến người hay đồ vật lúc 3 – 4 tháng tuổi.
• Không thường xuyên nói bi bô lúc 10 tháng tuổi.
• Không nói từ đơn lúc 2 tuổi.
• Không nói câu đơn giản lúc 3 tuổi.
• Không nói lời dễ hiểu lúc 4 tuổi.
• Không nói những câu giống câu của người lớn lúc 5 tuổi.
• Không dự vào các cuộc nói chuyện của người lớn lúc 6 tuổi.


14

NGUN NHÂN

Chúng ta đã tìm hiểu:
• Giao tiếp là gì?
• Sự phát triển giao tiếp bình thường.
• Tầm quan trọng của việc phát hiện sớm.

Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu những ngun nhân chính gây nên những khó khăn
trong giao tiếp ở trẻ.


Các nguyên nhân này gồm có:
• Khiếm thính: Nếu nghe không tốt, trẻ sẽ khó học nói tốt. (Chúng ta học nói
bằng cách nghe người xung quanh trò chuyện và bằng cách nghe lời nói của
chúng ta khi chúng ta cố gắng trò chuyện.)

• Chậm phát triển trí tuệ: Có một số trẻ chậm hiểu biết về thế giới xung
quanh. Những trẻ nầy sẽ gặp khó khăn trong việc học các kỹ năng cần thiết
cho việc giao tiếp.

• Bại não: Nếu không kiểm soát hoặc không phối hợp tốt các bắp thòt của cơ
thể, trẻ sẽ khó thực hiện một số cử động trong đó có những cử động cần thiết
để tạo ra tiếng nói và để trò chuyện.

• Đa tật: Nhiều trẻ mang trong mình nhiều khuyết tật làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến việc hiểu biết thế giới xung quanh. Các trẻ này thường chỉ phát
triển những kỹ năng giao tiếp rất cơ bản.

• Các khó khăn đặc biệt ảnh hưởng đến việc nói: Một số trẻ không mang
những khuyết tật kể trên, nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc nói. Chúng ta
cũng phải thừa nhận rằng đôi khi chúng ta không biết nguyên nhân gây ra
những khó khăn ở các trẻ này.






15
Để giao tiếp thành công, trẻ cần:





* Một người giao tiếp
với trẻ.
* Có ý nghó, tình cảm, kinh
nghiệm, ước muốn cần trao đổi.

và * Một số giác quan và khả năng nhất đònh

Sau đây là bức tranh minh họa cho thấy các giác quan và khả năng cần thiết để giao tiếp:




Nếu trẻ gặp khó khăn với một trong những lónh vực trên,
trẻ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp.


16
Bây giờ, chúng ta hãy xem các nguyên nhân gây ra các khó khăn trong giao
tiếp ảnh hưởng như thế nào đến khả năng và giác quan của trẻ.


Khiếm thính là hậu quả của những tổn thương ở
• trung tâm thính giác ở não
• tai



Chậm phát triển trí tuệ ảnh hưởng đến
• khả năng học tập
• khả năng hiểu biết
• cách cư xử


Bại não là hậu quả của những tổn thương ở
• khu vực não có chức năng kiểm sóat và
điều phối tất cả các vận động của bắp
thòt bao gồm cả môi, lưỡi, hầu, thanh
quản và phổi.


Đa tật sẽ ảnh hưởng đến các lónh vực
• nhìn
• hiểu biết
• học tập
• kiểm sóat và phối hợp các bắp thòt
• ứng xử
• nghe


Các khó khăn đặc biệt có thể ảnh hưởng đến
• thanh quản
• cử động của môi, lưỡi và hầu
• cấu tạo của miệng






17
Bạn có biết ???
… “Tật dính lưỡi” khơng phải là ngun
nhân gây ra những khó khăn giao tiếp.


Hãy suy nghó về những việc sau đây:
• Lưỡi cử động không phải nhờ miếng da dưới lưỡi mà chính là nhờ các bắp thòt
bên trong lưỡi. Vì vậy, khi lưỡi của trẻ vận động không tốt thì các bắp thòt
này phải chòu trách nhiệm chứ không phải lớp da dưới lưỡi.
• Khi trẻ khó cử động lưỡi thì trẻ cũng nói được (
nếu không có những khó khăn
khác làm trẻ không nói được
) nhưng lời nói không rõ lắm. Nói cách khác, trẻ
sẽ không có vấn đề về ngôn ngữ.
• Khả năng vận động lưỡi chỉ là một trong những kỹ năng cần để nói. Hãy nhớ
là còn có nhiều kỹ năng khác liên quan đến khả năng nói cũng như vận động
lưỡi.

Để làm rõ hơn quan điểm này,
chúng ta hãy thử họat động sau đây:
• Để lưỡi phía sau răng của
hàm dưới.
• Nói một điều gì đó mà
không cử động lưỡi.






18




Những điểm quan trọng cần nhớ
về ngun nhân
gây khó khăn giao tiếp ở trẻ

• Trẻ cần có nhiều khả năng để giao tiếp tốt.
Khó khăn giao tiếp sẽ phát sinh nếu trẻ gặp
trở ngại ở một trong những khả năng này.

• Trẻ gặp trở ngại ở càng nhiều lónh vực, mức độ
khó khăn trẻ gặp trong giao tiếp sẽ càng nghiêm trọng.

• Hầu hết nguyên nhân gây ra khó khăn giao tiếp
ở trẻ là do những tổn hại bên trong cơ thể, ta không
nhìn thấy được – ở não hoặc ở tai chẳng hạn.

• Đôi khi, một số cấu tạo bất thường ở miệng của trẻ
có thể là nguyên nhân gây ra khó khăn giao tiếp.

• Tật dính lưỡi không phải là nguyên nhân gây ra
khó khăn giao tiếp.

• Vài nhân tố khác như bản tính hờ hững, không được
kích thích, động viên cũng gây ra hoặc góp phần
gây ra những khó khăn giao tiếp ở trẻ.


• Những khó khăn giao tiếp không do những linh hồn
tội lỗi sinh ra.

• Trẻ có khó khăn giao tiếp có thể có trí thông minh
bình thường.

• Nhưng dù không xác đònh được nguyên nhân
khó khăn giao tiếp ở trẻ ta vẫn phải giúp trẻ.




19


5 ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

5 đồ dùng dạy học sau đây là sẽ giúp bạn giải thích những thông tin về giao tiếp.

Giao tiếp là gì?

Chu trình giao tiếp

Sự phát triển của trẻ bình thường

Phát hiện sớm

Nguyên nhân gây ra khó khăn trong
giao tiếp



20

Bộ “Giao tiếp là gì ?”

Đây là một bộ tranh thể hiện tất cả các thành phần của giao tiếp.
Chúng ta có thể dùng nó để dạy cho phụ huynh và nhân viên y tế,
cũng như bất cứ ai quan tâm học thêm về giao tiếp. Mục đích là
để giải thích rõ ràng tất cả các yếu tố tạo nên giao tiếp.

Vật dụng cần thiết để làm bộ tranh này: kéo, bìa cứng (hoặc
giấy) và viết (nhiều màu càng tốt).

Cách làm:
1. Cắt một hình tròn có đường kính khoảng 60cm (bằng giấy
hoặc bìa cứng).
2. Trên tấm bìa này, vẽ một đường tròn có đường kính 40cm. Ta
thấy có một hình vành khăn.
3. Trên hình vành khăn này, ta viết dòng chữ “GIAO TIẾP”.
4. Ở vòng tròn bên trong hình vành khăn, ta vẽ hình hai người
đang trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ cơ thể rồi viết dòng
chữ “Ngôn ngữ cơ thể” trên hình này. Cắt vòng tròn này ra.
5. Cắt 4 miếng bìa hình chữ nhật có kích thước 25cm x 30cm.
Lần lượt đặt tên cho chúng là “Ngôn ngữ viết”, “Ngôn ngữ
nói”, “Ngôn ngữ dấu hiệu” và “Ngôn ngữ hình ảnh”.
6. Cắt thêm hai miếng bìa nữa, kích thước 5cm x 7cm, một
miếng là “Có lời”, một miếng là “Không lời”.














Trước khi sử dụng bộ tranh, bản thân chúng ta phải hiểu rõ giao tiếp là gì và hiểu rõ
những gì liên quan đến giao tiếp (xem trang 1-7).

Tiến trình sử dụng bộ tranh này khi hướng dẫn học viên:
 Hỏi cả nhóm học viên: “Giao tiếp là gì?”
 Thảo luận về các câu trả lời của học viên và dán tấm bìa “GIAO TIẾP” lên bảng.
 Yêu cầu học viên: “Hãy kể ra các cách giao tiếp.”. Trong khi học viên trả lời, hãy
lần lượt dán các tấm bìa tương ứng với các câu trả lời lên bảng - các tấm bìa thuộc
cách giao tiếp có lời một bên, các tấm bìa thuộc cách giao tiếp không lời một bên.
 Thảo luận về từng cách giao tiếp.
 Dán tấm bìa “Có lời” và “Không lời” lên vò trí thích hợp.
 Cuối cùng, lắp vòng tròn “Ngôn ngữ cơ thể” vào. Thảo luận với nhóm về cách tất cả
mọi người sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong khi họ dùng ngôn ngữ có lời hoặc ngôn ngữ
không lời (xem trang 5).

Trước khi kết thúc bài học hãy xem lại các điểm khác nhau một lần nữa và thảo luận.
Trả lời các câu hỏi.






21

Bộ “Chu trình giao tiếp”

Bộ này gồm 11 tấm thẻ tượng trưng cho các bước liên quan đến việc gửi và nhận thông tin. Chúng
ta có thể dùng nó để dạy cho phụ huynh và nhân viên y tế, cũng như bất cứ ai quan tâm muốn biết
thêm về tiến trình giao tiếp. Mục đích là để nêu ra và giải thích các
bước trong chu trình giao tiếp.

Vật dụng cần thiết để làm bộ dồ dùng dạy học này: kéo, viết, bìa
cứng.

Cách làm các tấm thẻ:
1. Cắt 8 tấm thẻ, mỗi tấm có kích thước là 20cm X 30cm.
2. Đánh số các tấm thẻ này (1, 2, 3, 4, 5, 6, 8 và 9). Sau đó,
tham khảo hình minh họa ở trang 2 để điền thông tin vào
các tấm thẻ này (các bước 1-6, 8 và 9).
3. Cắt 3 tấm thẻ có kích thước 10cm X 20cm. Sao
chép nội dung của bước 7 của hình minh họa ở
trang số 2 vào các tấm thẻ này.
4. Cắt một hình ngôi sao nhiều cánh và
viết lên đó dòng chữ “Ngôn ngữ cơ thể”.
5. Cắt 13 hình mũi tên.


Trước khi sử dụng bộ tranh này, bản thân chúng ta phải hiểu rõ giao tiếp là gì và hiểu rõ những
gì liên quan đến giao tiếp (xem trang 1-7).


Tiến trình sử dụng bộ tranh này khi hướng dẫn học
viên:

 Hỏi cả nhóm: “Bước đầu tiên của tiến trình giao tiếp
gì?”

 Khi có câu trả lời đúng, hãy dán thẻ số 1 lên và thảo
luận về nội dung ghi trên thẻ.
 Hỏi: “Bước kế tiếp là gì?”. Khi có câu trả lời đúng,
hãy dán thẻ số 2 lên và thảo luận về nội dung ghi trên
thẻ.
 Tiếp tục như thế cho đến bước thứ 6. Sau đó, dán các mũi tên nối các tấm thẻ lại, thảo luận về
nội dung của các tấm thẻ. Đến bước thứ 7, hãy thảo luận về 3 cách gởi thông tin.
 Khi chu trình hoàn tất, hãy dán hình ngôi sao với dòng chữ “Ngôn ngữ cơ thể” vào giữa. Thảo
luận về lý do nó nằm ở trung tâm của các bước giao tiếp.

Sau đó, nhắc lại và thảo luận về từng bước một lần nữa.
Trả lời các câu hỏi của học viên. Nhấn mạnh: giao tiếp là một tiến trình phức tạp, một trở ngại ở
bất cứ bước nào cũng có thể làm gián đoạn chu trình giao tiếp.


22

Bộ “Sự phát triển của trẻ bình thường”

Bộ đồ dùng dạy học này dựa trên bảng “… các giai đoạn phát triển bình thường ở trẻ” ở trang 9.

Chúng ta có thể dùng nó để dạy cho phụ huynh và nhân viên y tế vàbất cứ ai quan tâm muốn biết
thêm về tiến trình giao tiếp. Mục đích là để nhắc lại các giai đoạn phát triển bình thường của trẻ và

nêu bật mối liên hệ giữa các lónh vực phát triển.

Vật dụng cần thiết: kéo, viết, bìa cứng.


Cách làm:
Làm 4 bộ, mỗi bộ gồm 1 tấm bìa lớn và 32 tấm thẻ.
1. 1 tấm bìa lớn có kích thước 80 cm X 60 cm.
2. Trên tấm bìa ta kẻ các đường thẳng chia tấm bìa thành 5 cột bằng
nhau và 9 dòng bằng nhau.
3. Ở dòng đầu tiên ta ghi tiêu đề của các cột theo thứ tự từ trái qua
phải: “Tuổi – Giao tiếp – Vận động thô – Thò giác / Vận động tinh
– Các hoạt động hàng ngày”. Ở cột đầu tiên, ta ghi tuổi của trẻ
theo thứ tự từ trên xuống dưới: “Sơ sinh – 3 tháng – 6 tháng – 9
tháng – 12 tháng – 18 tháng – 3 tuổi – 5 tuổi”. (Giống như ở bảng
“… các giai đoạn phát triển bình thường ở trẻ” ở trang 9.)
4. 32 tấm thẻ, mỗi tấm có kích thước 8 cm X 10 cm.
5. Xếp 32 tấm thẻ thành 4 chồng, mỗi chồng 8 thẻ.
6. Chồng 1 – Giao tiếp: Chép lại nội dung các giai đoạn phát triển giao tiếp ở bảng “… các giai
đoạn phát triển bình thường ở trẻ” ở trang 9 vào các tấm thẻ của chồng 1 (mỗi tấm thẻ là một
giai đoạn phát triển giao tiếp).
7. Chồng 2 – Vận động thô: Các giai đoạn phát triển vận động thô.
8. Chồng 3 – Thò giác / Vận động tinh: Các giai đoạn phát triển thò giác / vận động tinh.
9. Chồng 4 – Các hoạt động hàng ngày: Các giai đoạn phát triển các hoạt động hàng ngày.

Trước khi sử dụng bộ tranh này, bản thân chúng ta phải hiểu rõ các giai đoạn phát triển của trẻ
bình thường (trang 9 - 12).
Cách dùng bộ đồ dùng dạy học này:
 Giải thích cho học viên hiểu rõ về trò chơi này trước khi bắt đầu.
 Chia học viên thành 4 đội, mỗi đội có 3 – 4 người.

 Đưa cho mỗi đội một tấm bìa lớn. Giải thích cho họ về cách sắp xếp trên tấm bìa lớn.
 Đưa cho mỗi đội 4 tấm thẻ trên cùng của chồng 1. Học viên phải xếp các tấm thẻ này trên tấm
bìa lớn theo thứ tự phát triển, nghóa là phù hợp với tuổi ghi ở cột đầu tiên ở tấm bìa lớn. Sau đó,
đưa các tấm thẻ còn lại của chồng 1 để họ làm tiếp.
 Làm tương tự với các các tấm thẻ của các chồng 2, 3 và 4 cho tới khi tấm bìa lớn được lấp đầy.

Mỗi đội đều phải thuyết minh trước nhóm về thứ tự các tấm thẻ họ chọn xếp lên tấm bìa lớn.
Khuyến khích học viên thảo luận về việc này và nhớ nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa các lónh vực
phát triển.

23

Bộ “Phát hiện sớm”

Bộ này gồm có 12 tấm bìa chia làm 6 cặp. Mỗi cặp tượng trưng cho mỗi giai đoạn phát triển khả
năng nghe và nói của trẻ. Trong mỗi cặp, một tấm cho thấy sự đáp ứng của trẻ đúng với mong đợi
và một tấm cho thấy sự đáp ứng không phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Mục đích của trò chơi này là
để giúp học viên phát hiện sự phát triển không bình thường trong lónh vực nghe và nói ở trẻ. Trò
chơi này có thể được dùng cho giáo viên, nhân viên y tế và cán bộ lãnh đạo cộng đồng.

Vật dụng cần có: kéo, viết, thước, keo, bìa cứng (hoặc giấy).

Cách làm các tấm bìa:
1. Cắt 12 tấm bìa mỗi tấm có kích thước 20 cm X 30 cm.
2. Chia 12 tấm bìa này thành 6 cặp.
3. Cặp 1: Vẽ hình một gương mặt vui lên một tấm, một gương mặt buồn lên một tấm.
4. Cặp 2: (6 – 8 tuần) Vẽ hình một đứa trẻ đáp ứng với lời nói và âm thanh lên một tấm, một đứa
trẻ không đáp ứng lên một tấm.
5. Cặp 3: (3 – 4 tháng) Trên một tấm, vẽ hình một đứa trẻ nhìn về phía phát ra âm thanh và tỏ ra
quan tâm đến người, vật; trên tấm kia vẽ hình một đứa trẻ không nhìn về phía phát ra âm

thanh và không tỏ ra quan tâm đến người, vật.
6. Cặp 4: (10 tháng) Trên một tấm, vẽ hình một đứa trẻ thường xuyên nói bi bô; trên tấm kia vẽ
hình đứa trẻ không thường xuyên nói bi bô
.
7. Cặp 5: (2 tuổi) Trên một tấm, vẽ hình một đứa trẻ nói những từ đơn giản; trên tấm kia vẽ hình
đứa trẻ không nói những từ đơn giản.
8. Cặp 6: (5 tuổi) Trên một tấm, vẽ hình một đứa trẻ hiểu và sử dụng ngôn ngữ của người lớn rõ
ràng; trên tấm kia vẽ hình một đứa trẻ không hiểu và không sử dụng ngôn ngữ của người lớn
rõ ràng.

Trước khi sử dụng bộ đồ dùng dạy học này học viên phải biết rõ mục đích của việc phát hiện một
đứa trẻ có khó khăn về giao tiếp.

Cách sử dụng bộ đồ dùng dạy học này:
 Hãy thảo luận tầm quan trọng của việc phát hiện sớm.
 Dán tấm hình vẽ gương mặt vui và tấm hình vẽ gương mặt buồn lên bảng, hai tấm ngang
nhau.
 Lần lượt đưa từng cặp thẻ ra và hỏi nhóm “Đứa trẻ nào làm các bạn bận tâm?”. Khi nhóm
trả lời đúng, hãy dán tấm thẻ vào vò trí thích hợp – dưới gương mặt vui hoặc dưới gương mặt
buồn.

Sau khi đã dán hết các tấm thẻ lên, hãy nhắc lại các điểm trên và thảo luận.
Trả lời các thắc mắc của học viên.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×