Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tổ chức giờ dạy bài “Phân tích văn học”ở chương trình làm văn lớp 12 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.05 KB, 18 trang )


Tổ chức giờ dạy bài “Phân tích văn học”
ở chương trình làm văn lớp 12
  


A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong chương trình làm văn nghị luận ở bậc trung học nói chung thì kiểu bài
“Phân tích văn học” có một vai trò đặt biệt quan trọng, kiểu bài này chiếm một dung
lượng thời gian rất lớn ở các lớp học và được bố trí xuyên suốt từ lớp 8 đến lớp 12.
Nếu khảo sát đề thi tốt nghiệp môn văn ở 2 cấp THCS và THPT thì kiểu bài “Phân tích
văn học” là kiểu bài trọng tâm hầu như năm nào đề ra cũng thuộc kiểu này.
Trong suốt chương trình từ lớp 8 đến lớp 12 kiểu bài này được phân bố liên tục
và rải đều ở các lớp:

+ Lớp 8: Kiểu bài này học dưới dạng: “Phân tích nhân vật” được thực hiện trong
10 tiết gồm: 4 tiết lý thuyết
4 tiết bài viết (làm bài viết)
2 tiết trả bài viết
+ Lớp 9: Kiểu bài này được học dưới dạng: “Phân tích tác phẩm” được thực hiện
trong 10 tiết gồm: 4 tiết lý thuyết
4 tiết thực hành (làm bài viết)
2 tiết trả bài viết
+ Lớp 10: Kiểu bài này được học dưới dạng: “Phân tích một đoạn thơ, một bài
thơ ngắn” được thực hiện trong 9 tiết: 3 tiết lý thuyết
4 tiết thực hành (làm bài viết)
2 tiết trả bài
(Tuy nhiên ở chương trình lớp 10: trong 9 tiết này trọn phần nghị luận văn học
bao gồm cả: giải thích, phân tích, bình luận và phân tích một vấn đề văn học).

+ Lớp 11: Kiểu bài này được học dưới dạng: “Phân tích nhân vật trong tác phẩm


tự sự” và “Phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình”. Được thực hiện trong vòng 10 tiết
bao gồm: 4 tiết lý thuyết
4 tiết thực hành (làm bài viết)
2 tiết trả bài
(Chưa kể 5 tiết nữa về kiểu bài “Bình giảng văn học”)
+ Lớp 12: Kiểu bài bài này được thực hiện bằng 3 tiết lý thuyết gồm: 2 tiết phân
tích tác phẩm văn học và 1 tiết phân tích vấn đề văn học (chưa kể các bài thực hành
làm văn, trả bài và kiểu bài “Bình giảng văn học”).
Tuy được học lý thuyết rất nhiều và làm nhiều bài viết thực hành nhưng nhìn
chung đa số học sinh (kể cả học sinh lớp 12) còn lúng túng khi đứng trước một đề bài
yêu cầu phân tích văn học. Vì thế khi phân tích một tác phẩm văn học tự sự bài viết
của các em chủ yếu là trần thuật lại câu chuyện hoặc kể lại cuộc đời của nhân vật. Còn
khi phân tích một tác phẩm trữ tình chủ yếu các em diễn giải một nội dung của đọan
thơ hay bài thơ một cách chung chung. Khi phân tích một vấn đề văn học dẫn chứng
của các em còn rất nghèo nàn thiếu tính tiêu biểu, khả năng so sánh, đối chiếu, tổng
hợp của các em còn yếu.
Từ những yêu cầu và thực trạng trên, đã nhiều năm nay tôi thường trăn trở một ý
niệm: Làm sao giúp các em làm tốt một bài văn “phân tích văn học” . Hơn nữa năm

nay theo chỉ đạo của Sở Giáo Dục các cụm hội đồng bộ môn văn đều tiến hành tổ chức
tiết dạy sinh hoạt chuyên đề: “Phân tích văn học” ở chương trình làm văn 12. Từ đó,
tôi mạnh dạn thử đưa ra một mô hình tổ chức giờ dạy: “Phân tích văn học” với mong
muốn trao đổi thêm về chuyên môn với đồng nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng giảng dạy phân môn làm văn.
B. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
I/ Những biện pháp thực hiện:
1/ Khâu chuẩn bị cho giờ dạy:
a. Đối với học sinh:
- Xem lại sách giáo khoa làm văn 10: phần nghị luận văn học để nắm vững lại
phương pháp: “Phân tích một đoạn thơ, một bài thơ ngắn”

- Xem lại sách giáo khoa làm văn 11: để nắm vững lại phương pháp: “Phân tích
nhân vật trong tác phẩm tự sự và phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình”.
- Từ đó nắm vững lại khái niệm phân tích văn học nói chung.
- Chuẩn bị trước ở nhà hai đề văn giáoviên cho trước:
Đề 1: Hãy phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

Đề 2: Khi bàn về văn học cách mạng 1945-1975, có ý kiến cho rằng: “Văn học
cách mạng sau năm 1945 không chỉ giàu tính chiến đấu mà còn giàu tính nhân đạo”
Qua một tác phẩm văn học đã được học ở chương trình lớp 12, Anh (Chị) hãy
làm sáng tỏ nhận định trên.
b. Đối với giáo viên:
- Đọc kĩ bài học ở sách giáo khoa, xem lại các phần liên quan ở chương trình từ
lớp 8 đến lớp 11 và nghiên cứu những tài liệu giảng dạy có liên quan.
- Chuẩn bị một số đồ dùng dạy học, sử dụng moat số bảng phụ trình bày sẵn các
vấn đề sau đây:
+ Một số phương pháp phân tích văn học.
+ Kết cấu của bài văn nghị luận phân tích tác phẩm nói chung
+ Phương pháp phân tích thơ (trữ tình)
+ Phương pháp phân tích truyện (tự sự)
2/ Tiến hành giờ dạy: (3 tiết)


Thời gian Phương pháp Nội dung


10 phút







7 phút

GV: Hãy nhắc lại khái niệm về kiểu
bài phân tích tác phẩm văn học nói
chung?
GV: Hãy nêu các kiểu bài phân tích
văn học đã được học ở lớp 10 và
lớp 11.
HS: Các kiểu bài phân tích văn học
đã được học ở lớp 10 và lớp 11 là:
+ Lớp 10: phân tích moat đoạn thơ,
bài thơ ngắn.
+ Lớp 11: phân tích nhân vật, tâm
trạng.
GV: Ở chương trình làm văn 12 vẫn
tiếp tục các kiểu bài làm văn này
song mức độ tổng hợp hơn, cao
hơn.
I/ Phân tích tác phẩm văn học:
1. Một số phương pháp phân tích
tác phẩm văn học
a/ Ôn lại khái niệm:
- Phân tích văn học là kiểu bài nghị
luận văn học đem lại một hiện
tượng văn học (tác phẩm, vấn đề)
phân chia thành các bộ phận, các
phần nhỏ và chỉ ra ý nghĩa, giá trị
của các phần, các bộ phận đó rồ

đem kết quả tổng hợp lại trong một
đánh giá chung.
b/ Một số yêu cầu chung của bài
phân tích tác phẩm văn học:
- Phân tích phải dựa trên những cứ
liệu khách quan, xác thực, toàn
diện



20 phút









GV: Hãy nêu những yêu cầu chung
đối với kiểu bài phân tích văn học.
GV: Tuy nhiên mỗi thể loại văn học
có một đặc trưng riêng vì vậy phân
tích tác phẩm văn học cũng phải có
những phương pháp riêng.
GV: Sử dụng bảng phụ đã trình bày
sẵn bốn phương pháp cơ bản để
thuyết giảng.
GV: Có những phương pháp nào

khi phân tích tác phẩm
Ví dụ: Dùng nhân vật “Đào” để
chứng minh làm nổi bật số phận và
tính cách của cô qua 2 giai đoạn:
trước và sau khi lên nông trường
Điện Biên

Ví dụ: - Phân tích nhân vật Huấn
- Cần có sự tưởng tượng, liên
tưởng phán đoán chủ quan dựa trên
những cơ sở nhất định.
- Phải làm nổi bật giá trị nội dung
và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
c/ Một số phương pháp phân tích
văn học
- Phân tích đối tượng theo quá
trình phát triển can làm nổi bật:
+ Nhân vật trãi qua những giai
đoạn nào.
+ Đối chiếu những thay đổi chỉ ra
những chi tiết thể hiện sự thay đổi
trong tính cách, số phận, cuộc đời
của nhân vật.
+ Chỉ ra ý nghĩa của sự thay đổi
đó.














Cao cần làm nổi bật mối quan hệ
tương phản với môi trường.
- Phân tích nhân vật Tnú can
làm nổ bật mối quan hệ tương đồng
với môi trường.
Ví dụ: Khi phân tích những câu thơ
trong bài thơ “Tây Tiến”
“Dốc lên khúc khuỷu … ngửi trời”
chú ý cách ngắt nhịp, dùng từ láy,
biện pháp nhân hoá…



Ví dụ: Khi phân tích nhân vật Tràng
cần làm rõ sự đối lập giữa:

- Phân tích đối tượng theo mối
quan hệ của nó với môi trường,
hoàn cảnh xung quanh.
Cần xem xét, phân tích làm nổi bật
mối quan hệ giữa nhân vật và hoàn
cảnh: tương đồng hay tương phản.

- Phân tích đối tượng theo cấu trúc
của chính nó.
Phân tích kết cấu nội tại của tác
phẩm.
+ Đối với thơ: phân tích các dấu
hiệu nghệ thuật để làm nổi bật giá
trị nội dung, có chú ý đến mối
tương quan giữa bài thơ với luật
thơ, cách ngắt nhịp cụ thể và cách
ngắt nhịp qui phạm.
+ Đối với truyện: khi phân tích
nhân vật chú ý mối tương quan
giữa nội tâm và ngoại tình

Ngo

i hình
xấu xí, thô
kệch,
hoang dã
Tính cách, b

n
chất yêu
thương người
khao khát
h

nh phúc




40 phút












Ví dụ: - Khi phân tích bài thơ “Tây
tiến” có thể đố chiếu với “Đồng
chí” (Chính Hữu) “Nhớ” (Hồng
Nguyên)
- Khi phân tích nhân vật Hộ
(Đời thừa) đối chiếu liên hệ với
Điền (Trăng sáng), Thứ (Sống mòn)
GV: Để làm một bài văn nghị luận
thông thường ta phải trải qua các
khâu nào?
GV: Muốn xác định được yêu cầu
của đề ra ta phải đặt ra những câu
hỏi gì?
GV: Khi phân tích giá trị nhân đạo
trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của

Kim Lân, thì chúng ta cần giải thích



- Phân tích đối tượng theo mối
quan hệ tương đồng hay tương
phản với các đối tượng cùng loại.


2. Cách làm bài phân tích tác phẩm
văn học:
a/ Định hướng và lập ý:
* Cụ thể hóa chủ đề phân tích của
đề bài:
- Đề bài yêu cầu phân tích cái gì?













rõ:
+ Thế nào là nhân đạo?

+ Chủ nghĩa nhân đạo đó bao gồm
những khía cạnh nào?


Ví dụ: Phân tích tấn bi kịch tinh
thần của người trí thức trong “Đời
thừa”
Cần làm rõ hai khía cạnh:
- Bi kịch của người chồng, người
cha
- Bi kịch của nhà văn
Ví dụ: Hãy phân tích bài thơ “Chiều
tối” của Hồ Chí Minh cần làm nổi
bật hai bức tranh thiên nhiên và
+ Một tác phẩm trọn vẹn?
+ Một nhân vật?
+ Một cảnh gì?
- Phân tích cái đó nhằm mục đích
gì?
+ Làm rõ phong cách nghệ thuật
của tác giả
+ Làm rõ tinh thần nhân đạo trong
tác phẩm
+ Làm nổi bật hình tượng nhân vật
nào?
* Phân tích sơ bộ tác phẩm theo
các định hướng:
- Đối với những đề bài có định
hướng: đối chiếu các định hướng
với tác phẩm và vạch ra các ý cần














sinh hoạt ở làng xóm miền núi qua
đó thấy được lòng yêu thiên nhiên,
yêu con người, yêu cuộc sống của
Bác.
GV: Em hãy nêu một ví dụ để minh
họa?


GV: Khi phân tích tác phẩm có phải
chúng ta phân tích tất cả các chi tiết
được tác giả thể hiện trong tác
phẩm không?
GV: Thông thường có mấy cách
phân tích chi tiết? Đó là những cách
nào?
Ví dụ: Các chi tiết miêu tả không
khí, cảnh vật trong “Vợ nhặt” đề

toát lên: sự đói khổ tăm tối, chết
chóc bi thảm.
phân tích để làm rõ định hướng.
- Đối với những đề bài không hạn
định chủ đề phân tích cụ thể: thì
phân tích theo các ý chính để làm
nổi bật chủ đề của tác phẩm.

b/ Chọn chi tiết để phân tích:
- Phân tích tác phẩm tức là ta đi
vào phân tích các chi tiết như: lai
lịch, ngoại hành, lời nói, hành
động, suy nghĩ, đồ vật, cảnh vật…
- Chỉ chọn phân tích các chi tiết
tiêu biểu phù hợp với yêu cầu của
đề bài.
c/ Phân tích chi tiết:
* Khai thác chức năng biểu hiện
của các chi tiết trong văn bản các
chi tiết trong tác phẩm bị quy định



30 phút










Ví dụ 1: Bi kịch tinh thần của Hộ
(Đời thừa) là gì? Nguyên nhân gây
ra những bi kịch đó?
Ví dụ 2: Phân tích sự cảm nhận của
Nguyễn Khoa Điềm về hình tượng
quê hương đất nước ta có thể so
sánh với sự cảm nhận của Nguyễn
Đình Thi.



GV: Tại sao khi phân tích chi tiết ta
phải tổng hợp, đánh giá?
GV: Yêu cầu của khâu tổng kết,
đánh giá?

bởi các phạm vi ý nghĩa và biểu
hiện cho ý nghĩa ấy.
* Dùng biện pháp đối chiếu, so
sánh, suy luận từ bên ngoài để phát
hiện giá trị:
- Nêu lên những câu hỏi để tìm câu
trả lời trong tác phẩm.
- Tìm cái tương đồng cùng loại để
so sánh, nhằm chỉ ra sự khác biệt
độc đáo.
- Sử dụng các biện pháp phân tích

ngôn ngữ học (nhịp điệu, vần, từ
láy, từ Hán Việt…)

d/ Tổng kết, nhận định, đánh giá:
- Khái quát các ý đã phân tích.
- Đánh giá về giá trị nhận thức, giá














GV: Hãy nêu các dạng bài phân tích
các vấn đề văn học mà ta thường
gặp?
GV: Hãy nêu vài ví dụ về đề bài
phân tích các vấn đề văn học?




GV: Trong những đề bài phân tích

văn học thường có những khái niệm
vậy điều đầu tiên ta phải làm gì?

GV: So với dạng bài phân tích tác
trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật
của tác phẩm.
- Mở rộng và nâng cao vấn đề đã
được phân tích.
3. Cách làm bài phân tích các vấn
đề văn học.
a/ Phạm vi, yêu cầu:
* Phạm vi:
- Đặc điểm của một giai đoạn văn
học.
- Phong cách nhà văn
- Vấn đề lí luận văn học.
- Một hình tượng bao quát
* Yêu cầu:
- Phải chọn lọc được những tác

15 phút
phẩm văn học thì dạng bài phân tích
vấn đề văn học cónhững đặc điểm
gì?
- Phạm vi rộng, tính tổng hợp cao.
- Kết hợp nhiều thao tác như: giải
thích, phân tích, chứng minh.
GV: Sau khi đã chọn được dẫn
chứng thì người làm văn phải thực
hiện nhiệm vụ gì?


GV: Đối với kiểu bài phân tích vấn
đề văn học thì khâu tổng hợp, đánh
giá có cần thiết không?
- Rất cần thiết, đóng một vai trò rất
quan trọng trong bài làm.
GV: Yêu cầu của khâu tổng hợp
đánh giá đối với kiểu bài phân tích
vấn đề văn học?
phẩm, những khía cạnh, những vấn
đề tiêu biểu.
- Kết hợp phân tích, so sánh tổng
hợp các dẫn chứng được đưa ra.
b/ Định hướng và lập ý:
- Giải thích những khái niệm mà đề
bài nêu ra.
- Chia tách vấn đề (luận đề) ra
thành những khía cạnh (luận
điểm).
c/ Chọn dẫn chứng:
- Phải chọn được các dẫn chứng
tiêu biểu vừa chú ý đến “diện” vừa
chú ý đến “điểm”.
- Các dẫn chứng phải được tập hợp
thành nhóm để làm nổi bật từng
yêu cầu mà đề bài đặt ra.

- Dạng bài phân tích tác phẩm khá
quen thuộc và tương đối dễ, vì vậy
trong phần thực hành chỉ cần giải

quyết một đề bài phân tích vấn đề
văn học.
- GV cho từng nhóm HS trình bày
từng phần đề mà đã cho các em
chuẩn bị ở nhà.



d/ Phân tích vấn đề qua chi tiết
- Các dẫn chứng đưa ra cần được
phân tích.
- Chỉ tập trung phân tích những
khía cạnh của tác phẩm phục vụ
cho yêu cầu của đề ra.
e/ Tổng hợp, nhận định, đánh giá
- Nêu lên mặt mạnh, mặt
yếu,những đóng góp và hạn chế
của hiện tượng văn học được nghị
luận.
- Nêu lên tác dụng của vấn đế đối
với tiến trình lịch sử văn học.
4. Bài tập thực hành:
Đề: Khi bàn vầ văn học cách mạng

1945-1975, có ý kiến cho rằng:
“Văn học cách mạng sau năm 1945
không chỉ giàu tính chiến đấu mà
còn giàu tính nhân đạo”
Qua những tác phẩm: “Vợ nhặt”,
“Vợ chồng A Phủ”, “Mùa Lạc”

Anh (Chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.

II. Kết quả:
Qua việc áp dụng giờ dạy bài “Phân tích văn học” ở chương trình làm văn lớp
12 theo cách thức tổ chức này; Chúng tôi thấy có kết quả bước đầu như sau:
+ Học sinh làm việc tích cực hơn: làm tốt các yêu cầu của giáo viện cho về nhà,
đọc kĩ sách giáo khoa tích cực xây dựng bài.
+ Học sinh nắm chắc phương pháp làm bài, vận dụng tốt những kiến thức lý
thuyết để làm tương đối tốt bài thực hành.

+ Phần lớn học sinh khắc phục được nhược điểm trước đây mà các em từng
mắc phải như: phân tích hời hợt, sa vào trần thuật tác phẩm hay kể lại cuộc đời số
phận nhân vật (đối với truyện) và diễn ý chung chung đối với thơ
III. Bài học kinh nghiệm:
Để giúp học sinh làm tốt kiểu bài văn nghị luận văn học, đáp ứng được mục tiêu
giáo dục, chúng tôi chú trọng đến những vấn đề sau đây:
- Việc chấm bài và trả bài tập làm văn cho học sinh cần phải thật tỉ mỉ, chu đáo,
cẩn trọng. Giáo viên phải sửa các lỗi và có lời phê thật cụ thể. Cần chú ý biểu dương
những em có cố gắng, có bài làm hay, có những ý hay, đoạn hay.
- Không nêu ra những đề bài tập làm văn có yêu cầu quá cao đối với học sinh vì
nó sẽ gây cho các em sự sợ hãi và buông xuôi.
- Giáo viên cần có những cải tiến, đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác soạn
giảng nhất là các tiết lý thuyết về kiểu bài làm văn.
C. KẾT LUẬN:
Từ tình hình thực tế hiện nay đó là việc phần lớn học sinh rất chán học văn, sợ
phải làm một bài tập làm văn. Bên cạnh đó các tài liệu tham khảo những bài văn hay
tràn lan, mà trong phân phối chương trình lại có rất nhiều bài viết học sinh thực hiện ở
nhà cho nên tình trạng chép bài mẫu rất phổ biến. Là người giáo viên dạy văn chúng


tôi rất băn khoăn, trăn trở làm sao để học sinh ham thích học văn, hứng thú khi làm
một bài viết. Từ điều tâm niệm đó mà chúng tôi nêu lên vấn đề này xin được trao đổi
với đồng nghiệp.
Tri Tôn, ngày 15 tháng 4 năm 2003
Người viết

Nguyễn Trí Thanh

×