Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VĂNCHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BÀI VĂN VIẾT doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.09 KB, 16 trang )



RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VĂN
CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC BÀI VĂN VIẾT
oOo
I/. THựC TRạNG BAN ĐầU CủA VấN Đề :
1/. Khi giảng dạy bộ môn văn, giáo viên thường tìm tòi nghiên
cứu để cải tiến các phương pháp dạy học hầu đạt hiệu quả cao nhất về chất
lượng . Bên cạnh đó , để đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên , bộ
môn văn thường có hai hình thức kiểm tra là tái hiện kiến thức và vận dụng
kiến thức . Dù hình thức nào, học sinh cũng cần phải có năng diễn đạt tốt .
2/. Như vậy kĩ năng diễn đạt là một yêu cầu rất quan trọng đối
với mỗi học sinh khi học bộ môn văn của trương trình phổ thông. Trong thực
tế giảng dạy, ta thấy có nhiều học sinh nắm kiến thức giảng văn nhưng để thể
hiện những hiểu biết ấy thành bài văn thì đa số các em còn nhiều lúng túng.
3/. Đặc biệt ở khối 12, khi phải dạy một số lớp yếu hoặc bán công
(tỉ lệ học sinh yếu từ 60% đến 80%) mỗi lần đọc bài làm của học sinh giáo
viên thường cảm thấy ray rứt vì mình đã đầu tư rất nhiều nhưng học sinh lại
không thể diễn tả điều mình đã hiểu trên trang giấy đúng như yêu cầu.
4/. Trong phân môn tập làm văn, ngoài việc được học các kiểu
bài làm văn cơ bản, học sinh còn được học 5 tiết về kĩ năng làm văn. Đối với


các lớp giỏi thời gian này là hợp lý. Nhưng ở các lớp yếu, giáo viên khó mà
nâng cao kĩ năng diễn đạt cho học sinh đối với chừng ấy thời gian. Làm sao có
thể rèn luyện thêm về kĩ năng diễn đạt để tối thiểu các em có thể viết được một
bài dù không hay nhưng đạt yêu cầu? Đây là vấn đề mà người giảng dạy phải
suy nghĩ và cố gắng tìm ra hướng giải quyết .
II/. LÝ DO ĐặT VấN Đề:
1/. Khi đi chấm thi tốt nghiệp PTTH hoặc ngay cả khi ở đại học,
giáo viên cảm thấy bức xúc khi thấy một số bài làm của học sinh không


những không nắm kiến thức mà ngay cả chữ viết cũng xấu, bài làm dơ, gạch
xóa nhiều, viết không thành câu … Nếu dạy học sinh ở những lớp khá, kỹ năng
diễn đạt của các em tương đối tốt vì có cơ sở từ lớp dưới nên không đáng lo. Ta
chỉ cần giúp các em diễn đạt có cảm xúc hơn và kiến thức sâu hơn. Còn ở
những lớp yếu giáo viên khó mà xoay chuyển tình hình trong chừng ấy thời
gian (đặc biệt ở khối 12).
2/. Qua thực tế, khi chấm bài giáo viên phê “kỹ năng diễn đạt
yếu” có em học sinh lại hỏi :”kỹ năng diễn đạt trong bài văn thể hiện ở chỗ
nào? Làm sau khắc phục được ? “Tôi chợt nghĩ : rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho
học sinh không thể mang tính lý thuyết chung chung mà phải thông qua bài làm
cụ thể và năng dần từng bước.
3/. Cụ thể khi giảng dạy chương trình văn ở lớp 12, học sinh phải
làm 6 bài viết ở lớp hoặc ở nhà và 2 bài thi học kì. Vậy nên chăng ta có thể
thông qua những bài làm văn này để đặt ra những vấn đề cụ thể về kĩ năng diễn


đạt tùy theo từng lớp, giúp học sinh ý thức nâng dần kĩ năng làm bài. Trong
nhiều năm qua tôi đã thực hiện như trên và nhận thấy đã đạt được một số kết
quả khả quan.
III/. CÁC BIệN PHÁP TIếN HÀNH:
*. Biện pháp tiến hành ở lớp 12, có từ 50% đến 70% học sinh
diễn đạt yếu.
*. Những tư liệu cần minh họa làm rõ vấn đề lấy từ bài làm của
học sinh, câu và ý chưa sửa chữa.
*. Giáo viên tiến hành từng bước qua các bài viết theo chương
trình như sau:
1/. Bài viết số 1: (tiết 6, 7)
- Đây là bài viết ở lớp, (bài kiểm tra chất lượng đầu năm) học sinh không
sử dụng tài liệu.
- Trước khi viết đề, giáo viên nhắc nhở chung về nội dung và nghệ thuật.

Khi viết đề xong giáo viên dặn học sinh những điều cần lưu ý trong bài viết
này và ghi trên bảng yêu cầu :


Lưu ý :
- Bài làm sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
- Viết đúng đoạn văn







- Ở bài này không nên đặt nặng về kiến thức mà nên chú ý về diễn đạt,
cách trình bày, chữ viết xem trình độ chung của các em ra sao?
- Ở tiết trả bài viết (tiết 15) sau khi đã làm đủ các khâu, giáo viên nên
chọn những bài làm đúng ý, trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng dễ đọc để khen
ngợi và cho học sinh lớp xem qua. Bên cạnh đó cũng nên nêu tên cụ thể những
em còn hạn chế để lần sau cố gắng hơn.
- Giáo viên lưu ý học sinh, việc này tuy là nhỏ nhưng cũng góp phần khá
quan trọng để giáo viên cảm nhận dễ dàng nội dung bài của các em. Và đây
cũng là một yêu cầu cần có của bài văn để học sinh phấn đấu trở thành “văn
hay chữ tốt”.
2/. Bài viết số 2 : (Học sinh làm ở nhà)
- Sau khi trả bài viết số1, giáo viên ra đề bài viết số 2.
- Sau khi ra đề xong giáo viên nhắc nhở học sinh những vấn đề cần lưu ý
khi làm bài văn, chú ý những yêu cầu lần trước và ở bài này cần lưu ý thêm
(giáo viên ghi trên bảng) :







- Đây là yêu cầu quan trọng đối với học sinh khối lớp 12. Đa số học sinh yếu
dều sai sót về vấn đề này. Thực tế khi chấm bài giáo viên thường gặp những
trường hợp sau:
+ Lỗi về dùng tư : trường hợp này xảy ra khi học sinh, không hiểu đúng
nghĩa của từ .
Ví dụ: lấy từ bài làm thực tế của học sinh :
 Thông qua sự biến dị của Đào tác phẩm cho ta thấy …
 Bài thơ “Tây Tiến” đã nói lên sự anh dũng cường hào của đoàn binh Tây
Tiến…
 Tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ rất ác liệt đã làm cho kẽ thù khiếp kinh.
 Ra chiến trường thì phải cầm súng lòng dũng cảm đã nổi lên và lòng
kiên quyết không lùi, trí thức họ cũng cao lắm, hi sinh cho tổ quốc.
Lưu ý:
- Cách dùng từ , đặt câu đúng .
- Tránh diễn xuôi khi phân tích .



 Người lính Tây Tiến đáng thương xuất phát từ một người nông dân
nghèo khổ.
 Hoàng cầm đã sáng tác bài thơ “Bên kia sông Đuống” trong hoàn cảnh
éo le. Trong khổ thơ đầu Hoàng Cầm dựng lên một khung cảnh tráng lệ uy
nghi .
(Trích trong bài làm của học sinh về “Mùa Lạc”và “Bên Kia Sông Đuống” )
+ Lỗi về diễn xuôi đặc biệt là đối với thơ: do học sinh không nắm

được nội dung nghệ thuật bài thơ, đặc biệt là học sinh không biết cách phân
tích thơ.
 Nấm mồ của người đã khuất, những anh hùng đã hi sinh cho tổ quốc
kiên quyết không nản trí, rải rác xa xa mới có một người hi sinh lòng gan dạ đã
bật lên trong lòng tác giả “rải rác biên cương mồ viễn xứ”.
 Câu thơ đầu đã nói lên hoàn toàn tả thực về người lính Tây Tiến và hình
ảnh họ ăn sâu trong lòng chúng ta và máu thịt về người kháng chiến, vệ trọc,
rừng núi hoang sơ, nạn sốt rét là nạn mà người lính thường mắc phải bệnh sốt
rét này trọc và đầu chỉ còn vài sợi tóc lưa thưa mà thôi và da xanh dờn như màu
lá.
 Những cô hàng xén răng đen cười tươi báo hiệu cho sự chiến thắng .
“Những cô ………tỏa nắng”.


 Với vùng đất phong phú màu mỡ, một màu xanh lúa nếp đã đầy, những
người thợ làm tranh Đông Hồ đi bán dạo để kiếm sống qua ngày thật hạnh phúc
biết bao.
 Quê hương ta từ khi giặc kéo đến thì dân tộc ta đã nổi lên để chống lại
kẻ thù nên chúng đã làm cho người dân bỏ ruộng bỏ nhà để trốn, chó thì chết
một đàn, lê thì dính đầy máu. Mẹ con của lợn thì có con còn sống có con thì
chết. Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rả khi giặc kéo đến thì bỏ chạy
không biết về đâu “Quê hương ta……về đâu”.
 Sau mấy trăm năm kháng chiến chống pháp, bây giờ đã bình yên trở lại
và người dân đã mừng đón lễ, những hội hè đình đám ở trên núi ở huyện
chùa, ở đây cũng tưng bừng náo nhiệt đi mua vải và may áo để đi lễ cúng
chùa.
“Mấy trăm năm……ở đâu”
 Bên kia sông thì là quê của ta có lúa có nếp đến mùathu hoạch thì người
nông dân ở đây thường làm bánh, qua mùathu hoạch thì họ thường vẽ tranh rất
là đặc sắc:

“Quê hương ta ………………giấy điệp”.
 Những nàng thì môi xâm đỏ như quết trầu. Chợ Hồ , chợ Sủi người đua
chen là chợ rất đông, người qua lại rất nhiều giờ không được qua lại tự do như


hồi trước mà giờ đây lại có người trầm chỉ dăng tơ nghẻn lối “Chợ
Hồ……………nghẻn lối”.
 Bài thơ lên hai người con gái và con trai nhan đề là tình yêu em ở bên
này còn anh thì ở bên kia có biết em có giữ cho anh tấm the đen này được
không.
 Hoàng Cầm nói lên hình ảnh bờ dâu ngô khoai biêng biếc vậy mà bọn
giặc đã tàn phá làm cho mọi người đều đau xót như “Rụng bàn tay”.
(Bài làm của học sinh về Tây Tiến và bên kia sông Đuống)
- Khi trả bài số 2 , sau khi đã tiến hành đầy đủ các bước giáo viên nên
lưu ý các bài có sai sót và chỉ cách sửa chữa.
- Cần nhấn mạnh học sinh nên tránh diễn xuôi khi phân tích thơ.
3/. Bài viết số 3 : (tiết30, 31)
- Học sinh làm tại lớp . Trước khi viết đề , giáo viên nhắc nhở những hạn
chế còn tồn đọng ở bài viết trước. Khi viết đề xong giáo viên đưa thêm yêu
cầu mới của bài số 3 và ghi lên bảng.



Lưu ý:
- Viết đúng chính tả
- Viết câu đúng


- Tình trạng sai chính tả ở những lớp yếu xảy ra rất nhiều. Có trường
hợp trong một bài văn ngắn em sai đến 40 lỗi. Có nhiều em lại sai những từ rất

bình thường như: con gáy, con cợp, dã mang,chán trường, tai sai, cố gắn , ràn
buột, chỉ dại, tình huống, nhình, ăn mặt , khán chiến, làm việt, niềm tinh,….
- Sai chính tả là hiện tượng phổ biến đối với học sinh hiện nay, do
phảiviết nhanh vàkhônh co ý thức sửa đổi. Việc viết đúng chính tả phải kéo
dài và có sự nổ lực củabản thân từng em.
- Đốivới những bài học sinh viết sai chính tả, khi chấm bài giáo viên nên
sửa giúp em và nhắc nhở em cố gắng khắc phục.
- Đối với lớp có nhiều em sai chính tả khi dạy nếu phải sử dụng những
từ mới giáo viên nên viết trên bảng để tạo thói quen về ý thức viết đúng
từ cho học sinh .
- Khi trả bài viết giáo viên có thể nêu tên , phê trong bài hoặc dùng
hình thức viết phạt, trừ điểm nhẹ , nhằm mục đích tác động vào ý thức
học sinh.
4/. Bài viết số 5 : (tiết 61, 62)
– Bài này học sinh làm ở lớp .
– Đề này giáo viên nên cho về tác phẩm truyện .


– Khi học tác phẩm truyện, học sinh thường có hạn chế chung
là khi làm bài về phân tích tác phẩm các em thường kể lại tác phẩm và không
thuộc dẫn chứng nên khi phân tích thường làm sơ sài không thuyết phục
người đọc .
– Khi viết đề xong, giáo viên ghi lưu ý trên bảng .

Lưu ý : Nắm chắc dẫn chứng và nội dung nghệ thuật tác phẩm .
– Đây là vấn đề thuộc về kiến thức nhưng có mối liên hệ với kỹ
năng làmvăn .
– Trong thực tế khi chấm bài, giáo viên thường gặp những
trường hợp học sinh do không thuộc dẫn chứng nên đã diễn xuôi hoặc viết
không chính xác cả ý cũng như dẫn chứng .

– Sau đây là những sai sót ghi lại được của các em qua bài viết .
Ý đúng, dẫn chứng đúng Sai sót của học sinh

+ Bài làm về tác phẩm “ Mảnh trăng cuối rừng”



 Anh đã cho em đi nhờ xe , lúc khó
khăn lại bỏ anh ư !
 Anh bị thương thì xe cũng mất .
 Nguyệt nhảy xuống nư
ớc , lội
phăng sang bên kìa bờ, cột dây tời vào
gốc cây.
 Nguyệt đẩy Lãm vào một cái v
ật
gì rất cứng và sâu .
 Gấu quần lụa đen chấm mắt cá
 Thấy anh thế này, em đành b
ỏ anh
một mình sao !
 Anh còn thì xe còn, anh mất thì xe
mất .
 Thấy xe bị kẹt dưới ngầm, Nguyệt
nhảy tọt xuống nước lấy sợi dây lôi qua
bên kia bờ sông lôi xe lên .
 Nguyệt nắm lấy cổ Lãm đưa vào
hai gốc cây một cách nhanh gọn .
 Mặc quần lai không cuốn .




+ Bài làm về “Rừng xà nu”

 Bắt được con cọp cái và c
ọp con
tất sẽ dụ được cọp đực trở về.
 Chỉ tiếc không sống được tới ngày
 Nếu mày không bắt được cọp cha
thì ta bắt cọp con và cọp mẹ thì nó lồi ra
thôi.


Cầm vủ khí đứng dậy với dân làng .
 Nó treo cổ anh Xút lên cây vả đầu
làng …. Chặt đầu bà Nhan cột tóc treo
đầu súng .
 Nếu ra thì mầy sẽ chết rồi ai sẽ chỉ
huy anh em .
 Chúng treo cổ ông Xích bà Nha vì
đi nuôi cách mạng .

+ Bài làm về tác phẩm “ Vợ chồng A phủ”

 Trai đến đứng nhẵn cả chân vách
đầu buồng Mỵ
 Mỵ rút con dao nho cắt lúa , cắt nút
dây mây
 Trai đến đứng láng bóng chân vách
đầu buồng Mỵ

 Mỵ rút lưỡi hái cắt lúa cắt nút dây
mây

+ Bài làm về “ Người lái đò sông Đà”

 Nó rống lên như tiếng một ngàn con
trâu mộng ….
 Nó rống lên như tiếng một ngàn con
trâu cổ ….



6/. Bài số 6 (tiết 74, 75)
– Bài làm ở lớp .
– Giáo viên có thể lưu ý học sinh về cách hành văn trong văn
nghị luận . Đặc biệt ở lớp vẫn còn một số học sinh khá, nên ở bài viết số 6 này
giáo viên lưu ý học sinh nên viết văn gọn rõ và có cảm xúc .
– Sau khi viết đề giáo viên nhắc nhở học sinh những yêu cầu
đặt ra ở những bài trước và ghi yêu cầu của bài 6.


– Khi trả bài , giáo viên lưu ý những bàiviết khá có cảm xúc
chọn đọc những đọan hay cho lớp nghe . Đồng thời giáo viên cũng kiểm tra lại
xem qua quá trình học còn bao nhiêu em chưa tiến bộ và còn nhiều sai sót về kĩ
năng .
– Qua thực tế chấm bài có một số em học sinh không sai sót
nhiều về diễn đạt nhưng lại sai kiến thức cơ bản.
Ví dụ :
+ Hoàng Cầm quê ở Thuận Thành, Bắc Ninh, xứ của làn
điệu dân ca quan họ , hồn thơ phát triển rất sớm trong những năm kháng chiến

Lưu ý : Viết văn gọn , rõ và có cảm xúc


chống Pháp. Ba tham gia cách mạng và làm công tác văn nghệ năm 1948 ở
Việt Bắc , bà nghe tin quê hương bị giặc xâm chiếm …
+ Bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh, anh là một nhà thơ
thường viết về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu ….
7/. Bài viết số 7 và các bài thi học kì :
– Tùy theo tình hình của từng lớp , ở bài số 7 , giáo viên đặt
thêm những yêu cầu cũ hoặc mới đối với học sinh .
Ví du: Giáo viên có thể đề ra những yêu cầu về lập luận trong một đoạn
văn hoặc mở bài, kết bài, chuyển đoạn trong văn nghị luận, về cách chọn dẫn
chứng và hành văn trong văn nghị luận đã được học .
– Hai bài thi học kì là để giáo viên kiểm tra kết quả, mức độ
chuyển biến của học sinh và điều chỉnh yêu cầu của mình.
IV/. KếT QUả :
– Với biện pháp này giáo viên có thể giúp học sinh yếu về diễn
đạt hiể u biết và ý thức hơn về việc rèn luyện diễn đạt của mình .
– Không tốn nhiều thời gian nhưng lại đạt được kết quả thực tế
từng bước phù hợp với từng đối tượng học sinh.
– Kết quả đạt được : 80% –> 90% diễn đạt trung bình trở lên .


– Góp phần giải quyết tình trạng yếu về làm văn của học sinh
.
V/. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TồN TạI :
– Từ một vấn đề mang tính tổng hợp , giáo viên đã cụ thể hóa
để tác động trực tiếp đến học sinh .
– Giáo viên có thể linh động thay đổi nội dung yêu cầu đối với
mọi đối tượng học sinh .

– Giáo viên đã hướng đến nhiệm vụ trung tâm của môn văn là
diễn đạt .
– Tồn tại : Để đạt hiệu quả cao phaỉ có sự kết hợp từ hai phía
giáo viên và học sinh .Quỹ thời gian của giáo viên không nhiều để đầu tư vào
khâu chấm sửa và hướng dẫn các em thật chi tiết .
VI/. BÀI HọC KINH NGHIệM :
– Giáo viên nên linh hoạt đề ra yêu cầu phù hợp vớitừng đối
tượng học sinh .
– Ở một vài bài đầu của làm văn viết , giáo viên nên chọn ra
danh sách một số học sinh yếu để lưu ý .
– Đầu tư sâu kỹ cho khâu chấm bài và sửa bài.


– Chú ý phải khen chê để khuyến khích và động viên học sinh.
– Yêu cầu đặt ra nên từ dễ đến khó .
– Giáo viên có thể đặt ra yêu cầu gắn với chương “kĩ năng làm
văn”( lớp 12).Vần đề đưa ra có thể tập trung vào 5 yêu cầu trong bài học như :
lập luận; mở bài, kết bài và chuyển đoạn; chọn và trình bày dẫn chứngvà hành
văn trong văn nghị luận.








×