Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đánh giá tính trạng hình thái cây khoai lang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.3 KB, 7 trang )

THỰC TẬP CHỌN TẠO GIỐNG
Bài 3: Đánh giá tính trạng hình thái cây khoai lang
I. Đặt vấn đề
Từ xưa đến nay, cây khoai lang đã đi vào đời sống bình dị của người nông dân
Việt Nam. Qua các thời kỳ phát triển, cây khoai lang đã được nhân dân ta thuần hoá
và giữ lại những giống khoai lang tốt, chống chịu điều kiện khắc nghiệt và sâu bệnh.
Khoai lang như là một nguồn cung cấp lương thực phổ biến cho nhân dân ta, đặc biệt
là trong giai đoạn kháng chiến trường kỳ. Ngày nay, do điều kiện khoa học kỹ thuật
phát triển nên đã dần dần thay thế vai trò của cây khoai lang trong đời sống hàng
ngày, tuy nhiên, khoai lang vẫn giữ được vị trí rất quan trọng trong nền sản xuất
lương thực của chúng ta.
Vì thế, công việc của các nhà chọn tạo giống cây trồng là tuyển chọn ra các
chủng giống khoai lang cho năng suất cao, đặc biệt có khả năng chống, chịu về điều
kiện tự nhiên khắc nghiệt của nước ta và sự phá hoại của sâu bệnh hại. Bước đầu của
công việc chọn tạo chủng giống khoai lang là việc xác định các tính trạng hình thái
trên cây khoai lang, qua đó đánh giá chất lượng bên ngoài của cây khoai lang để tiếp
tục phân loại nhằm chọn ra các giống tốt.
Nhờ sự hướng dẫn của thầy giáo thực tập Nguyễn Văn Cương, nhóm thực tập
của chúng tôi đã bước đầu nhận biết hình thái và đánh giá 1 vài chỉ tiêu trên cây
khoai lang. Qua đó, bước đầu đã tuyển chọn ra các dòng khoai lang có hình thái tốt,
các tính trạng hình thái biểu hiện tốt.
II. Vật liệu và phương pháp
1. Vật liệu
- Ruộng trồng các giống khoai lang, các dạng củ khoai lang.
- Thước đo chiều dài, thước panme đo đường kính.
1
- Bếp, nồi đun ...
2. Phương pháp mô tả tính trạng số lượng và chất lượng của lá, thân, củ khoai lang
thông qua quan sát đo lường và đánh giá
- Quan sát các chỉ tiêu như:
• Độ xoắn của lá


• Dạng cây
• Màu sắc dây
• Lông tơ
• Hình dặng lá trưởng thành
• V…v…
- Dùng phương pháp thống kế trong toán học để xác định giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn cũng như hệ số biến động. Qua đó xác định số liệu đạt yêu cầu.
III. Kết quả
- Độ xoắn của dây: Xoắn rất ít.
- Dạng cây: Bò lan rộng sát mặt đất,
- Các kích thước cơ bản của cây khoai lang:
Chiều dài lóng
Lóng 1 2 3
Kích thước (mm) 22 (mm) 20 (mm) 21 (mm)
(Số liệu 3 lóng trên 1 dây khoai lang cùng giống)
Chiều dài trung bình của lóng của giống khoai lang: l = 21 (mm) = 2,1 (cm).
Độ lệch chuẩn của chiều dài của lóng ở giống khoai lang: S = 1.
Hệ số biến động của chiều dài của lóng ở giống khoai lang: CV% = 4.76 % => Đạt
yêu cầu.
2
Đường kính lóng
Lóng 1 2 3
Đường kính (mm) 5.2 (mm) 5.15 (mm) 5.3 (mm)
(Số liệu 3 đoạn lóng trên 1 dây khoai lang cùng giống)
Đường kính trung bình của lóng của giống khoai lang: d = 5.22 (mm).
Độ lệch chuẩn của đường kính của lóng ở giống khoai lang: S = 0.076.
Hệ số biến động của đường kính của lóng ở giống khoai lang: CV% = 1.46 % => Đạt
yêu cầu.
Màu sắc dây
Quan sát, nhóm thực tập của em thấy dây khoai lang cùng giống có màu sắc dây

hoàn toàn màu tím đậm.
Lông tơ ở đầu mút của thân lá
Quan sát, nhóm thực tập của em thấy mật độ lông tơ trên dầu mút của thân và lá ở
cây khoai lang cùng giống là rất ít, lông rất thưa.
Dạng lá trưởng thành
Qua quan sát, chúng em thấy: Lá của cây khoai lang cùng giống có hình dạng
chung là hình trái tim.
Đặc biệt, trên lá không có sự chia thùy, xẻ thùy. Chứng tỏ Giống khoai lang trên
không có sự phân thùy nên số thùy lá là 0.
Kích thước của lá trưởng thành
3
Lá 1 2 3
Chiều rộng (cm) 9.5 (cm) 9 (cm) 9.4 (cm)
Chiều dài (cm) 10.5 (cm) 10 (cm) 9.5 (cm)
(Số liệu của 3 lá ở đoạn giữa dây của cây khoai lang cùng giống)
Chiều rộng trung bình của lá trưởng thành của cây khoai lang cùng giống: R = 9.3
(cm).
Độ lệch chuẩn của chiều rộng của lá trưởng thành của cây khoai lang cùng giống: S =
0.26.
Hệ số biến động của chiều rộng của lá trưởng thành của cây khoai lang cùng giống:
CV% = 2.8 % => Đạt yêu cầu.
Chiều dài trung bình của lá trưởng thành của cây khoai lang cùng giống: D = 10
(cm).
Độ lệch chuẩn của chiều dài của lá trưởng thành của cây khoai lang cùng giống: S =
0.5.
Hệ số biến động của chiều dài của lá trưởng thành của cây khoai lang cùng giống:
CV % = 5 % => Đạt yêu cầu.
Màu sắc của bộ lá
Qua quan sát trên 3 lá trưởng thành được lấy từ đoạn giữa của dây của cây khoai lang
cùng giống, nhóm thực tập của chúng em thấy: Màu sắc của lá trưởng thành của cây

khoai lang cùng giống có màu xanh đậm ở mặt lá trên, xuất hiện màu tìm ở mặt lá
dưới.
Qua quan sát trên 3 lá non được lấy từ đoạn trên của dây của cây khoai lang cùng
giống, nhóm thực tập của chúng em thấy: Màu sắc của lá non của cây khoai lang
cùng giống có màu xanh vàng.
Chiều dài cuống lá
4
Lá 1 2 3
Chiều dài cuống lá (cm) 8.8 (cm) 9.2 (cm) 9 (cm)
(Số liệu được lấy trên 3 lá ở đoạn giữa của dây của cây khoai lang cùng giống)
Chiều dài cuống lá trung bình của cây khoai lang cùng giống: Dài cuống = 9 (cm)
 Chứng tỏ lá của cây khoai lang cùng giống có cuống là thuộc loại rất ngắn.
Độ lệch chuẩn của chiều dài cuống lá của cây khoai lang cùng giống: S = 0.2.
Hệ số biến động của chiều dài cuống lá của cây khoai lang cùng giống: CV% =
2.22(%) => Đạt yêu cầu.
Màu sắc cuống lá
Qua quan sát cuống lá của 3 lá ở đoạn giữa của dây của cây khoai lang cùng giống,
nhóm thực tập của em thấy: Cuống lá của cây khoai lang cùng giống hầu như mang
sắc tố, có màu tím.
Hình dáng củ
Qua quan sát củ của cây khoai lang cùng giống, nhóm thực tập của em thấy: Củ của
cây khoai lang cùng giống có hình thoi.
Những khuyết tật ở bề mặt củ:
Qua quan sát củ của cây khoai lang cùng giống, nhóm thực tập của em thấy: Củ của
cây khoai lang có nhiều khuyết tật như những eo nông trên bề mặt củ.
Kích thước vỏ củ
5

×