Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Sổ tay kiến thức dinh dưỡng cho trẻ theo từng thời kỳ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.82 KB, 9 trang )

Sổ tay kiến thức dinh dưỡng cho trẻ
theo từng thời kỳ


Khi trẻ bắt đầu biết ăn dặm là lúc bạn cần biết cách lựa chọn thực
phẩm cho bé. Và yếu tố cần quan tâm nhất là độ tuổi của trẻ.
Thời gian này, con bạn có thể thích ăn những loại hoa quả hay rau có
vị ngọt đầu tiên. Lời khuyên nên cho bé ăn gạo có bổ sung chất sắt khi mới
bắt đầu của những người chăm trẻ, hoặc nên dùng khoai tây nghiền, nấu nhừ
hoặc chuối chín cho trẻ ăn được coi là gợi ý tốt. Bởi lẽ chúng là những loại
thực phẩm dễ hấp thụ và ít gây ra chứng táo bón ở trẻ.
Ở giai đoạn này, bé có thể ăn:
- Chuối hoặc táo chín nghiền.
- Khoai tây, cà rốt hay bí ngô nấu chín kỹ rồi nghiền nát.
Khoai tây nghiền được coi là một dạng thức ăn lý tưởng cho trẻ nhỏ
- Lê chín nghiền nhỏ.
- Gạo bổ sung sắt hay bột lúa mạch trộn với Sữa mẹ hay Sữa tươi
thành dạng soup.

Ảnh sưu tầm
[ 6-9 tháng ]
Việc dự trữ chất sắt của bé có thể bắt đầu suy giảm trong thời gian
này. Thịt đỏ xay hay thịt gà nâu được coi như phần bổ sung khẩu phần ăn lý
tưởng cho trẻ bởi chúng sẽ là nguồn cung cấp chất sắt rất tốt mà không làm
bé bị táo.
Các loại thực phẩm phù hợp:
- Gạo xay hay bột ngũ cốc trẻ em.
- Gạo nấu kỹ, nghiền nhỏ.
- Rau nghiền hay ninh nhừ.
- Các loại đậu xay nhỏ hay ninh nhuyễn trộn với Sữa mẹ hay Sữa tươi
hoặc Sữa chua.


- Hoa quả gọt vỏ xay nhỏ.
- Đậu hũ dầm nát, Sữa chua trắng hay phomát bào nhỏ.
- Thịt đỏ hay thịt gà nâu nấu chín kỹ rồi xay nhuyễn.
- Nước quả ép nguyên chất (cam, quýt hay các loại quả mọng)

Ảnh sưu tầm
[ 9-12 tháng ]
Nhiều bé khi mọc chiếc răng đầu tiên là bắt đầu thích đồ ăn dạng
miếng. Đây là thời gian lý tưởng để cho bé ăn một số loại đồ ăn lớn hơn.
Bạn có thể nhận thấy bé thích đồ ăn lổn nhổn hơn là những thứ được xay
nhuyễn.
Thực phẩm nên chọn:
- Bột ngũ cốc chứa sắt hay loại cho trẻ chập chững.
- Bột ngũ cốc không ngọt.
- Khoai tây nghiền nhừ.
- Gạo nấu kỹ, xay nhỏ.
- Rau xay hoặc thái nhỏ.
- Trái cây mềm, gọt vỏ, thái nhỏ.
- Thịt nạc đỏ hay thịt gà nâu xay, nấu kỹ hoặc thái miếng nhỏ.
- Đậu phụ thái miếng nhỏ hoặc nghiền.
- Một lượng nhỏ Sữa chua trắng, phomat gạn kem, phomat bào.
- Nước quả ép nguyên chất.

Thực phẩm không nên cho trẻ sơ sinh ăn:
Mật ong không bao giờ nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn vì có nguy cơ dễ bị
ngộ độc.
Nước ép và quả cam, quýt hay các loại quả mọng chỉ nên cho trẻ từ 1
tuổi trở lên ăn.
Đường, chất làm ngọt nhân tạo, muối hoặc gia vị đều là những thứ
không cần thiết và không cần cho vào đồ ăn của trẻ.

Củ cải trắng, củ cải đường, rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, cải
xoăn, bông cải nên tránh cung cấp cho trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân là do
chúng có chứa quá nhiều Nitrat đối với cơ thể trẻ.
- Các loại thực phẩm chiên, rán
Khi trẻ được 1 tuổi trở lên mới nên cho ăn
-mật ong
- Những đồ ăn có hàm lượng chất gây dị ứng cao chỉ nên cho trẻ ăn
khi được 1 tuổi trở lên, hoặc thậm chí lớn hơn chút nữa nếu tiền sử gia đình
có người bị dị ứng, Hen suyễn hay dị ứng Da cơ địa. Những loại thực phẩm
đó bao gồm:
- Sữa tươi
- Bột mì.

Ảnh sưu tầm
- Ngô.
- Trứng.
- Thịt lợn.
- Lạc.
- Cà chua.
- Hành.
- Trứng cá, trứng tôm.
- Nước ép, quả cam, quýt.
- Đậu tương, đậu nành.
- Cá và các loài động vật có vỏ cứng.
- Gia vị các loại.
- Chocolate.
Thực phẩm có nguy cơ gây ngạt thở:
Trẻ từ 3 tuổi trở lên mới nên dùng những loại này.
- Lạc.
- Một lượng lớn bơ lạc.

- Xúc xích miếng to.
- Bắp rang bơ.
- Những loại đồ ăn cứng có thể bị vỡ thành miếng lớn.
5 lời khuyên an toàn đơn giản khi cho trẻ sơ sinh ăn
- Không bao giờ rời mắt khỏi trẻ.
- Không cho thìa ăn của bé vào miệng người lớn bởi lẽ việc dùng
chung dụng cụ ăn có thể khiến trẻ bị sâu răng.
- Khi mở hộp đồ ăn của trẻ nếu không dùng hết phải cho ngay vào tủ
lạnh.
- Không nên giữ lại phần thức ăn trẻ không dùng hết trong bữa.
- Vứt bỏ những đồ ăn của trẻ nếu để quá 3 ngày trong tủ lạnh.

×