Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thế giới qua một đôi mắt khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.4 KB, 9 trang )



Thế giới qua một đôi mắt khác
The World Through a Different Pair of
Eyes



Tóm lược
(At a Glance)

Cấp học: lớp 6-8
Môn học: Khoa học Xã hội
chủ đề: Địa lý thế giới
Các kỹ năng tư duy bậc
cao:
Giải quyết vấn đề, Phân
tích
Bài học chủ yếu:
Phân bổ các tài nguyên
toàn cầu, Sức khỏe và tuổi
thọ con người, Những khác
biệt về văn hóa, Giáo dục
công dân, Phân tích dữ liệu
Thời gian cần thiết:
5 tuần, 45 phút/buổi, 2-3
buổi/tuần
Bối cảnh:
Từ lớp học ở bang New
Mexico, Hoa Kì




Công cụ hỗ trợ
(Things You Need)

Đánh giá
Tiêu chuẩn
Tài liệu


Tóm tắt dự án / Unit Summary
Học sinh tìm hiểu về các quốc gia khác qua góc nhìn của những người bạn ePALS
(ePALS là một cộng đồng chia sẻ trực tuyến dành cho các học sinh khối phổ thông
trên khắp thế giới. Địa chỉ />) và học được cách
đánh giá đúng về cuộc sống ở một đất nước khác. Sử dụng những kiến thức có được
qua nghiên cứu và qua người bạn ePALS, học sinh sẽ so sánh tuổi thọ trung bình ở
một số quốc gia và phân tích các yếu tố làm tăng hoặc làm giảm tuổi thọ. Sau khi
đánh giá các dữ liệu nghiên cứu có được, học sinh sẽ mô tả các yếu tố dẫn đến đến
tuổi thọ thấp ở một quốc gia nào đó rồi trình bày những giải pháp hợp lý tại một Hội
nghị Liên hợp quốc tưởng tượng.
Bộ câu hỏi định hướng bài dạy / Curriculum-Framing Questions

Essential Question: Câu hỏi khái quát
Nơi chúng ta sống có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

Unit Questions: Các câu hỏi bài học
Tại sao người dân ở một số nơi lại sống thọ hơn các nơi khác?
Những sự kiện xảy ra ở các nơi khác nhau trên thế giới ảnh hưởng đến cuộc
sống của chúng ta như thế nào?


Content Questions: Các câu hỏi nội dung
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tuổi thọ con người?
Tuổi thọ trung bình cao hay thấp cho chúng ta biết gì về một quốc gia?
Bạn có những điểm gì giống và khác với người bạn ePALS của mình?
Quá trình đánh giá / Assessment processes
Hãy xem các phương pháp đánh giá lấy học sinh làm trung tâm được sử dụng như
thế nào trong Hồ sơ bài dạy Thế giới qua một đôi mắt khác. Các đánh giá này sẽ
giúp học sinh và giáo viên xác định các mục tiêu; giám sát tiến trình công việc; cung
cấp phản hồi; đánh giá tư duy, các tiến trình, hoạt động và sản phẩm; và trau dồi
kiến thức trong suốt quá trình học tập.


Các bước tiến hành bài dạy / Instructional Procedures
Có thể sử dụng các chủ đề khác làm trọng tâm của Hồ sơ bài dạy này như nạn đói, tình trạng nghèo khổ, việc
làm hay giáo dục.
Trước khi tiến hành bài dạy
Viết một bức thư (DOC 37KB) gửi phụ huynh học sinh, xin phép cho học sinh được sử dụng một tài khoản email
để phục vụ học tập ở trường.
Tuần 1
Giới thiệu Dự án
Viết Câu hỏi Khái quát “Nơi chúng ta sống có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?” lên bảng, cho
học sinh thời gian để ghi lại những ý kiến của mình vào sổ ghi chép. Thảo luận những ý kiến trả lời ban đầu, ghi
lại vào tờ giấy khổ lớn. Để học sinh suy nghĩ về nơi chúng sống. Đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời và ghi
vào sổ như:

Có những loại công việc nào?

Con người sống trong những loại nhà cửa nào?

Hiện có những loại hình chăm sóc sức khỏe nào?


Con người mặc những loại quần áo gì?

Con người ăn những loại thức ăn nào?

Con người sử dụng thời gian rảnh rỗi ra sao?

Tính sẵn có của những yếu tố cần thiết cho cuộc sống như thế nào?
Tóm lược lại bằng cách hỏi học sinh rằng nếu chúng sống ở một nơi khác, thì câu trả lời cho những câu hỏi trên
đây sẽ thay đổi ra sao. Để học sinh suy nghĩ về những thay đổi trong cuộc sống của chúng nếu chúng sống ở
một quốc gia khác.
Để học sinh biết rằng chúng sẽ trao đổi thông tin với một bạn học sinh khác ở nước ngoài, và chúng sẽ thu thập
thêm nhiều thông tin để trả lời cho Câu hỏi Khái quát.
Sử dụng một bản đồ thế giới, chỉ cho học sinh các vùng trên thế giới thể hiện trên trang web ePALS*
.
Để học sinh đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn (có thể theo chủ đề), sau đó để mỗi học sinh tự lựa chọn một khu
vực chúng thích, và chọn một người bạn ePALS ở khu vực đó. Khuyến khích học sinh chọn các quốc gia khác nhau
để nghiên cứu. Thảo luận về Quy ước sử dụng thư điện tử* - Email Etiquette* với học sinh.
Để đưa ra các chủ đề thảo luận chung, hãy phác họa một bộ câu hỏi về các vấn đề quan tâm chung mà học
sinh muốn trao đổi với người bạn ePALS. Có thể là các thể loại âm nhạc ưa thích, gia phả, nghề nghiệp của các
thành viên trong gia đình, cách sử dụng thời gian rảnh, những ngày nghỉ hoặc dịp lễ quan trọng, các môn học
ưa thích ở trường, các vấn đề thời sự, thói quen ăn uống, … Hãy đánh dấu các quốc gia của các người bạn ePALS
vào bản đồ trên tường.
Bắt đầu viết
Hãy bắt đầu việc trao đổi thư điện tử. Yêu cầu học sinh ghi lại những ý kiến, suy nghĩ và câu hỏi vào sổ trong khi
liên hệ với người bạn ePALS. Đảm bảo học sinh thảo luận ít nhất 1 câu hỏi về các vấn đề quan tâm chung mỗi
tuần. Hàng tuần, tiến hành kiểm tra hệ thống ePALS bằng cách để học sinh chia sẻ những gì chúng đã học được
với các chủ đề quan tâm chung từ người bạn ePALS của mình. Mỗi buổi, hãy dành ra 5 phút để học sinh tóm tắt
lại những cuộc trao đổi của mình và ghi lại vào sổ. Định kì, yêu cầu học sinh chia sẻ những gì chúng học được
từ những cuộc trao đổi đó với bạn bè cùng lớp. Sử dụng phiếu kiểm tra ghi chép (DOC 5

3KB) để theo dõi những
gì h
ọc sinh chia sẻ, ghi lại những chi tiết cụ thể và phản hồi lại cho các bạn khác.
Tìm hiểu: Hiện ở quốc gia của người bạn ePALS của tôi có những sự kiện thời sự nào?
Thảo luận những điều học sinh biết được về những sự kiện thời sự qua việc trao đổi thư từ. Nêu Câu hỏi Bài
học “Những sự kiện xảy ra ở các nơi khác nhau trên thế giới ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế
nào?”. Cho học sinh thời gian để viết câu trả lời.
Giới thiệu cho học sinh các nguồn thông tin điện tử như U.S. News & World Report* hoặc CNN*. Học sinh có thể
truy cập để đọc thêm thông tin về đất nước của những người bạn trên mạng. Hoa Kì có một trang web có tên
là Cyberschoolbus*. Trang web này có một mục là “Tìm hiểu về các quốc gia”, có liên kết với các câu chuyện thời
sự của một số nước. Yêu cầu học sinh ghi lại và hỏi người bạn ePALS của mình để biết những ý kiến cá nhân của
bạn đó về những sự kiện này.
Yêu cầu học sinh chọn ra một hoặc hai câu chuyện hấp dẫn nhất, tóm tắt và phân tích trước lớp dưới dạng một
bài báo cáo ngắn. Sử dụng trang bảng tính Đất nước tôi ngày nay (DOC 32.5KB) để thu thập thông tin. Để học
sinh chia sẻ các mục thông tin với một học sinh khác trong lớp, thảo luận về khái niệm ngôi làng toàn cầu, và
thảo luận xem các sự kiện xảy ra ở các nơi khác nhau trên thế giới ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của
chúng ta.
Tuần thứ 2
Chúng ta so sách như thế nào?
Quay trở lại tờ giấy khổ lớn ở phần giới thiệu của hồ sơ bài dạy này. Tổ chức một thảo luận ngắn về Câu hỏi Khái
quát “Nơi chúng ta sống có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?”. Ghi các ý kiến và nhận xét
bổ sung của học sinh lên tờ giấy.
Để học sinh suy nghĩ về Câu hỏi nội dung “Bạn có những điểm gì giống và khác với người bạn ePALS của mình?”.
Học sinh sử dụng những ghi chép trong sổ và nghiên cứu của mình về các sự kiện thời sự để hoàn thiện các biểu
đồ Venn, so sánh cuộc sống của mình với cuộc sống của người bạn ePALS.
Để học sinh trình bày quan điểm với tư cách là một học sinh khác sống ở quốc gia mà chúng nghiên cứu nhằm tạo
ra sự cảm thông và cách nhìn sâu sắc hơn. Yêu cầu học sinh mô tả trong sổ ghi chép một ngày trong cuộc sống
của người này.



Con người sống thọ đến mức nào?
Mở rộng và đi sâu tìm hiểu những khác biệt về mặt địa lý ảnh hưởng đến điều kiện sống của con người bằng việc
thảo luận về Các mức tuổi thọ của con người*
. Yêu cầu học sinh trả lời nơi nào trên thế giới con người
sống thọ nhất. Đưa ra Câu hỏi Bài học “Tại sao người dân ở một số nơi lại sống thọ hơn các nơi khác?”. Giải
thích rằng học sinh sẽ phải nghiên cứu để trả lời câu hỏi này.
Giới thiệu cho học sinh trang web Cuốn sách Sự thật về Thế giới của CIA*
và Bảng Tuổi
thọ*
trên trang web này. Chỉ ra những quốc gia có tỉ lệ người sống thọ cao nhất và thấp nhất và tìm
chúng trên bản đồ. Thu thập nhanh những giải thích ban đầu của học sinh về việc một số người lại sống thọ
hơn những người khác.
Chia học sinh làm việc theo cặp, yêu cầu chúng dựng một biểu đồ so sánh các mức tuổi thọ của nước mình với
hai nước mà chúng đang nghiên cứu. Giáo viên có thể thu thập các số liệu của học sinh để tạo một biểu đồ so
sánh tất cả các nước mà học sinh trong lớp nghiên cứu.
Để học sinh làm việc với Bản đồ Tuổi thọ Thế giới*
với các màu sắc từ nhạt đến đậm mô tả tuổi thọ
trung bình của con người theo các mức 5 hoặc 10 năm. Có thể mở rộng bằng cách yêu cầu các nhóm học sinh
làm các bản đồ, biểu đồ thể hiện sự khác biệt về giới tính.
Sử dụng đồ thị và bản đồ tuổi thọ để thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến các mức tuổi thọ trung bình.
Tuần thứ 3
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tuổi thọ?
Đi sâu tìm hiểu về tuổi thọ con người, yêu cầu học sinh nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ ở các
nước chúng đang nghiên cứu. Yêu cầu chúng tìm hiểu về Câu hỏi Nội dung Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tuổi
thọ con người?. Học sinh cần đưa ra một tập hợp các yếu tố (tỉ lệ bệnh tật, mức tiêu thụ calorie, khả năng tiếp
cận thuốc men, sự tăng dân số, tỉ lệ tử vong ở trẻ em, sức khỏe cộng đồng, dinh dưỡng, v.v...) có khả năng
ảnh hưởng nhiều nhất đến tuổi thọ. Sau đó, chúng cần nghiên cứu tiếp Câu hỏi Nội dung Tuổi thọ trung bình cao
hay thấp cho chúng ta biết gì về một quốc gia?. Cho học sinh đưa ra giả định về điều kiện sống ở những khu vực
có tuổi thọ cao và thấp. Sử dụng bảng tính nghiên cứu quốc gia (DOC 109KB) như một công cụ tổ chức hữu ích.
Phát tài liệu tuổi thọ (DOC 28KB) cho học sinh nhằm giúp chúng khám phá thêm về những yếu tố ảnh hưởng đến

tuổi thọ ở các nước chúng đang nghiên cứu.
Giúp học sinh tìm hiểu xem liệu những yếu tố chính chúng đang nghiên cứu có tồn tại ở các quốc gia khác và gây
ra ảnh hưởng tương tự hay hoàn toàn khác biệt hay không. Dùng phần mềm (ví dụ như Microsoft Access*) để
tạo một bảng cơ sở dữ liệu . (Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Microsoft Access*
dạng PDF sẽ giúp bạn sử
dụng chương trình cơ sở dữ liệu này). Thông tin thu được sẽ được đánh giá cùng với bài trình diễn đa phương
tiện cuối cùng của học sinh.
Tuần thứ 4 và thứ 5
Chúng ta có thể làm được gì?
Làm mẫu cách phân loại và đặt câu hỏi. Hướng học sinh sử dụng cơ sở dữ liệu đã được thiết lập để nghiên cứu
mối liên hệ giữa số liệu chúng có được và yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến mức tuổi thọ thấp. Yêu cầu học sinh
tìm hiểu thêm về sự liên hệ giữa các số liệu. Cần thảo luận về sự khác biệt giữa sự tương quan và sự nhân quả.
Yêu cầu học sinh đưa ra một số giải pháp thích hợp giúp tăng mức tuổi thọ ở quốc gia mà chúng nghiên cứu.
Tổ chức học sinh làm việc theo các nhóm liên kết, gồm những quốc gia thuộc cùng một khu vực hoặc có cùng
những vấn đề phải đối mặt. Mỗi nhóm đưa ra một số các hành động giúp tăng mức tuổi thọ ở các quốc gia này.
Chia sẻ ý kiến với cả lớp và thu gọn lại một danh mục có từ 7-10 mục. Có thể có một số mục như sau:

Cung cấp dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình và các lớp học về vệ sinh

Đào tạo cán bộ y tế để tiêm phòng cho trẻ em

Xây dựng các hệ thống vệ sinh

Phát triển các ngành công nghiệp mới nhằm tạo việc làm

Tổ chức các lớp học miễn phí

Tăng cường các kế hoạch sẵn sàng đối phó với thiên tai

Thiết kế và phân phát các áp phích tuyên truyền về phòng chống bệnh tật


Phát động một chiến dịch giáo dục về uống nước sạch

Hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng và cải thiện chế độ ăn uống

Đào tạo phát triển các doanh nghiệp nhỏ

Tạo nhiều điều kiện để tiếp cận với thuốc chữa bệnh

Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các giải pháp
Trước khi thực hiện hoạt động kế tiếp, xây dựng một dự án trong phần Dành cho giáo viên xây dựng Công cụ Xếp
loại trực quan. (Nếu giáo viên không sử dụng Công cụ Xếp loại trực quan, hãy yêu cầu học sinh viết ra các bước
theo thứ tự ưu tiên)

Thiết lập một dự án có tên gọi Tuổi thọ con người

Đặt tên nhóm theo tên quốc gia hoặc khu vực

Mô tả dự án, trong đó có đề cập đến những vấn đề như: Bạn cho rằng hành động nào giúp làm tăng tuổi thọ ở nước
bạn tốt nhất?

Bổ sung vào danh mục những ý kiến đóng góp của lớp
Mỗi nhóm sẽ sắp xếp danh sách này theo quan điểm của quốc gia/khu vực của mình. Chúng sắp xếp các hoạt
động theo thứ tự ưu tiên thực hiện, và giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy (sử dụng công cụ ghi chú). Sau khi
các nhóm hoàn thành việc sắp xếp và ghi chú, hãy để chúng so sánh danh sách của mình với danh sách của
các nhóm khác. Học sinh cần đọc ghi chú của các nhóm để thấy được tính tích cực của mỗi lựa chọn.
Thiết kế Các đề xuất
Thảo luận vai trò của Liên Hợp quốc, đọc Lời mở đầu của Hiến chương Liên Hợp quốc*
và trình bày bài
trình diễn đa phương tiện*

về những nguyên tắc của Liên hợp quốc với vấn đề sức khỏe và hòa bình
toàn cầu. Tham gia Chuyến tham quan ảo*
đến Liên Hợp quốc. Trang web của Liên Hợp quốc sẽ giúp
xây dựng Mô hình Liên Hợp quốc*
.
Sử dụng các danh sách và các nghiên cứu của học sinh để giải thích cho học sinh rằng chúng cần thiết kế các đề
xuất và một bài trình diễn đa phương tiện trước lớp để trình bày về các đề xuất chính của mình. Cho cả lớp xem ví
dụ một bài trình bày đa phương tiện của học sinh (PPT 115KB)và hướng dẫn cho điểm dự án (DOC 70KB). Các bản
đề xuất cần bao gồm các nội dung sau:

Bối cảnh của quốc gia/khu vực

Những hành động đã được thực hiện để nâng cao tuổi thọ người dân

Dữ liệu được trình bày dưới dạng đồ thị

Mô tả và giải thích kế hoạch hành động ưu tiên của nhóm

Những ý kiến trả lời cho Câu hỏi Khái quát.
Chọn một học sinh đóng vai Chủ tịch Hội đồng và tổ chức một cuộc “Hội thảo Liên Hợp quốc”. Sau khi mỗi nhóm
trình bày, hãy để các thành viên tham gia cuộc hội thảo này thảo luận về các bản đề xuất.
Để học sinh suy nghĩ về mối liên hệ giữa Câu hỏi Khái quát và các bài trình diễn bằng một bài luận ngắn. Chúng
có thể sử dụng gợi ý sau: Sử dụng các thông tin thu thập được qua quá trình nghiên cứu và lắng nghe các bài
trình bày của các nhóm, suy nghĩ về Câu hỏi Khái quát “Nơi chúng ta sống có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc
sống của chúng ta?”.
Cuối cùng, để cả lớp thảo luận về các bản đề xuất và cho ý kiến nhất trí đối với mỗi bản đề xuất: hoãn lại, sửa
đổi, hay tài trợ? Ghi lại quyết định của cả lớp cho mỗi bản đề xuất lên trên một tờ giấy khổ lớn. Đánh giá các bài
trình bày bằng hướng dẫn cho điểm dự án (DOC 70KB).

Các kỹ năng cần thiết / Prerequisite Skills


Có kinh nghiệm sử dụng Internet, trích dẫn các tài liệu tham khảo và làm việc với phần mềm bảng tính.
Điều chỉnh dạy học theo đối tượng / Differentiated Instruction

Học sinh tiếp thu chậm

Chỉnh sửa theo tài liệu hỗ trợ học sinh

Chia nhóm hợp tác

Hướng dẫn bằng lời và viết bằng nhiều cách

Cho thêm thời gian để hoàn thiện các bài tập

Làm việc với phụ huynh/giáo viên của học sinh để hỗ trợ thêm

Đưa ra các mốc thời gian và củng cố tích cực trong suốt quá trình tiến hành bài dạy.
Học sinh năng khiếu

Khuyến khích học sinh nghiên cứu rộng và sâu hơn bằng việc phân tích các điểm khác biệt giữa các quốc gia khác
nhau qua từng giai đoạn.

Để học sinh làm việc độc lập với Mô đun Nghiên cứu Tuổi thọ* trên trang web của Ngân hàng Thế giới.
Học sinh đang học Tiếng Anh

Khuyến khích những người khá tiếng Anh hỗ trợ

Cho học sinh thêm thời gian để hoàn thành các bài tập

Làm việc với phụ huynh/giáo viên của học sinh để hỗ trợ thêm


Cung cấp các mẫu (giáo viên thiết kế) hoặc biểu đồ tổ chức để học sinh điền vào

Sử dụng các công cụ hình ảnh, minh họa.

Thúc đẩy làm việc theo nhóm cộng tác
Chứng nhận / Credits

Dana Dawson đã tham gia Chương trình Dạy học của Intel® với kết quả là ý tưởng dự án cho lớp học này. Một
nhóm giáo viên đã phát triển thành hồ sơ bài dạy bạn thấy ở trên.

Tài liệu hỗ trợ siêu liên kết này không phải là một phần của file PDF. Bạn có thể tải chúng về và in tách riêng.

×