Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giá trị dinh dưỡng của Cá TRÔI potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.44 KB, 11 trang )

Giá trị dinh dưỡng của Cá TRÔI

Cá Trôi là một loài cá nước ngọt thuộc gia đình Cá chép (Cyprinidae)
rất phổ biến tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Cá đã được nghiên
cứu khá kỹ lưỡng và trở thành một trong những loài cá được nuôi tại nhiều
quốc gia trên thế giới như Trung Hoa, Việt Nam, Thái lan trong các môi
trường nhân tạo từ quy mô nhò như ao, hồ cá gia đình đến các trại nuôi công
nghiệp để khai thác thương mãi.
Tên gọi của cá trong dân gian có những điểm cần chú ý như Cá trôi
đen thật sự là Cá trắm đen (Black carp= Mylopharyngodon piceus) và Cá
trôi Ấn độ (Cá Rohu, Labeo rohita) là một loài khác hẳn với cá trôi Việt.
Mật và ruột cá trám đen (bị gọi là cá trôi đen) là thủ phạm gây ra
nhiều vụ ngộ độc tại Việt Nam, có thể gây chết người như tại Đồng Nai (25
tháng 11, 2006). Nhiều trường hợp nuốt mật cá trám đen, được truyền miệng
là có khả năng bổ dương, kích dục thay cho Viagra (!), đã phải đưa đi cấp
cứu tại Bệnh viện
(Xin đọc các bài về gia đình Cá chép trong Đặc tính dinh dưỡng và
Trị liệu của Cá và Thủy sản, tập 2 của cùng tác giả)
Tên khoa học và các tên khác :
Cirrhina= Cirrhinus molitorella thuộc họ Cyprinidae
Các tên khác : Mud carp, White Lady carp Carpe de vase (Pháp),
Carpa de fango (Tây Ban Nha)
Giống Cirrhinus có khoảng 24 loài trong đó có những loài rất tương
cận với Cá trôi Việt và gặp hay được nuôi tại Việt Nam như :
Cá trôi Tàu = Chinese Mud Carp. Cirrhinus chinensis
Cá trôi vảy nhỏ = Small scale Mud Carp Cirrhinus microlepsis
Cá trôi Mrigal= Mrigal carp Cirrhinus cirrhosus = C. mrigala
Đặc điểm sinh học :
Cá có thể dài đến 30 cm, thân hình thoi dẹp. Chiều dài của thân gấp
3.3-3.8 chiều cao. Ngực và bụng tròn. Đầu lớn vừa, ngắn và rộng. Mõm tù
Miệng dưới nằm ngang, hơi uốn cong, có 2 cặp râu : một đôi râu mồm dài và


một đôi râu hàm tương đối nhỏ. Mắt nằm chếch trên và ở phần nửa trước
đầu. Răng mọc chen chúc, có đỉnh hình móc.
Vây lưng khá cao, không có tia gai cứng, viền sau vây hơi lõm xuống.
Vây ngực nhỏ hơn vây bụng. Vây hậu môn ngắn.Vây đuôi chẻ sâu. Các vây
đều màu xám. Thân phủ vẩy tròn to : có khoảng 7-8 vẩy ở phía trên vây
ngực có sắc tố màu xanh-đen tạo thành những đốm đen nhỏ. Thân cá lưng
màu xám xanh nhạt hay xám nâu, phía bụng trắng nhạt hơn.
Ruột cá rất dài, gấp từ 8 đến 20 lần thân.
Cá Trôi phân bố trong vùng Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam, Thái
lan tại lưu vực các sông Trân châu (Pearl river, Trung Hoa) Mekong, Chao
Phraya (Thái lan), sông Hồng
Tại Việt Nam cá phân bố tự nhiên ở các sông, suối trong vùng đồng
bằng, cao nguyên và được nuôi khắp nơi trong các ao, hồ, đầm, và trong cả
các ao cá gia đình. Cá thường được nuôi ghép chung với các loại cá kinh tế
khác như cá mè trắng, mè hoa, trám cỏ Cá sinh sống ở vùng nước có độ sâu
5-20m.
Thực phẩm của cá là các chất bã hữu cơ vụn, các vi tảo sống bám ở
đáy như tảo silic, tảo xanh, các động vật nguyên sinh.
Cá thuộc loại có trọng khối trung bình 0.5 kg , cá lớn đạt đến 5 kg, tuy
nhiên thường khai thác ở mức 0.3-1 kg. Cá nuôi nhân tạo thành thục ở lứa
tuổi 3 năm (khi dài 25cm, cân nặng 0.30 kg). Sức tăng trưởng tùy thuộc vào
điều kiện nuôi và nguồn thức ăn. Cá kỷ lục, bắt tại Quảng đông năm 2004,
có chiều dài đến 100cm và nặng 11.25 kg.
Trong môi trường tự nhiên, khoảng thời gian cuối Xuân, đầu Hè, cá
thành thục di chuyển từ vùng hạ lưu các sông ngược lên vùng trung lưu, tìm
các vùng nước có lưu lượng cao hay chảy mạnh có những điều kiện thích
hợp để đẻ trứng. Khi đẻ trứng cá tập trung thành đàn đông và phát ra tiếng
kêu 'u, u'. từng đợt rất rõ. Cá không sinh sản được trong điều kiện nước
đứng. Sức sinh sản khá cao : cá nặng 1kg có thể cho đến 100 ngàn trứng.
Trứng trôi xuôi về hạ lưu để nở

Tại Bắc Việt Nam trên các sông lớn như sông Thao, sông Đà, hạ lưu
sông Hồng và tại các hồ như hồ Thác Bà, Ba Bể số lượng cá do bị đánh bắt
quá mức đã bị sút giảm đến mức báo động
Cá trôi Tàu : Cá tuy phân bố phần lớn tại lưu vực sông Trân châu,
sông Min nhưng cũng gặp tại lưu vực sông Hồng, Bắc Việt Nam. Tại Trung
Hoa, cá được gọi dưới nhiều tên khac nhau như Lăng ngư (líng-yù), tên
Quảng đông là Thổ lăng ngư, Tuyết lăng ngư. Tên gọi này gây nhầm lẫn với
Cá lăng Việt Nam, thường dùng làm món chả cá, tên khoa học Macrones
nemurus, là một loài cá thuộc gia đình Catfish.
Cá trôi vảy nhỏ : Tên Thái lan : Pla nuan chan; Lào : Pa phone. Cá
phân bố phần lớn tại lưu vực sông Mekong, thuộc Thái- Lào, Campu chea và
gặp cả tại vùng đồng bằng sông Cửu Long khi cá di chuyển để sinh đẻ. Tại
Việt Nam, cá ở dạng 'cá bột' chỉ lớn dưới 20cm, có nơi gọi là cá rói. Cá sinh
sống tại những phụ lưu lớn, và di chuyển vào đồng ruộng trong mùa nước
lụt. Cá lớn trung bình 65cm, thân trăng bạc, rất nhiều vảy nhỏ. Cá rất được
ưa chuộng tại Thái lan và Campuchea, trong khu Biển hồ
Cá trôi Mrigal : Đây là loài rất phổ biến tại Pakistan, Ấn độ và một
nguồn thực phẩm rất quan trọng trong vùng. Cá được du nhập và thả nuôi tại
Việt Nam. Cá khai thác thương mại dài trung bình 40 cm, tuy nhiên có thể
lớn đến 1m. Vây lưng khá cao. Tổng sản lượng trên thế giới lên đến 550
ngàn tấn : Ấn độ và Bangladesh là 2 quốc gia sản xuất nhiều nhất, Lào, Thái
và Myanmar cũng là những nước nuôi nhiều cá mrigal.
Cá trôi nuôi : Theo tài liệu của Cơ Quan Lương Nông Thế giới FAO
thì tại Trung Hoa việc nuôi cá trôi được thực hiện sau cá chép rất nhiều, có
thể từ đời Nhà Tang (618-904), do tên họ của Nhà Vua được phát âm giống
như tên cá Chép nên dân Tầu được khuyến cáo là nuôi cá trôi thay thế (?)
Nghề nuôi cá trôi cho đến nay chưa được phát triển mấy, tuy cá đã được di
thực đến các quốc gia Indonesia, Singapore, Nhật, Taiwan, Hong Kong.
FAO và các Cơ quan quốc tế khác đã tài trợ cho nhiều dự án nghiên cứu
nhằm phát triển việc nuôi cá trôi tại Việt Nam, Lào và Campuchea

Việc nuôi cá trôi trong quy mô công nghiệp hiện chỉ được tổ chức tại
Trung Hoa. Đa số các dự án tại Việt Nam, Lào chỉ trong quy mô nhỏ, và phổ
biến trong phạm vi kinh tế gia đình. Tại Việt Nam, cá trôi trước 1975 chỉ có
tại miền Bắc, và sau đó đã được đưa vào nhiều nơi tại miền Nam và được
thả tại nhiều hồ và thủy vực như Trị An, Long Khánh
Nguồn cá giống thường được vớt từ tự nhiên; cá nuôi, do điều kiện
môi sinh, chỉ sanh sản bằng cách chích kích thích tố, thường là LRH-A
Hiện nay, Trung Hoa là quốc gia có sản lượng cao nhất, lên đến trên
250 ngàn tấn cá mỗi năm, theo sau là HongKong với khoảng 200 tấn và
Taiwan, 50 tấn (số lượng sản xuất tại HongKong và Taiwan sụt giảm rất
nhiều từ trên 500 tấn vào những năm 89-90, do nhu cầu tiêu thụ giảm sụt).
Giá trị dinh dưỡng :
Cá trôi thuộc loại cá nhiều xương, thịt chắc và ngon, giá tương đối rẻ
nên được FAO xem là một nguồn cung cấp chất đạm tốt cho dân chúng tại
các vùng nông thôn của các quốc gia nghèo. Cá thường được tiêu thụ dưới
dạng cá tươi ngay nơi câu, đánh bắt, tuy nhiên có thể phơi khô hay ướp muối
và đóng hộp (riêng tại Trung Hoa)
Cá trôi được xếp vào loại 'cá nạc' trong họ Cá chép, các số liệu về
dinh dưỡng rất giống với cá trắm :
100 gram cá (bỏ xương) chứa :
- Calories 279
- Chất đạm 22 g
- Chất béo 15.5 g
- bão hòa 3.3 g
- chưa b
ão hòa,
đơn
6.5 g
- chưa b
ão hòa,

đa
4.5 g
- Cholesterol 90 mg
- Carbohydrates 10 g
Số lượng khoáng chất và Vitamins trong cá cũng gần như trong Cá
trắm, cá mè như Calcium (78 mg), Potassium (373mg), Phosphorus (400
mg) Vitamins B1 (0.2mg), B6 (0.15 mg), B12 (1mcg)
Cá trôi trong ẩm thực :
Ca dao Việt Nam có câu : 'Đầu trôi, môi chép, mép mè' để ghi nhận
phần đầu cá trôi là phần 'ngon' nhất khi dùng cá trôi. Tại Việt Nam cũng như
tại Trung Hoa, cá trôi thường được chiên dòn, hay hấp chín rồi sốt tàu xì (Cá
chưng tàu xì), nấu canh với rau cải. Trong vùng Quảng đông, cá trôi Tàu là
một nguồn thực phẩm quan trọng, có thể xay nhuyễn làm chả cá, còn được
phơi khô, ướp muối.
Một sản phẩm công nghiệp sản xuất tại Trung Hoa:' Cá trôi tàu chiên,
sốt tàu xị' đóng hộp được bán tại các Chợ thực phẩm Á đông ở Hoa Kỳ dưới
tên Fried Dace with Salted Black Bean (Dau-si Laing yiu) được ghi là có
thành phần dinh dưỡng : 56 gram thành phẩm cung cấp 260 calories, chứa
23g Chất béo (6g chất béo bão hòa), 35 mg cholesterol, 13 g Chất đạm, 750
mg Sodium )
* Cá trôi trong Đông, Nam dược :
Dược học cổ truyền Việt Nam và Trung Hoa dùng thịt và mật cá trôi
làm thuốc : Thịt cá trôi được gọi là Lãng ngư, Hoàn ngư, có sách gọi là Linh
ngư
Thịt cá trôi = Hoàn ngư nhục được xem là có vị ngọt, tính bình, không
độc có các tác dụng 'lơi cơ nhục' hay khoẻ gân cốt, 'hoạt huyết, hành Khí',
'trục thủy, lợi thấp' được dùng để trị các trường hợp kết nhiệt nơi bàng
quang, trị hoàng đản, bụng trướng nước.
Mật cá trôi = Hoàn ngư đảm, thường hòa nước để thoa trị 'lạnh khớp
xương', đau cổ họng.

Theo Tuệ tĩnh (Nam dược thần hiệu) : Hoàn ngư = Cá trôi, vị ngọt,
tính bình, không độc, bổ dưỡng, ấm dạ dầy, hòa trung ích khí, trị đau bụng.
Theo Hải thượng Lãn ông (Lĩnh nam Bản thảo) :
Hồn ngư tên tục gọi là Trôi
Không độc, ngọt bình hay dưỡng bồi.
Ấm vị, hòa trung và ích khí
Hóc xương, đau bụng phải dùng rồi
Các sách thuốc cổ Trung Hoa như Bàn thảo Cương mục, Cung thị Dị
giản phương, Tứ xuyên Trung dược có ghi một số phương thuốc từ mật cá
nhưng đều dưới dạng dùng ngoài và sấy khô để trị mụn nhọt, lở loét, hoẵc
chế biến làm thuốc trị mắt sưng đỏ Không có sách nào ghi việc dùng mật cá
làm thuốc bổ, hay dùng mật tươi.
Tài liệu sử dụng :
FAO Fisheries & Aquaculture : Cirrhinus molitorella
Từ điển Động vật và Khoáng vật dùng lảm thuốc tại Việt Nam (Vỏ
văn Chi)
Cá nước ngọt Việt Nam (tập 1) (Nguyễn văn Hảo và Ngô Sỹ Vân)
Fishes and Fish dishes of Laos (Alan Davidson)
Les poissons d'importance commerciale au VietNam (Bulletin de la
Société des Etudes Indochinoises, 3è trimestre 1964)
Tiến sĩ Dược Khoa Trần Việt Hưng

×