Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.62 KB, 22 trang )

1
MỤC LỤC
I: Lí luận của luận điểm
Để nghiên cứu vấn đề “Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương cơ cấu kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”
1: Chúng ta cần xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lênin về mối
quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lưc lượng sản xuất:
1.1: Khái niệm về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để chỉ việc con người chinh phục
giới tự nhiên bằng tất cả sức mạnh hiện thực của mình trong quá trình thực hiện
sự sản xuất xã hội, là cái nói lên năng lực của con người trong quá trình sản xuất
tạo ra của cải xã hội .
Lực lượng sản xuất được tạo thành do sư kết hợp giữa lao động với tư liệu
sản xuất mà trước hết là với công cụ lao động, cũng như khoa học .
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất và tái
sản xuất, bao gồm : các quan hệ sở hửu đối với tư liệu sản xuất, các quan hệ
trong tổ chức quản lý và sản xuất, các quan hệ trong phân phối sản phẩm sản
xuất .
1.2: Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phụ thuộc và tác động lẫn nhau
một cách biện chứng và biểu hiện thành một trong những quy luật cơ bản nhất
của sự vận động của đời sống xã hội .
Sự biến đổi của sản xuất luôn luôn theo chiều tiến bộ, và xét cho cũng bắt
đầu từ sự biến đổivà phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao
động . Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng
hình thành và biến đổi cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất . Đương
nhiên, khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển thì tính chất của sản
xuấtcũng phát triển theo .
2
Trình độ của lượng sản xuất là khái niệm nói lên khả năng của con người
thực hiện quá trình biến đổi và thích nghi với giới tự nhiên nhằm bảo đảm cho


sự sinh tồn và phát triển của mình thông qua công cụ lao động . Trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất là sản phẩmcủa sự kết hợp giữa các nhân tố:
•Trình độ của công cụ lao động
•Trình độ tổ chức lao động xã hội
•Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất
•Trình độ kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người
•Trình độ phân công lao động
Tính chất của lực lượng sản xuất là khái niệm nêu lên tính chất xã hội hoá
của tư liệu sản xuất và của lao động . Ứng dụng với sự phát triển của nền sản
xuất xã hội được thể hiện thông qua sự phát triển của công cụ lao động, tính chất
xã hội của lực lượng sản xuất cũng biến đổi . Tuy vậy, trong nền sản xuất xã hội
đôi khi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất không đi đôi với tính chất xã
hội hoá của nó .
Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất phản ánh khả năng chinh
phục giới tự nhiên của con người : khả năng này chỉ đạt tới đỉnh cao khi quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lượng sản xuất .
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lượng sản
xuất là một trạng thái trong đó các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất tạo địa bàn
đầy đủ cho lực lượng sản xuất phát triển . Chỉ khi nào cả ba mặt của quan hệ sản
xuất thích ứng với trình độ của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện tốt nhất cho
việc sử dụng và kết hợp giữa lao động và tư liệu sản xuất thì sẽ tạo ra cơ sở phát
triển hết khả năng của ực lượng sản xuất .
Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ mới với tính chất xã
hội hoá ở mức cao hơn sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất sẽ chuyển thành không phù hợp . Mâu thuẫn càng trở nên gay gắt tất
yếu sẽ dẫn tới việc xã hội phải xoá bỏ bằng cách này hay cách khác quan hệ sản
xuất cũ và thay bằng quan hệ sản xuất mới, phù hợp với trình độ của lực lượng
sản xuất đã thay đổi, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển . Điều này sẽ
dẫn tới sự diệt vong của phương thức sản xuất cũ và sự ra đời của phương thức
sản xuất mới .

Như vậy, lượng sản xuất quyết định sự hình thành và phát triển của quan
hệ sản xuất, một khi lượng sản xuất đã biến đổi thì sớm hay muộn thì quan hệ
3
sản xuất cũng phải biến đổi cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất
mới.
Tuy vậy, quan hệ sản xuất cũng thể hiện tính độc lập tương đối với lượng
sản xuất . Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất, quy định mục
đích xã hội của sản xuất, tác động đến khuynh hướng phát triển của công nghệ .
Tren cơ sở đó hình thành một hệ thống những yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
phát triển của một lực lượng sản xuất . Khi quan hệ sản xuất phù hợp, phát triển
hợp lý và đồng bộ với lực lượng sản xuất thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất, trong trường hợp ngược lại, quan hệ sản xuất sẽ kìm hãm lực
lượng sản xuất phát triển . Nếu quan hệ sản xuất lạc hậu hơn hoặc “tiên tiến”
hơn một cách giả tạo cũng sẽ làm cho lực lượng sản xuất không phát triển . Khi
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã trở nên gay gắt, đòi
hỏi phải giải quyết, song con người không phát hiện được, hay khi đã phát hiện
được mà không giải quyết, hoặc giải quyết một cách sai lầm …thì không thể
phát triển được lực lượng sản xuất, thậm chí còn phá hoại lực lượng sản xuất .
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng
sản xuất là quy luật phổ biến tác động tới toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử
loài người từ xã hội công xã nguyên thuỷ đến xã hội cộng sản tương lai và là
quy luật cơ bản nhất trong hệ thống các quy luật xã hội .
2: Quan điểm của Đảng kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mac- Lênin nhận
thức đúng đắn về trình độ của lực lượng sản xuất, tìm ra điểm kết nối hợp lý
giữa trình độ và xu hướng phát triển, là cơ sở để định hướng xây dựng quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất
Đảng ta kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mac- Lênin nhận thức đúng đắn
về trình độ của lực lượng sản xuất, tìm ra điểm kết nối hợp lý giữa trình độ và
xu hướng phát triển, là cơ sở để định hướng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ lực lượng sản xuất

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lênin, khi bước vào thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có một đặc điểm lớn nhất từ một nước nông nghiệp
lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa. Thực chất của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình
cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất hiện đại phù hợp với xu hướng
phát triển ngày càng vũ bão khoa học công nghệ của các nước trên thế giới. nên
trong thời gian này nước ta tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu theo sau
nó Đảng ta chủ trương kết hợp nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
4
Như vậy, xây dựng quan hệ sản xuất mới định hướng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta, Đảng đã cũng cố và quát triệt thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu sau
đây:
Thứ nhất, quan hệ sản xuất mới được xây dựng phải dựa trên kết quả của
sự phát triển lực lượng sản xuất, “ bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở
hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới”.
Thứ hai, quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba mặt: sở hữu tư liệu sản xuất,
tổ chức quản lí và phân phối sản phẩm, do đó, quan hệ sản xuất mới phải được
xây dựng một cách đồng bộ cả ba mặt đó.
Thứ ba, tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản
xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là ở hiệu quả của nó: thúc đẩy phát
triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã
hội.
Trong thời kì quá độ ở nước ta, tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, hình thành
nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng, đan xen,
hỗn hợp. Do đó, xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời phải tôn
trọng và sử dụng lâu dài và hợp lí cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
II.Kinh nghiệm, thực tiễn của các nước
Thực tiễn nhất, chúng ta hãy nhìn vào Cộng hòa nhân dân Trung Hoa khi
định hướng theo nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ nên

chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc và đã đạt được thành công đáng kể.
1: Cải cách kinh tế của Trung Quốc
Kể từ năm 1978, tại hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng cộng sản
Trung Quốc (12/1978) chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã quyết
định cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô
hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy
trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được
gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc", là một loại kinh tế
hỗn hợp. Đây là cuộc cải cách lớn, toàn diện về kinh tế, từ tư duy lý luận đến
hoạt động thực tiễn, từ quan hệ sở hữu tài sản tới cơ chế quản lý kinh tế, từ điều
hành nền sản xuất tới phân phối thu nhập...
Để thực hiện công cuộc cải cách này, Trung Quốc đã thực hiện cải cách
một cách toàn diện nông nghiệp, công nghiệp,…
5
1.1: Cải cách trong nông nghiệp
Trong nông nghiệp, bằng việc chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế
độ khoán đến từng hộ gia đình. Cụ thể của việc vải cách trong nông nghiệp có
thể thấy qua quá trình sau: Trước cải cách nông nghiệp ở Trung Quốc, khoán
sản phẩm được coi là vi phạm nguyên tắc công hữu thiêng liêng, đi theo chủ
nghĩa tư bản. Nông dân không tự sản xuất được lương thực cho mình từ đó nảy
sinh ba dựa: “Lương thực dựa vào đi mua, sản xuất dựa vào vay vốn, đời sống
dựa vào cứu tế”. Chính quan điểm cứng nhắc và quan lieu này đã đưa nền nông
nghiệp Trung Quốc đi tới sự suy yếu cũng như không còn phù hợp với tình hình
lúc bấy giờ. Vì vậy, cần có những thay đổi về quan điểm sao cho phù hợp với
tình hình Trung Quốc lúc này. Năm 1982, Trung Quốc thực hiện khoán sản
lượng hoặc khoán toàn bộ đến hộ nông dân. Việc giải phóng năng lực sản xuất
cho hàng trăm triệu hộ nông dân đã mang lại bước nhảy vọt trong kinh tế nông
thôn.
1.2: Cải cách trong công nghiệp
Trong công nghiệp, trước cải cách, hoạt động kinh doanh của các xí

nghiệp không được quyết định bởi lợi ích của bản thân xí nghiệp hay nhu cầu thị
trường. Tất cả được quyết định bởi những người đứng đầu nhà nước với con dấu
nắm chặt trong tay. Nhưng càng nắm, càng không chặt, tưởng nắm lại không
nắm gì. Công nghiệp lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Đặng Tiểu Bình chỉ
đạo cuộc cải cách chỉ bằng những lý luận hết sức đơn giản: dỡ miếu tông thần,
không cần nhiều lãnh đạo, nhiều con dấu, nhiều chỉ thị mà quan trọng nhất là
quyền tự chủ.
Ông nói: “Mỗi đội sản xuất có quyền tự chủ kinh doanh thì một mảnh đất
nhỏ chưa được trồng trọt, một mặt nước nhỏ chưa được sử dụng, xã viên và cán
bộ cũng ngủ không yên, tìm mọi biện pháp để tận dụng. Toàn quốc có mấy chục
vạn xí nghiệp, mấy triệu đội sản xuất đều ra sức suy nghĩ, thì có thể làm ra biết
bao tiền của”. Đó chính là đòn bẩy kinh tế, các doanh nghiệp được phép sử dụng
lợi nhuận sau khi nộp thuế, được trả lương cho nhân viên theo hiệu quả, lợi
nhuận, được tự chủ quyết định sản xuất cái gì để có thể đáp ứng nhu cầu thị
trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Động lực lợi ích được khơi thông
thì tự nền kinh tế phát triển mà không cần những lời hô hào, khẩu hiệu như giai
đoạn trước đó. Năm 1986, Trung Quốc khởi động cải cách doanh nghiệp nhà
nước. Thực hiện việc cổ phần hóa và hợp tác cổ phần hóa các doanh nghiệp.
6
Quá trình cải cách nền kinh tế đã hình thành nên các thành phần kinh tế trong
nền kinh tế Trung Quốc: Thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài,… Nói đến cải cách của Trung Quốc chúng ta không
thể không nói tới sáu đột phá lớn về lý luận trong việc xây dựng CNXH:
Lý luận về kinh tế thị trường XHCN
- Đã đột phá vào những quan điểm có tính chất chế độ và thuộc tính giai
cấp của kinh tế thị trường, xây dựng nên lý luận kinh tế thị trường vừa có thể
phục vụ cho CNTB lại vừa có thể phục vụ cho CNXH.
- Đã đột phá vào lý luận truyền thống cho rằng chế độ công hữu của
CNXH không thể kết hợp với kinh tế thị trường; xây dựng nên lý luận chế độ
công hữu có thể kết hợp được với kinh tế thị trường.

- Đã đột phá vào quan niệm cho rằng chế độ công hữu của CNXH phải
thuần nhất, xây dựng nên lý luận coi công hữu là chủ thể, nhiều loại sở hữu cùng
phát triển.
- Đã đột phá vào lý luận coi phân phối theo lao động là phương thức duy
nhất; xây dựng nên lý luận coi phân phối theo lao động là chủ thể, nhiều loại
phương thức phân phối đồng thời cùng tồn tại.
Lý luận về giai đoạn đầu của CNXH và lý luận mang đặc sắc Trung Quốc
- Đã đột phá vào quan niệm cho rằng CNXH chỉ có tính chung, tính phổ
biến, xây dựng nên lý luận các nước XHCN đều có tính đặc thù, có thể đi con
đường đặc sắc của mình.
- Đã đột phá vào quan niệm cho rằng CNXH chỉ có học tập Liên Xô, chỉ
có thể sao chép, chuyển dịch theo, xây dựng nên lý luận CNXH phải học tập,
tiếp thu mọi thành quả văn minh của loài người để sử dụng cho mình.
- Đã đột phá vào quan niệm "quá độ nghèo", "quá độ nhanh", xây dựng
nên lý luận CNXH của Trung Quốc vẫn nằm trong giai đoạn đầu của CNXH, cải
cách và phát triển phải xuất phát từ tình hình của giai đoạn đầu.
Lý luận về chế độ sở hữu và hình thức thực hiện của chế độ sở hữu.
- Đã phá bỏ quan niệm truyền thống sợ "tư nhân", sợ "tư bản chủ nghĩa",
hạn chế sự phát triển của kinh tế phi công hữu, xây dựng nên lý luận có thể
mạnh dạn lợi dụng mọi hình thức sở hữu phù hợp với điều "3 có lợi", mọi
7
phương thức kinh doanh và hình thức tổ chức phản ánh quy luật của nền sản
xuất xã hội hoá.
- Đã phá bỏ quan niệm coi kinh tế quốc hữu là hình thức cao cấp của chế
độ công hữu, kinh tế tập thể là hình thức thấp nhất của chế độ công hữu, hình
thức thấp nhất phải quá độ sang hình thức cao cấp; xây dựng nên lý luận cho
rằng kinh tế quốc hữu và kinh tế tập thể không phân biệt cao hay thấp, phải cùng
phát triển trong cạnh tranh bình đẳng.
- Đã phá bỏ quan niệm cho rằng kinh tế quốc hữu càng lớn càng công hữu
càng tốt, là đặc trưng của nền kinh tế XHCN; xây dựng nên lý luận cho rằng vai

trò chủ đạo của kinh tế quốc hữu chủ yếu biểu hiện ở sức khống chế và sức ảnh
hưởng, tiến hành điều chỉnh đối với bố cục và kết cấu sở hữu của kinh tế quốc
hữu.
- Đã phá bỏ quan niệm cho rằng kinh tế phi công hữu là thuộc tính xã hội
của kinh tế TBCN, là sự bổ sung có ích của chế độ công hữu XHCN; xây dựng
nên lý luận kinh tế phi công hữu là bộ phận tổ thành quan trọng của nền kinh tế
thị trường XHCN, lấy công hữu làm chủ thể, nhiều thành phần kinh tế cùng phát
triển là chế độ kinh tế cơ bản của CNXH.
- Đã phá bỏ quan niệm cho rằng chế độ sở hữu và hình thức thực hiện của
nó không tách rời nhau, đồng nhất hoá hình thức thực hiện chế độ công hữu; xây
dựng nên lý luận chế độ sở hữu và hình thức thực hiện của nó là có sự khác
nhau, cần tìm tòi hình thức thực hiện đa dạng hoá của chế độ công hữu.
Lý luận về chế độ cổ phần và hợp tác cổ phần
- Cuộc tranh luận về chế độ cổ phần là tư hữu hay công hữu, đã làm rõ
chế độ cổ phần vừa không mang họ "công" (công hữu) cũng không mang họ
"tư" (tư hữu), mà là kinh tế sở hữu hỗn hợp có thể dung hợp "công" và "tư"
thành một thể. Nếu là quốc hữu và tập thể khống chế cổ phần thì sẽ mang tính
chất công hữu; nếu là tư doanh và thương nhân nước ngoài khống chế cổ phần
thì mang tính chất tư hữu.
- Cuộc tranh luận về chế độ cổ phần là kinh tế TBCN hay kinh tế XHCN,
đã làm rõ nó vừa không phải họ "tư" (TBCN) cũng không phải họ "Xã"
(XHCN), mà là một hình thức tổ chức vốn của chế độ xí nghiệp hiện đại, là hình
thức thực hiện có hiệu quả phù hợp với yêu cầu kinh tế thị trường của kinh tế
quốc hữu.
- Cuộc tranh luận về chế độ hợp tác cổ phần là kinh tế gì, đã làm rõ kinh
tế hợp tác cổ phần vừa không phải là chế độ cổ phần, cũng không phải là chế độ
hợp tác, mà là một hình thức thực hiện của kinh tế công hữu loại hình mới mang
8
một số đặc điểm của cả chế độ cổ phần lẫn chế độ hợp tác, là sản phẩm mới
mang đặc sắc Trung Quốc, là kinh tế tập thể của sự liên hợp lao động và liên

hợp vốn, là một hình thức có hiệu quả của việc cải cách chế độ đối với các xí
nghiệp nhỏ quốc hữu.
Lý luận về phân phối theo lao động và phân phối theo các yếu tố sản xuất
- Đã đột phá vào quan điểm truyền thống cho rằng phân phối theo lao
động là đặc điểm của CNXH, phân phối theo vốn là đặc điểm của CNTB. Đã
xác định lý luận kết hợp với nhau giữa phân phối theo lao động và phân phối
theo yếu tố sản xuất, kiên trì ưu tiên hiệu quả, chú ý công bằng, có lợi cho việc
sắp xếp tối ưu các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững xã hội ổn
định.
- Đã đột phá vào quan niệm bình quân chủ nghĩa, xây dựng nên lý luận
cho phép và khuyến khích một số người, một số vùng thông qua lao động thành
thực, kinh doanh hợp pháp được giàu lên trước.
- Đã đột phá vào quan niệm cho rằng phân phối theo vốn, kỹ thuật thuộc
về thu nhập phi pháp, làm rõ lý luận đồng thời quán triệt nguyên tắc phân phối
theo lao động, thực hiện làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm
không hưởng, cần cho phép và khuyến khích việc phân phối lợi ích thu được
theo sự tham gia của các yếu tố sản xuất như vốn, kỹ thuật.
Lý luận về công nhân viên chức nghỉ việc (hạ cương) và tái việc làm
- Đột phá vào quan niệm truyền thống cho rằng thất nghiệp là đặc trưng
của CNTB, việc làm đầy đủ là đặc trưng của CNXH; xây dựng nên lý luận cho
rằng trong các nước XHCN theo đà đi sâu cải cách doanh nghiệp, tiến bộ kỹ
thuật và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nhân viên lưu động và công nhân viên chức
(CNVC) nghỉ việc là điều không thể tránh khỏi.
- Làm sáng tỏ quan điểm cho rằng nhân viên lưu động và CNVC nghỉ
việc là căn bệnh xuất hiện khi cải cách doanh nghiệp; xây dựng nên lý luận cho
rằng nhân viên lưu động và CNVC nghỉ việc sẽ đưa lại những khó khăn tạm thời
ch một bộ phận CNVC, nhưng căn bản mà nói, điều đó có lợi cho cải cách
doanh nghiệp, tiến bộ kỹ thuật, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế,
phù hợp với lợi ích lâu dài của giai cấp công nhân.
- Đã đột phá vào quan niệm cho rằng CNVC doanh nghiệp Nhà nước nghỉ

việc, thuyên chuyển cần phải do Nhà nước bao cấp, xây dựng quan niệm mới
cho rằng, Đảng và chính quyền các cấp phải thực hiện những biện pháp tích cực,

×