Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN CÓ XI MĂNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.91 KB, 9 trang )


1
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN CÓ XI MĂNG
KHOA CHI DƯỚI – BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

Đỗ Hữu Thắng
(1)
, Lê Phúc
(2)
, Nguyển văn Giáp
(2)
,
Võ Quốc Trung
(1)
, Nguyễn Văn Quang
(3)
và CS

TÓM TẮT
Trong 5 năm, từ tháng 01/1995 đến tháng 12/1999, Khoa Chi Dưới – BV CTCH đã
thực hiện phẫu thuật 133 trường hợp thay khớp háng toàn phần cho 120 bệnh nhân (có 13
bệnh nhân thay 2 bên).
• Kết quả ban đầu: dựa trên chỉ số Merle D’ Auibigné:
+ 93,2% cho kết quả tốt và rất tốt.
+ 3,4% cho kết quả trung bình.
+ 2, 5% cho kết quả xấu.
• Tỷ lệ nhiễm trùng : 3% (một trường hợp phải lấy bỏ khớp).
• Tỷ lệ trật khớp sau mổ : 5,2%.
• Tỷ lệ gãy xương đùi : 2,2%.
Theo dõi lâu dài từ 1995 đến nay, ngắn nhất là 4 năm cho kết quả:


• Gãy xương quanh khớp nhân tạo : 3 trường hợp.
• Lỏng khớp : 12 trường hợp.
• Mổ thay lại khớp háng : 6 trường hợp.

SUMMARY
Total hip arthoplasty with cement at The Lower Limb Deparment
Hospital for Traumatology and Orthopaedics

Do Huu Thang, Le Phuc, Nguyen Van Giap,
Vo Quoc Trung, Nguyen Van Quang, The Lower Limb Department
Hospital for Traumatology and Orthopaedics, HCMC

One hundred and thirty – three cases of hip arthroplasty had been done for one
hundred and twenty patiens between January 1995 to December 1999 at the Lower Limb
Department of the Hospital for Traumatology and Orthopaedics. The functional hip result
(Merle D’ Aubigné hip score): excellent and good results was 93.2 percent, fair: 3.4 percent,
and poor: 2.5 percent. Complications after operation: infection 3 percent, dislocation 5.2
percent and femoral fracture 2.2 percent. Long term follow – up from 1995 to May 2004,
result: fracture periprosthesis 3 cases; aseptic loosening 12 cases; revision 6 cases.



(1)
Bác só Khoa Chi Dưới, BVCTCH TPHCM.
(2)
Bác só Phó Khoa Chi Dưới.
(3)
Bác só Chuyên khoa II, Trưởng khoa Chi Dưới.

2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương giải phẫu nặng ở khớp háng là loại tổn thương thường gặp trong chấn
thương chỉnh hình, là hậu quả của nhiều bệnh lý: hoại tử vô trùng chỏm xương đùi, thoái hóa
khớp háng, các chấn thương gãy xương, trật khớp vùng khớp háng, viêm cứng khớp háng … Ở
giai đoạn đầu của các bệnh lý này có thể điều trò bảo tồn bằng cách nghỉ ngơi, hạn chế lao
động nặng, dùng thuốc giảm đau hoặc sử dụng những phẫu thuật bảo tồn như: giải ép, ghép
xương có cuống mạch, gọt lại mặt khớp, bơm xi măng vào ổ khuyết xương, thậm chí hàn khớp
ở tư thế chức năng đã mang lại những kết quả khả quan.
Tuy nhiên, một thực tế là có rất nhiều bệnh nhân khi đến khám đều đã ở giai đoạn
muộn nên gần như tàn phế không thể sinh hoạt và lao động bình thường được. Các phẫu thuật
bảo tồn ở giai đoạn này mang lại kết quả rất hạn chế, kéo dài thời gian điều trò mà không
mang lại nhiều chức năng hơn cho bệnh nhân.
Kỹ thuật thay khớp háng toàn phần là phẫu thuật nhằm lấy bỏ toàn bộ phần sụn và
xương dưới sụn bò tổn thương của ổ chảo, chỏm xương đùi, sau đó thay bằng khớp nhân tạo
toàn phần gồm: ổ chảo nhân tạo, chỏm xương đùi, và phần chuôi gắn chắc vào ống tuỷ xương
đùi. Kỹ thuật này được Charnley đề xuất và thực hiện từ năm 1958, đến nay đã được áp dụng
rộng rãi trên thế giới với mục đích: làm cho bệnh nhân không đau, tăng tầm hoạt động khớp
và sửa chữa lại biến dạng.
Trên thế giới, hàng năm có từ 80.000 đến 100.000 khớp háng toàn phần được thay. Ở
Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần đã được thực hiện lần đầu do Ngô Bảo
Khang ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Trần Ngọc Ninh ở Bệnh viện Bình Dân (Sài gòn).
Từ đầu thập niên 1990 đến nay, nhờ được huấn luyện và trang bò tốt hơn, phẫu thuật thay
khớp đã được áp dụng ngày càng phổ biến ở nước ta.
Tại Khoa Chi dưới Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, phẫu thuật thay khớp
háng toàn phần đã trở thành một phẫu thuật thường qui trong chương trình phẫy thuật hàng
tuần của khoa. Từ tháng 01/1995 đến tháng 12/1999 chúng tôi đã phẫu thuật 133 khớp háng
toàn phần cho 120 bệnh nhân, tất cả đều sử dụng loại khớp có xi măng. Báo cáo này đánh giá
kết quả theo dõi lâu dài các trường hợp thay khớp háng toàn phần có xi măng nói trên từ năm
1995 đến nay.


ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng:
Tất cả các trường hợp đã được thay khớp háng có xi măng thực hiện tại Khoa Chi Dưới
từ tháng 01 / 1995 đến tháng 12 / 1999. Theo dõi lòên tục đến nay

Phương pháp:
Các bệnh nhân đã phẫu thuật thay khớp háng toàn phần có xi măng trong thời gian
trên được tái khám thường xuyên từ khi xuất viện và mỗi 6 tháng để được :
• Đánh giá khả năng phục hồi của bẹnh nhân dựa trên chỉ số chức năng của khớp
háng sau mổ và trong thời gian theo dõi so sánh với chỉ số chức năng trước mổ.
• Chỉ số cơ năng khớp háng được sử dụng là Merle D’ Aubigné dựa trên đánh giá
thang điểm: đau, tầm hoạt động khớp và khả năng đi bộ.
• Đo các chỉ số trên X-quang để đánh giá độ vững của khớp nhân tạo về mặt
X-quang trong thời gian theo dõi: vò trí của khớp, độï mòn khớp, độ lỏng khớp và
khối xi măng so với X quang sau mổ.

3
Đánh giá các biến chứng của phẫu thuật thay khớp háng toàn phần có xi măng: các
biến chứng trong mổ, biến chứng sớm sau mổ và các biến chứng muộn xảy ra trong thời gian
theo dõi.
Thời gian theo dõi: từ 01/1995 đến 04/2004: lâu nhất là 9 năm và gần nhất là 4 năm.

TƯ LIỆU LÂM SÀNG
Trong 5 năm, từ 1/ 19995 đến 12 / 1999, chúng tôi đã thực hiện được :
• 133 khớp háng toàn phần cho 120 bệnh nhân.
• Có 13 trường hợp được thay khớp 2 bên.

Tuổi:
• 21 – 31 : 02 trường hợp.
• 31 – 40 : 18 trường hợp.

• 41 – 50 : 50 trường hợp.
• 51 – 60 : 36 trường hợp.
• 61 – 70 : 13 trường hợp.
• > 70t : 01 trường hợp.
Giới:
• Nam : 91 trường hợp.
• Nữ : 29 trường hợp.

Bên mổ:
• Phải : 63 trường hợp.
• Trái : 70 trường hợp.
Chẩn đoán lâm sàng:
• Hoại tử vô trùng chỏm xương đùi : 45 trường hợp.
• Thoái hóa khớp háng : 49 trường hợp.
• Gãy cũ cổ xương đùi : 15 trường hợp.
• Gãy trật cũ khớp háng : 04 trường hợp.
• Viêm dính cột sống và khớp háng : 07 trường hợp.
Các phẫu thuật có liên quan trước đó tại khớp háng:
• Giải ép, gọt chỏm : 08 trường hợp.
• Thay chỏm : 06 trường hợp.
• Kết hợp xương vùng khớp háng : 03 trường hợp.
• Cắt xương sửa trục : 02 trường hợp.
• Trám xi măng : 02 trường hợp.
Loại khớp háng toàn phần được mổ:
• Loại có đường kính chỏm 22mm (Charnley) : 25 trường hợp.
• Loại có đường kính chỏm 28mm (Ultima) : 22 trường hợp.
• Loại có đường kính chỏm 32mm (HowMedica) : 85 trường hợp.
• Proteck : 01 trường hợp.
Tất cả đều sử dụng xi măng.
Phương pháp vô cảm:

• Tê tủy sống : 131 trường hợp.
• Nội khí quản : 02 trường hợp.


4
Truyền máu: có 25 / 133 trường hợp phải truyền máu trong mổ. Lượng truyền:
• 250 – 500ml : 17 trường hợp.
• 750 – 1000ml : 05 trường hợp.
• 1750ml : 01 trường hợp.
• 2000ml : 01 trường hợp.
Lối vào:
• Lối vào trước (Hardinje) : 24 trường hợp.
• Lối vào sau : 109 trường hợp.
+ Hai trường hợp có ghép xương tăng cường ổ chảo.

KẾT QUẢ
Sau mổ:
Bệnh nhân được chụp X-quang khớp háng 2 bên để đánh giá kỹ thuật đặt khớp. Trước
khi xuất viện được đánh giá lại chỉ số chức năng của khớp háng theo bảng chỉ số Merle D’
Aubigné, so sánh với trước mổ:

Trước mổ Sau mổ
Rất tốt (17 – 18 điểm): 0 38
Tốt (15 – 16 điểm): 0 79
Khá (13 – 14 điểm): 0 08
Trung bình (10 – 12 điểm): 82 05
Xấu ( ⊆ 09): 51 03

Biến chứng:
Trong mổ:

• Sốc, ngưng tim trên bàn mổ: 01 trường hợp (phải hồi sức, truyền 1750ml, sau đó ổn
đònh).
• Gãy xương đùi: 03 trường hợp.
• Kẹt xi măng khi đặt chuôi: 02 trường hợp (01 trường hợp phải lấy xi măng đặt lại)
• Thủng đáy ổ chảo: 03 trường hợp do dùng khoan ổ chảo quá lớn φ 58mm tuy nhiên
không để lại biến chứng do lỗ thủng nhỏ.
Sau mổ:
• Nhiễm trùng:
có 5 trường hợp ghi nhận có nhiễm trùng, chiếm tỷ lệ 3%.
+ 04 trường hợp nhiễm trùng nông, nhẹ, ổn đònh khi săn sóc vết thương + sử dụng
kháng sinh phối hợp.
+ 01 trường hợp có nhiễm trùng sâu & có phản ứng đào thải vật liệu phải điều trò
kéo dài và lấy bỏ khớp và xi măng.
• Trật khớp háng:
có 7 trường hợp / 133 chiếm 5,2%.
+ Trật ra trước : 03 trường hợp (tất cả đều mổ lối trước).
+ Trật ra sau : 04 trường hợp.
+ Tỷ lệ trật ở lối vào trước : 3/ 24 (12, 5%)
+ Tỷ lệ trật ở lối vào sau : 4 / 109 (3, 6%)
+ Có 5 trường hợp nắn kín + bột chống xoay sau đó ổn đònh.
+ Có 2 trường hợp trật tái hồi phải mổ lại lấy bỏ xi măng kẹt trong khớp.

5
• Gãy xương đùi:
có 3 trường hợp / 133 gãy xương đùi chiếm tỷ lệ 2,2% phải mang
nẹp và bó bột sau mổ.
• Tổn thương thần kinh tọa:
03/133 chiếm 2,2%.
+ 01 trường hợp liệt vận động không hoàn toàn ở bệnh hân viêm dính cột sống,
khớp đặt không đồng bộ nên chân bò dài làm căng thần kinh toạ. Bệnh nhân

được mổ lại thay chỏm thích hợp, chân bớt dài thì thần kinh tọa phục hồi tốt.
+ 02 trường hợp có cảm giác tê cẳng chân và bàn chân sau mổ sau đó tự phục hồi.
Mổ lại sớm: có 5 / 133 trường hợp phải mổ lại.
• Lấy dụng cụ, dẫn lưu : 01 trường hợp.
• Thay chuôi : 02 trường hợp.
• Nắn trật khớp, lấy xi măng dư : 02 trường hợp.
Tái khám: có 118 đến tái khám thường xuyên. Kết quả được đánh giá như sau:
• Rất tốt : 42 trường hợp. 93,2% (Rất tốt và tốt).
• Tốt : 68 trường hợp.
• Khá : 01
• Trung bình : 04 trường hợp (3,4% ).
• Xấu : 03 trường hợp (2,5% ).
+ Không có bệnh nhân nào có triệu chứng nhiễm trùng tái phát tại khớp mổ, kể
cả bệnh nhân đã lấy xi măng và dụng cụ.
+ 06/07 bệnh nhân trật khớp háng phục hồi tốt, 01 trường hợp còn đi cà nhắc do
đau.
+ 03 trường hợp gãy xương đùi lành xương và đi lại được sau 5 tháng, có 01
trường hợp ngắn chân # 2cm.
+ 03 trường hợp có ghi nhận tổn thương thần kinh tọa đều phục hồi.
Biến chứng muộn:
• Gãy xương quanh khớp: 03 trường hợp xảy ra do chấn thương.
Điều trò: 02 trường hợp mổ kết hợp xương bằng nẹp ốc (01 sử dụng nẹp AO,
01 sử dụng nẹp composit carbon). Trường hợp còn lại điều trò bảo tồn.
• Lỏng khớp: có 12 trường hợp phát hiện lỏng khớp trên X-quang (đường thấu quang
lớn hơn 1 mm và hiện diện trên tất cả các vùng của khớp).
+ Có dấu hiệu lâm sàng: 07 tất cả đều được mổ lại thay khớp mới (revision).
+ Không dấu hiệu lâm sàng: 05 (bệnh nhân không đau, sinh hoạt bình thường).
• Mổ thay lại khớp (Revision): 06 trường hợp.
+ Tuổi từ 36 đến 57.
+ Nữ: 05 trường hợp; Nam: 01 trường hợp.

+ Có 01 trường hợp do chấn thương. 05 trường hợp còn lại ở bệnh nhân mổ thay
khớp do thoái hoá khớp háng.
+ Kèm theo loãng xương và khớp thay đổi vò trí (migration).
+ Thay lại ổ chảo: 02 trường hợp.
+ Thay cả chuôi và ổ chảo: 04 trường hợp. Tất cả đều sử dụng xương ghép động
loại. Kết quả sau mổ tốt.
• Mổ lấy bỏ khớp do nhiễm trùng sâu, muộn: 01 trường hợp.





6

BÀN LUẬN
Trong thời gian theo dõi lâu dài 133 khớp háng toàn phần có xi măng ở 120 bệnh nhân
(13 trường hợp thay 2 bên). Thời gian theo dõi lâu nhất là 9 năm, ngắn nhất là 4 năm đã đạt
đưọc một số kết quả:
• Không có trường hợp nào tử vong.
• Kết quả cơ năng tốt và khá toàn diện: phục hồi chức năng sinh hoạt và lao động mà
các phương pháp khác cho kết quả hạn chế. Trên 90% cho kệt quả cơ năng tốt
trong thời gian dài.
• Hầu hết bệnh nhân đều hài lòng vì kết quả sau khi thay khớp háng.
Về tuổi tác: phần lớn bệnh nhân được phẫu thuật ở nhóm tuổi từ 31 đến 60 là lứa tuổi
có đời sống còn dài nên đòi hỏi phải được nâng cao chất lượng sống: không đau đớn, có khả
năng đi lại và sinh hoạt thuận lợi và có thể lao động để phục vụ bản thân và xã hội.
Bên cạnh những kết quả tốt, chúng tôi cũng ghi nhận một số biến chứng của kỹ thuật
thay khớp:
• Nhiễm trùng: đây là biến chứng đáng sợ nhất sau khi thay nói chung và thay khớp
háng nói riêng vì khi nó xảy ra thì việc điều trò rất phức tạp, tốn kém và kéo dài

cũng như để lại nhiều di chứng. Vì vậy, khi thay khớp háng, chúng tôi rất tôn trọng
việc phòng và chống nhiễm trùng như: chuẩn bò bệnh nhân cẩn thận, phát hiện và
loại trừ các ổ nhiễm trùng, không mổ khi có dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ cũng như
toàn thân, sử dụng kháng sinh dự phòng (thường là Cefalosporin 3th), có phòng mổ
riêng chỉ mổ thay khớp 01 trường hợp/ngày. Tôn trọng kỹ thuật mổ không tàn phá,
ít chảy máu và dẫn lưu kín sau mổ.
+ Tỷ lệ nhiễm trùng của chúng tôi là 3% (5/133), 4/5 trường hợp là nhiễm trùng
nhẹ, nông đáp ứng tốt với điều trò nội khoa và săn sóc vết thương, không có
trường hợp nào tái phát. Một trường hợp nhiễm trùng sâu muộn phải mổ lấy bỏ
khớp. Tỷ lệ chung trên thế giới là 1 – 2% tuy nhiên thay đổi rất nhiều tuỳ theo
nhóm bệnh và điều kiện phòng mổ.
+ Các tác giả ở trong nước đã thông báo tỷ lệ nhiễm trùng: Nguyễn Tiến Bình
(BV TWQĐ) 0,6%; Nguyễn Thành Chơn (Saigon ITO) 7,5%; Nguyễn Ngọc
Khiêm (Huế) 1,85%; Nguyễn Vónh Thống (BVCR) 0%.
+ Một trường hợp có sự phối hợp giữa nhiễm trùng sâu và phản ứng đào thải
vật liệu.
Bệnh án: Bệnh nhân Nam 46 tuổi.
Chẩn đoáùn: Hoại tử chỏm xương đùi 2 bên P>T, có sử dụng Corticoid.
Đã được điều trò:
+ 11/1994: mổ giải ép, bôm xi măng (P) nhưng còn đau nhiều.
+ 02/1995: mổ thay khớp háng (P) với lối vào trước.
Hậu phẫu
:
9 Trật khớp háng sau mổ, phải nắn trật + bó bột chống xoay.
9 Bệnh nhân sốt kéo dài sau mổ + đau khớp háng, điều trò bằng kháng sinh.
Nằm viện 56 ngày.
+ 05/1996: nhập viện lại vì sốt và đau, sưng khớp háng (P), được chọc hút, cấy
dòch + giải phẫu bệnh lý: có tế bào viêm kinh niên + đại thực bào ăn vật lạ.
Điều trò
: Kháng sinh + giảm đau.


7
9 12/1996: nhập viện vì sốt, đau, sưng khớp háng (T) đã tiến hành điều trò:
lấy phần chỏm giả và xi măng, cắt lọc, dẫn lưu khớp háng.
9 Hiện tại: vết mổ ổn đònh, không sốt, nhưng đau khi đi lại, chân ngắn # 5cm.
Tuy nhiên bệnh nhân bò suyễn sau khi mổ thay khớp kéo dài đến nay (5
năm) phải điều trò thường xuyên bằng thuốc uống và xòt.
Theo chúng tôi, đây là trường hợp mà phản ứng đào thải vật liệu có liên quan chặt chẽ
đến tình trạng nhiễm trùng và là yếu tố làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng. Khi lấy bỏ vật
liệu thì tình trạng nhiễm trùng tại chỗ ổn đònh.
Gãy thân xương đùi sớm trong mổ:
Đây cũng là biến chứng thường gặp trong lúc mổ. Chúng tôi có 03/133 trường hợp bò
gãy đầu trên xương đùi (2,2%). Brindley và Kavanagh ghi nhận tỷ lệ gãy thân xương đùi
trong mổ thay khớp háng lần đầu là 3,5%. Nguyễn Tiến Bình (Hà Nội) 0,6% gãy vùng mấu
chuyển. Các bệnh nhân này được xử trí: cột chỉ thép, bó bột hoặc nẹp sau mổ, đi nạng không
chòu sức nặng. Thời gian lành xương là 5 tháng, một trường hợp ngắn chân 2cm.
Theo chúng tôi khi thao tác phần xương đùi phải nhẹ nhàng, đặt dụng cụ thử trước,
không nắn thô bạo và phải kiểm tra phát hiện sớm để xử trí kòp thời.
Trật khớp háng sau mổ:
Đây cũng là một biến chứng thường gặp sau thay khớp háng. Y văn cho biết tỷ lệ rất
thay đổi từ 0,6% đến 8% tùy theo báo cáo, tỷ lệ trung bình là 2,7%. Ở VN, tác giả Nguyễn
Tiến Bình 0,2%, Nguyễn Vónh Thống 04/106 trường hợp, Nguyễn Thành Chơn 10%.
Tỷ lệ của chúng tôi là 5,2% khá cao, đặc điểm khác phân biệt là các trật khớp lại xảy
ra nhiều ở lối vào trước (03/24 = 12,5%) so với lối vào sau (04/109 # 3,6%) ngược lại với các
báo cáo nước ngoài. Theo báo cáo của Mayo Clinic trong 1 nghiên cứu từ 1969 – 1978 của
10.500 trường hợp thay khớp háng thì tỷ lệ này là 2,3% cho lối trước và 5,8% cho lối sau.
Các trật khớp đều xảy ra ở loại khớp có đường kính chỏm nhỏ (22mm hoặc 28mm),
không thấy xảy ra ở loại có đường kính 32mm.
Việc điều trò chủ yếu là bảo tồn: nắn sóm, bất động 4 tuần lễ cho kết quả tốt.
Hai trường hợp phải mổ lại vì xi măng kẹt trong ổ chảo nên khi đặt xong khớp phải lấy

hết xi măng thừa, tránh tạo các điểm tì bất thường dễ gây trật khớp.
Thời gian theo dõi lâu dài cũng đã ghi nhận một số biến chứng:
Gãy xương quanh khớp nhân tạo: các trường hợp chúng tôi ghi nhận được đều do chấn
thương.Điều trò bằng phẫu thuật kết hợp xương cho kệt quả tốt.
Các trường hợp mổ thay lại khớp (Revision): do lỏng khớp phần lớn xảy ra ở phụ nữ và
tập trung ở nhóm bệnh thoái hoá khớp háng có thể liên quan đến chất lượng xương (loãng
xương). Kỹ thuật làm xi măng ở giai đoạn này cũng có thể ảnh hưởng đến độ bền của khớp vì
chủ yếu thao tác bằng tay (thế hệ thứ nhất). Từ năm 2000 về sau này chúng tôi sử dụng súng
để bơm xi măng để đạt được chất lượng tốt hơn (thế hệ thứ hai). Trên thế giới hiện nay sử
dụng dụng cụ trộn xi măng dưới chân không, dùng bơm xi măng và hệ thống các nút chặn tạo
cho khối xi măng được nén chặt (thế hệ thứ ba), như vậy độ bền vững của khối xi măng sẽ rất
chắc chắn.

KẾT LUẬN
Bệnh lý khớp háng ngày càng nhiều và có xu hướng trẻ hoá, ảnh hưởng rất nhiều đến
khả năng sinh hoạt và lao động của bệnh nhân. Các bệnh lý này nếu được phát hiện sớm có
thể điều trò bảo tồn được.

8
Thay khớp háng toàn phần là một phẫu thuật phù hợp với những bệnh nhân có tổn
thương hủy hoại khớp háng ở giai đoạn muộn không phải do nhiễm trùng, nó đem lại cho
khớp được thay thế nhiều chức năng hơn, không đau góp phần nâng cao chất lượng sống cũng
như tăng khả năng lao động cho bệnh nhân.
Trong quá trình theo dõi các trường hợp thay khớp háng có xi măng cho thấy kết quả
chức năng rất khả quan, giá thành của khớp háng có xi măng chỉ bằng một nửa khớp háng
không xi măng nên khá phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt nam. Các biến chứng ghi nhận
trong giới hạn chấp nhận được so với y văn, tuy nhiên cần phải biết rõ để phòng tránh.
Để kết quả lâu dài tốt, bệnh nhân đã được mổ thay khớp háng toàn phần cần được
quản lý và theo dõi thường xuyên.




TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Callaghan John J.: Charnley Total hip Arthroplasty with xi măng minimum twenty-five-
year follow up. JBJS vol 82-A, April 2000, pp 487 – 497.
2. Charnley J.: Total hip replacement by low friction arthroplasty, Clin. Orthop. 1970, 7.
3. Charnley J.: The long term result of low friction arthroplasty of the hip performed as a
primary intervention, JBJS surg, 54-B, 1972, pp 61.
4. Đỗ hữu Thắng: 133 trường hợp thay khớp háng toàn phần tại Khoa Chi dưới BV CTCH
Tp HCM từ 01/1995 đến 12/1999, Tạp chí Ngoại khoa tháng 05/2002, tr: 201 – 204.
5. Eftekha, NASS: Total hip arthroplasty, Mosby, 1993, Vol I-II.
6. Harkess Jame W.: Arthroplasty in hip, Campbell’s operative orthopedics ninth
edition, 1998, pp 296 – 458.
7. Kavanagh, B.F, Dewitz, M A: Charnley total hip arthroplasty with cement, fifteen year
result. JBJS, vol 71-A, December 1989, pp 1496 – 1503.
8. Lê Phúc: Khớp háng toàn phần, những vấn đề căn bản, Trường Đại học Y Dược Thành
phố Hồ chí Minh, 2000.
9. Lê Phúc: Nhân 07 trường hợp mổ lại khớp háng toàn phần tại Khoa Phẫu thuật Chi
Dưới BV CTCH TP HCM, Kỷ yếu hội nghò thường niên hội CTCH Tp HCM, tháng
12/2003, tr: 23 – 25.
10. Merle D’Aubigné, M. Postel M.: Functional result of the hip arthroplasty with acrylic
prosthesis, JBJS surg 36-A, 1954, pp: 451.
11. Ngô Bảo Khang: Thay toàn bộ khớp háng bằng khớp nhân tạo, Tạp chí Ngoại khoa
1978 VI, 5, tr: 129 – 136.
12. Ngô Bảo Khang: Thay khớp háng và chỏm cổ xương đùi nhân tạo điều trò khớp giả và
tiêu chỏm sau gãy cổ xương đùi, Hội nghò CTCH Việt – Mỹ lần thứ 1, 05/1995,
tr: 92 – 93.
13. Nguyễn Đắc Nghóa, Vũ Song Linh: Thay khớp háng ở người dưới 50 tuổi, Tạp chí Y

học Việt Nam, tháng 10/2003, tập 292, tr: 42 – 46.
14. Nguyễn Ngọc Khiêm: Kết quả bước đầu phẫu thuật thay khớp háng toàn phần và bán
phần tại khoa ngoại CTCH-BVTW Huế, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghò
ngoại khoa quốc gia Việt Nam lần thứ 12, tháng 05/2002, tr: 205 – 207.

9
15. Nguyễn Thành Chơn: Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần tại Bệnh viện CTCH
Sai gon ITO. Kỷ yếu hội nghò thường niên hội CTCH Tp HCM tháng 12/2003,
tr: 18 – 22.
16. Nguyễn Tiến Bình, Trần lê Đồng: Đánh giá kết quả sau thay khớp háng toàn phần và
bán phần, Phẫu thuật tạo hình, tập 4, 2000, tr: 36 – 38.
17. Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Văn Nhân và cộng sự: Kinh nghiệm 10 năm phẫu thuật
thay khớp háng tại Bệnh viện TWQĐ 108, Tạp chí y học Việt Nam, tháng 10-2003,
tập 292, tr: 75 – 80.
18. Nguyễn Vónh Thống, Bùi Hồng Thiên Khanh: Thay khớp háng tại Bệnh viện Chợ
Rẫy, Kỷ yếu hội nghò thường niên hội CTCH Tp HCM, tháng 12-2003, tr: 15 – 17.
19. Pellicci & Padgety: Atlat of total hip replacement. Churchill livingstone, 1995.
20. Phạm Văn Minh: Mổ thay khớp háng tại Bệnh viện Bưu điện từ 1996 đến 2003, Tạp chí
Y học Việt Nam, tháng 10-2003, tập 292, tr: 26 – 30.
21. Võ Quốc Trung: Thay khớp háng toàn phần cho hoại tử vô trùng chỏm xương đùi giai
đoạn muộn ở người lớn, Hội nghò khoa học BV CTCH Tp HCM, tháng 12/2002,
tr: 18 – 25.



×