Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Thực trạng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam và phương hướng mở rộng sang xuất khẩu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.55 KB, 37 trang )


Lời mở đầu

Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, là phương tiện
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho
tài chính, học tập kinh nghiệm quản lý, công nghệ, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ
tầng và phát huy nội lực là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Nhà
nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất
khẩu, khuyến khích tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng
doanh thu cho đất nước.
Đẩy mạnh sản xuất và sản xuất hàng TCMN sẽ mang lại lợi ích to lớn không chỉ về
kinh tế mà còn về văn hóa, xã hội. Hàng TCMN đem lại lợi nhuận sau khi xuất khẩu
rất cao so với nhiều nhóm hàng khác. Bên cạnh đó, phát triển xuất khẩu hàng TCMN
sẽ tạo việc làm cho rất nhiều lao động góp phần ổn định kinh tế và làm giảm tệ nạn xã
hội. Đồng thời, mở rộng xuất khẩu hàng TCMN còn ý nghĩa giới thiệu với bạn bè thế
giới biết thêm về nền văn hóa Việt Nam.
Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và Thủ công mỹ nghệ Hà Nội kể từ ngày thành
lập đến nay, công ty đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, có lúc tưởng chừng như
không vực dậy được song với sự nỗ lực cố gắng không mệt mỏi của Ban lãnh đạo và
toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đa từng bước ổn định và phát triển, đạt được
những thành tựu nhất định. Nhưng không dừng lại ở những gì đạt được, công ty xuất
nhập khẩu hàng tiêu dùng và Thủ công mỹ nghệ Hà Nội tiếp tục tìm tòi nghiên cứu
cho mình một hướng đi thích hợp để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của
công ty.

Trong bối cảnh như vậy, tôi chọn đề tài “Hướng đi trong hoàn thiệ HĐ xuất khẩu hàng
TCMN tại công ty Artex –Hà Nội” với hy vọng đóng góp một số ý kiến giúp đẩy
mạnh hơn việc XK hàng TCMN truyền thống của Việt Nam ra nước ngoài.
Ngoài mục lục, lời mở đầu và kết luận đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát hàng TCMN ở Việt Nam và quy trình tổ chức thực hiện HĐXK
mặt hàng này


Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Artex- Hà Nội
Chương III: Một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu của công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Đức Cường, Ban lãnh đạo và các cán bộ,
công nhân viên của Công ty Artex Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài
này.
Do hạn chế về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu, đề tài cũng không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ phía thầy cô và
các bạn./.
Chương I: Khái quát hàng TCMN ở Việt Nam và quy trình tổ chức thực hiện HĐXK
mặt hành này
I. Một số nét về hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam
1. Đặc điểm về hàng TCMN
Không giống như những nhóm hàng hóa khác, hàng thủ công mỹ nghệ có những đặc
điểm riêng của mình đó là sự khác biệt trong mục đích tiêu dùng sản phẩm TCMN:
Thứ nhất, Hàng TCMN có xu hướng tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa nhu cầu vừa dùng
lại vừa chơi. Nghĩa là, người tiêu dùng quan tâm cả đến mặt thẩm mỹ lẫn lợi ích sử
dụng của sản phẩm. Tính chất mỹ thuật của loại sản phẩm này được tạo nên bởi hình

dáng sản phẩm, những đường nét và họa tiết trên mặt sản phẩm. Còn tính chất sử dụng
được người tiêu dùng lựa chọn căn cứ vào công dụng, kích cỡ, hình dáng của sản
phẩm. Với đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của các thế hệ thợ thủ công đã tạo nên
những sản phẩm TCMN đậm nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ.
Thứ hai, Hàng TCMN thiên về tính nghệ thuật, hơn nữa người tiêu dùng coi trọng tính
thẩm mỹ của sản phẩm này hơn: 1 chiếc giỏ tre treo trên tường hay 1 pho tượng gốm
Phật bày trong tủ… tất cả tăng vẻ sang trọng, lịch sự và nghệ thuật của căn phòng,
ngôi nhà, khách sạn.Vậy là, hàng TCMN trở thành vật trang trí nội thất hay thú chơi
sưu tập của một số người vốn yêu thích các sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Tại
sao người tiêu dùng lại đề cao tính thẩm mỹ của nghành hàng này vậy? Lí do là chính
các sản phẩm TCMN mang đậm chất văn hóa. Nó thường biểu đạt phong cảnh sinh

hoạt, con người, cảnh quan thiên nhiên, lễ hội truyền thống, quan niệm về tự
nhiên…Những nét chấm phá nghệ thuật trên tranh sơn mài, khảm trai, tranh lụa…đ•
thể hiện đất nước con người và tâm hồn tình cảm Việt Nam.
Thứ ba, Hàng TCMN để dùng nhiều hơn chơi. Việc các sản phẩm làm ra ngoài việc
xuất khẩu ra thị trường nước ngoài còn để tiêu dùng trong nước. Bộ ấm chén, bát đĩa,
bình đựng rượu, rổ, bàn ghế, lụa…thể hiện rõ công dụng của nó hàng ngày. Vậy là,
hàng TCMN không phải chỉ để ngắm, thưởng thức mà còn đi sâu vào đời thường. Với
nguyên liệu như mây, tre,…có ở trong nước, hàng TCMN được tập trung ở các làng
nghề, sản xuất theo lối truyền thống, quy trình sản xuất đơn giản, chi phí sản xuất thấp,
giá thành không quá cao so với thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam. Do vậy, các
mặt hàng như gốm sứ, đồ gỗ, hàng mây tre đan, hàng thổ cẩm…luôn song hành trong
cuộc sống cùng con người.
2.Tiềm năng phát triển của nghành hàng TCMN

Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt sau thời kỳ đổi mới khi mọi đơn vị sản xuất kinh
doanh được phát huy quyền tự chủ, các mặt hàng TCMN truyền thống không những
không mất đi mà còn đứng vững, một số mặt hàng có thể mở rộng quy mô sản xuất.
Thời gian qua Nhà Nước cũng đã quan tâm, khuyến khích phát triển các làng nghề, thợ
thủ công giỏi để khôi phục các làng nghề truyền thống.
Mang đậm nét truyền thống, văn hóa dân tộc, các sản phẩm TCMN đáp ứng được nhu
cầu về thưởng thức những tinh hoa văn hóa của dân tộc, các khu vực địa lý. Sự giao
lưu kinh tế và văn hóa, du lịch giữa các nước ngày càng phát triển là những cơ hội rất
tốt để giới thiệu, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN.
Khi đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm cần phải nhìn nhận một cách thỏa đáng.
Tiềm năng phát triển cần dựa trên tiềm năng tiêu thụ của sản phẩm. Hàng TCMN
không những tiêu thụ tốt trong nước mà còn được mở rộng ra cả ở nước ngoài.
Đối với thị trường trong nước, khi cuộc sống của người dân được nâng cao, sức mua
được cải thiện, điều mà con người hướng tới là sự quay lại với tự nhiên, gắn bó với
truyền thống. Đó là một quy luật phổ biến không chỉ đối với tầng lớp trung lưu mà với
mọi tầng lớp dân cư. Vì vậy, sản phẩm TCMN không chỉ phục vụ cho mục đích nghệ

thuật, trang trí nội thất mà nó còn rất hữu dụng cho cuộc sống của người Việt Nam.
Đối với thị trường nước ngoài, hiện nay người phương Tây dần dần bị nét đẹp kín đáo,
duyên dáng, thanh lịch của Phương Đông quyến rũ. Những vật dụng mang tính hiện
đại như ti vi, máy tính…đôi khi làm cho cuộc sống con người trở nên nặng nề, căng
thẳng thì người nước ngoài lựa chọn các sản phẩm thủ công để tô điểm cho cuộc sống
của họ giường như là một cách làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào, lãng mạn hơn.
Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với rất nhiều nước trên thế giới. Cùng
với việc thâm nhập và khai thác các thị trường mới như: EU, Mỹ, Canada, Hàn Quốc,

Arập Xê út…chúng ta cũng đang khôi phục lại những thị trường truyền thống như:
Nga, các nước SNG và Đông Âu. Việc gia nhập ASEAN, tham gia vào diễn đàn Châu
á Thái Bình Dương ( APEC ) và việc kí kết hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã mở ra
cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng TCMN những thị trường tiềm
năng.
Do vậy, những năm gần đây nhu cầu các hàng TCMN không ngừng được tăng lên.
Mục tiêu mà Đảng và Nhà Nước ta về một số hàng TCMN trong 5 năm tới đây ( kim
ngạch xuất khẩu - đơn vị: triệu USD )
- Gốm sứ mỹ nghệ từ 250 - 300 ( trong khi đó năm 2000 là 100 – 130 )
- Gỗ mỹ nghệ từ 120 – 150 ( trong khi đó năm 2000 là 50 – 60 )
- Mây tre đan từ 60 – 80 ( trong khi đó năm 2000 là 30 –40 )
- Thêu ren thổ cẩm từ 20 – 25 ( trong khi đó năm 2000 là 10 )
Trong khi nhu cầu lao động năm 2005 là 1,8 đến 2 triệu người, đây là bằng chứng rõ
nhất về tiềm năng phát triển của nghành TCMN trong tương lai.
3.Tình hình xuất khẩu hàng TCMN trong những năm gần đây.
Nghề TCMN vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với các làng
nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công độc đáo. Ngày nay,
đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, máy móc dần thay thế
sức lao động của con người, các sản phẩm thủ công không mất đi mà tồn tại, phát triển
song song với công nghệ và sản phẩm hiện đại. Cùng với sự phát triển đi lên của nền
kinh tế, một số tiến bộ mới đã được áp dụng thay thế lao động thủ công như: công

nghệ nhào trộn đất, dập, phay kim loại,… bằng máy như: lò nung đốt bằng gas. Hơn
nữa, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải, thông tin và kỹ thuật hiện đại
nên sức lao động giảm, số lượng sản phẩm làm ra nhiều hơn, chất lượng tăng. Do vậy,

nhóm hàng TCMN nằm trong số 15 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của
cả nước với kim ngạch xuất khẩu được 235 triệu USD năm 2002 và 331 triệu USD
năm 2003 ( tăng 40,8% ) đứng sau một số hàng chủ lực của nền kinh tế như: Cao su,
cà phê, gạo, lạc nhân, hạt điều, chè, rau quả, thủy sản, dầu thô, than đá, hàng dệt may,
giày dép ( theo số liệu của Bộ Thương Mại)
Thị trường xuất khẩu nghành hàng này ngày càng được mở rộng hơn bao gồm: Nhật
Bản, Singapore, Anh…Nhà nước ta vẫn tiếp tục khuyến khích sản xuất các mặt hàng
TCMN trong tương lai. Bởi lẽ, nhu cầu về mặt hàng này vẫn gia tăng trên thị trường
thế giới và việc sản xuất mặt hàng này giúp Việt Nam phát huy được lợi thế so sánh
của mình về nguồn nguyên liệu sẵn có và nguồn lao động thủ công có tay nghề mà giá
nhân công lại rẻ.
4. Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN ở Việt Nam
hiện nay.
4.1.Thuận lợi
Đầu tiên phải kể đến những nghệ nhân, thợ lành nghề có bàn tay tài hoa tạo ra tất
cả các mặt hàng như gốm sứ, đồ gỗ, dệt lụa, mây tre đan,…Con người là yếu tố quyết
định trong việc tạo ra những sản phẩm TCMN tuyệt mỹ, độc đáo. Trải qua nhiều thế
hệ, bí quyết nghề luôn được các nghệ nhân tiền bối giữ gìn và chỉ truyền cho những
nhân tài trong dòng họ. Vì vậy, hàng trăm năm đã đi qua nhưng các sản phẩm TCMN
vẫn tồn tại, phát triển và ngày càng tuyệt mỹ, độc đáo hơn.
Thị trường giành cho hàng TCMN ngày càng mở rộng do xu hướng toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế. Các hàng rào thuế quan, phi thuế quan dần được dỡ bỏ. Các
hiệp định, hiệp ước giữa các quốc gia, khu vực tạo điều kiện cho hàng TCMN xuất
khẩu trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, mạng Internet, dịch

vụ viễn thông phát triển giúp cho việc tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu và đối tác nước ngoài

trở nên thuận tiện hơn. Điều đó hứa hẹn một tương lai tương sáng về phát triển sản
xuất các mặt hàng TCMN truyền thống của nước ta.
Chính sách của Chính phủ trong việc khuyến khích xuất khẩu hàng TCMN và những
ưu đãi đối với các làng nghề thủ công truyền thống như Bắc Ninh, Hà Tây…Và các
chủ trương cho vay vốn sản xuất, phong tặng danh hiệu nghệ nhân, đã tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển các mặt hàng TCMN truyền thống.
4.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đảm bảo cho sự phát triển thì sản xuất các mặt
hàng này cũng gặp không ít khó khăn.
Tình trạng thiếu chủ động về nguyên liệu xảy ra đối với hầu hết các loại sản phẩm,
một số nguyên liệu trong tình trạng có nguy cơ cạn kiệt…chẳng hạn như đất sét phải
lấy từ xa, giá cả ngày một tăng, tình trạng cung ứng mây tre… không được chủ động,
nguồn gỗ qúy khan hiếm dần.
Khả năng tiếp cận thị trường yếu, khâu tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra từ các làng
nghề cho các khách hàng lớn thường phải thông qua các doanh nghiệp trung gian
(doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ) nên hạn chế trong việc nắm bắt thị hiếu của
người tiêu dùng. Ngoài ra, việc giới thiệu các sản phẩm ở các hội chợ quốc tế rất tốn
kém, chi phí giành cho quảng cáo, tiếp thị nhỏ và việc xây dựng thương hiệu cho hàng
TCMN là những vấn đề đặt ra cấp bách.
Vốn là một yếu tố cần thiết nhưng khả năng cung ứng về vốn còn yếu. Các cơ sở sản
xuất chủ yếu có quy mô nhỏ chưa thuyết phục được ngân hàng cho vay vốn. Các ngân
hàng cũng chưa tìm ra cơ chế thích hợp để cho các đơn vị sản xuất vay vốn nhiều hơn

và tăng thời hạn vay dài hơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng TCMN.
Số thợ giỏi có trình độ tay nghề ngày càng một ít đi. Lí do chính là bí quyết nghề chỉ
truyền cho một hoặc một số ít người có tài năng trong gia đình, không phổ biến rộng
nhằm tránh tình trạng rò rỉ bí quyết, vô tình tạo ra các đối thủ cạnh tranh. Ngoài những
khó khăn nêu trên còn nhiều khó khăn khác như chất lượng sản phẩm chưa đồng đều,
hệ thống thị trường chưa ổn định, tình trạng ô nhiễm môi trường…

Do vậy, chúng ta cần tận dụng những thuận lợi có được, đồng thời khắc phục các khó
khăn còn tồn tại để nghành hàng TCMN tiếp tục phát triển và tỏa sáng hơn nữa.
II. Quy trình thực hiện HĐXK hàng TCMN.
Vì hàng TCMN là loại hàng hóa Nhà nước khuyến khích XK nên doanh nghiệp không
phải xin giấy phép XK.
1. Chuẩn bị hàng hóa.
Quá trình chuẩn bị hàng XK gồm các khâu:
Thứ nhất, tập trung hàng XK đủ về số lượng. Phù hợp về chất lượng và đúng thời
điểm, tối ưu hóa được chi phí, là một hoạt động rất quan trọng của các doanh nghiệp
kinh doanh. Mỗi loại hình doanh nghiệp với các đặc trưng khác nhau thì quá trình này
cũng khác nhau.
Thứ hai, bao gói hàng XK: đây là khâu quan trọng trong việc chuẩn bị hàng hóa bởi nó
hạn chế những tác động của môi trường bên ngoài nhằm bảo vệ hàng hóa trong quá
trình vận chuyển, bảo quản đồng thời có tác dụng quảng cáo và hướng dẫn tiêu dùng.
Thứ ba, kẻ ký mã hiệu hàng XK: đây là khâu cần thiết và là khâu cuối cùng trong quá
trình chuẩn bị hàng XK.Việc kẻ ký mã hiệu bảo đảm thuận lợi cho phương pháp giao

nhận và hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa
cho nhà NK.
2. Kiểm tra hàng XK
Trước khi giao hàng người XK có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về chất lượng, số lượng
…Việc kiểm tra được thực hiện ở 2 cấp:
ở cơ sở: việc kiểm tra ở cơ sở giữ vai trò quyết định và có tác dụng triệt để nhất.
ở các cửa khẩu: việc kiểm tra hàng ở các cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả
kiểm tra ở cơ sở. Cơ quan giám định căn cứ vào đơn và L/C để giám định hàng hóa.
Kiểm tra thực tế về số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu, chất lượng hàng hóa và
cấp chứng thư.
3.Thuê phương tiện vận tải
Việc thuê phương tiện vận tải cho chuyên chở hàng XK có ý nghĩa quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến qúa trình giao hàng, sự an toàn của hàng hóa. Trong HĐXK nếu

điều kiện cơ sở giao hàng của HĐ là một trong số các điều kiện CFR, CIF, CPD, CIP,
DES, DDE, DDP thì nhà XK phải thuê phương tiện vận tải. Nếu điều kiện cơ sở giao
hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì nhà NK phải thuê phương tiện vận tải.
Có rất nhiều phương tiện vận tải như: đường hàng không, đường sắt, đường bộ…Tuy
nhiên vận tải đường biển là phổ biến nhất và thường được các doanh nghiệp Việt Nam
áp dụng.
4. Mua BH cho hàng hóa
Trong TMQT, hàng hóa thường phải vận chuyển đi xa, điều kiện vận tải phức tạp nên
hàng hóa dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển. Do đó, các
doanh nghiệp thường mua BH cho hàng hóa bằng 1 khoản tiền ( phí BH ) để giảm bớt

rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, để lựa chọn việc mua BH hay không cần phải dựa vào
các căn cứ sau:
- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong HĐXK
- Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển
- Căn cứ vào điều kiện vận chuyển
5. Làm thủ tục hải quan
Quy trình làm thủ tục hải quan về cơ bản sẽ tiến hành theo 3 bước là: Khai báo hải
quan, xuất trình hàng hóa để công chức Hải quan kiểm tra, thực hiện các quyết định
của công chức hải quan. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm tình hình, những quy định tại
mỗi quốc gia và trong từng thời kỳ nhất định mà quy trình làm thủ tục hải quan có thể
được triển khai theo các bước cụ thể khác nhau.
6. Giao hàng với phương tiện vận tải
Hàng XK chủ yếu được giao bằng đường biển và đường sắt. Nếu hàng hóa được giao
bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các việc sau: Căn cứ vào các chi tiết hàng
XK, lập bảng đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải (Đại diện hàng hải, hoặc
thuyền trưởng, công ty đại lý tàu biển ) để đổi lấy sơ đồ xếp hàng.
- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày gi

- Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp lên tàu.

- Lấy biên lai thuyền phó và đổi lấy vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển phải là
vận đơn hoàn hảo. Nếu chuyên chở bằng đường sắt chủ hàng phải đăng ký với cơ quan
đường sắt để xin cấp toa xe cho phù hợp với tính chất và khối lượng hàng hóa. Khi đã
được cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng, niêm phong cặp chì và làm các chứng
từ vận tải, trong đó chủ yếu là vận đơn đường sắt.
7. Nghiệp vụ thanh toán

Trong thương mại quốc tế có nhiều phương thức thanh toán, chủ yếu các doanh nghiệp
áp dụng phương thức thanh toán L/C hoặc T/T. Đối với khách hàng truyền thống hay
hàng hóa có giá trị không quá lớn mới áp dụng phương thức T/T. Sau khi hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng cho phương tiện vận tải, doanh nghiệp cần nhanh chóng lập bộ
chứng từ để thực hiện thanh toán.
8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Nếu chủ hàng XK bị khiếu nại đòi bồi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận
trọng trong việc xem xét yêu cầu của khách hàng ( người NK ).
Chương II Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện HĐXK hàng TCMN tại Artex Hà
Nội.
I. Giới thiệu về công ty ARTEX Hà Nội
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ARTEX Hà Nội.
Theo quyết định số 4523/QĐ/UB/TC ngày 23/10/1987 của UBND thành phố Hà Nội
thành lập công ty mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội trên cơ sở sát nhập của 3 công ty là: công
ty Mỹ nghệ xuất khẩu, công ty Thêu ren xuất khẩu,công ty Gia công dệt xuất khẩu.
Ngày 16/11/1987 chính thức thực hiện sát nhập 3 công ty thành Công ty mỹ nghệ xuất
khẩu Hà Nội, có tư cách pháp nhân hoạch toán kinh tế độc lập.
Khi Nhà Nước ban hành quyết định 388, sắp xếp lại các doanh nghiệp, Luật công ty,
Luật doanh nghiệp cùng một số luật khác, theo quyết định thành lập số 3313
/QĐ/UB/TC ngày 19/12/1992 của UBND thành phố Hà Nội công ty vẫn giữ tên cũ là
Công ty Mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội. Đến ngày 27/9/1996 theo quyết định thành lập số
3169/QĐ/UB/TC của UBND thành phố Hà Nội, công ty chính thức mang tên: Công ty
xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và Thủ công mỹ nghệ Hà Nội.

Tên giao dịch quốc tế là:

HANOI ARTHANDICRAF COMSURMER GOODS IMPORT-EXPORT
CORPORATION ( ARTEX HA NOI )
Công ty là một trong những thành viên của Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu đầu tư
Hà Nội ( UNIMEX HaNoi )
Trụ sở chính: 172 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội.
Điện thoại: (84-4)7715572. Fax: (84-4)7715578.
Email:
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của công ty Artex Hà Nội.
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công
ty Artex Hà Nội nói riêng đều phải thực hiện hình thức hoạch toán giá thành sản phẩm,
lãi hưởng lỗ chịu. Do đó, bộ máy của công ty đã được thu gọn lại không còn cồng
kềnh như trước, công ty phải từng bước giảm bớt lực lượng lao động gián tiếp ( những
cán bộ viên chức không đáp ứng được yêu cầu đổi mới của hoạt động kinh doanh ) nên
số lượng nhân viên giảm trong những năm gần đây còn 80 người, đồng thời các phòng
ban nghiệp vụ đi vào hoạt động hiệu quả. Cơ cấu hoạt động của công ty được thể hiện
ở bảng 1 sau đây:
Bảng 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Artex Hà Nội.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Mô hình
này phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ, hơn nữa các mệnh lệnh, nhiệm vụ và thông
báo tổng hợp cũng được truyền từ lãnh đạo của công ty đến cấp cuối cùng một cách dễ
dàng.
Ban giám đốc gồm: Giám đốc, 2 Phó giám đốc: trực tiếp tổ chức, điều hành hoạt động
của công ty.

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau:
- Phòng tổng hợp thị trường: lập kế hoạch, thống kê kế hoạch, báo cáo và theo dõi điều
hành tổ chức kinh doanh đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho các phòng

nghiệp vụ kinh doanh.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh 1: Chủ yếu kinh doanh xuất nhập hàng thủ công mỹ
nghệ, tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh 2: Kinh doanh xuất nhập khẩu trọng tâm hàng nông
lâm, hải sản.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh 3: Khai thác trung tâm thương mại, kinh doanh xuất
nhập khẩu hàng may mặc.
- Phòng nghiệp vụ kinh doanh 4: Chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng công
nghiệp, vật liệu xây dựng và các mặt hàng khác.
Bốn phòng nghiệp vụ có tổng số 40 thành viên, thực hiện chức năng tìm kiếm bạn
hàng và giao dịch với các đối tác để phát triển, mở rộng thị trường.Việc phân loại hàng
hóa xuất nhập khẩu cho từng phòng ban tránh sự chồng chéo, giành khách hàng của
nhau đồng thời phát huy được năng lực chuyên môn hóa của cán bộ nghiệp vụ.
2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty.
Công ty Xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và Thủ công mỹ nghệ Hà Nội là một
doanh nghiệp Nhà Nước do nhà Nước thành lập, đầu tư vốn và trực tiếp quản lý. Hoạt
động trong cơ chế thị trường với tư cách là chủ sở hữu, Công ty có tư cách pháp nhân
đầy đủ, hoạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản và con dấu riêng theo quy định của
Nhà Nước do vậy công ty có những chức năng và nhiệm vụ nhất định.
Theo quyết định số 1149/QĐ/UB của UBND thành phố Hà Nội, Công ty ARTEX Hà
Nội có những chức năng sau:

Tổ chức gia công và thu mua hàng Thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng để xuất khẩu.
Xuất khẩu các mặt hàng Thủ công- Mỹ nghệ, hàng công nghiệp, nông lâm sản, sản
phẩm dệt may….
Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và phương tiện vật tải, hàng tiêu
dùng và thiết bị văn phòng.
Uỷ thác và nhận ủy thác các mặt hàng sản xuất trong và ngoài nước.
Kinh doanh dịch vụ thương mại: tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, kinh doanh bất
động sản làm việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy ta có thể thấy công ty Artex Hà Nội có chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế, phục vụ đời sống nhân dân và tổ chức lưu thông hàng hóa. Để thực hiện tốt
công tác, chức năng này công ty phải hoàn thành các nhiệm vụ:
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh nhằm thực hiện tốt mục đích
và chức năng của công ty.
Nghiên cứu khả năng sản xuất và nhu cầu của thị trường, kiến nghị và đề xuất với
UBND thành phố Hà Nội các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
Tuân thủ luật pháp về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch
đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương
và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến việc kinh doanh của công ty. Quản lý, chỉ
đạo và tạo điều kiện để các đơn vị trực thuộc chủ động trong hoạt động kinh doanh
theo quy chế và pháp luật hiện hành. Việc quy định rõ phạm vi, quyền hạn, chức năng,
nhiệm vụ của công ty xuất nhập hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội tạo thuận
lợi giúp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty đạt hiệu quả cao.
II. Khái quát hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Artex Hà Nội

1. Tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty trong những năm gần đây.
Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội là một công ty do
nhà nước thành lập và đầu tư vốn. Lĩnh vực hoạt động rộng từ kinh doanh nội địa và
xuất nhập khẩu đến kinh doanh bất động sản. Chủng loại hàng hóa đa dạng gồm nhiều
loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người và các sản phẩm trong
nhóm hàng TCMN. Với các phương thức kinh doanh chủ yếu sau:
Mua đứt bán đoạn: Là phương thức xuất khẩu trực tiếp cho thương gia nước ngoài, tổ
chức sản xuất thu mua từ người sản xuất, làng nghề thủ công…hoặc nhập khẩu trực
tiếp của khách ngoại, bán trực tiếp tiêu thụ trong nước chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt
động kinh doanh của đơn vị. Phương thức này đã tập trung được thế mạnh của công ty
như đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động và vị thế là một
doanh nghiệp Nhà Nước có uy tín.
Gia công: là phương thức kinh doanh do một bên nhận gia công, nhập khẩu nguyên

liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho
bên đặt gia công và nhận thù lao. Mặt hàng Công ty nhận gia công chủ yếu là hàng
may mặc, thêu ren. Tuy nhiên phương thức này công ty không thực hiện từ năm 2003
trở lại đây do có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức và thị trường xuất nhập của công ty.
Uỷ thác: Là phương thức kinh doanh mà công ty giúp các đơn vị trong nước xuất khẩu
hàng hóa ra nước ngoài và sau đó nhận một khoản thù lao gọi là phí ủy thác. Phương
thức này giúp công ty có được nhiều bạn hàng nước ngoài và dần dần tạo dựng uy tín
và tích lũy kinh nghiệm cho mình trên thương trường quốc tế. Do luôn có sự nỗ lực
của toàn thể CBCNV trong công ty và sự cố gắng tận dụng thế mạnh mà nhìn chung
kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đạt kết quả khá tốt.
Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét sau:

Về doanh thu: Tổng doanh thu có sự tăng trưởng mạnh qua các năm, công ty thực hiện
tốt chức năng nhiệm vụ của mình, kết quả thực hiện được vượt chỉ tiêu được giao.
Doanh thu năm 2003 tăng gần 37,84 tỉ VND đạt tỉ lệ 87,39 so với năm 2002, năm
2004 tăng khoảng 46,17 tỉ VND đạt tỉ lệ 56,9 So với năm 2003. Có được kết quả này
phải kể đến sự nỗ lực của CBCNV và đội ngũ lãnh đạo đã phát huy tốt nội lực của
công ty. Do Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội là
một đơn vị kinh doanh, nhưng công ty không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy,
khi ký kết được các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa công ty phải tiến hành thu mua sản
phẩm từ các cơ sở sản xuất (các chân hàng ). Công ty đã thiết lập được mối quan hệ tốt
với các nguồn cung cấp do đó việc thu mua được tiến hành nhanh chóng kịp thời, các
sản phẩm luôn đáp ứng được các yêu cầu của công ty đưa ra về chất lượng sản phẩm,
quy cách mẫu mã, chủng loại màu sắc với giá cả hợp lý, nhiều khi công ty còn được
ưu đãi do mua số lượng lớn và nhận đặt hàng thường xuyên. Kết quả là công ty giảm
được chi phí thu mua, vận chuyển nên đã giảm được chi phí kinh doanh, tăng lợi
nhuận cho công ty.
Về tổng kim ngạch xuất khẩu: Có sự tăng trưởng qua các năm, năm 2003 tăng với tỷ
trọng 51,51 so với năm 2002, còn năm 2004 tăng 47,72 so với năm 2003. Trong đó:
Kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2003 giảm hơn năm 2002 là 28,67%. Bước

sang năm 2004 thị trường XK có vẻ sáng sủa hơn , các bạn hàng cũ và mới lại tìm đến
với công ty. Thêm vào đó, tạo đà thúc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu công ty đã tuyển
dụng thêm một số cán bộ trẻ có nghiệp vụ và năng lực chuyên môn vững, kim ngạch
xuất khẩu tăng trưởng trở lại đạt 93,02
Kim ngạch nhập khẩu năm 2003 đạt 4715 triệu USD tăng 17,93 so với năm 2002.
Năm 2004 tăng 39,17 tương đương 1847 triệu USD so với năm 2003. Sự tăng trưởng

này xuất phát từ phía nhu cầu trong nước về các mặt hàng như máy xúc, máy ủi…
tăng. Đồng thời do công ty là doanh nghiệp Nhà Nước nên việc vay vốn để kinh doanh
từ các ngân hàng có sự thuận lợi hơn. Vì vậy, công ty đã tận dụng phát huy ưu thế này
trong phương thức kinh doanh mua đứt bán đoạn thu khoản chênh lệnh dẫn đến kim
ngạch xuất khẩu tăng, góp phần tăng doanh thu.
Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu. Điều này đang được ban giám đốc và toàn bộ CBCNV toàn công ty nỗ lực,
cố gắng chuyển hướng thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn nữa trong những năm tới nhằm
đưa xuất khẩu trở thành hoạt động chính của công ty.
2.Tình hình XK và thị trường XK hàng TCMN của công ty.
Hoạt động kinh doanh XNK của nước ta trở nên sôi động, ngày càng có nhiều doanh
nghiệp tham gia trực tiếp vào lĩnh vực này. Sự mở rộng về quy mô, thay đổi phương
thức buôn bán của các doanh nghiệp đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt trong
lĩnh vực XK. Trong bối cảnh đó, Công ty đã cố gắng tăng cường sức cạnh tranh về giá
cả, chất lượng và luôn bám sát thị trường thực hiện nhiều phương thức kinh doanh, đa
dạng hóa sản phẩm và đảm bảo uy tín với khách hàng. Sự phát triển của công ty còn
thể hiện rõ ở hoạt động xuất hàng TCMN, cơ cấu xuất khẩu và thị trường tiêu thụ
nhóm hàng này.
2.1. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng TCMN
Trong số các mặt hàng mà công ty xuất khẩu như tư liệu sản xuất , may mặc hàng
tiêu dùng , vật liệu xây dựng … thì thủ công - mỹ nghệ là mặt hàng xuất khẩu chính
luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nhóm hàng này
khá phong phú và đa dạng gồm các mặt hàng như: gỗ mỹ nghệ, tơ tằm, sơn mài, mây

tre…Xuất khẩu hàng TCMN vừa giúp duy trì các làng nghề truyền thống, vừa tạo việc

làm cho người lao động, hơn nữa lại giúp công ty tăng doanh số, thu nhiều lợi nhuận.
Do vậy, mặt hàng này luôn được ban lãnh đạo quan tâm, tạo mọi điều kiện nhằm
khuyến khích cán bộ nghiệp vụ đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường.
Theo số liệu ta thấy kim ngạch xuất khẩu của hàng TCMN năm 2003 giảm 3,3 so với
năm 2002. Bởi lẽ trong xuất khẩu mặt hàng này, công ty phải đương đầu với nhiều đối
thủ cạnh tranh cả trong nước lẫn ngoài nước. Để thích ứng với môi trường cạnh tranh
ngày càng gay gắt, CBCNV của công ty đã phải nỗ lực, cố gắng đi tìm thị trường xuất
khẩu, khai thác các cơ sở sản xuất, hạn chế tối đa chi phí, hao hụt, từng bước đưa kim
ngạch xuất khẩu năm 2004 tăng lên 75,21 .
Nghiên cứu cụ thể, xuất phát từ nhu cầu của các thị trường xuất khẩu không ngừng
tăng lên và bản thân công ty cũng thiết lập được mối quan hệ bền vững, ổn định với
các cơ sở chân hàng và các đối tác nước ngoài nên sản phẩm mây tre, tơ tằm và hàng
thêu là những mặt hàng chủ lực của công ty với kim ngạch xuất khẩu không ngừng
tăng lên trong các năm ( mặc dù tơ tằm có sự giảm nhẹ ở năm 2003 khoảng 0,01 so
với năm 2002 ). Đặc biệt năm 2004 mây tre có sự tăng trưởng đột biến đạt 159,16 (
tương đương 557.796,5 USD ), chính sự tinh xảo, đa dạng phong phú của mặt hàng
này cùng với sự năng động tìm kiếm đối tác của CNV đã thu hút được các khách hàng
khó tính người Singapoer, Nhật Bản, EU. Tuy nhiên, gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, sơn mài lại
có kim ngạch xuất khẩu giảm dần, thậm chí năm 2004 gỗ mỹ nghệ không xuất khẩu
được . Nguyên nhân cơ bản là khách hàng của công ty đối với mặt hàng này bị giảm
do đối tác chưa ổn định và so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc thì cùng một
chất lượng như nhau nhưng họ cạnh tranh hơn chúng ta về giá cả và trình độ nghệ
thuật.
2.2. Thị trường xuất khẩu hàng TCMN của công ty.

Hiện nay, sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mọi sự
biến động trong môi trường kinh doanh quốc tế như: sự biến động về pháp luật, kinh
tế, chính trị, văn hóa,…đều ảnh hưởng đến khả năng sản xuất mặt hàng TCMN của

công ty. Tuy nhiên, với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu giúp công
ty thích ứng và đứng vững được trên một số thị trường lớn.
Hiện nay, sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những cơ
hội triển vọng hay khó khăn trong kinh doanh có sự khác nhau giữa từng thị trường.
Thị trường châu á: đây thị trường lớn nhất của công ty. Các bạn hàng của công ty là
các nước : Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, các nước trong
ASEAN…Những ảnh hưởng bất lợi từ sự sụt giảm của một số nền kinh tế như: Nhật
Bản, … nên kim ngạch xuất khẩu năm 2003 giảm 8,77 so với năm 2002. Sang năm
2004, việc thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan xuống 0 – 5% của các nước thành
viên ASEAN giúp cho công ty mở rộng thị trường xuất khẩu, hoạt động tham gia các
cuộc triển lãm quốc tế nhiều hơn. Do vậy tốc độ tăng trưởng đạt ở mức cao là 85,33%.
Thị trường Châu Âu: đây là khu vực thị trường rộng lớn, kim ngạch xuất khẩu hàng
TCMN trong những năm gần đây tăng đều. Sản phẩm hàng thêu, gốm sứ và mây tre
đang được rất ưa chuộng tại khu vực này nên năm 2003 vẫn tăng 6,83% so với năm
2002 ( trong khi các thị trường khác giảm ) và năm 2004 tăng lên 68,59% so với năm
2003. Mối quan hệ giữa Việt Nam – EU ngày càng tốt đẹp hơn sẽ là môi trường thuận
lợi giúp công ty mở rộng thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, đòi hỏi cao về chất
lượng của người tiêu dùng Pháp, ý, Đức…chính là thách thức mà công ty cần vượt
qua.
Thị trường Châu Mỹ: gồm các nước như Mỹ, Canada, Brazil,…đây là khu vực thị
trường mới và có nhiều tiềm năng mà công ty mới bắt đầu xâm nhập 2002, có sự suy

giảm khoảng 2,58% vào năm 2003 và tăng trưởng trở lại vào năm 2004 là 34,17%.
Tuy nhiên, hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này phải chịu cước vận chuyển cao nên
gây không ít bất lợi cho công ty trong việc cạnh tranh về giá cả, ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh. Nhìn chung, tỉ trọng xuất khẩu hàng hóa của công ty sang thị trường
này còn thấp nhưng tiềm năng ở thị trường này là rất lớn.
III. Một số nghiệp vụ trong quá trình thực hiện HĐXK hàng TCMN tại công ty Artex
Hà Nội.
Công ty có 2 phương phức ký kết hợp đồng với khách hàng:

Thu thập, phân tích thông tin và tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng trực tiếp với
khách hàng.
Công ty thông qua trang Web của mình giới thiệu ra thị trường bằng hình ảnh màu cuả
mình. Khách hàng quan tâm và muốn mua sản phẩm sẽ tìm hiểu, trao đổi thông tin qua
điện tử ( Email ), sau đó tiến hành giao dịch, ký kết hợp đồng và chọn sản phẩm làm
hàng mẫu.
Sau khi công ty và đối tác ký kết hợp đồng, việc tổ chức thực hiện hợp đồng này có ý
nghĩa rất quan trọng. Bởi vì thực hiện tốt mỗi nghĩa vụ trong hợp đồng mới tạo điều
kiện thực hiện tốt các nghĩa vụ tiếp theo, tạo đều kiện tốt cho phía đối tác thực hiện tốt
nghĩa vụ của mình.
Trong hầu hết các hợp đồng đã ký kết, công ty chủ yếu xuất khẩu theo điều kiện FOB
và CIF, thanh toán cả bằng 2 phương thức L/C ( Letter of credit ) và TT( Telegraphic
Transfer ). Hàng thủ công mỹ nghệ là loại hàng hóa mà Nhà Nước khuyến khích xuất
khẩu, vì thế công ty không phải xin giấy phép xuất khẩu. Thực hiện HĐXK là một quá
trình phức tạp, do vậy quy trình XK gồm các bước:
1. Giục người mua mở L/C và kiểm tra L/C

Trong hợp đồng , nếu thanh toán bằng phương thức L/C thì trước khi chuẩn bị hàng
xuất khẩu, công ty phải đôn đốc, nhắc nhở ngưởi mua mở L/C đúng hạn quy định
trong hợp đồng bằng các phương tiện: điện thoại, fax, mail, telex hoặc gặp trực tiếp đại
diện của người NK ở Việt Nam. Thông qua bước giục đối tác mở L/C, công ty có thể
biết được thiện chí của khách hàng và khả năng thanh toán của họ, tránh bị thiện hại
khi có rủi ro phát sinh từ phía người NK. cử Sau khi nhận được thông báo về L/C do
người mua đã mở, kết hợp cùng NH công ty nhân viên nghiệp vụ tiến hành kiểm tra
tính chân thực ( nếu mở bằng thư thì kiểm tra chữ ký, nếu mở bằng điện thì kiểm tra
mã số ) và nội dung của L/C ( cơ sở kiểm tra là hợp đồng mua bán hoặc giấy tờ có giá
trị tương tương). Công việc tiến hành kiểm tra L/C thường được tiến hành cẩn thận, tỉ
mỉ từng bước để sửa chữa kịp thời các sai sót xảy ra, nếu các sai sót đó gây khó khăn
cho thanh toán thì công ty cương quyết đòi người mua sửa chữa lại cho phù hợp với
hợp đồng.

2. Chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa XK
Công ty bắt đầu tiến hành chuẩn bị hàng XK sau khi nhận được thông báo của khách
hàng về L/C đã mở, hoặc NH Ngoại Thương thông báo nhận được số tiền ( tiền ký
quỹ) từ khách hàng. Theo thời gian giao hàng đã được ấn định, công ty tiến hành
chuẩn bị theo đúng tên hàng, số lượng, phù hợp về chất lượng, bao bì, kẻ ký mã hiệu
hàng hóa. Các công việc thực hiện trong khâu này là thu gom hàng, bao gói, kẻ ký mã
hiệu hàng XK.
Hàng hóa được công ty tổ chức thực hiện mua tại các cơ sở sản xuất hàng hóa ( các
chân hàng ) ở các làng nghề truyền thống và ở các địa phương khắp cả nước. Đối với
mỗi hàng hóa trong hợp đồng, công ty ký kết hợp đồng đặt hàng với một chân hàng, đa
số hàng hóa đặt làm đều được các cơ sở chủ động trong nguồn nguyên vật liệu đầu

vào, rất ít trường hợp công ty phải cung cấp nguồn vật liệu. Một số trường hợp, công
ty có thể hỗ trợ cho cơ sở sản xuất một số vốn ban đầu ( ứng trước tiền hàng ) và có
thể thanh toán sớm tiền hàng . Các nguồn cung cấp hàng hóa cho công ty rất đa dạng,
chủ yếu là ở các làng nghề truyền thống. Như:
Các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng( Hà Nội), làng Cậy( Hải Dương), Thổ Hà
(Bắc Ninh), Móng Cái ( Quảng Ninh), Hương Canh, Hiến Lễ ( Vĩnh Phúc)…
Hàng mây, tre, đan nổi tiếng ở làng Phú Vinh ( Hà Tây), Ngọc Động ( Nam Hà), Yên
Sở (Hà Tây), Nho Quan (Ninh Bình)…
Hàng thêu ren ở Lý Nhân, Thanh Liêm ( Hà Nam), Minh Lãng (Thái Bình) Văn Lam (
Ninh Bình)…Các làng Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Kỵ, Đông Quang ( Bắc Ninh),
Vân Hà (Hà Nội), Võ Lăng ( Hà Tây)… có tiếng về sản xuất hàng gỗ mỹ nghệ. Còn cơ
sở sản xuất hàng sơn mài ở Đình Bảng (Bắc Ninh), Duyên Thái (Hà Tây), Tương Bình
Hiệp (Bình Dương)…
Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, HTX ở các làng nghề truyền thống là
nguồn cung cấp chủ yếu của công ty. Tùy theo yêu cầu của khách hàng đối với từng
mặt hàng TCMN mà công ty tìm nguồn hàng thích hợp.
Tổ chức tập trung hàng: Mối quan hệ giữa công ty và cơ sở sản xuất được điều chỉnh
thông qua hợp đồng nội hoặc đơn đặt hàng, nhưng công ty sử dụng đơn đặt hàng là

chủ yếu. Việc đặt hàng được thực hiện theo mẫu của công ty ( mẫu này do cơ sở sản
xuất và được khách hàng chấp nhận làm hàng mẫu ) với các yêu cầu cụ thể về hàng
hóa như: tên hàng, chủng loại, quy cách,chất lượng, số lượng, thời gian giao
hàng…Với thời gian giao hàng đã được ấn định trước trong L/C, thì lô hàng XK được
chân hàng đảm bảo cung cấp cho công ty trước 10 ngày để giải quyết các vấn đề phát
sinh có thể xảy ra với hàng hóa, đảm bảo hàng XK đúng như thỏa thuận nêu trong HĐ

với đối tác nước ngoài. Hàng XK sau khi kiểm tra đạt chất lượng thì được chân hàng
tập chung tại kho của mình hoặc được công ty hỗ trợ về kho bãi. Tuy nhiên, hiện nay
công ty chưa có một hệ thống kho bãi nào cả mà phải đi thuê.
Đóng gói, ghi nhãn bao bì, kẻ ký mã hiệu: công ty giao toàn bộ công đoạn cho cơ sở
sản xuất thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng. Bao bì và ghi nhãn được quy
định rõ trong HĐ, nội dung ghi nhãn bao bì chủ yếu do bên nhập khẩu cung cấp.
Kiểm tra hàng hóa XK là công việc cần thiết của công ty, nhằm xem xét mức độ phù
hợp của hàng hóa XK so với HĐ đã được ký kết, với mẫu hàng và L/C được mở bởi
người nhập khẩu. Để ngăn chặn các hậu quả xấu, đảm bảo tốt quyền lợi của khách
hàng và công ty, công việc kiểm tra hàng được thực hiện ngay tại kho bãi của cơ sở
sản xuất. Nếu trong hợp đồng mua bán không yêu cầu có sự chứng nhận của cơ quan
giám định thì công việc kiểm tra chất lượng được tiến hành bởi công ty và công ty ký
phát giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng hàng hóa XK phù hợp với hàng mẫu mô tả
trong L/C và quy định trong hợp đồng. Nếu trong hợp đồng quy định có sự chứng
nhận của cơ quan giám định. Công ty liên hệ với cơ quan giám định độc lập ( thường
tiến hành là Vinacontrol), hoàn thành đơn giám định và thanh toán chi phí. Sau khi
kiểm tra hàng đạt tiêu chuẩn, cơ quan giám định sẽ cấp chứng thư đối với hàng hóa
XK của công ty.
Nếu HĐ ( hoặc nước nhập khẩu) quy định hàng nhập khẩu ( có nguồn gốc từ thực vật )
phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thì công việc kiểm dịch được thực hiện bởi chi cục
bảo vệ thực vật (tại phố Nam Đồng ). Sau khi kiểm dịch hàng đạt tiêu chuẩn, Chi cục
sẽ cấp chứng thư đối với hàng hóa XK của công ty.
Công việc kiểm tra sẽ được hoàn tất trước khi đóng hàng vào container. Phương pháp

kiểm tra thường là cảm quan do không có tiêe chuẩn đánh giá chất lượng nên phụ

thuộc vào nhận định chủ quan của người kiểm tra, vì vậy không tránh khỏi các sai sót
nhất định.
Qua nghiệp vụ tập trung hàng XK của công ty bản thân nghiệp vụ đã thể hiện một số
ưu nhược sau:
Công ty đã kiểm soát được tiến trình sản xuất lô hàng, tạo thuận lợi tiến hành các
nghiệp vụ một cách chủ động.
Do tiến hành một cách thường xuyên, liên tục nên lô hàng XK thường hoàn thành
trước thời hạn quy định và đáp ứng tốt các tiêu chuẩn hàng mẫu. Mặt khác, mối quan
hệ giữa công ty và các chân hàng luôn được củng cố, phát triển.
Tuy nhiên, công việc kiểm tra đã tăng chi phí cho CBNV vì thường phải xuống cơ sở
nhiều lần mà các cơ sở này lại quá xa so với Hà Nội. Ngoài ra việc kiểm tra hàng hiện
nay làm mất khá nhiều thời gian của công ty do số lượng nhân viên nghiệp vụ có kinh
nghiệm còn thiếu.
Công ty chưa có kho chứa hàng XK, điều này làm tăng chi phí và gây khó khăn cho
việc bảo quản , quản lý hàng hóa khi nhận hàng từ các cơ sở chân hàng về cho tới lúc
giao hàng cho đối tác theo HĐ đã kí kết.
3.Thuê phương tiện vận tải và mua BH cho hàng XK:
Căn cứ vào thực tế về điều kiện cơ sở giao hàng, khối lượng và đặc điểm hàng hóa và
điều kiện vận tải … để thuê phương tiện vận tải phù hợp, lựa chọn mua hay không
mua bảo hiểm hàng hóa. Đa số hàng TCMN của công ty được vận chuyển, giao nhận
bằng container đường biển. Với số lượng hàng hóa ký kết trong HĐ công ty tính toán
để xác định loại vỏ và số vỏ container cần thiết cho việc đóng hàng, xác định số lượng
hàng giao phù hợp khi có điều khoản giao hàng từng phần và điều kiện dung sai số
lượng hàng giao nhằm đảo bảo thuận tiện và hạ chi phí trong giao hàng XK.

Hiện nay, công ty chủ yếu ký kết HĐXK với khách hàng theo điều kiện giao hàng
FOB hoặc CIF được điều chỉnh bởi Incoterm 2000. Trong 2 điều kiện giao hàng trên
thì công ty thường sử dụng điều kiện FOB nhiều hơn. Điều này hợp lý nhằm tiết kiệm

chi phí kinh doanh và tránh được nhược điểm của công ty trong công việc chuẩn bị
hàng đóng vào container đôi khi chưa đồng bộ.
Công ty cần tiến hành ký HĐ mua BH cho hàng hóa XK. Công ty thường ký HĐ mua
BH chuyến của Bảo Việt cho mỗi chuyến hàng. Đối với hàng TCMN vận chuyển bằng
đường biển, công ty thường mua điều kiện BH loại A( theo QTC- 1998 ), Giá trị bảo
hiểm là giá CIF của hàng hóa ( 110% CIF ). Thời gian bảo hiểm tính từ ngày hàng rời
cảng.
4. Làm thủ tục hải quan.
Trên thực tế việc làm thủ tục hải quan cho hàng TCMN được công ty tiến hành tại Hải
quan Hải Phòng theo 2 bước sau:
Công ty làm tờ khai hải quan và nộp tờ khai : cán bộ nghiệp vụ cần khai báo chi tiết
hàng hóa lên tờ khai hải quan theo mẫu HQ2002-XK, bao gồm các nội dung sau: Tên
hàng, ký mã hiệu hoặc mã số, phẩm chất, số lượng, khối lượng, đơn giá, tổng giá trị
và xuất xứ hàng hóa…nộp tờ khai và các chứng từ có liên quan.
Công việc nhận đăng ký, kiểm tra tờ khai và bộ giấy tờ hải quan do một nhân viên hải
quan đảm nhận thực hiện. Nếu hàng XK nguyên container nhân viên hải quan có thể
tiến hành kiểm hóa ngay tại cơ sở của người XK và giám sát quá trình sếp hàng vào
container. Còn nếu là XK lẻ thì việc kiểm hóa có thể tiến hành tại trạm giao nhận hàng
container hoặc một địa điểm đã được lãnh đạo Hải quan chấp nhận. Thủ tục hải quan
hoàn thành khi lãnh đạo đóng dấu nghiệp vụ đã làm thủ tục hải quan vào tờ khai hàng
hóa XK và trả cho chủ hàng. Công ty chịu mọi chi phí thủ tục thông quan.

×