HỌC HÁT: BÀI ĐI CẤY
Dân ca Thanh Hóa
I. MỤC TIÊU:
1- Kiến thức: Học hát bài Đi cấy - trích trong tổ khúc
Múa đèn Dân ca Thanh Hóa với giai điệu
mềm mại, nhịp nhàng và uyển chuyển.
2- Kỹ năng: - Hát đúng giai điệu, thực hiện đúng các từ
có dấu luyến, có âm hoa mĩ.
- Biết cách hát và thể hiện bài dân ca nhẹ
nhàng, mềm mại và duyên dáng.
3- Thái độ: Yêu thích dân ca và thích hát dân ca, cụ thể là
bài Đi cấy.
II. CHUẨN BỊ:
1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa và sách giáo
viên Âm nhạc 6 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 6.
- Tập dân ca ba miền - NXB Âm
nhạc Tp Hồ Chí Minh.
2- Đồ dùng dạy học:
+ Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách,
song loan, máy hát, băng nhạc, bảng phụ, tranh vẽ.
+ Học sinh: - Sách giáo khoa Âm nhạc 6, thanh
phách, song loan.
3. Kiểm tra bài cũ: 1- Hãy thể hiện bài hát Hành khúc
tới trường dưới hình thức hát đuổi hai bè? (4 HS)
2- Dân ca là gì? Chứng minh dân ca
Việt Nam rất phong phú và đa dạng?
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ
SUNG
Nội dung 1:
Tìm hiểu bài
- Cho HS quan sát tranh
để giới thiệu bài
- Quan sát tranh mà
GV trình bày
- Trình bày bảng phụ bài
Đi cấy
- Xem bài hát Đi cấy
- Nêu xuất xứ bài hát? - Là dân ca của tỉnh
Thanh Hóa
- Thanh Hóa thuộc miền
nào? Có đặc điểm gì đặc
biệt
- Thanh hóa là một
tỉnh thuộc miền Bắc
Trung Bộ có cả 3
vùng địa dư: Đồng
bằng, trung du và
miền núi
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ
SUNG
- Ở Thanh Hóa có địa
danh nào hay nhân vật
nào nổi tiếng?
- Thanh hóa có con
sông Mã chảy qua, là
quê hương của nhiều
vị anh hùng dân tộc:
Lê Lai, Lê Lợi, Bà
Triệu,
- Cho HS nghe băng bài
Đi cấy
- Lắng nghe bài Đi
cấy
- Bài này trích từ đâu? - Bài Đi cấy được
trích từ tổ khúc Múa
đèn - gồm 10 bài hát
múa kết hợp
- Các bài hát ấy thể hiện
nội dung gì?
- Các hoạt động lao
động: Gieo mạ, dệt
vải, đi cấy,
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ
SUNG
- Cho HS nghe trích đoạn
vài ca khúc trong tổ khúc
Múa đèn
- Nghe băng và cảm
thụ
- Bài hát Đi cấy nói lên
điều gì?
- Bài hát thể hiện hoạt
động đi cấy rất hay:
đi cấy vào đêm trăng
và sự lạc quan, yêu
đời của người dân
Nội dung 2:
Học hát
- Cho HS đọc lại lời ca
bài Đi cấy
- Đọc lời ca bài Đi cấy
- "Ăn cơm bằng đèn" đèn
trẩu, đèn lạc ngày xưa
- Lắng nghe
- Bài hát được viết ở nhịp
nào?
- Nhịp
2
4
là nhịp của
bài hát
- Tìm các từ được luyến
trong bài
- Đó là các từ: bẻ,
đèn, sáng, bạn, chơi,
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ
SUNG
ngồi, thắp, ta
- Cho HS đánh dấu các
chỗ lấy hơi
- Đánh dấu ở các từ:
Cành sen, sáng trăng,
cùng chăng, ngồi
thềm,
- Cho HS nghe tồn bài
thực hiện tiết tấu
- Thực hiện tiết tấu
bài hát
- Khởi động giọng - Khởi động giọng
theo đàn
- Đệm cho HS tập từng
câu ngắn
- tập hát từng câu
ngắn theo đàn
-Cho HS hát tồn bài - GV
đệm
- Hát tồn bài theo đàn
- Yêu cầu hát kết hợp
đánh nhịp
2
4
- Hát kết hợp đánh
nhịp
2
4
- Cho Hs hát cá nhân, - Hát theo nhóm, tổ,
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ
SUNG
nhóm, tổ cá nhân
- Yêu cầu hát + gõ tiết
tấu hoặc gõ phách theo
nhịp
- Hát kết hợp gõ tiết
tấu, hoặc gõ phách
theo nhịp
- Trò chơi: Nghe giai
điệu đốn câu hát
- Nghe và nhận diện
nhanh câu hát
- Cho hát tồn bài - Hát tồn bài hồn
chỉnh
* Đánh giá kết quả học tập:
- Hs rất thích khi hát kết hợp gõ tiết tấu.
- Đa số HS hát chuẩn xác các từ được
luyến, thể hiện mềm mại.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: - Học thuộc bài hát và hát đúng giai điệu
bài Đi cấy.
- Tập đọc nốt nhạc dựa trên câu hát đầu
tiên trong bài hát.
- Tự đặt lời ca mới theo chủ đề quê
hương, trường lớp, bạn bè.
2- Bài sắp học: - Phân tích bài TĐN số 5 về cao độ,
trường độ.
- Trả lời câu hỏi số 1, 2 trang 34 SGK.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
- Cho HS biết Thanh Hóa là nơi có nhiều
làn điệu Hò nổi tiếng.
- Lưu ý Hs cách hát nốt hoa mĩ - Cho Hs
thực hiện nhiều lần
- GV có thể hát mẫu một vài lời ca mới tự
đặt cho bài Đi cấy.