Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Doanh nghiệp bán tài chính và các công tác nghiệp vụ liên quan đến tài chính pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.14 KB, 35 trang )

Lời mở đầu
Bất kỳ một đơn vị nào khi bước vào kinh doanh thì bao giờ cũng phải đặt ra mục tiêu
trước mắt là kinh doanh có hiệu quả và đạt được lợi nhuận tối đa. Để đạt được mục
tiêu đó, ngoài những đường lối, chính sách của nhà quản trị, nhà quản trị phải quan
tâm đến vấn đề tổ chức trong đơn vị, bởi đó là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của đơn vị. Việc xác định đúng đắn cơ cấu tổ chức sẽ tạo điều kiện cho đơn
vị hoạt động tốt hơn, kích thích được sự sáng tạo của các thành viên, tạo được sự phối
hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong tổ chức.
Cơ cấu tổ chức khoa học và hợp lý phải phù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất kinh
doanh của đơn vị, phải phù hợp với năng lực hoạt động của đơn vị. Sự phù hợp đó thể
hiện ở sự phân quyền, phân cấp quản lý tài chính ở đơn vị
Bên cạnh đó hệ thống thông tin nhanh cũng góp phần phục vụ cho nhà quản lý trong
quá trình quyết định để đạt được mục tiêu cuối cùng. Hệ thống này đảm bảo với công
tác tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị, đặc biệt là công tác hạch toán các khoản công
nợ. Xuất phát từ thực tiễn đó, trong một thời gian thực tập tại Xí nghiệp Xây dựng Dân
dụng và Công nghiệp 576, em chọn đề tài: “Kế toán các khoản công nợ mua và công
nợ bán tại Xí nghiệp Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 576” là đề tài nghiên cứu
trong thời gian thực tập của mình để làm chuyên đề tốt nghiệp.
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần I. Cơ sở lý luận về tình hình hạch toán các khoản công nợ .
Phần II. Tình hình thực tế hạch toán các nghiệp vụ thanh toán công nợ tại Xí nghiệp
Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 576.
Phần III. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán các nghiệp vụ
thanh toán công nợ tại Xí nghiệp .
Mặc dù hết sức cố gắng, song với năng lực và thời gian có hạn, đề tài mà em trình bày
không tránh khỏi sai sót. Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của thầy và
các cô chú ở phòng kế toán tại Xí nghiệp Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 576.
PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN CÔNG
NỢ
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CÁCNGHIỆP VỤ THANH
TOÁN CÔNG NỢ MUA, CÔNG NỢ BÁN:


1. Nội dung các nghiệp vụ thanh toán:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ
thanh toán, phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa đơn vị với công nhân viên chức, với
ngân sách, với người mua, người bán thông qua quan hệ thanh toán có thể đánh giá
được tình hình tài chính và chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. nếu hoạt
động tài chính tốt doanh nghiệp sẽ ít bị chiếm dụng và ít đi chiếm dụng vốn của người
khác. Ngược dụng vốn lẫn nhau, dẫn đến công nợ dây dưa kéo dài.
2. Nguyên tắc hoạt động của nghiệp vụ thanh toán:
Để theo dõi chính xác kịp thời các nghiệp vụ thanh toán kế toán cần quá triệt các
nguyên tắc sau:
- Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả cho từng đối tượng thường
xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra việc thanh toán được kịp thời.
- Đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán cần
kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn phải thanh toán
có xác nhận bằng văn bảng.
- Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu có gốc ngoại tệ, cần theo dõi ngoại tệ và quy
đổi theo “đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư
theo tỷ giá thực tế.
- Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu bằng vàng, bạc, đá quý, cần chi tiết theo cả
theo cả chie tiêu giá trị và hiện vật. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế.
- Cần phân loại các khoản nợ phải trả, phải thu theo thời gian thanh toán cũng như
theo từng đối tượng, nhất là những đối tượng có vấn đề để có kế hoạch và biện pháp
thanh toán phù hợp.
- Tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên nợ và có của một số tài khoản thanh
toán như TK 131, TK 331 mà phải căn cứ vào số sư chi tiết từng bên để lấy số liệu ghi
vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán.
3. Hạch toán cáckhoản thanh toán với người mua:
- Tài khoản hạch toán:
Để theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá cung
cấp lao vụ, dịch vụ, tài sản kế toán sử dụng TK 131 “Phải thu của khách hàng”. Tài

khoản này được theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, trong đó phân ra khách hàng
đúng hạn, khách hàng có vấn đề ,để có căn cứ xác định mức dự phòng cần lập và biện
pháp xử lý.
Bên Nợ:
+ Số tiền bán vật tư, sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ phải thu ở khách hàng.
+ Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
+ Điều chỉnh khoản chênh lệch do tỷ giá ngoại tệ tăng với các khoản phải thu người
mua có gốc ngoại tệ
Bên Có:
+ Số tiền đã thu ở khách hàng (kể cả tiền ứng trước của khách hàng)
+ Số chiếu khấu, giảm giá hàng bán và doanh thu của từng hàng bán bị trả lại trừ vào
nợ phải thu.
+ Các nghiệp vụ khác lamd giảm khoản phải thu ở khách hàng (chênh lệch giảm tỷ
giá, thanh toán bù trừ, xoá sổ nợ khó đòi )
TK 131 có thể đồng thời vừa dư bên Nợ vừa dư bên Có.
Dư Nợ: phản ánh số tiền doanh nghiệp còn phải thu khách hàng.
Dư Có: phản ánh số tiền người mua đặt trước hoặc trả thừa.
* Phương pháp hạch toán:
- Trường hợp bán hàng thu tiền sau (bán chịu)
Bán hàng thu tiền sau là việc doanh nghiệp sau khi giao hàng cho khách hàng, được
khách hàng chấp nhận số hàng đủ giap nhưng tiền hành chưa thanh toán. Về thực chất
bán hàng thu tiền sau là việc bán hàng thu tiền chậm cụ thể như sau:
Sơ đồ hạch toán thanh toán với người mua
(Tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ)
Sơ đồ hạch toán thanh toán với người mua
(Tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp)
4. Hạch toán các khoản thanh toán với người cung cấp:
a. Tài khoản hạch toán:
Để theo dõi tình hình phân tích các khoản nợ phải trả cho người cung cấp, người bán
vật tư, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ , người nhận thầu xây dựng cơ bản, nhận thầu sửa

chữa tjr cố định kế toán sử dụng TK 331 “Phải trả cho người bán”. Tài khoản này
được mở chi tiết theo từng đối tượng thanh toán và kết cấu như sau:
Bên Nợ:
- Số tiền đã trả hco người bán (kể cả tiền đặt trước).
- Các khoản chiết khấu mua hàng, giảm giá mua và hàng mua trả lại được người bán
chấp nhận trừ vào số nợ phải trả.
- Các nghiệp vụ khác phát sinh làm giảm nợ phải trả người bán (thanh róan bù trừ, nợ
vô chủ )
Bên Có:
- Tổng số tiền hàng phải trả người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ, lao
vụ và người nhận thầu xây dựng cơ bản nhận thầu sửa chữa lớn tài sản cố định
- Số tiền ứng thừa nhận được người bán trả lại.
- Các nghiệp vụ khác phát sinh làm tăng nợ phải trả người bán (chênh lệch tăng tỷ giá,
điều chỉnh tăng giá tạm tính )
TK 331 có thể đồng thời có số dư bên nợ và có số dư bên có.
Dư Nợ: Phản ánh số tiền ứng trước hoặc trả thừa cho người bán.
Dư Có: Số tiền còn phải trả người bán, người cung cấp.
b. Phương pháp hạch toán:
+ Trường hợp mua chịu vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ:
Mua chịu vật tư, hàng hóa, tài sản, lao vụ, dịch vụ là việc người bán chấp nhận cho
doanh nghiệp (người mua) thanh toán chậm khối lượng hàng mà họ đã bán giao cho
người mua. Mua chịu hàng còn được gọi là mua trả chậm hay mua thanh toán sau. Khi
mua chịu, kế toán căn cứ vào giá trị hàng mua, phản ánh các bút tóan sau:
- Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Phản ánh giá
trị vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ mua chịu phải trả người bán (ghi theo giá mua
không thuế đầu vào)
Nợ TK liên quan (TK 151, 152, 153, 156): giá mua
Nợ TK 211, 213: giá mua tài sản cố định chưa có thuế VAT.
Nợ TK 241 (chi tiết công trình): giá giao thầu chưa có thuế VAT.
Nợ TK liên quan (TK 611, 627, 641, 642, 821 ) giá mua

Nợ TK 133 (1331, 1332): thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331 (chi tiết đối tượng): tổng giá thanh toán
Phản ánh số giảm giá hàng mua, giá mua hàng trả lại (cả thuế VAT) trừ vào số tiền
hàng phải trả.
Có TK liên quan (TK 152, 153, 156, 211, 213 ): số giảm giá hàng mua, hàng mua trả
lại không có thuế VAT.
Có TK 133: thuế VAT tươngứng với số giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại được
khấu trừ.
Phản ánh số chiết khấu thanh toán được hưởng trừ vào nợ phải trả.
Nợ TK 331 (chi tiết đối tượng): số chiết khấu trừ vào số nợ.
Có TK 711: ghi tăng thu nhập hoạt động tài chính.
Sơ đồ hạch toán thanh toán với người mua
(Tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp)
Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT thưo phương pháp trực tiếp hay với những
hàng không thuộc diện chịu thuế VAT:
Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ mua chịu phải trả người bán.
Nợ TK liên quan (TK 151, 152, 153, 156): tổng giá thanh toán
Nợ TK 211, 213: giá mua t có thuế VAT.
Nợ TK 241 (chi tiết công trình): tổng giá thanh toán
Nợ TK liên quan (TK 611, 627, 641, 642, 821 ) tổng giá thanh toán
Có TK 331 (chi tiết đối tượng): tổng giá thanh toán
Phản ánh số chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại được người
bán chấp nhận trừ vào số nợ phải trả (nếu có) , ghi:
Nợ TK 331 tổng số chiết khấu, giảm giá, giá mua hàng trả lại (cả thuế VAT) trừ vào số
tiền hàng phải trả.
Có TK liên quan (TK 152, 153, 156, 211, 123 ): số giảm giá hàng mua, hàng mua bị
trả lại theo giá có thuế VAT.
Có TK 711: số chiết khấu thanh toán được hưởng.
Sơ đồ hạch toán thanh toán với người bán
(Tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp)

Khi thanh toán hết tiền hàng cho người bán:
Nợ TK 331 (chi tiết đối tượng): số tiền đã thanh toán.
Có TK liên quan (111, 112): số tiền đã thanh toán
Có TK liên quan (311, 341): số tiền vay đã thanh toán cho người bán, người cung cấp,
người nhận thầu.
Có TK 131 (chi tiết đối tượng): số đã thanh toán bù trừ.
5. Hạch toán tình hình thanh toán với Ngân sách Nhà nước:
a. Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình thanh toán các khoản với ngân sách Nhà nước về các khoản thuế,
phí, lệ phí kế toán sử dụng TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”. Tài
khoản này được mở chi tiết theo tình hình thanh toán từng khoản nghĩa vụ (phải nộp,
đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa). Mọi khoản thuế, phí lệ phí theo quy định được tính
bằng VNĐ. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ, phải quy đổi ra VNĐ
theo tỷ giá thực tế để ghi sổ TK 333 có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản đã nộp Ngân sách Nhà nước .
- Các khoản trợ cấp, trợ giá được ngân sách duyệt.
- Các nghiệp vụ khác làm giảm số phải nộp ngân sách.
Bên Có:
- Cáckhoản phải nộp Ngân sách Nhà nước .
- Các khoản trợ cấp, trợ giá đã nhận.
Dư Có: các khoản còn phải nộp ngân sách Nhà nước.
Dư Nợ : (nếu có) số nộp thừa cho ngân sách hoặc các khoản trợ cấp, trợ giá được
ngân sách duyệt nhưng chưa nhận.
Bên cạnh TK 333, kế toán còn sử dụng TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”. Tài
khoản này chỉ sử dụng đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế VAT theo
phương pháp khấu trừ. Nội dung phản ánh của tài khoản 133:
Bên Nợ: phản ánh số thuế VAT được khấu trừ.
Bên Có:
- Số thuế VAT đầu vào đã khấu trừ trong kỳ.

- Các nghiệp vụ khác làm giảm thuế VAT đầu vào (số không được khấu trừ, số đã
được hoàn lại, số thuế của hàng mua trả lại )
Dư Nợ : Phản ánh số thuế VAT đầu vào còn được khấu trừ hay hoàn lại nhưng chưa
nhận.
TK 133 được chi tiết thành 2 tiểu khoản:
TK 1331: Thuế GTGT tăng được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ.
TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.
b. Hạch toán thuế GTGT:
* Căn cứ tính thuế GTGt là giá trị tính và thuế suất.
Thuế giá trị gia tăng cơ sở kinh doanh phải nạp được tính theo một trong hai phương
pháp: khấu trừ và phương pháp trực tiếp trên thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở
kinh doanh thuộc đối tượng nạp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động
kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt
động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên thuế giá trị gia tăng.
Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nạp theo phương pháp sau:
- Phương pháp trừ thuế:
Đối tượng áp dụng là cácđơn vị tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp Nhà
nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần,
hợp tác xã và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, từ các đối tượng áp dụng tính thuế
theo phương pháp tính trực tiếp nên giá trị gia tăng. Số thuế giá trị gia tăng phải nạp
được xác định theo công thức sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra * Thuế tính thuế GTGT
theo phương pháp đầu vào
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ chịu thuế bán ra *
Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ vào
Thuế GTGT tổng số thuế GTGT giá trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa nhập khẩu.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên giá trị gia tăng là:
Cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ
để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ:
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra *
Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ
Trong đó:
GTGT của hàng hóa, dịch vụ = Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra
* Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng
c. Phương pháp hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt:
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và
suất thuế.
Phương pháp hạch toán :
Khi bán hàng, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
Phản ánh doanh thu tiêu thụ (gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt)
Nợ TK liên quan (131, 111, 112 )
Có TK 511, 512.
Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp:
Nợ TK 511, 512
Có TK 333 (3332)
Khi nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, căn cứ vào hóa
đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nạp thuế, phản ánh số thuế phải nộp (tính vào
giá vốn vật tư, hàng hóa)
Nợ TK liên quan (151,152,153,156,211 )
Có TK 333 (3332)
Khi nạp thuế tiêu thụ đặc biệt cho ngân sách:
Nợ TK 333 (3332): số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp
Có TK liên quan (111,112,311 )
d. Phương pháp hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp:
Theo quy định tại điều VII luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập chịu thuế được
xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
trong kỳ tính thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu
thuế khác trong kỳ tính thuế
Trong đó: doanh thu để tính thuế thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung
ứng dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trợ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính như sau:
Tổng số thuế thu nhập DN phải nộp trong kỳ = Tổng số thu nhập chịu thuế
trong kỳ tính thuế * Thuế suất
e. Phương pháp hạch toán khoản thu trên vốn:
Thu trên vốn là khoản tiêu thụ về sử dụng vốn ngân sách và vốn có nguồn gốc từ ngân
sách Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế nhằm đảm bảo công bằng trong việc sử
dụng các nguồn vốn, thúc đẩy đơn vị sử dụng vốn có hiệu quả. Tất cả các tổ chức kinh
doanh hạch toán kinh tế độc lập có sử dụng vốn ngân sách nếu sau khi nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp mà còn lợi nhuận điều phải nộp thu trên vốn (kể cả đơn vị sự
nghiệp hạch toán kinh tế, ngân hàng, bảo hiểm )
Số thu trên vốn phải nộp hàng tháng = Tổng số vốn thuộc diện phải nộp thu
trên vốn * Tỷ lệ thu trên vốn hàng tháng
Tổng số vốn thuộc diện phải nộp thu trên vốn bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động do
ngân sách cấp và vốn có nguồn gốc từ ngân sách cấpcăn cứ vào biên bản giao nhận và
số vốn tăng thêm (do ngân sách cấp bổ sung, do bảo toàn). Số vốn mà Nhà nước đã thu
hồi (khấu hao cơ bản đã nộp, vốn hoàn lại cho ngân sách, số tiền chuyển cho đơn vị
khác ) được trừ vào số vốn phải nộp thuế.
Phản ánh số thu trên vốn phải nộp:
Nợ TK 421
Có TK 333 (3335)
Khi nộp:
Nợ TK 333 (3335)
Có TK liên quan (111,112,311 )
6. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán nội bộ:
Các nghiệp vụ thanh toán nội bộ tại xí nghiệp đối với đơn vị cấp trên và đơn vị cấp

dưới được hạch toán vào TK 136 “Phải thu nội bộ” và TK 336 ”Phải trả nội bộ”.
* Tại xí nghiệp mở TK 136(8), tài khoản được mở chi tiết cho từng đơn vị trực thuộc
xí nghiệp.
TK 136(8) - chi tiết cho xí nghiệp được mở như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản phải thu về thanh toán hộ vật tư.
- Phải thu về thanh toán tiền điện, nước.
- Phải thu về thanh toán hộ lãi vay đầu tư
- Phải thu về tạm ứng kinh phí
- Phải thu về chi phí quản lý nộp lên Tổng công ty.
- Phải thu về khấu hao TSCĐ
- Phải thu về 2% KPCĐ.
- Phải thu về 15% BHXH.
- Phải thu về 2% BHYT.
- Phải thu về 1% BHYT và 5% BHXH.
Bên Có:
- Các đơn vị trực thuộc thanh toán tiền điện thắp sáng, biển quảng cáo cho xí nghiệp.
- Các đơn vị trực thuộc nộp tiền nhận thiết kế công trình về cho xí nghiệp.
* Tại các đơn vị trực thuộc mở TK 336 (3368) phản ánh các khoản thanh toán giữa xí
nghiệp với đơn vị trực thuộc.
+ Bên Nợ:
- Khách hàng của đơn vị trực thuộc trả tiền xây lắp thiết kế
- Đơn vị trực thuộc trả nợ xí nghiệp.
- Tiền điện thắp sáng biển quảng cáo .
- Chuyển trả tiền cho xí nghiệp.
+ Bên Có:
- Xí nghiệp báo nợ tiền hồ sơ nhân lực
- Báo nợ lãi vay vốn lưu động.
- Ngân hàng thu phí bảo lãnh hợp đồng.
- Tổng thu phí bảo lãnh dự thầu.

- Phải trả về tạm ứng kinh phí.
- Phải trả về khấu hao.
- Phải trả về BHXH, BHYT.
Sơ đồ hạch toán phải thu nội bộ
(1) Doanh thu nhờ thu hộ
(2) Khấu hao TSCĐ phải thu ở đơn vị cơ sở
(3) Số tiền bán hàng
(4) Các khoản thuế phải thu ở các đơn vị cơ sở
(5) Các đơn vị vay vốn để kinh doanh
(6) Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý
(7) Đơn vị cơ sở trả nợ cho xí nghiệp.
(8) Các đơn vị chuyển trả hàng hóa cho xí nghiệp.
Sơ đồ hạch toán cáckhoản phải trả ở các đơn vị cơ sở
(1) Chi tiền trả, nộp cho xí nghiệp.
(2) Trả tiền hàng hóa cho xí nghiệp.
(3) Nhận tiền do xí nghiệp chuyển xuống.
(4) Nhận hàng do xí nghiệp chuyển xuống.
(5) Xí nghiệp trả nợ tiền hàng
(6) Chi phí do xí nghiệp phân bổ xuống
(7) Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp về xí nghiệp
PHẦN II TÌNH HÌNH THỰC TẾ HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN
CÔNG NỢ TẠI XÍ NGHIỆP
A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
XÍ NGHIỆP:
I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Sự hình thành của xí nghiệp:
Xí nghiệp hoạt động theo quyết định và giấy phép:
- Quyết định thành lập số 2223/GĐ/TCCB-LĐ ngày 13 tháng 6 năm 2001 của Chủ tịch
Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 3147 ngày 18 tháng 6 năm 2001 của Sở Kế hoạch

và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng.
Tên giao dịch quốc tế:
“Industrial & Civil Enginccrring Enterprise Company 576”
Tên viết tắt: “INCENCO 576”
* Trụ sở chính đặt tại : Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
Tiền thân của xí nghiệp xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 576 là phòng Xây dựng
Dân dụng của Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5. Trong thời kỳ kinh tế
kế hoạch hóa tập trung, phòng Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, cơ sở kỹ thuật hạ
tầng, khu công nghiệp, cụm dân cư độ thị do Tổng Công ty Xây dựng Công trình
Giao thông 5 đảm nhiệm thi công, thực hiện kế hoạch của Bộ xây dựng giao.
Sau đại hội đại biểu của Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6 nước ta đổi mới quy chế
quản lý nền kinh tế, xóa dần cơ chế tập trung bao cấp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Trước sự thay đổi mới chung của đất nước, Xí nghiệp Xây dựng Công trình
Giao thông 5 cũng dần chuyển sang cơ chế hạch toán kinh tế nội bộ đến các bộ phận
trong công ty. Xuất phát từ chủ trương đó của lãnh đạo công ty, phòng Xây dựng Dân
dụng được chuyển ra làm bộ phận sản xuất thật sự kể từ năm 1992 với sự phát triển
của phòng Xây dựng Dân dụng, theo đề nghị của Tổng Công ty Xây dựng Công trình
Giao thông 5, ngày 13/6/2001 theo căn cứ của hội đồng quản trị Tổng Công ty về việc
thành lập Xí nghiệp Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 576 trực thuộc Tổng công ty,
công ty là đơn vị thành viên, trực thuộc Tổng Công ty. Xí nghiệp chịu sự quản lý trực
tiếp của Tổng công ty hạch toán kinh tế phụ thuộc vào Tổng Công ty, theo quyết định
số 1590/QĐ/TCCB-LĐ ngày 21/6/1997 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, quyết
định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao
thông 5. Xí nghiệp được Tổng công ty giao vốn, tài sản, được tự chủ về tài chính, được
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. Hoạt động sản xuất kinh
doanh của xí nghiệp thực hiện đúng theo pháp luật Nhà nước và trong khuôn khổ điều
lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty.
2. Quá trình phát triển của xí nghiệp:
Xí nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn trình Tổng công ty
thẩm duyệt, đồng thời cân đối năng lực và yêu cầu của thị trường tổ khai thác tốt tiềm

năng về nguồn vốn, vật tư, tài sản, thiết bị công nhân lao động của xí nghiệp.
Những công trình có kỹ thuật phức tạp, công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ
mới và những công trình xây dựng, kinh doanh chuyển giao theo hình thức hợp đồng
B.O.T và B.T.O, BT trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được xác định, xí nghiệp
từng bước đổi mới thiết bị đầu tư chiều sâu, tăng năng lực sản xuất áp dụng công nghệ
tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm thường xuyên cho công
nhân, lao động đem lại hiệu quả ngày càng cao trong sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp
tổ chức quy mô sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng quản lý và cạnh tranh được
thị trường.
Về tài sản những công bố về tài chính đã được xác nhận của cơ quan thẩm quyền kể từ
ngày thành lập (ngày 13 tháng 6 năm 2001).
Tổng số tài sản có : 25.000.000.000.
Tài sản lưu động : 1.700.000.000.
Ngân hàng giao dịch:
Số tài khoản: 73010169B tại ngân hàng Đầu tư Phát triển Thành phố Đà Nẵng.
Tổng giá trị tín dụng: 35 tỷ VNĐ.
Hiện nay xí nghiệp có tổng số cán bộ công nhân viên là 233 người và có nhiều máy
mcó thiết bị có chất lượng cao đáp ứng tốt cho quá trình xây dựng cơ bản và kinh
doanh mở rộng trên thị trường.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP:
1. Chức năng, nhiệm vụ:
Xí nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp,
kinh doanh, xuất nhập khẩu, vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị phục vụ xây dựng dân
dụng và công nghiệp, theo nhiệm vụ quy định tại quyết định thành lập xí nghiệp; giấy
phép đăng ký kinh doanh được cơ quan thẩm quyền cấp; theo nhiệm vụ được Tổng
công ty giao.
Xí nghiệp có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đầu tư, xây dựng và kinh doanh các công trình dân dụng, công nghiệp cơ sở kỹ thuật
hạ tầng, khu công nghiệp, cụm dân cư đô thị.
- Xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, thủy điện.

- Sản xuất, sửa chữa các phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong xây dựng dân dụng
và công nghiệp.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị chuyên dùng trong xây dựng dân dụng và công
nghiệp.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tùy thuộc vào tính chất quy mô kinh
doanh của xí nghiệp, hội đồng quản trị Tổng công ty sẽ xem xét bổ sung thêm nhiệm
vụ cho phù hợp với khả năng và yêu cầu sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của xí nghiệp:
Thông qua việc đăng ký và được sự chấp nhận của cơ quan lãnh đạo, xí nghiệp khai
thác mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh, đặt văn phòng đại diện, văn phòng giao
dịch ở các địa bàn trong nước hoặc ở nước ngoài, nhưng phải tuân thủ pháp luật, được
chính quyền địa phương chấp thuận, phù hợp với luận chứng kinh tế.
Tổ chức sản xuất kinh doanh phụ trợ để đảm bảo thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu pháp
lệnh và ngành kinh doanh xây dựng.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP:
1. Cơ cấu tổ chức quản lý của xí nghiệp:
Các doanh nghiệp kinh doanh muốn được đứng vững và cạnh tranh trên thị trường thì
cần phải tổ chức cơ cấu quản lý sao cho vừa phù hợp với quy mô kinh doanh, vừa thực
hiện được chức năng quản lý có hiệu quả cao. Cũng như các xí nghiệp khác, xí nghiệp
được tổ chức bộ máy phù hợp với mô hình kinh doanh, nhằm để bảo tồn vốn kinh
doanh và mang lại thu nhập cao cho xí nghiệp.
2. Tổ chức kinh doanh và đặc điểm quy trình về công trình xây dựng ở xí nghiệp:
a. Tổ chức kinh doanh ở xí nghiệp:
Như đã trình bày trên, quá trình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp đã xây dựng nên
những công trình lớn như: (Nhà điều hành Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao
thông 5, Công ty Tư vấn Thiết kế 533, Khách sạn Thanh Thanh, đường Nam Phước
Bàn Thạch, đường Trần Quý Cáp - Tam Kỳ ) mỗi công trình xây dựng có quy trình
hoạt động khác nhau, những xí nghiệp đã tổ chức xây dựng thành công đi vào hoạt
động tốt.
Sơ đồ tổ chức kinh doanh như sau:

b. Đặc điểm quy trình về công trình xây dựng:
Xí nghiệp tổ chức kinh doanh hình thành lên các công trình, sốlượng công nhân xây
dựng nhiều: một trăm người, máy móc phục vụ cho xây dựng được đầu tư nhiều đóng
vai trò quan trọng hỗ trợ cho lao động.
Một số công trình có quy trình đơn giản như: nhà Tình Nghĩa mẹ Việt Nam Anh hùng,
Chợ Tam An - Tam Kỳ, chợ Đông Hà. Máy móc gọn nhẹ, thiết kế đơn giản. Bên cạnh
đó một số công trình có quy mô rất phức tạp hơn trải qua nhiều giai đoạn mới hoàn
thành, lấy công trình ví dụ như: đường Muang Ngan đến Nakhon, thủy lợi Năm Long,
phải trải qua nhiều giai đoạn.
Điều động lực lượng kỹ sư và công nhân sang Lào.
Vận chuyển cả thiết bị máy móc.
Điều hành bộ phận kế toán
Thủ tục giấy tờ sang Biên Giới.
3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp 576:
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
b. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
+ Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trực tiếp và lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh
doanh toàn xí nghiệp và chịu trách nhiệm trước Nhà nước và người lao động về kết
quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
+ Hai phó giám đốc : phụ trách về tổ chức sản xuất kinh doanh hổ trợ, tham mưu cho
Giám đốc văn phòng kinh doanh chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc Văn
phòng sản xuất kinh doanh chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc.
+ Phòng tổ chức hành chính: thực hiện chức năng hành chính pháp luật, hướng dẫn
quản lý nghiệp vụ lao động trong công ty, tổ chức quản lý đời sống cán bộ công nhân
viên . Sắp xếp ổn thỏa và quản lý lao động trong xí nghiệp. Lập kế hoạch lao động
hằng năm về tuyển dụng lao động, thay thế và đào tạo cán bộ công nhân viên. Kiểm tra
chế độ lao động, thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên.
+ Phòng kế toán tài vụ: Tổng hợp yêu cầu cân đối vật tư, lao động để lập kế hoạch
sản xuất kinh doanh cho toàn xí nghiệp chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác
thống kê kế toán, tài chính, ngân sách của xí nghiệp. Tổ chức hạch toán kinh tế nội bộ

và sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình hoạt động tổ chức quản lý tài sản thực hiện
chế độ kiểm tra đánh giá định kỳ nhằm thanh lý kịp thời những tài sản hư hỏng được
quyền duyệt hay không duyệt những khoản chi không đúng nguyên tắc.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh: tổ chức điều hành thu mua nguyên vật liệu, hàng hóa,
ký kết hợp đồng kinh tế, thống kê các công trình xây dựng của xí nghiệp cho các
khách hàng từng tháng, qúy, năm.
+ Phòng kỹ thuật - chất lượng: tham mưu cho giám đốc về các vấn đề tcs, điều độ sản
xuất kinh doanh. Nghiên cứu đưa ra định mức kinh tế, kỹ thuật, mẫu mã, chất lượng
công trình và kiểm tra việc thực hiện kỹ thuật trong hoạt động xây dựng, qua đó phát
hiện kịp thời những vi phạm về kỹ thuật trong quá trình xây dựng công trình không
cho phép các công trình không đạt yêu cầu chất lượng đi vào sử dụng.
4. Tổ chức bộ máy kế toán:
a. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
Xí nghiệp Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 576 hiện nay có 7 đơn vị trực thuộc
do đặc điểm sản xuất kinh doanh và phân cấp quản lý xí nghiệp, trong 7 đơn vị đã có 5
đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ, các đơn vị này phải tổ chức bộ máy kế toán riêng,
thực hiện công việc kế toán dưới sự chỉ đạo của phòng kế toán riêng, như vậy, công ty
tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung nữa phân tán.
Về mặt quản lý tất cả các đơn vị phụ thuộc đều phải tự chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thể hiện qua công việc, xí nghiệp giao trả
lương theo hình thức khoán thu nhập. Nếu đơn vị thua lỗ thì đơn vị phải làm đơn xin
vay tiền của xí nghiệp để trả lương cho cán bộ công nhân viên.
Tại văn phòng xí nghiệp, công việc kế toán chủ yếu là kiểm tra đối chiếu do các đơn vị
phụ thuộc gởi về, lập báo cáo tổng hợp cho toàn công ty, đồng thời tiếp tục thanh toán
hạch toán đối với các nghiệp vụ phát sinh tại văn phòng xí nghiệp.
Xí nghiệp áp dụng hình thức này rất hợp lý, nhằm đảm bảo sự tập trung thống nhất
cho việc chỉ đạo công tác kế toán, đảm bảo việc thực hiện kiểm tra và chỉ đạo sát sao
của lãnh đạo xí nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đơn vị phụ thuộc hạch
toán riêng nhằm nắm bắt được tình hình kinh doanh của đơn vị mình một cách chính
xác, kịp thời. Nhằm phát huy tối đa ưu điểm của 2 hình thức tổ chức tập trung và phân

tán, đồng thời vừa phù hợp với cơ cấútc của xí nghiệp, và nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở và đảm bảo sự cập nhật sổ sách trong toàn
công ty.
B. HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN CÔNG NỢ TẠI XÍ NGHIỆP:
I.TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU :
1. Các khoản phải thu tại xí nghiệp:
Các khoản phải thu của xí nghiệp:
+ Phải thu của khách hàng.
+ Phải thu nội bộ.
+ Phải thu khác.
+ Phải thu tạm ứng.
+ Phải thu thế chấp, khế ước, quỹ ước.
2. Tổ chức hạch toán các khoản phải thu của khách hàng:
a. Đặc điểm khách hàng của xí nghiệp:
Xí nghiệp với chức năng kinh doanh xây dựng công trình đô thị, dân dụng cầu đường,
thành thử khách hàng của xí nghiệp là những bàn giao công trình hoặc tổng công ty
đưa xuống Do đó khách hàng của xí nghiệp nằm rải rác trên khắp mọi miền đất
nước, và có khả năng xuyên biên giới như: đường Muang Ngan đến Nakhon, thủy lợi
Năm Long - Lào, các công trình trong nước như: Nhà tình nghĩa mẹ Việt Nam Anh
hùng, chợ Tam An - Tam Kỳ
b. Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán các khoản phải thu khách hàng và tình hình thanh toán các khoản nợ phải
thu của xí nghiệp đối với khách hàng về tiền xây dựng, cung cấp lao vụ dịch vụ xí
nghiệp sử dụng tài khoản 131 “phải thu của khách hàng”.
3. Tổ chức hạch toán tổng hợp các khoản phải thu của khách hàng ở xí nghiệp:
Xí nghiệp kinh doanh xây lắp được (đơn vị giao hàng) tiến hành tạm ứng 20% số tiền
xây lắp hoàn thành trả và trả trực tiếp đều phải qua xí nghiệp. Trường hợp này kế toán
sử dụng TK 131 để phản ánh công nợ của các khoản phải thu ở xí nghiệp.
Sau khi hạch toán xí nghiệp tiến hành ghi sổ cụ thể ở các công trình được xây dựng
hằng tháng khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến công trình của xí nghiệp.

Còn các nghiệp vụ phát sinh của xí nghiệp như khách hàng thanh toán nợ, nhận tiền
ứng trước của khách hàng, chủ đầu tư, khách hàng, chủ đầu tư thanh toán thêm số tiền
ứng trước chưa đủ. Kế toán tiến hàng định khoản như trên rồi kê vào tưo kê chi tiết
còn nghiệp vụ liên quan đến chưa thanh toán công trình kế toán ghi vào bảng tổng hợp
doanh thu, kế toán ghi vào sổ chi tiết .
TỜ KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tháng 12 / 2001
Nợ TK 131
TT Ngày tháng năm Số CT Diễn giảm Số tiền Ghi Có TK sau
TK TK 511 TK 333
01 02/12/01 214 Doanh thu công trình bào giao KSTT 520.880.451
496.076.619 28.803.832
Tổng cộng 520.880.451 496.076.619 28.803.832
Tờ kê này mở chi tiết cho từng tài khoản và được làm căn cứ ghi chứng từ ghi sổ.
Đơn vị: xí nghiệp XD 576 CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số 5 Quý 4
Ngày 31 tháng 6 năm 2001
Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú
Số Ngày Nợ Có Nợ Có
214 31/12 Doanh thu công trình KSTT 131
216 31/12 Doanh thu công trình KOVA 131
Tổng cộng 641.730.201 641.730.201
Người lập Kế toán trưởng
Hệ thống sổ sách kế toán ở xí nghiệp được tổ chức đầy đủ và hợp lý bao gồm các loại
sổ tổng hợp và chi tiết, theo mẫu quy định chung của Bộ Tài chính. Sổ cái được đánh
thành tập và mỗi tờ được mở cho một tài khoản, những tài khoản cần mở sổ chi tiết, xí
nghiệp mở cho từng đối tượng để thuận lợi cho việc theo dõi quản lý.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131
Đối tượng: Khách sạn Thanh Thanh (Công ty Du lịch Thành phố Đà Nẵng)
Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số dư Ngày tháng thanh toán

Số Ngày Nợ Có Nợ Có
Dư đầu kỳ 611.171.619
217 31/12 Doanh thu công trình KSTT 511 496.076.619

218 31/12 Doanh thu tiền công trình hòan thành 111
Tổng 496.076.619 938.853.065 611.171.619
SỔ CÁI
Tên TK: phải thu khách hàng Số hiệu : 131
Tháng năm
Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang NKC TKĐƯ Số tiền
Số Ngày Nợ Có
Số dư đến 30/3 611.171.619
217 31/12 Doanh thu công trình bàn giao 511 614.730.201
224 31/12 Chiết khấu công trình 144 18.655.309
Tổng cộng số phát sinh số dư đến 8.687.913.149
Cùng với hạch toán, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết công nợ tài khoản 131. Trong sổ
chi tiết gồm có khách hàng nợ, ngày tháng nợ, mục đích nợ. Căn cứ vào sổ sách này có
thể biết được chi tiết từng đối tượng nợ.
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 313
Đối tượng: Nhà Tình Nghĩa
Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số dư Ngày tháng thanh toán
Số Ngày Nợ Có Nợ Có
219 31/12 Doanh thu công trình 111 24.966.936
220 31/12 Chiết khấu công trình 144 6.825.780

Tổng 639.735.390 614.768.454 24.966.936
Nhưng để biết được số liệu tổng quát xí nghiệp mở sổ tổng hợp công nợ phản ánh tổng
số nợ của đối tượng nào đó trong một quý là bao nhiêu và cũng trong quý đó là bao
nhiêu.
BẢNG TỔNG HỢP CÔNG NỢ

Bộ phận Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ
Nợ Có
Khách sạn Thanh Thanh 247.512.527 520.880.451 18.655.309
Nhà tình nghĩa 17.892.763 120.849.750 9.762.500 128.980.3013
Công ty KOVA 24.966.936 24.966.936
Công trình đường bộ 12.867.450 110.945.000 19.750.670 1
Hệ thống cầu cống 36.750.820 150.679.560 24.756.000 162.680.430
Giao thông đường bộ 24.756.000 176.895.000 26.758.000
Tổng cộng 656.555.24 1.105.216.697 56.795.309 1.704.976.599
4. Hạch toán phải thu nội bộ:
Kế toán tại đơn vị cấp trên (đơn vị giao khoán) sử dụng tài khoản 136 để phản ánh
toàn bộ giá trị mà đơn vị ứng về vật tư, tiền, khấu hao tài sản cố định cho các đơn vị
nhận khoán nội bộ, chi tiết theo từng đơn vị.
Sổ chi tiết tài khoản 136 ở xí nghiệp
BẢNG CHI TIẾT SỐ DƯ TÀI KHOẢN 136
Quý 1/2001
TT Chứng từ Diễn giải Số dư
Số Ngày Nợ Có
1 221 31/12 Vốn KD ở những đ.vị phụ thuộc 94.848.950
2 222 31/12 Phải thu nội bộ khác 34.078.679

×